01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans

Nguồn: New state declared in the Balkans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, ba tuần sau hiệp định đình chiến, cùng ngày mà quân đội phe Hiệp Ước tiến vào Đức lần đầu tiên, một quốc gia mới được tuyên bố thành lập ở Belgrade, Serbia.

Khi các đế chế Áo và Đức bị đánh bại, “Vương quốc mới của người Serbia, Croatia và Slovenia” nổi lên từ tro tàn, được ủng hộ  bởi lời hứa từ Hội Quốc Liên rằng sẽ hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số ở châu Âu. Vương quốc mới thành lập gồm khoảng 500.000 người Hungary và số người Đức tương tự, cùng hàng chục ngàn người Romania, người Albania, người Bungary và người Ý. Continue reading “01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans”

10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar

Nguồn: Weimar Constitution adopted in Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Friedrich Ebert, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội (Social Democratic Party) và Chủ tịch Lâm thời Nghị viện Đức (Reichstag), đã ký thành luật một hiến pháp mới, được gọi là Hiến pháp Weimar, chính thức tạo ra nền dân chủ nghị viện đầu tiên ở Đức.

Ngay cả trước khi Đức thừa nhận thất bại của mình dưới tay các cường quốc Hiệp Ước trên chiến trường Thế chiến I, nước này đã phải đối mặt với bất mãn và hỗn loạn, khi những người dân Đức kiệt sức và đói khổ bày tỏ nỗi thất vọng và giận dữ qua những cuộc đình công quy mô lớn của công nhân và những cuộc nổi loạn trong lực lượng vũ trang. Continue reading “11/08/1919: Đức thông qua Hiến pháp Weimar”

04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19

Nguồn: Congress passes the 19th Amendment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo đảm cho phụ nữ quyền bầu cử, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn.

Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ được thành lập vào giữa thế kỷ 19 bởi những phụ nữ đã tham gia hoạt động chính trị thông qua công việc của họ trong các phong trào bãi nô và cấm bia rượu. Vào tháng 7 năm 1848, 240 phụ nữ đòi quyền bầu cử, bao gồm Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott, đã gặp nhau ở Seneca Falls, New York, để khẳng định quyền bầu cử của phụ nữ. Continue reading “04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19”

18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc

Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.

Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến. Continue reading “18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc”

28/10/1919: Quốc hội Mỹ ra luật cấm rượu

28-10-1919-congress-enforces-prohibition

Nguồn: Congress enforces prohibition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Volstead bất chấp sự phủ quyết của Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật này cho phép thực thi Tu chính án thứ 18 của Hiến pháp, còn được biết đến với tên gọi Tu chính án Cấm đoán (Prohibition Amendment.)

Phong trào cấm rượu đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, khi người Mỹ bắt đầu lo ngại tác động tiêu cực của việc uống rượu đối với xã hội. Và đến cuối thế kỷ 19, các nhóm cấm rượu đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, họ tổ chức các chiến dịch cấp tiểu bang và kêu gọi cấm rượu trên toàn quốc. Continue reading “28/10/1919: Quốc hội Mỹ ra luật cấm rượu”

20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát

Amanullah Khan

Nguồn:Amir of Afghanistan is assassinated,” History.com (truy cập ngày 19/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1919, Habibullah Khan, nhà lãnh đạo Afghanistan phải vật lộn để giữ cho đất nước mình trung lập trong Thế chiến I bất chấp sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Trung tâm (Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung, và Ý), đã bị bắn chết trong một chuyến đi săn.

Habibullah kế vị cha ông, Abd-ar-Rahman, làm quốc vương vào năm 1901 và lập tức bắt đầu đem lại những cải cách và hiện đại hóa rất cần thiết cho đất nước ông, bao gồm điện, ô tô, và y tế. Nằm giữa Ấn Độ thuộc Anh và Nga, trong quá khứ Afghanistan liên tục đụng độ với các nước láng giềng, bao gồm hai cuộc chiến tranh của người Afghanistan chống  quân đội Anh-Ấn vào các năm 1838–42 và 1878–79. Continue reading “20/02/1919: Quốc vương Afghanistan bị ám sát”

23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý

Bundesarchiv_Bild_146-1969-065-24,_Münchener_Abkommen,_Ankunft_Mussolini

Nguồn:Mussolini founds the Fascist party,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Benito Mussolini, cựu binh Thế chiến I và nhà xuất bản của nhiều tờ báo Xã hội, đã rời bỏ Đảng Xã hội Ý và thành lập Fasci di Combattimento, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa đặt theo tên của các cuộc cách mạng nông dân Ý trong thế kỷ 19. Thường được gọi là Đảng Phát xít, tổ chức cánh hữu mới của Mussolini ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý, có đồng phục là áo sơ mi đen, và phát động một chương trình khủng bố và đe dọa chống lại những đối thủ cánh tả của nó.

Tháng 10 năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Roma, và Vua Emmanuel III, người chẳng mấy tin vào chính phủ nghị viện Ý, đã đề nghị Mussolini thành lập một chính phủ mới. Ban đầu, Mussolini, người được bổ nhiệm làm Thủ tướng đứng đầu một nội các có ba phần tư thành viên thuộc Đảng Phát xít, đã hợp tác với Quốc hội, nhưng sau đó với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát tàn bạo của mình, Mussolini nhanh chóng trở thành nhà độc tài của nước Ý. Năm 1924, cuộc nổi dậy của phe Xã hội bị dập tắt, và tháng 1 năm 1925, một nhà nước Phát xít chính thức được tuyên bố, với Mussolini là Il Duce, hay “Nhà lãnh đạo.” Continue reading “23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý”