22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên

Nguồn: Germans capture Langemarck during First Battle of Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong cuộc đối đầu tay đôi kéo dài hai ngày đầy khốc liệt, quân Đức đã chiếm được thị trấn Flemish, Langemarck từ tay quân phòng vệ Bỉ và Anh trong Trận Ypres đầu tiên.

Chiến hào được xây dựng kể từ mùa thu năm 1914 giữa thị trấn Ypres (phía Anh) và Menin và Roulers (phía Đức) – được gọi là Công sự Ypres (Ypres salient). Nơi đây diễn ra một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong Thế chiến I, bắt đầu vào tháng 10/1914, gọi là Trận Ypres đầu tiên. Trận đánh, được phát động vào ngày 19/10, là một nỗ lực của người Đức nhằm buộc người Anh hoàn toàn rút khỏi khu công sự, từ đó dọn đường cho lính Đức chiếm đóng bờ biển Bỉ – vị trí quan trọng giúp tiếp cận Eo biển Manche, và xa hơn là Biển Bắc. Continue reading “22/10/1914: Đức chiếm Langemarck trong Trận Ypres đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 22/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba nhà phân phối và một nhà sản xuất thuốc, dự kiến phải ra tòa vào thứ Hai vừa rồi về vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ, đã đạt được một thỏa thuận trị giá 260 triệu đô la với hai hạt ở Ohio. Những người khổng lồ bao gồm Teva và McKesson đã đồng ý bồi thường cho các chương trình phục hồi opioid. Trong khi đó chuỗi nhà thuốc Walgreen vẫn chưa tìm ra cách giải quyết. Hiện các vụ kiện do hơn 2.000 nguyên đơn khác chống lại các công ty dược phẩm trên khắp nước Mỹ đang chờ được xử lý.

Liên minh cầm quyền Lebanon đã thống nhất về một gói cải cách kinh tế trong nỗ lực chấm dứt 5 ngày biểu tình chống chính phủ. Những cải cách bao gồm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống mức “gần bằng 0”, giảm lương các chính trị gia và tư nhân hóa ngành công nghiệp viễn thông. Các gia đình nghèo cũng sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Các biện pháp có thể giúp mở ra cơ hội nhận 11 tỷ đô la viện trợ nước ngoài. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2019”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands protest the war in Vietnam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, tại Washington, D.C., gần 100.000 người đã tụ tập để phản đối nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành đến Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ yếu ớt của người Mỹ đối với cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Các cuộc thăm dò được thực hiện vào mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã xuống dưới 50%. Continue reading “21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 21/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson đã gửi một bản yêu cầu, không ký tên, đến chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk yêu cầu gia hạn Brexit. Thủ tướng Anh cũng gửi một lá thư thứ hai – lần này kèm theo chữ ký – đề nghị EU bỏ qua yêu cầu thứ nhất của ông. Ông Johnson đã từ chối yêu cầu hoãn Brexit lại sau ngày 31 tháng 10. Song Quốc hội buộc ông phải làm vậy.

Donald Trump đã từ bỏ kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 năm tới tại khu resort chơi golf của ông gần Miami, lấy lý do có “thái độ thù địch điên rồ và cảm tính” sau những chỉ trích rộng rãi rằng ông Trump đang cố gắng trục lợi từ chức vụ tổng thống. Ông nói ông không có kế hoạch kiếm lợi nhuận từ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Cuộc họp bây giờ có thể sẽ được tổ chức ở Trại David. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2019”

Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ tới môi trường đầu tư

Tác giả: Nguyễn Thành Công

Kinh tế và chính trị luôn là hai yếu tố móc xích và ảnh hưởng lẫn nhau. Những thay đổi lớn trong môi trường chính trị do vậy sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế và môi trường đầu tư. Điều này đặt ra một mối bận tâm cho các nhà đầu tư khi cuối năm sau (2020) thế giới sẽ chứng kiến một sự kiện chính trị quan trọng: Bầu cử tổng thống Mỹ. Vậy bầu cử tổng thống Mỹ sẽ tác động thế nào đến môi trường đầu tư tại Mỹ và Việt Nam?

Dựa trên các nghiên cứu về chu kỳ bầu cử tại Mỹ, tác động của nó đối với môi trường đầu tư có thể được chia làm 2 giai đoạn là trước và sau kỳ bầu cử. Continue reading “Tác động của bầu cử tổng thống Mỹ tới môi trường đầu tư”

20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc

Nguồn: Mao’s Long March concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, chỉ hơn một năm sau khi bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh, Mao Trạch Đông đã đến Thiểm Tây – một tỉnh nằm ở tây bắc Trung Quốc – với 4.000 người sống sót và thành lập trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành trình rút lui trước Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch kéo dài 368 ngày, đi qua 6.000 dặm đường, gần gấp đôi khoảng cách từ New York đến San Francisco.

Nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản nổ ra từ năm 1927. Năm 1931, nhà lãnh đạo Cộng sản Mao Trạch Đông được bầu làm chủ tịch nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (Soviet Republic of China) mới thành lập, với thủ đô là Thụy Kim, Giang Tây. Trong giai đoạn 1930 – 1934, phe Quốc Dân Đảng đã phát động tổng cộng năm chiến dịch bao vây chống lại nhà nước Cộng hòa Xô viết. Continue reading “20/10/1935: Vạn lý Trường chinh kết thúc”

Nùng Trí Cao đánh Tống (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Cuộc trường chinh từ Ung Châu đến Quảng Châu

Năm 1048 Nùng Trí Cao giao tranh với quân nhà Lý bất lợi, bèn xin hàng để củng cố nội bộ; rồi quay sang gây hấn với Trung Quốc. Cuộc chiến tuy châm ngòi vào năm 1049, nhưng sau đó tạm hòa; để rồi bùng nổ khốc liệt trong năm 1052. Trong vòng 1 năm, đạo quân bách chiến bách thắng của Nùng Trí Cao lần lượt chiếm từng thành từ Ung Châu [Nam Ninh] đến Quảng Châu; rồi lại quay trở về Ung Châu, cuối cùng bị tiêu diệt bởi kỵ binh của Địch Thanh tại Qui Nhân Phố. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên của Lý Đào chép về cuộc chiến khởi sự như sau: Continue reading “Nùng Trí Cao đánh Tống (P1)”

19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’

Nguồn: Stock markets crash on “Black Monday”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức sụt giảm phần trăm trung bình một ngày lớn nhất từ trước đến nay của chỉ số Dow Jones Industrial Average không diễn ra vào năm 1929, mà là vào ngày này năm 1987. Khi một số sự kiện không liên quan đến nhau gây ra khủng hoảng thị trường toàn cầu, chỉ số Dow Jones đã giảm 508 điểm – tương đương 22,6% – như một điềm báo cho các vấn đề hệ thống lớn hơn.

Niềm tin vào Phố Wall đã tăng lên trong suốt thập niên 1980, khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và Tổng thống Ronald Reagan cho triển khai nhiều chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào tháng 10/1987, các chỉ số bắt đầu cho thấy tăng trưởng thị trường trong năm năm trước đó sắp đi đến hồi kết. Chính phủ báo cáo thâm hụt thương mại lớn tới mức đáng ngạc nhiên, khởi đầu cho sự giảm giá đồng đô la Mỹ. Quốc Hội tuyên bố đang xem xét việc thu hẹp các lỗ hổng thuế đối với việc sáp nhập doanh nghiệp, gây lo lắng cho những nhà đầu tư vốn đã quen với lỗ hổng trong quy định. Continue reading “19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’”

Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống

Tác giả: Minh Hoa

Cuốn “Big Sister, Little Sister, Red Sister” là một câu chuyện đầy cảm thông với số phận của “Tống gia tỷ muội” trong thời kì Trung Quốc đầy biến động.

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống. Continue reading “Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống”

18/10/1931: Thomas Edison qua đời

Nguồn: Edison dies, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1931, Thomas Alva Edison, một trong những nhà phát minh tài năng nhất trong lịch sử, qua đời tại West Orange, New Jersey ở tuổi 84.

Sinh ra ở Milan, Ohio năm 1847, Edison ít được tiếp cận với giáo dục chính quy, một điều bình thường đối với hầu hết người Mỹ vào thời điểm đó. Thính giác của ông gặp vấn đề nghiêm trọng từ khi còn nhỏ, và chính hạn chế này đã đem lại động lực cho nhiều phát minh của Edison. Ở tuổi 16, ông bắt đầu công việc là một điện tín viên và sớm cống hiến năng lực bẩm sinh của mình để cải thiện hệ thống điện báo. Năm 1869, ông dành toàn thời gian theo đuổi việc sáng chế và năm 1876, Edison chuyển tới phòng thí nghiệm và xưởng chế tạo máy móc tại Menlo Park, New Jersey. Continue reading “18/10/1931: Thomas Edison qua đời”

