23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”

22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn

Nguồn: Hudson set adrift by mutineers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1611, sau khi trải qua một mùa đông bị mắc kẹt trong băng tuyết ở Vịnh Hudson ngày nay, thủy thủ đoàn đói khát của chiếc thuyền Discovery đã nổi dậy chống lại thuyền trưởng của họ, nhà hàng hải người Anh Henry Hudson, bỏ mặc ông cùng với người con trai nhỏ tuổi và bảy người ủng hộ ông trôi dạt trên một chiếc thuyền nhỏ không có mái che. Không ai nhìn thấy Hudson và tám người còn lại thêm một lần nào nữa. Continue reading “22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn”

21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”

Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Tháng 9/2017, báo chí quốc tế đưa tin về lập luận có tên gọi “Tứ Sa” do Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ. Theo đó, Tứ Sa được thông báo là một trong các chủ đề của cuộc đối thoại song phương về luật biển giữa Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 8/2017. Quan chức Mỹ tham dự phiên đối thoại bày tỏ sự ngạc nhiên về chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông và cho rằng nội dung này không được thảo luận trong đối thoại. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao và nhắc lại lập trường lâu năm của Mỹ rằng nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông. Continue reading “Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông”

20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ

Nguồn: Congress adopts the Great Seal of the United States, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1782, Quốc hội đã thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ sau sáu năm thảo luận.

Mặt trước của con dấu có hình một con đại bàng đầu trắng quắp chặt một cành ô liu bằng móng vuốt bên phải và các mũi tên bằng móng vuốt bên trái. Trên ngực của nó xuất hiện một lá chắn có hình 13 sọc dọc màu đỏ và trắng được chắn trên đầu bởi một dải màu xanh dương. Mỏ của đại bàng ngậm một biểu ngữ ghi E pluribus unum, một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc” (“Out of Many One“). Phía trên đầu  đại bàng, các tia màu vàng tỏa ra xung quanh, bao quanh 13 ngôi sao. Continue reading “20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ”

Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không? Continue reading “Trung Quốc đang gặm nhấm châu Âu ra sao? (P1)”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH

Nguồn: Ky becomes premier of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Đại tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành Thủ tướng của chính quyền thứ chín được thành lập tại miền Nam Việt Nam trong vòng 20 tháng. Hội đồng Quân lực đã chọn Kỳ làm Thủ tướng vào ngày 11/06, và Tướng Nguyễn Văn Thiệu được chọn vào vị trí Quốc trưởng tương đối “hữu danh vô thực”.

Sau khi được thăng lên hàm Trung tướng trong Không lực Việt Nam Cộng hòa còn non trẻ, Kỳ trở thành một trong số các sĩ quan lên nắm quyền vào đầu năm 1965 để chấm dứt tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm hồi tháng 11/1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH”

Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ

Nguồn: Anne O’Donnell, “The Bolsheviks Versus the Deep State”, The New York Times, 27/03/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Văn phòng trống trơn. Hành lang vắng lặng. Khắp thành phố thủ đô là sự yên ắng của những công việc không được thực hiện, những bản ghi nhớ không được đánh máy, những công văn không bị đốc thúc, những tủ hồ sơ vẫn luôn đóng kín. Bộ máy nhà nước không được sử dụng. Và đó không phải là Washington ngày nay; mà là Petrograd, Nga, từ 100 năm trước, nơi mà sau khi lực lượng Bolshevik lên nắm quyền vào cuối tháng 10, các quan chức trong chính quyền cũ – hàng chục ngàn người – đã khóa trái ngăn tủ bàn làm việc của họ và đem giấu chìa khóa. Họ tuyên bố đình công, phản đối những gì họ coi là hành vi vi phạm gây sốc và bất hợp pháp của phe Bolshevik đối với lòng tin của công chúng. Continue reading “Chính quyền Bolshevik và bộ máy chính quyền cũ”

18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois

Nguồn: French troops halt fighting in Artois region, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, sau vài tuần chiến đấu dữ dội, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà man rợ, nhưng ít thành công, quân đội Pháp đã dừng các cuộc tấn công của họ vào các chiến hào Đức ở vùng Artois thuộc Pháp.

