12/10/1870: Tướng Robert E. Lee qua đời

Nguồn: Robert E. Lee dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1870, Tướng Robert Edward Lee, chỉ huy của Quân đội Hợp bang Bắc Virginia, đã qua đời một cách yên bình tại nhà riêng ở Lexington, Virginia. Ông hưởng thọ 63 tuổi.

Lee sinh ra trong gia đình ông bà Henry Lee và Ann Carter Lee tại Stratford Hall, Virginia, năm 1807. Cha ông phục vụ trong cuộc Cách mạng Mỹ dưới thời George Washington và sau đó là thống đốc bang Virginia. Robert Lee gia nhập Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point và tốt nghiệp á khoa khóa năm 1829. Ông đã không bị một điểm xấu nào trong suốt bốn năm tại học viện. Sau đó, Lee bắt đầu sự nghiệp quân sự, cuối cùng chiến đấu trong Chiến tranh Mexico (1846-48) và sau đó phục vụ trên cương vị hiệu trưởng (superintendent) trường West Point. Continue reading “12/10/1870: Tướng Robert E. Lee qua đời”

Cộng đồng an ninh ASEAN: Cơ sở hình thành và thách thức

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tóm tắt: Nền kinh tế của các quốc gia ASEAN những năm gần đây luôn là điểm nóng về tăng trưởng. Chính tốc độ phát triển kinh tế đã khiến các quốc gia trong vùng khao khát đưa ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm về xã hội. ASEAN có nhiều thuận lợi trong việc hình thành nên cộng đồng an ninh khu vực, từ vị trí địa lý đến tiến trình hội nhập và cả niềm tin của các quốc gia thành viên dành cho nhau. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức đang chờ đợi ASEAN ở phía trước. Cộng đồng an ninh ASEAN liệu có trở thành hiện thực hay không và thành công ở mức độ nào? Tất cả sẽ được phân tích trong bài viết. Continue reading “Cộng đồng an ninh ASEAN: Cơ sở hình thành và thách thức”

11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik

Nguồn: Reagan and Gorbachev meet in Reykjavik, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau cuộc họp thượng đỉnh thành công hồi tháng 11/1985 tại Geneva, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp nhau tại Reykjavik, Iceland, để tiếp tục thảo luận về việc kiểm soát kho vũ khí tên lửa tầm trung của họ ở châu Âu. Nhưng ngay khi sắp sửa đạt được thỏa thuận, đàm phán bất ngờ thất bại do những lời cáo buộc lẫn nhau, và quan hệ Mỹ-Xô đã lùi lại một bước lớn. Continue reading “11/10/1986: Reagan và Gorbachev gặp nhau tại Reykjavik”

Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?

Tác giả: Nguyễn Phú Trường

Có nghi ngờ rằng mối quan hệ bắt đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây đang chuyển từ biểu hiện của tranh chấp thương mại sang bóng dáng của một chiến lược ngăn chặn toàn diện. Từ suy nghĩ chủ quan ban đầu của ngay cả người Trung Quốc rằng chiến tranh thương mại đến từ tính cách bốc đồng của một Tổng thống thiếu tầm nhìn, những đánh giá gần đây đã có sự chuyển hướng, coi Tổng thống Donald Trump như một tay chơi có khả năng dàn trận đến mức lão luyện.

Những hành động của Mỹ nếu được khâu nối lại sẽ cho thấy một mặt trận khá chỉnh thể đang giăng ra với Trung Quốc. Từ việc đánh thuế hàng hóa cho tới nay là 250 tỷ đô la và có khả năng sẵn sàng nâng lên mức hơn 500 tỷ đô la, tranh chấp Mỹ Trung đang mở rộng sang các mặt trận kinh tế và thậm chí là ngoại giao và quân sự. Continue reading “Cơn tức giận nhất thời hay Chiến tranh Lạnh 2.0?”