Thế giới hôm nay: 18/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đạt được thỏa thuận Brexit mới với EU. Jean-Claude Juncker, chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã gọi thỏa thuận này là “hợp lý và cân bằng”. Quốc hội Anh sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận này vào thứ Bảy, nhưng việc phê chuẩn sẽ khó xảy ra nếu không có sự hỗ trợ của Đảng Liên minh Dân chủ Bắc Ireland. Đảng này phản đối thỏa thuận mới, mà nếu có hiệu lực sẽ lập biên giới hải quan trên biển Ireland nhằm tránh một biên giới cứng trên đất liền Ireland.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói ông Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã đồng ý ngừng cuộc tấn công ở miền bắc Syria. Sau cuộc họp kéo dài năm giờ với ông Erdogan ở Ankara, ông Pence cho biết lệnh ngừng bắn kéo dài 120 giờ sẽ cho phép các chiến binh người Kurd rời khỏi khu vực. Sau đó, lệnh ngừng bắn sẽ trở thành vĩnh viễn. Đổi lại, Tổng thống Donald Trump sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo lên Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/10/2019”

Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc

Tác giả: Lưu Phi Đào | Giới thiệu: Hà Lực

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu. Nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Bài viết sẽ tập trung vào sách lược cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, phân tích mục tiêu, lộ trình và triển vọng phát triển của chiến lược này, đưa ra đánh giá mang tính thử nghiệm về tác động có thể có của chiến lược này đối với hợp tác “Vành đai và Con đường”.

Từ khi Chính quyền Trump đưa ra khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và không lâu trước khi công bố Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu, như bối cảnh và ý đồ của việc Mỹ đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nội hàm địa chính trị và triển vọng của chiến lược này…, nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Là trụ cột kinh tế quan trọng trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng sách lược cạnh tranh đầu tư vào cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ vẫn thiếu những nghiên cứu sâu cần có. Continue reading “Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc”

17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội

Nguồn: Ford explains his pardon of Nixon to Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Tổng thống Gerald Ford đã tường trình trước Quốc Hội lý do tại sao ông chọn cách tha tội cho người tiền nhiệm Richard Nixon, thay vì cho phép Quốc hội theo đuổi hành động pháp lý chống lại cựu Tổng thống.

Quốc hội đã cáo buộc Nixon cản trở công vụ trong quá trình điều tra vụ bê bối Watergate, bắt đầu từ năm 1972. Các đoạn băng ghi âm của Nhà Trắng tiết lộ rằng Nixon biết và có thể đã cho phép việc nghe trộm các văn phòng của Ủy ban Quốc gia Dân chủ, đặt tại khách sạn Watergate ở Washington D.C. Thay vì bị luận tội và bị cách chức, Nixon đã quyết định chọn từ chức vào ngày 08/08/1974. Continue reading “17/10/1974: Ford giải thích việc ân xá Nixon trước Quốc hội”

Thế giới hôm nay: 17/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elizabeth Warren bắt đầu cảm thấy sức nóng từ các đối thủ Dân chủ trong cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp giữa các ứng viên. Bà Warren, cùng với Joe Biden, là người có khả năng cao nhất nhận được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2020, đã bị tấn công về kế hoạch áp dụng “Y tế cho Tất cả” của bà. Các đối thủ ít có khả năng hơn, như Amy Klobuchar, nói bà Warren không giải thích chính xác nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về vấn đề cạnh tranh, đã yêu cầu Broadcom, một nhà sản xuất chip, tạm dừng các thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất TV và modem trong khi nhà chức trách EU điều tra xem liệu công ty Mỹ có cản trở các đối thủ một cách không công bằng hay không. Các biện pháp tạm thời là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh trong các cuộc điều tra kéo dài. Bà Vestager cũng cho biết bà sẵn sàng sử dụng các biện pháp như vậy thường xuyên hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2019”

Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này là một nỗ lực nhìn lại một số các vấn đề lịch sử liên quan đến Nhà nước Lâm Ấp, một chính thể thường được xem là tiền thân của vương quốc Champa sau này. Trong đó tác giả gợi ý về việc nhìn nhận lại toàn bộ các nguồn sử liệu liên quan đến Lâm Ấp hay lịch sử Champa buổi ban đầu, từ đó “định dạng” lại toàn bộ các cứ liệu hiện có về Lâm Ấp. Qua đây, tác giả gợi ý một số cách nhìn khác về nước Lâm Ấp từ các vấn đề niên đại, vị trí ban đầu và tính kể thừa di sản lịch sử của Lâm Ấp hay vai trò của chính thể này trong việc hình thành vương quốc Champa và đóng góp của nó vào việc hình thành Nhà nước sớm trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ dưới quan điểm sử học toàn cầu. Continue reading “Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử”