Artois, nằm ở miền bắc nước Pháp giữa Picardy và Flanders, gần Eo biển Manche, là một chiến trường quan trọng mang tính chiến lược trong Thế chiến I và đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt cuộc xung đột. Trong suốt năm 1915, các cuộc tấn công quan trọng nhất của quân đội Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây đã diễn ra ở Artois. Continue reading “18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois”

Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ  (the most trusted man in America) là danh hiệu cao quý nhất mà dân nước này tặng cho phát thanh viên truyền hình Walter Cronkite. Trong 20 năm, hàng triệu người Mỹ tối nào cũng mở ti-vi xem “Chương trình thời sự buổi tối của CBS” để nghe Cronkite tường thuật các sự kiện chính trong ngày. Chương trình này luôn được xếp hạng cao nhất từ năm 1969 cho đến khi Cronkite nghỉ hưu năm 1981. Buổi phát hình cuối cùng của Cronkite “CBS Evening News with Walter Cronkite” vào tối ngày 6/3/1981 được thông báo trước cho khán-thính giả, đã trở thành sự kiện được tất cả người Mỹ quan tâm. Sau 46 năm làm nghề nhà báo, khi về hưu ở tuổi 65  Walter Cronkite được tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, vinh dự cao nhất của một người Mỹ không phải là quân nhân. Continue reading “Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ”

17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin

Nguồn: Soviets crush antigovernment riots in East Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Liên Xô đã ra lệnh cho một sư đoàn được vũ trang của mình tiến vào Đông Berlin để đàn áp một cuộc nổi dậy của các công nhân và người biểu tình chống chính phủ Đông Đức. Đợt tấn công của Liên Xô đã đặt ra tiền lệ cho các can thiệp sau này vào Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Bạo loạn ở Đông Berlin bắt đầu khi các công nhân xây dựng xuống đường vào ngày 16/06/1953 để phản đối lệnh gia tăng lịch làm việc của chính phủ cộng sản Đông Đức. Ngày hôm sau, đám đông các công nhân bất mãn và các nhà bất đồng chính kiến đã tăng lên đến khoảng 30.000 – 50.000 người. Các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã ra lời kêu gọi tổng đình công, kêu gọi chính phủ cộng sản Đông Đức từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Continue reading “17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”

16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Marshal Petain becomes premier of occupied France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thống chế Henri-Philippe Petain, anh hùng Thế chiến I, đã trở thành Thủ tướng của chính phủ Vichy, Pháp.

Khi người Đức ngày càng chiếm được nhiều lãnh thổ Pháp hơn, Nội các Pháp ngày càng tuyệt vọng mong chờ giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Paul Reynaud vẫn lạc quan hy vọng, từ chối yêu cầu đình chiến, đặc biệt là khi nước Pháp đã nhận được sự bảo đảm từ Anh rằng cả hai sẽ cùng chiến đấu, và người Anh vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu với Đức ngay cả khi Pháp đã hoàn toàn bị đánh bại. Nhưng những thành viên khác trong chính quyền đã quá chán nản và chỉ muốn có hòa bình. Reynaud từ chức để phản đối. Phó Thủ tướng của ông, Henri Petain, đã thành lập một chính phủ mới và yêu cầu đình chiến – thực ra là đầu hàng – người Đức. Continue reading “16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”

14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng

Nguồn: UNIVAC computer dedicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau) đã chính thức sử dụng UNIVAC, máy tính kỹ thuật số điện tử được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới. UNIVAC, viết tắt của Universal Automatic Computer, được phát triển bởi J. Presper Eckert và John Mauchly, hai nhà sản xuất ENIAC, máy tính kỹ thuật số điện tử đa năng đầu tiên. Những máy tính khổng lồ này, sử dụng hàng nghìn ống chân không để tính toán, là tiền thân của các máy tính kỹ thuật số ngày nay.

Việc tìm kiếm các thiết bị cơ học hỗ trợ tính toán đã bắt đầu ngay từ thời cổ đại. Bàn tính (abacus), được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau bởi người Babylon, Trung Quốc và La Mã, được định nghĩa là máy tính đầu tiên bởi vì nó tính toán giá trị bằng cách sử dụng các chữ số. Continue reading “14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng”

Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?

Nguồn:Why is Oklahoma nicknamed the Sooner State?“, History, 30/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1889, người dân đổ xô tới trung tâm Oklahoma để đăng ký sở hữu gần 2 triệu mẫu đất được mở cho người định cư theo quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Những người tới khu vực này trước thời điểm bắt đầu được chỉ định của cuộc chạy đua giành đất (land run), tức vào trưa ngày 22/04/1889, được gọi là “Những người đến sớm” (“the sooners”). Khu vực mà những người định cư đổ xô tới được gọi là các Vùng đất chưa phân bổ (“Unassigned Lands”). Mặc dù nằm trong Vùng lãnh thổ Người da đỏ (“Indian Territory”), nơi mà chính phủ liên bang đã chuyển nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa tới trong thế kỷ 19, nhưng các Vùng đất chưa phân bổ này đã không còn gắn liền với một bộ lạc cụ thể nào sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”