Nhân Ngày Hải quân, “tên lửa bí ẩn nhất Trung Quốc” ra mắt?

Nguồn:枢密院十号:海军节来临之际,“中国最神秘导弹”首次亮相?“, Huanqiu, 23/04/2022

Biên dịch: Vũ Tú Nam

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) của Hồng Kông mới đây cho biết, nhân Ngày Hải quân Trung Quốc 23/04, Trung Quốc lần đầu công bố tên lửa siêu thanh “Ưng Kích-21”. Theo báo chí quốc tế, đây được mệnh danh là “một trong những tên lửa bí ẩn và nguy hiểm nhất” của Trung Quốc.

Điều khiến đa số người hâm mộ quân đội Trung Quốc phấn khích không chỉ là thông báo chính thức về “Tàu sân bay thứ ba”, mà còn là tên lửa bí ẩn được phóng bởi tàu khu trục tên lửa Type 055 10.000 tấn (hay còn được NATO gọi là “Renhai-class cruiser” – Tuần dương hạm lớp Renhai). Nhiều người đồn đoán rằng tên lửa bí ẩn đó chính là tên lửa đạn đạo chống hạm siêu thanh “Ưng Kích-21” do Trung Quốc nghiên cứu và phát triển. Continue reading “Nhân Ngày Hải quân, “tên lửa bí ẩn nhất Trung Quốc” ra mắt?”

24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù

Nguồn: Soviet cosmonaut Vladimir Komarov killed when parachute fails to deploy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, phi hành gia người Liên Xô Vladimir Komarov đã thiệt mạng khi chiếc dù của ông không thể bung ra trong quá trình tàu vũ trụ hạ cánh.

Komarov khi ấy đang tham gia thử nghiệm tàu Soyuz I trong cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô. Trước đó vào năm 1967, chương trình không gian của Mỹ cũng đã trải qua thảm kịch. Gus Grissom, Edward White, và Roger Chafee, ba phi hành gia NASA trong chương trình Apollo, đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn khi đang tiến hành thử nghiệm trên mặt đất. Continue reading “24/04/1967: Phi hành gia Liên Xô Vladimir Komarov thiệt mạng vì sự cố dù”

Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

I. TỔNG QUAN

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này. Continue reading “Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế”

23/04/1791: Ngày sinh Tổng thống James Buchanan

Nguồn: James Buchanan is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1791, Tổng thống Mỹ tương lai James Buchanan đã chào đời tại Cove Gap, gần Mer Cancerburg, Pennsylvania. Ngoài việc được nhớ đến phần lớn là vì chính quyền tham nhũng và sự thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng nô lệ của đất nước, Buchanan còn là chủ đề cho rất nhiều lời đồn đại về đời sống tình cảm cá nhân trong suốt sự nghiệp của mình.

Có cha mẹ là người Scotland và Ireland nhập cư giàu có, Buchanan đã sớm trở thành một luật sư thành công, và tham gia chính trường sau khi đắc cử vào cơ quan lập pháp bang Pennsylvania với tư cách là thành viên Đảng Liên bang vào năm 1814. Khi đảng này sụp đổ, ông gia nhập Đảng Dân chủ của Andrew Jackson và được bầu vào Quốc hội vào năm 1820. Ông phục vụ tại Hạ viện năm nhiệm kỳ, cho đến năm 1831, làm Công sứ của Tổng thống Jackson tại Nga năm 1832, rồi trở về Mỹ và giành được một ghế Thượng viện năm 1833. Continue reading “23/04/1791: Ngày sinh Tổng thống James Buchanan”

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Nguồn: “How did Ukraine destroy the Moskva, a large Russian warship?” The Economist, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các tổ hợp tên lửa S-300F và OSA-MA để bắn hạ mối đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, dường như lại xác nhận tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. Làm thế nào mà một bên được coi là yếu thế lại có thể gây ra tổn thất hải quân đáng kể như vậy? Continue reading “Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?”