16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ

Nguồn: Lincoln speaks out against slavery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1854, một luật sư ít tên tuổi và là ứng viên Quốc hội tương lai đến từ tiểu bang Illinois – Abraham Lincoln – đã có bài phát biểu về Đạo luật Kansas-Nebraska vừa được Quốc hội thông qua 5 tháng trước đó. Trong bài phát biểu của mình, vị tổng thống tương lai đã lên án đạo luật và trình bày quan điểm của mình về chế độ nô lệ, điều mà ông gọi là “vô đạo đức”.

Theo các điều khoản của Đạo luật Kansas-Nebraska, hai vùng lãnh thổ mới, Kansas và Nebraska, sẽ được phép gia nhập Liên bang và công dân mỗi lãnh thổ sẽ được trao quyền quyết định liệu chế độ nô lệ có được cho phép trong lãnh thổ của họ hay không. Continue reading “16/10/1854: Lincoln lên tiếng chống lại chế độ nô lệ”

Thế giới hôm nay: 16/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chủ yếu do cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Quỹ này cho rằng GDP thế giới sẽ chỉ tăng 3% trong năm 2019, thấp hơn 0.3 điểm phần trăm so với dự báo của sáu tháng trước. Điều này sẽ biến năm nay trở thành năm có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 2009.

Nga đã triển khai quân đội trên phần lãnh thổ bắc Syria mà người Mỹ vừa rút đi và mô tả cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được”. Kể từ khi lực lượng người Kurd thoản thuận khẩn cấp với chế độ Syria để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công, quân đội Syria đã thiết lập sự hiện diện ở một số thị trấn phía bắc từng được kiểm soát bởi lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn. Hàng trăm ngàn người Kurd được cho là đã mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/10/2019”

Kết cục nào cho khủng hoảng Hồng Kông?

Nguồn:Tiananmen veterans view Hong Kong’s crisis with fatalism”, The Economist, 10/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Han Dongfang đã học được bài học cay đắng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sẵn sàng gây đổ máu để thực thi ý chí của mình. Là một nhà hoạt động trong các cuộc biểu tình đòi dân chủ năm 1989, ông đã có mặt ở quảng trường Thiên An Môn tràn ngập tin đồn vào đầu tháng 6 và trấn an những người biểu tình đang sợ hãi rằng, với tư cách là một cựu quân nhân rồi trở thành thợ điện đường sắt, ông chắc chắn rằng Quân Giải phóng Nhân dân sẽ không bao giờ bắn vào đồng bào Trung Quốc. Vẫn bị ám ảnh bởi sai lầm đó, ông đã lên tiếng báo động vào tháng 9 năm 2014 khi chứng kiến ​​các nhà hoạt động dân chủ trong phong trào Chiếm Trung tâm đang chặn các đường phố ở Hồng Kông, nơi ông sống lưu vong. Nhanh chóng đến nơi diễn ra các cuộc biểu tình, ông Han ngồi bên cạnh những người trẻ tuổi và thúc giục họ hành động lý trí. Đừng chặn đường nữa, ông khuyên, các bạn đang cho cảnh sát, hoặc tệ hơn, binh lính Trung Quốc đang ẩn mình vô hình trong doanh trại Hồng Kông, một cái cớ để tấn công. Continue reading “Kết cục nào cho khủng hoảng Hồng Kông?”

15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện

Nguồn: Clarence Thomas confirmed to the Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, sau phiên điều trần gay cấn, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 52:48, bổ nhiệm Clarence Thomas vào chiếc ghế trống tại Tối cao Pháp viện.

Tháng 07/1991, Thurgood Marshall, người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Thẩm phán Tối cao, tuyên bố nghỉ hưu sau 34 năm cống hiến. Tổng thống George Bush đã nhanh chóng đề cử Clarence Thomas, một thẩm phán người Mỹ gốc Phi 43 tuổi nổi tiếng bảo thủ, vào vị trí này. Thomas từng là Chủ tịch Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng (EEOC) trong chính quyền Reagan, sang năm 1990, Bush đã bổ nhiệm ông vào Tòa Phúc thẩm Liên bang. Continue reading “15/10/1991: Clarence Thomas trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện”