21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta

_79533522_74ca6d05-6929-463a-a91b-303fc3e6fa9c

Nguồn:Kenyatta freed,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, Jomo Kenyatta, lãnh đạo phong trào đòi độc lập cho Kenya, đã được chính quyền thực dân Anh trả tự do sau chín năm cầm tù và câu lưu. Hai năm sau đó, Kenya giành được độc lập và Kenyatta trở thành thủ tướng. Được mô tả như một biểu tượng nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc châu Phi, nhưng Kenyatta đã mang lại sự ổn định cho Kenya và bảo vệ những lợi ích của phương Tây ở đất nước ông trong suốt 15 năm làm lãnh đạo.

Kenyatta sinh ra trên vùng cao nguyên Đông Phi nằm ở phía Tây Nam núi Kenya vào khoảng cuối những năm 1890. Ông là thành viên của tộc người Kikuyu – tộc người lớn nhất ở Kenya – và được giáo dục bởi các giáo sĩ thuộc giáo hội trưởng lão. Năm 1920, Kenya chính thức trở thành thuộc địa của Anh, và đến năm 1921 Kenyatta chuyển tới sống tại thủ phủ Nairobi của thuộc địa. Continue reading “21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir

graphic_Daily Recitations of the Precepts_heza_111214

Nguồn: Dan Slater, “Malaysia’s mess is Mahathir-made”, East Asia Forum, 29/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ít nhất thì Najib Razak – vị Thủ tướng đang gặp rắc rối của Malaysia – đã đúng một điều. Mớ hỗn độn trong chính trị Malaysia hiện nay là sản phẩm của đối thủ lớn nhất của ông – Mahathir Mohamad – người đã dẫn dắt quốc gia Đông Nam Á này bằng nắm đấm sắt trong giai đoạn 1981–2003. Điều Najib không hiểu là Mahathir không hề tạo ra đống lộn xộn ấy bằng việc chỉ trích vai trò lãnh đạo của ông,[1] mà bằng chính cách Mahathir dọn đường cho Najib lên nắm quyền trong suốt những thập niên đương nhiệm của mình. Có thể Mahathir tin là ông có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng hiện thời bằng cách hạ bệ Najib. Nhưng lịch sử cần phán xét Mahathir chứ không phải ai khác, người chính là tác giả của cuộc suy thoái toàn quốc kéo dài và dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Continue reading “Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”

Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar

US Suu Kyi

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 19/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Aung San Suu Kyi vẫn đang miệt mài đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Myanmar. Năm 1988, bà quay trở lại quê hương sau hai thập niên vắng bóng trên chính trường và trở thành nhân vật nổi bật nhất đối đầu với chính quyền quân sự. Bà tiếp tục đi theo di sản của cha bà – Aung San – người đóng vai trò lớn khi Myanmar giành độc lập từ sự cai trị của thực dân. Năm 1991 bà được trao giải Nobel Hòa bình chính bởi sự đối đầu quyết liệt nhưng phi bạo lực của mình với chính quyền quân sự. Năm 2012, bà giành được một ghế trong nghị viện nước này. Continue reading “Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar”

Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1

Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Continue reading “19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô”

Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định

MYANMAR SUUKYI/

Nguồn: Trevor Wilson, “Myanmar’s political destination still unknown”, East Asia Forum, 06/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến trình chuyển tiếp về mặt chính trị vào năm 2011 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015. Khoảng 30 triệu cử tri Myanmar – cả trong và ngoài nước – sẽ có tư cách tham gia bỏ phiếu tại một trong những sự kiện bầu cử một giai đoạn có quy mô lớn trên thế giới. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình dân chủ hóa của Myanmar thì vẫn chưa rõ.

Cuộc bầu cử năm 2010 được biết đến với gian lận tràn lan, và được xem là không đủ tự do và công bằng. Cuộc bầu cử năm 2015 sẽ được tổ chức theo những quy trình minh bạch và nghiêm ngặt hơn với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế, nhưng nó sẽ không nhất thiết được coi là hợp pháp khi quân đội vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động chính trị. Continue reading “Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định”

Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo”

kim-jong-un-generals-us-mainland-strikeplan-reveal

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “Rapprochements with Rogue States,” Project Syndicate, 04/8/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Mỹ năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã gây chú ý khi gọi các nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên với cái tên “Trục ma quỷ”. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Mỹ lại không đối xử với các quốc gia này theo cùng một cách. Những điểm khác biệt trong cách đối xử của Mỹ gợi lên nhiều điều.

Tổng thống Bush và các cố vấn theo đường lối cứng rắn của ông ta tin rằng chỉ có vũ lực hoặc “thay đổi chế độ” mới có thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hoặc những chương trình chế tạo vũ khí giết người hàng loạt của các “quốc gia bất hảo” này. Vì vậy, tháng 3 năm 2003, Mỹ đưa quân vào Iraq, biến Iraq thành một quốc gia gần như nội chiến triền miên trong suốt hơn một thập niên, tạo ra một chính quyền trung ương bất lực ở Baghdad và bây giờ là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo””

18/08/1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời

gengis-khan_1215960i

Nguồn:Genghis Khan dies,” History.com (truy cập ngày 17/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1227, Thành Cát Tư Hãn, nhà lãnh đạo Mông Cổ đã lập nên một đế chế trải dài từ bờ biển phía Đông của Trung Quốc tới bờ Tây biển Aral, qua đời trong một ngôi trại trong một chiến dịch chinh phạt triều đại Tây Hạ của người Trung Quốc. Vị Đại Hãn lúc đó đã hơn 60 tuổi và sức khỏe đang suy giảm, có thể đã qua đời do chấn thương sau lần ngã từ lưng ngựa trước đó một năm.

Thành Cát Tư Hãn sinh năm 1162, tên húy là Temüjin (Thiết Mộc Chân). Cha ông, thủ lĩnh một bộ tộc Mông Cổ nhỏ, qua đời khi Thiết Mộc Chân đang trong những năm đầu của tuổi thiếu niên. Thiết Mộc Chân kế vị ông, nhưng bộ tộc của ông không muốn tuân theo một thủ lĩnh non trẻ. Tạm thời bị bỏ rơi, gia đình của Thiết Mộc Chân đã phải tự lo cho bản thân trên những thảo nguyên hoang dã của Mông Cổ. Continue reading “18/08/1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Maginot là một phòng tuyến kiên cố của người Pháp được xây dựng trong những năm 1930 nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Công trình được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật phòng thủ thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng Maginot đã nhanh chóng trở nên “vô dụng” khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh phòng tuyến của người Pháp. Kết quả là nước Pháp bị bất ngờ và thủ đô Paris bị phát xít Đức chiếm ngay sau đó. Thất bại đó, một phần xuất phát từ chính sự tự tin của người Pháp vào sức mạnh phòng thủ không gì phá nổi của Maginot. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)”

Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền

desmond-tutu3

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Desmond Tutu là một giám mục Giáo hội Anh giáo, là người đã đấu tranh để chấm dứt chế độ apartheid (a-pác-thai) ở Nam Phi – chế độ phân biệt người da đen và da trắng. Ông đã chứng kiến người da đen ở Nam Phi chịu cảnh phân biệt đối xử và bị tước mọi quyền lợi, và đứng ra kêu gọi mọi người phản kháng một cách hòa bình. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hội đồng các Giáo hội Nam Phi (South African Council of Churches) đã yêu cầu chính phủ chấm dứt chế độ a-pác-thai. Sau năm 1994, khi chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ, Giám mục Tutu đứng đầu một ủy ban giúp hòa giải sự chia rẽ dân tộc sâu sắc ở Nam Phi. Sau đó Tutu tiếp tục đấu tranh để xây dựng một đất nước Nam Phi dân chủ, nơi mọi người đều được tự do. Ông cũng đấu tranh cho công lý khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền”

Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh

20150801_blp513

Nguồn:What the House of Lords is for“, The Economist, 29/07/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel (Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair) đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì? Continue reading “Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh”

17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời

Rudolf-Hess_1952223a

Nguồn:Hitler’s last living henchman dies,” History.com (truy cập ngày 16/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, Rudolf Hess, phó tướng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, được phát hiện là đã chết ngạt trong nhà tù Spandau tại Berlin ở tuổi 93, được cho là tự tử. Hess là thành viên thân cận cuối cùng của Hitler còn sống sót sau chiến tranh và là tù nhân duy nhất trong nhà tù Spandau kể từ năm 1966.

Hess, một tín đồ tận tâm của chủ nghĩa quốc xã ngay từ những ngày đầu, đã tham gia trong “cuộc đảo chính nhà hàng bia” thất bại của Hitler năm 1923. Ông đã trốn chạy sang Áo nhưng tình nguyện trở về Đức để hầu cận Hitler trong nhà tù Landsberg. Trong suốt tám tháng trong tù, Hitler đã đọc cho Hess chép câu chuyện cuộc đời mình – cuốn Mein Kampf nổi tiếng sau này. Năm 1933, Hess trở thành phó Chủ tịch Đảng Quốc xã, nhưng thời gian sau đó Hitler mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hess nên đã đưa ông xuống làm người thừa kế thứ hai sau Hermann Göring. Continue reading “17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời”

Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị

20111128-politics-economy-business

Nguồn: Dani Rodrik, “The Tyranny of Political Economy”, Project Syndicate, 08/02/2013

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có thời những nhà kinh tế học chúng ta tách rời khỏi chính trị. Chúng ta nhìn nhận công việc của mình là mô tả các nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, khi nào chúng sụp đổ, và các chính sách được thiết kế cẩn thận có thể tăng cường hiệu quả nền kinh tế như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau (ví dụ như sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế), và các chính sách được thiết kế nhằm đạt những kết quả kinh tế mong đợi, bao gồm việc tái phân phối tài sản. Nó sẽ phụ thuộc vào việc các chính trị gia có sử dụng những lời khuyên của chúng ta và các quan chức có thực hiện chúng hay không. Continue reading “Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia

phu_quoc

Tác giả: TS. Trần Công Trục

Bài liên quan: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ 

I. Vấn đề Phú Quốc và Nam Bộ

Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia”

Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức

adolf-hitler

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những gì lãnh đạo nước Đức và đảng Quốc xã Adolf Hitler (1889-1945) làm trong những năm giữa thế kỷ hai mươi đã định hình sâu sắc diễn biến của lịch sử và dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Mặc dù Hitler là người đã vực dậy nền kinh tế và quân đội bết bát của Đức, nhưng việc đưa quân xâm chiếm lãnh thổ đã châm ngòi cho Thế chiến thứ hai – một cuộc xung đột khiến hàng chục triệu người thiệt mạng. Hitler cũng là người gây ra chương diệt chủng đen tối nhất trong lịch sử loài người –  nạn diệt chủng Holocaust, bi kịch của mười triệu người bị Đức Quốc xã giết hại, trong đó có tới sáu triệu người Do Thái. Continue reading “Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”