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18 tháng 4 năm 2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao khác của Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam để điều tra về một loạt các tội danh tham nhũng, trong đó có tội tham ô tài sản. Những người bị bắt gồm có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (nguyên Tư lệnh CSBVN), Trung tướng Hoàng Văn Đồng (nguyên Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó Tư lệnh và Tham mưu trưởng CSBVN), và Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh CSBVN). Continue reading “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 22/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tuyên bố chiếm được Mariupol sau hai tháng bao vây, mặc dù không đạt được nhiều tiến bộ trên thực địa. Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu quân đội Nga ngừng các cuộc tấn công “không cần thiết” vào thành phố, đồng thời tuyên bố sẽ cho khoảng 2.000 tay súng còn lại trong nhà máy thép Azovstal một cơ hội cuối để đầu hàng. Trong một cuộc họp với bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu trên truyền hình, ông đã nói: “Phong tỏa khu vực công nghiệp này để không một con ruồi nào lọt qua.” Đáp lại, phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk yêu cầu dựng hành lang nhân đạo cho khoảng 1.000 dân thường và 500 binh sĩ bị thương thoát khỏi nhà máy.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine 800 triệu đô la hỗ trợ quân sự và 500 triệu đô la nhằm ổn định nền kinh tế và giúp đỡ các thị trấn bị Nga tàn phá. Ông Biden cũng theo bước Canada và châu Âu khi ra lệnh cấm các tàu có liên quan đến Nga cập cảng Mỹ. Trong khi đó, Anh chặn nhập khẩu trứng cá muối và các mặt hàng xa xỉ khác từ Nga. Nước này cho biết tổng cộng đã áp thuế hoặc đặt lệnh cấm đối với khoảng 1,3 tỷ USD hàng hóa Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/04/2022”

Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!

Nguồn: Stephen M. Walt, The Ukraine War Doesn’t Change Everything, Foreign Policy, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Không sớm thì muộn, giao tranh ở Ukraine sẽ dừng lại. Chẳng ai biết được nó sẽ kết thúc thế nào, và giải pháp cuối cùng trông sẽ ra sao. Có thể lực lượng Nga sẽ sụp đổ và rút lui hoàn toàn (khó xảy ra). Có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị loại khỏi chiếc ghế quyền lực và (những) người kế nhiệm ông sẽ chấp nhận một thỏa thuận hào phóng với hy vọng quay ngược thời gian (cũng khó xảy ra). Có thể các lực lượng Ukraine sẽ mất ý chí chiến đấu (rất khó xảy ra). Có thể cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc bất phân thắng bại, cho đến khi các bên kiệt sức và một thỏa thuận hòa bình được thương lượng (đây là dự đoán của tôi). Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, thật khó để biết các điều khoản cuối cùng sẽ là gì hoặc chúng sẽ tồn tại trong bao lâu. Continue reading “Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!”

21/04/1865: Chuyến tàu mang thi hài Lincoln rời Washington D.C.

Nguồn: Abraham Lincoln’s funeral train leaves D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, một chuyến tàu chở quan tài của vị tổng thống bị ám sát Abraham Lincoln đã rời Washington, D.C., lên đường đến Springfield, Illinois, nơi ông sẽ được chôn cất vào ngày 04/05.

Chuyến tàu chở thi hài của Lincoln đã đi qua 180 thành phố và 7 tiểu bang để trở về Illinois, quê hương của tổng thống. Các điểm dừng của chuyến tàu tang lễ đặc biệt này đã được công bố trên báo. Tại mỗi điểm dừng, quan tài của Lincoln được đưa xuống tàu, đặt trên một chiếc xe tang do ngựa kéo được trang trí cầu kỳ, và được một đoàn rước long trọng đem đến một tòa nhà công cộng để tưởng niệm. Continue reading “21/04/1865: Chuyến tàu mang thi hài Lincoln rời Washington D.C.”

Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga

Nguồn: Ken Moriyasu, “Moskva flagship sinking exposes Russian Navy frailty, experts say,” Nikkei Asia, 20/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thất bại trong việc phòng thủ và phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa cho thấy những sai sót lớn trong chiến dịch quân sự của Nga.

Khi bị chìm vào ngày 14/04, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva của Nga, chiếc soái hạm của Hạm đội Biển Đen, được cho là có mang theo một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa Jesus – cây thập tự mà những tín đồ Thiên Chúa giáo tin rằng Chúa đã bị đóng đinh trên đó.

Một bản tin hồi tháng 02/2020 từ hãng thông tấn Tass của Nga đã dẫn lời người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Quận Sevastopol, cho biết rằng một mảnh gỗ từ Thánh giá Chúa, chỉ dài vài millimet, đã được gắn vào một cây thánh giá làm bằng kim loại chế tác từ thế kỷ 19, và sẽ được lưu giữ trong nhà nguyện trên tàu Moskva. Continue reading “Vụ chìm soái hạm Moskva cho thấy sự yếu kém của Hải quân Nga”

Thế giới hôm nay: 21/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ quốc phòng Anh cho biết quân đội Ukraine đã đẩy lùi “nhiều” mũi tiến công của Nga dọc theo ranh giới kiểm soát ở vùng Donbas, khi quân Nga phải đối mặt “các  thách thức về môi trường, hậu cần và kỹ thuật.” Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã yêu cầu được gặp tổng thống hai nước Nga và Ukraine tại thủ đô mỗi nước để giúp đàm phán chấm dứt chiến tranh.

Nga tuyên bố đã thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới mang tên “Satan 2,” với mục tiêu thay thế một mẫu ICBM cũ từ thời Liên Xô. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vụ thử nghiệm sẽ khiến “những kẻ đang đe dọa nước Nga phải suy nghĩ lại.” Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa này được phóng từ khu vực Arkhangelsk ở phía tây bắc và rơi xuống bán đảo Kamchatka ở Viễn Đông. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết Nga đã thông báo cho Mỹ trước khi phóng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/04/2022”

Chân dung Vladimir Putin (P3)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

Một nhà lãnh đạo ngày càng táo bạo

Chặng đường 22 năm cầm quyền của Putin, trên nhiều phương diện, phản ánh sự táo bạo ngày càng gia tăng. Ban đầu, ý định của ông là khôi phục trật tự ở Nga và giành được sự tôn trọng của quốc tế – đặc biệt là ở phương Tây – ông tin rằng chỉ có một nước Nga giàu mạnh nhờ nguồn thu từ dầu mỏ và vũ khí công nghệ cao mới có thể đứng vững trên thế giới, có thể triển khai lực lượng quân sự, và chỉ gặp phải sự phản kháng yếu ớt.

“Quyền lực, đối với người Nga, là vũ khí. Chứ không phải là nền kinh tế,” Bermann, cựu Đại sứ Pháp, người đã theo sát quá trình Putin quân sự hóa xã hội Nga trong thời gian bà ở Moscow. Bà đặc biệt bị ấn tượng bởi các video hoành tráng về vũ khí hạt nhân và vũ khí siêu thanh tiên tiến được trình chiếu trong lúc Tổng thống phát biểu trước cả nước vào tháng 03/2018. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P3)”

Thế giới hôm nay: 20/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết gửi thêm vũ khí đến Ukraine để giúp đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào vùng Donbas. Trong khi đó, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trên truyền hình Ấn Độ rằng “một giai đoạn khác” của “chiến dịch quân sự đặc biệt” đã bắt đầu. Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng đây là “khúc dạo đầu” cho một cuộc tấn công lớn hơn nhiều, theo lời một quan chức cấp cao. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu “bất kể Nga có gửi thêm bao nhiêu quân tới đó đi nữa.”

Quân Nga đẩy lùi quân Ukraine và chiếm quyền kiểm soát Kreminna, một thành phố ở miền đông nước này. Thống đốc vùng Serhiy Gaidai cho biết “Kreminna đã bị người ‘Orc’ (tức người Nga) kiểm soát.” Ông khẳng định không thể sơ tán dân thường. Hiện đã ba ngày trôi qua kể từ khi giới chức thiết lập hành lang nhân đạo mới nhất, theo phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/04/2022”

Chân dung Vladimir Putin (P2)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Cuộc đụng độ với phương Tây

Từ năm 2004 trở đi, ngày càng có thể thấy rõ nước Nga của Putin đã trở nên cứng rắn hơn – điều mà cựu Ngoại trưởng Rice gọi là “một cuộc đàn áp, nơi người ta bắt đầu thêu dệt những câu chuyện về tính dễ bị tổn thương và sự lây lan của căn bệnh dân chủ.”

Tổng thống Nga đã loại bỏ các cuộc bầu cử thống đốc khu vực vào cuối năm 2004, biến chức vụ này trở thành một chức vụ được bổ nhiệm bởi Điện Kremlin. Truyền hình Nga ngày càng trở nên giống với truyền hình Liên Xô, vì nội dung tuyên truyền ‘không pha loãng’ của nó. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P2)”

19/04/1995: Đánh bom Thành phố Oklahoma

Nguồn: Oklahoma City bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, ngay sau 9 giờ sáng, một xe tải chứa bom lớn đã phát nổ bên ngoài Tòa nhà Liên bang Alfred P. Murrah ở Thành phố Oklahoma, Bang Oklahoma. Vụ nổ làm sập mặt phía bắc của tòa nhà chín tầng, ngay lập tức khiến hơn 100 người thiệt mạng, và khiến hàng chục người khác mắc kẹt trong đống đổ nát. Các đội cứu trợ từ khắp nước Mỹ đã chạy đua đến Thành phố Oklahoma, và khi nỗ lực cứu hộ kết thúc hai tuần sau đó, số người thiệt mạng đã lên tới 168, bao gồm 19 em nhỏ đang ở trung tâm giữ trẻ của tòa nhà vào thời điểm vụ nổ xảy ra. Continue reading “19/04/1995: Đánh bom Thành phố Oklahoma”

Thế giới hôm nay: 19/04/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Ukraine ở Mariupol phớt lờ tối hậu thư của Nga, yêu cầu họ phải đầu hàng nếu không sẽ bị tiêu diệt. Thành phố này đã bị quân Nga bao vây kể từ đầu cuộc chiến và giờ đây chỉ còn lại một vài nhóm binh sĩ kháng cự tại nhà máy thép Azovstal. Trong khi đó Nga tuyên bố đã tấn công hàng trăm mục tiêu quân sự trên khắp Ukraine trong đêm qua. Có bảy thường dân thiệt mạng ở thành phố Lviv, miền Tây nước này.

Một quan chức Mỹ cho biết Nga đã bổ sung thêm khoảng 11 nhóm chiến thuật tiểu đoàn ở miền nam và miền đông Ukraine để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Donbas, qua đó nâng tổng số tiểu đoàn ở đây lên 76. Mỗi tiểu đoàn thường có khoảng 800-1.000 binh sĩ. Ngoài ra tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao tặng huân chương cho một lữ đoàn vốn bị cáo buộc hành quyết tập thể và phạm các tội ác chiến tranh khác ở Bucha. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/04/2022”

Chân dung Vladimir Putin (P1)

Nguồn: Roger Cohen, “The Making of Vladimir Putin,” New York Times, 26/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hãy cùng điểm lại hành trình 22 năm của Putin, từ một chính khách trở thành bạo chúa.

Sử dụng loại ngôn ngữ mà ông gọi là “ngôn ngữ của Goethe, Schiller, và Kant,” được rèn luyện trong thời gian là sĩ quan KGB ở Dresden, Tổng thống Vladimir V. Putin đã phát biểu trước Quốc hội Đức vào ngày 25/09/2001. “Nước Nga là một quốc gia châu Âu thân thiện,” ông tuyên bố. “Hòa bình ổn định tại lục địa là mục tiêu tối quan trọng đối với chúng tôi.”