10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada

Nguồn: October Crisis in Canada, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, trong cuộc khủng hoảng tháng 10, Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ), một nhóm ly khai quân sự, đã bắt cóc Bộ trưởng Lao động Quebec Pierre Laporte ở Montreal. Năm ngày trước đó, những kẻ khủng bố thuộc FLQ đã bắt giữ ủy viên thương mại Anh quốc James Richard Cross. Để đổi lấy mạng sống của những người này, FLQ đã yêu cầu phóng thích hai mươi thành viên FLQ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau, bao gồm bắt cóc, đánh bom và trộm cắp vũ khí. Continue reading “10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada”

Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Trump’s Currency Confusion Continues”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Donald Trump đã vu khống Trung Quốc về việc định giá đồng nhân dân tệ thấp một cách nhân tạo. Trong thực tế, chính chính sách kinh tế của Trump đang đẩy giá đồng đô la Mỹ – một kết quả có thể nhận thấy bởi bất kỳ cá nhân nào có hiểu biết cơ bản về kinh tế.

Tháng tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ phải nộp bản báo cáo sáu tháng một lần tới Quốc hội Mỹ về những quốc gia, nếu có, đang thao túng đồng tiền của mình để nhận được lợi thế thương mại không công bằng. Về phía bản thân mình, Tổng thống Trump đang cáo buộc Trung Quốc làm như vậy như ông đã từng làm trong cuộc tranh cử năm 2016. Và có nhiều báo cáo cho rằng Trump đang cố gắng gây tác động đến báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Continue reading “Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ”

09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập

Nguồn: Khmer Republic proclaimed in Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Cộng hòa Khmer được tuyên bố thành lập ở Campuchia. Vào tháng 03, một cuộc đảo chính do Tướng Lon Nol dẫn dắt đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk ở Phnom Penh.

Trong giai đoạn 1970 – 1975, Lon Nol và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armees Nationale Khmer, FANK), với sự giúp đỡ và viện trợ quân sự của Mỹ, đã chiến đấu với phe Khmer Đỏ Cộng sản để giành quyền kiểm soát Campuchia. Continue reading “09/10/1970: Cộng hòa Khmer tuyên bố thành lập”

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này. Continue reading “Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á”

08/10/1871: Đại hỏa hoạn phá hủy phần lớn Chicago

Nguồn: The Great Fire destroys much of Chicago, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào đêm của ngày này năm 1871, một ngọn lửa bùng lên tại một nhà kho phía sau căn nhà nhỏ của gia đình Patrick O’Leary ở Chicago. Gió thổi từ đồng cỏ đã tiếp thêm sức mạnh cho ngọn lửa, và ngọn lửa nhanh chóng lan ra, cuối cùng đã thiêu rụi một khu vực kéo dài bốn dặm và rộng hai phần ba dặm thuộc Chicago. Khi trận Đại hỏa hoạn kết thúc sau hai ngày, gần 300 người đã chết, một trăm nghìn người trở thành vô gia cư, và khu vực trung tâm thành phố đang phát triển bùng nổ của Chicago đã biến thành tro tàn. Bất chấp sự tàn phá này, Chicago sẽ lại trỗi dậy một lần nữa và tiếp tục là trung tâm kinh tế của miền Tây nước Mỹ trong nhiều thập niên về sau. Continue reading “08/10/1871: Đại hỏa hoạn phá hủy phần lớn Chicago”

Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay cả nước Trung Quốc đều quan tâm tình hình cọ xát thương mại Trung-Mỹ. Giáo sư Ngụy Kiệt ở Học viện Thương mại Trường Giang cho rằng chiến tranh thương mại Trung-Mỹ chủ yếu có ba vấn đề: 1) Vì sao vào lúc này Mỹ gây ra chiến tranh thương mại? 2) Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc? 3) Trung Quốc cần hành động như thế nào?

Dưới đây là ý kiến của GS Ngụy Kiệt.

Vì sao Mỹ gây ra chiến tranh thương mại vào lúc này?

Nhìn bên ngoài là do buôn bán Trung-Mỹ không cân bằng gây ra. Theo Mỹ, năm 2017 Mỹ nhập siêu 400 tỷ USD; theo cách tính của Trung Quốc thì chỉ có 200 tỷ. Cách tính của Mỹ không chính xác, vì có một nửa là các công ty đa quốc gia sản xuất tại Trung Quốc sau đó bán sang Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thái độ tích cực nhằm giảm nhập siêu vào Mỹ, sẵn sàng tăng nhập khẩu nông phẩm và năng lượng từ Mỹ. Nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp tục đánh thuế? Có 4 mục đích thực sự. Continue reading “Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?”

07/10/1940: Quân Đức tiến vào Romania

Nguồn: German troops enter Romania, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Hitler đã cho quân chiếm đóng Romania như là một phần trong chiến lược nhằm tạo ra một mặt trận phía Đông không bị gián đoạn để đe doạ Liên Xô.

Ngay từ năm 1937, Romania đã nằm dưới quyền kiểm soát của một chính phủ phát xít giống như chính phủ Đức, cũng tuân theo các luật bài Do Thái tương tự. Nhà vua Romania, Carol II, đã giải thể chính phủ một năm sau đó vì nền kinh tế thất bại, đồng thời bổ nhiệm Thượng phụ Chính thống giáo Romania làm Thủ tướng. Nhưng cái chết của Thượng phụ và cuộc nổi dậy của nông dân đã kích động bạo lực mới gây ra bởi lực lượng Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) – những người đang mong muốn lên nắm quyền. Continue reading “07/10/1940: Quân Đức tiến vào Romania”

07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Wheeler announces progress in the Vietnamization effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, khi chuẩn bị khởi hành rời khỏi Sài Gòn sau chuyến đi bốn ngày nhằm điều tra tình hình miền Nam Việt Nam, Tướng Earle Wheeler (trong hình), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff), báo cáo rằng “tiến trình Việt Nam hóa đang dần dần thành công một cách ổn định và thực tế,” nhưng lực lượng Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân đội miền Nam “thêm một thời gian nữa.” Continue reading “07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới

Tác giả: Tâm Chánh

Từ một chuyên gia cải tạo XHCN đến nhà lãnh đạo đổi mới, Tổng bí thư Đỗ Mười là một trường hợp độc đáo, vị trí chính trị của bản thân ông hầu như đối nghịch với công trạng của ông trước đó.

Người cộng sản chính thống

Thuộc thế hệ những nhà hoạt động tiền khởi nghĩa, xuất thân nông dân, gia nhập đảng cộng sản rồi trở thành lãnh đạo cao nhất ông Đỗ Mười là một hình mẫu về một người cộng sản chính thống.

Là một người tù Hoả Lò nổi tiếng, là lãnh đạo kháng chiến ở vùng đồng bằng sông Hồng, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo trung ương như một nhân tố đỏ đầy năng lượng.
Từ đó cuộc đời cách mạng của Đỗ Mười gần như chỉ làm hai đại sự cải tạo quan hệ sản xuất và đổi mới. Continue reading “Tổng Bí thư Đỗ Mười: Từ cải tạo đến đổi mới”

06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina

Nguồn: Austria-Hungary annexes Bosnia-Herzegovina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Đế quốc Áo-Hung đã tuyên bố sáp nhập Bosnia và Herzegovina, hai tỉnh ở vùng Balkan của châu Âu, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman.

Mặc dù Bosnia và Herzegovina vẫn dưới quyền kiểm soát của Sultan Ottoman vào năm 1908, Áo-Hung thực chất đã quản lý các tỉnh này kể từ Hội nghị Berlin (Congress of Berlin, 1878), khi các cường quốc châu Âu trao cho Áo – Hung quyền chiếm hai tỉnh dù về mặt pháp lý chúng vẫn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina”

05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính

Nguồn: South Vietnamese generals plan coup, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1963, Đại sứ Henry Cabot Lodge báo cáo với Tổng thống John F. Kennedy từ Sài Gòn rằng các tướng lĩnh miền Nam đang có kế hoạch đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Kennedy và chính quyền của ông ngày càng lo ngại về Diệm vì làn sóng bất đồng đang tăng cao ​​chống lại chế độ Diệm ở miền Nam Việt Nam. Diệm, một người Công giáo ở một quốc gia nơi Phật giáo chiếm đa số, đã từ chối tiến hành các cải cách chính trị từng được hứa hẹn. Ông bị phản đối bởi nhiều phe phái, trong đó chiếm phần đông là các tu sĩ Phật giáo. Continue reading “05/10/1963: Tướng lĩnh Nam Việt Nam lên kế hoạch đảo chính”

Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/09/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Máy bay ném bom B-52 lại đến Nam Hải, nên xem xét vấn đề này ra sao?”

Bài báo viết: Báo đài Mỹ dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong tuần này máy bay ném bom B-52 của quân đội Mỹ bay qua vùng gần Nam Hải [Việt Nam gọi là Biển Đông] của Trung Quốc (TQ), tham gia một hành động có phối hợp của phía Mỹ ở gần Nam Hải. Ngoài ra Thứ Ba tuần này B-52 cũng bay qua Đông Hải [biển Hoa Đông].

CNN và Reuters đều cho rằng hành động này sẽ “chọc tức TQ” hoặc làm cho mối quan hệ căng thẳng Trung-Mỹ càng căng thẳng hơn. Continue reading “Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông”

04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước

Nguồn: Germany telegraphs President Wilson seeking armistice, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, Thủ tướng Đức Max von Baden, được Hoàng đế Wilhelm II bổ nhiệm ba ngày trước đó, đã gửi một bức điện đến chính quyền Tổng thống Woodrow Wilson ở Washington, D.C., nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến giữa Đức và phe Hiệp Ước trong Thế chiến I.

Cuối tháng 09/1918, phe Hiệp Ước đã “hồi sinh” mạnh mẽ ở Mặt trận phía Tây, đảo ngược những thắng lợi từ cuộc tấn công lớn của Đức vào mùa xuân trước đó, đồng thời khiến quân Đức ở miền đông Pháp và miền tây Bỉ phải lui về hàng thủ cuối cùng – Phòng tuyến Hindenburg. Continue reading “04/10/1918: Đức tìm cơ hội đình chiến với phe Hiệp ước”

Cuộc cách mạng bị đình trệ của Cuba

Nguồn: Richard E Feinberg & Ted Piccone, “Cuba’s Stalled Revolution”, Foreign Affairs, 20/09/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Ban lãnh đạo mới có thể làm tan băng chính trị Cuba sau thời Castro?

Với Cuba, năm 2018 đánh dấu điểm kết thúc một thời đại. Lần đầu tiên trong gần sáu thập niên, chủ tịch nước không còn là một người mang họ Castro – không phải là Fidel, cựu chiến sĩ du kích, nhà độc tài cách mạng hoặc biểu tượng quốc tế, mà cũng không phải người em Raul, ít tiếng tăm hơn, người kế tục Fidel làm chủ tịch năm 2008.  Tháng Tư vừa rồi, quyền cai trị được giao cho cựu phó chủ tịch Miguel Diaz-Canel, một chính trị gia thời hậu cách mạng, trẻ trung hơn, người làm nổi lên những niềm hy vọng trái ngược nhau về sự tiếp nối lẫn sự thay đổi. Continue reading “Cuộc cách mạng bị đình trệ của Cuba”

Kỳ vọng gì từ cấu trúc quyền lực mới của Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 3 tháng 10 năm 2018, Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ vị trí Chủ tịch nước, vị trí vốn đã bị khuyết sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần gần đây. Quốc hội sẽ chính thức bầu ông Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước trong kỳ họp lần thứ 6 khai mạc vào ngày 22 tháng 10 sắp tới.

Việc bầu ông Trọng vào chức vụ Chủ tịch nước sẽ đánh dấu việc nhất thể hóa trên thực tế chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước. Động thái này sẽ là một diễn tiến chính trị quan trọng đối với Việt Nam vì nó sẽ tạo ra một cơ cấu quyền lực chính trị tập trung cao độ chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ năm 1960 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã chuyển giao chức vụ Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam cho ông Lê Duẩn. Continue reading “Kỳ vọng gì từ cấu trúc quyền lực mới của Việt Nam?”

03/10/1942: Đức thử nghiệm thành công tên lửa V-2

Nguồn: Germany conducts first successful V-2 rocket test, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, đứa con tinh thần của nhà khoa học tên lửa người Đức Wernher von Braun, tên lửa V-2, được phóng thành công từ Peenemunde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức. Nó đã đi được 118 dặm. Loại tên lửa này đã tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong chiến tranh và là tiền thân của các Tên lửa Đạn đạo Liên Lục địa (ICBM) của thời kỳ hậu chiến.

Các nhà khoa học Đức, dẫn đầu bởi von Braun, đã làm việc để phát triển những tên lửa tầm xa này từ những năm 1930. Ba lần phóng thử nghiệm đã thất bại; và lần thứ tư trong chuỗi thử nghiệm, được gọi là A-4, cuối cùng đã chứng kiến V-2, một tên lửa nặng 12 tấn có khả năng mang một đầu đạn một tấn, được phóng thành công. Continue reading “03/10/1942: Đức thử nghiệm thành công tên lửa V-2”