12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’

Nguồn: Stalin celebrates the Revolution’s anniversary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng Bolshevik, Joseph Stalin, lãnh đạo tối cao và nhà độc tài của Liên Xô, đã phát biểu trước một cuộc tuần hành của các Đảng viên công nhân tại Moskva.

Cuộc tuần hành được tổ chức ngầm dưới lòng đất, trong hội trường bằng đá cẩm thạch của nhà ga Mayakovsky. Ở đó, Stalin đã động viên các công nhân Đảng Cộng sản bằng lời hứa rằng nếu người Đức “muốn có một cuộc chiến hủy diệt, họ sẽ có một cuộc chiến.” Ngay ngày hôm sau, tại Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, sau khi duyệt binh, Stalin đã khuyến khích họ bảo vệ “tổ quốc Nga thiêng liêng” – ngay cả khi các xe tăng Đức, trước lún trong bùn, nay đã bắt đầu lăn bánh trên những con đường đóng băng để tiến về thủ đô Liên Xô. Continue reading “06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’”

19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia”

Nguồn: Hitler suspends euthanasia program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã ra lệnh ngừng chương trình giết các bệnh nhân tâm thần và người khuyết tật một cách có hệ thống để ngăn chặn làn sóng biểu tình ở Đức.

Năm 1939, Tiến sĩ Viktor Brack, người đứng đầu chương trình Euthanasia (an tử) của Hitler, đã giám sát việc thiết lập chương trình T.4, với mục đích ban đầu là giết hại một cách có hệ thống các trẻ em bị coi là “khiếm khuyết về tinh thần.” Những đứa trẻ được đưa từ khắp nước Đức đến một Trại Thanh niên Tâm thần Đặc biệt và bị giết. Continue reading “18/08/1941: Hitler đình chỉ chương trình “Euthanasia””

01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, Crete, thành trì cuối cùng của Quân Đồng minh ở Hy Lạp trong Thế chiến II, đã bị quân Đức chiếm đóng với tổn thất lớn cho cả hai bên.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được tăng cường bởi lực lượng không quân Anh, đã kiên quyết đẩy lùi một cuộc xâm lược của quân Ý vào đất nước họ. Vào tháng 04 năm 1941, những chiến thắng này đã trở thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler chuyển đội quân Wehrmacht Đức bất khả chiến bại sang chống lại Hy Lạp. Continue reading “01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã”

10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập

Nguồn: Croatia declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân xâm lược Đức và Ý tại Nam Tư đã thành lập Nhà nước Độc lập Croatia (Independent State of Croatia, bao gồm cả Bosnia và Herzegovina) và trao cho nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia của phong trào Ustase (phong trào nổi dậy thân phát xít), Ante Pavelic, quyền kiểm soát một chính thể thực chất là một chế độ bù nhìn của phe Trục.

Ustase đã bắt đầu một cuộc bức hại không ngừng những người Serbia, người Do Thái, người Gypsies (di gan), và cả những người Croat chống phát xít. Đã có khoảng 350.000 đến 450.000 nạn nhân bị thảm sát, và trại tập trung Jasenovac đã trở nên nổi tiếng như một lò sát sinh. Continue reading “10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông

Nguồn: Japan invades Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Nhật đã đổ bộ vào Hồng Kông và tiến hành một cuộc thảm sát. Một cuộc không kích Hồng Kông, thuộc địa của Anh, đã diễn ra suốt một tuần từ ngày 17/12. Cùng lúc các sứ giả Nhật đã đến gặp Sir Mark Young, Thống đốc người Anh tại Hồng Kông. Thông điệp của các sứ giả rất đơn giản: Quân Anh chỉ đơn giản là phải đầu hàng – mọi phản kháng đều vô ích. Các sứ giả này đã bị đuổi về cùng lời phản đối: “Thống đốc và Tổng Tư lệnh Hồng Kông tuyệt đối từ chối tham gia đàm phán việc Hồng Kông đầu hàng …” Continue reading “18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông”

10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông. Continue reading “10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông”

27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng

07

Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lúc 7 giờ 55 phút sáng, theo giờ Hawaii, một máy bay ném bom của Nhật Bản với biểu tượng Húc Nhật kỳ đã xuất hiện trên bầu trời đảo Oahu, theo sau là 360 máy bay chiến đấu cũng của Nhật. Tất cả tấn công dữ dội vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công bất ngờ này giáng một đòn nghiêm trọng lên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và buộc Mỹ phải chính thức tham gia Thế chiến II.