Nhà lãnh đạo Nga – người đã đắc cử tổng thống một năm trước đó, ở tuổi 47, sau khi thăng tiến như vũ bão – tiếp tục mô tả “các quyền tự do và dân chủ” là “mục tiêu chính trong chính sách đối nội của Nga.” Các thành viên của Hạ viện Đức đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt, xúc động trước sự hòa giải mà Putin dường như đang là hiện thân, giữa thành phố Berlin, vốn là biểu tượng cho sự chia rẽ lâu đời giữa phương Tây và thế giới Xô-viết độc tài. Continue reading “Chân dung Vladimir Putin (P1)”

Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga

Nguồn:Giving Ukraine heavy weapons does not mean NATO is at war with Russia,” The Economist, 17/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tương tự như trường hợp Liên Xô ở Việt Nam, cung cấp vũ khí không giống với việc tham chiến.

Một tỉ euro (1,1 tỉ đô la) sẽ bốc hơi nhanh chóng nếu bạn đang tham gia một cuộc chiến. Nhưng tuyên bố của Đức, vào ngày 15/4, rằng nước này sẽ cung cấp một khoản viện trợ quân sự bổ sung tương đương với số tiền trên cho Ukraine chí ít cũng có thể làm dịu những lời chỉ trích về việc nước này không gửi xe tăng. Hành động này là một phần của làn sóng cam kết cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine gần đây. Hai ngày trước đó, Mỹ hứa hẹn một khoản viện trợ mới trị giá 800 triệu đô la, bao gồm các xe bọc thép vận chuyển nhân sự và máy bay trực thăng. Anh đang gửi các xe tuần tra bọc thép và tên lửa chống hạm, trong khi Cộng hòa Séc đã chuyển giao các bệ phóng tên lửa di động và xe tăng T-72 từ kho vũ khí thời Liên Xô cũ của mình. Slovakia, quốc gia đã gửi cho Ukraine hệ thống phòng không S-300, cho biết họ cũng có thể cung cấp máy bay tiêm kích MiG-29, một mẫu máy bay của Liên Xô mà các phi công Ukraine biết sử dụng. Continue reading “Cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine không có nghĩa là NATO gây chiến với Nga”

Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi gives thumbs down to Shanghai, distancing closest aide,” Nikkei Asia, 14/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý Cường từng được mong chờ sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc.

Tuần trước, trong bài phát biểu kỷ niệm thành công của Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố giành chiến thắng trước Covid-19.

“Như một số vận động viên nước ngoài đã nói, nếu có huy chương vàng dành cho ứng phó với đại dịch, thì Trung Quốc xứng đáng nhận nó. Tôi cho rằng huy chương vàng ấy thuộc về tất cả các nhân sự tham gia tổ chức Thế vận hội,” ông nói tại buổi lễ ngày 08/04. Continue reading “Tập quay lưng với Thượng Hải, xa lánh phụ tá thân cận nhất”

17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu

Nguồn: Second Battle of Gaza begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong lúc cuộc tấn công lớn của phe Hiệp ước do Robert Nivelle lãnh đạo đang thất bại thảm hại ở Mặt trận phía Tây, các lực lượng Anh ở Palestine đã lần thứ hai nỗ lực chiếm thành phố Gaza từ tay quân đội Đế chế Ottoman.

Sau khi người Anh thất bại trong cuộc tấn công vào Gaza ngày 26/03/1917, Sir Archibald Murray, chỉ huy các lực lượng Anh trong khu vực, đã tuyên bố sai sự thật rằng trận chiến rõ ràng là một chiến thắng của phe Hiệp ước, nói rằng tổn thất của người Thổ thực chất cao gấp ba lần. Nhưng thật ra, tổn thất 2.400 người của Ottoman chắc chắn thấp hơn đáng kể so với tổng số thương vong 4.000 người của Anh. Chính hành động này khiến Bộ Chiến tranh ở London tin rằng quân đội của họ sắp sửa có bước đột phá đáng kể ở Palestine, và ra lệnh cho Murray ngay lập tức tiếp tục cuộc tấn công. Continue reading “17/04/1917: Trận Gaza thứ hai trong Thế chiến I bắt đầu”