Sau thất bại trong đàm phán ngoại giao với Nhật Bản, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và các cố vấn của ông biết rằng sẽ có khả năng người Nhật tấn công, nhưng chẳng có biện pháp nào được thực hiện để tăng cường an ninh tại căn cứ hải quân quan trọng ở Trân Châu Cảng. Continue reading “07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng”

03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng

hideki_tojo

Nguồn:The order is given: Bomb Pearl Harbor,” History.com (truy cập ngày 02/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã nhận được Lệnh tối mật số 1: Trong thời gian 34 ngày (đến mùng 7 tháng 12), căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ trên quần đảo Hawaii sẽ bị đánh bom, cùng với bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Hà Lan (thuộc địa của Hà Lan, nay là Indonesia), và Philippines.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Đông Dương năm 1940 và gây nguy cơ đe dọa tiềm ẩn lên Philippines (được Hoa Kỳ bảo hộ), cùng với việc Nhật Bản chiếm được căn cứ hải quân ở Cam Ranh vốn chỉ cách Manila 800 dặm (tương đương 1.300 cây số theo đường chim bay). Continue reading “03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng”

22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô

542567045

Nguồn:Germany launches Operation Barbarossa—the invasion of Russia,” History.com (truy cập ngày 21/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. 19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao. Khi Liên Xô xâm lược Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình. Ông lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô. Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức. Continue reading “22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô”

31/05/1941: Thế chiến II – Đức xâm chiếm đảo Kríti

Nguồn:Germans conquer Crete,” History.com (truy cập ngày 30/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, lực lượng cuối cùng của quân Đồng Minh đã phải sơ tán sau 11 ngày chiến đấu với cuộc xâm lược thành công bằng lính dù của Đức tại đảo Kríti (tức đảo Crete, đảo lớn nhất và đông dân nhất của Hy Lạp – NBT). Kríti trở thành lãnh thổ chiếm đóng của phe Trục.

Sáng ngày 20 tháng 5 năm 1941, khoảng 3.000 lính của một sư đoàn Đức đã hạ cánh xuống đảo Kríti, được tuần tra và bảo vệ bởi hơn 28.000 quân Đồng Minh và cũng khoảng từng đó lính Hy Lạp. Dù được dự đoán từ trước, phe Đồng Minh đã không coi trọng cuộc xâm lược của Đức; điều mà họ e sợ thực sự lại là một cuộc tấn công từ biển. 3.000 lính dù ban đầu đã được tăng viện thêm bởi 19.000 người, được gửi đến bằng dù, máy bay, và tàu chở quân. Continue reading “31/05/1941: Thế chiến II – Đức xâm chiếm đảo Kríti”

13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm

824149_640

Nguồn:Japan and USSR sign nonaggression pact,” History.com (truy cập ngày 12/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, trong khuôn khổ Thế chiến II, các đại diện của Liên Xô và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận trung lập kéo dài 5 năm. Dù là kẻ thù truyền thống, hiệp ước trung lập này đã cho phép hai nước rút một số lượng lớn binh lính đang chiếm đóng các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Mãn Châu và Ngoại Mông để phục vụ cho những mục tiêu bức thiết hơn.

Hiệp ước Xô-Nhật được ký gần hai năm sau khi Liên Xô ký một thỏa thuận tương tự với Đức Quốc xã, chia đôi đa phần lãnh thổ Đông Âu giữa hai nước. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop cho phép lãnh đạo Đức Quốc xã là Hitler điều động quân lính sang mặt trận phía Tây cho các cuộc phản công lớn trong giai đoạn 1939-1941, và cho lãnh đạo Xô viết Joseph Stalin thời gian để chuẩn bị đế chế của ông cho sự can dự không thể tránh khỏi vào Thế chiến II, điều ông đã dự đoán được từ trước. Continue reading “13/04/1941: Xô-Nhật ký hiệp ước bất tương xâm”