23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia

Nguồn: Austria-Hungary issues ultimatum to Serbia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc sáu giờ tối, gần một tháng sau khi Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ở Sarajevo, Bosnia, Nam tước Giesl von Gieslingen, Đại sứ của Đế chế Áo-Hung tại Serbia, đã gửi tối hậu thư cho Bộ Ngoại giao Serbia.

Sau vụ ám sát Franz Ferdinand, nhận được hỗ trợ từ các đồng minh ở Berlin, Áo-Hung đã quyết định theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với Serbia. Kế hoạch của họ, được phát triển với sự phối hợp của Bộ ngoại giao Đức, là thúc đẩy một cuộc xung đột quân sự mà Vienna hy vọng sẽ kết thúc nhanh chóng và dứt khoát với một chiến thắng áp đảo cho Áo, trước khi phần còn lại của châu Âu – cụ thể là đồng minh hùng mạnh của Serbia, Nga – có thời gian để phản ứng. Continue reading “23/07/1914: Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng

Nguồn: Crisis mounts in Austria-Hungary amid hunger and discontent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc đói kém và bất mãn dần lan rộng trong cộng đồng dân sự và quân sự của Đế quốc Áo-Hung, khủng hoảng cũng dần gia tăng trong chính phủ nước này, khi Thủ tướng Hungary Istvan Tisza từ chức theo yêu cầu của Hoàng đế Áo, Karl I.

Vốn đã là một cường quốc trên đà đi xuống khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, xã hội Áo-Hung khi ấy là một xã hội chủ yếu nông nghiệp nhưng lại không thể tự cung tự cấp về lương thực. Chiến tranh đã cắt đứt hai nguồn cung cấp lương thực chính của nước này là Nga và Romania, và việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự cũng cắt giảm đáng kể sản lượng quốc nội: vào năm 1917, sản lượng lúa mì của Áo giảm xuống còn chưa đến một nửa sản lượng năm 1913, lúa mạch đen và yến mạch thậm chí còn giảm nhiều hơn thế. Continue reading “22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng”

16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung

Nguồn: Montenegro capitulates to Austro-Hungarian force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau cuộc tấn công kéo dài 8 ngày đánh dấu sự khởi đầu của một chiến lược mới, tích cực gây hấn trong khu vực, quân đội Áo-Hung dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Franz Conrad von Hotzendorf đã chiếm được Montenegro thuộc vùng Balkan.

Cuối năm 1915, sau những thất bại ban đầu, Liên minh Trung tâm đã hoàn thành việc chinh phục Serbia, quốc gia Balkan mới nổi mà họ tuyên bố đã kích động chiến tranh vào tháng 06/1914, khi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát Franz Ferdinand, Thái tử nước Áo. Bất chấp thành công ở Balkan, Conrad vẫn rất tức giận vì những chiến thắng này phần lớn là do quân Đức chứ không phải Áo. Ông phản đối việc thành lập bộ chỉ huy liên quân Đức-Áo trong khu vực, với lý do sợ rằng Áo sẽ bị phụ thuộc vào đồng minh mạnh hơn của mình. Continue reading “16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung”

24/10/1917: Trận Caporetto

Nguồn: Battle of Caporetto, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, liên quân Đức và Áo-Hung đã giành được một trong những chiến thắng áp đảo nhất của Thế chiến I, tàn phá nước Ý dọc theo bờ bắc của sông Isonzo trong Trận Caporetto, hay còn gọi là Trận Isonzo thứ mười hai, hoặc Trận Karfreit (theo tên gọi của người Đức).

Tính đến mùa thu năm 1917, chiến lược tấn công liên tiếp tại khu vực sông Isonzo của Tổng Tư lệnh Ý, Luigi Cadorna – gồm 11 cuộc tấn công của người Ý kể từ tháng 05/1915 trước khi Áo tiến vào Caporetto – đã khiến người Ý thiệt hại nặng nề, trong khi họ chỉ tiến thêm được khoảng 7 dặm, tương đương một phần ba quãng đường hướng đến mục tiêu ban đầu của họ, thành phố Trieste trên bờ biển Adriatic. Continue reading “24/10/1917: Trận Caporetto”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”

02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl

Nguồn: Austro-German forces attack Russians at Przemysl History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, liên minh Áo-Hung và Đức đã tiếp tục tấn công Nga ở Przemysl (nay thuộc Ba Lan), thành trì bảo vệ cực đông bắc của Đế quốc Áo-Hung.

Dược dùng làm tổng hành dinh của quân đội Áo trong những tháng đầu tiên của Thế chiến I, Przemysl đã được lệnh phải kiên trì giữ vững đến phút chót trước bước tiến đáng kinh ngạc của quân Nga vào Áo-Hung trong mùa thu năm 1914. Sau sáu tháng bị bao vây, phải chịu cảnh thiếu lương thực trầm trọng và thương vong nặng nề, những nhóm lính cuối cùng của Áo-Hung tại Przemysl đã từ bỏ quyền kiểm soát thành này vào ngày 22/3/1915. Continue reading “02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl”

06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina

Nguồn: Austria-Hungary annexes Bosnia-Herzegovina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Đế quốc Áo-Hung đã tuyên bố sáp nhập Bosnia và Herzegovina, hai tỉnh ở vùng Balkan của châu Âu, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman.

Mặc dù Bosnia và Herzegovina vẫn dưới quyền kiểm soát của Sultan Ottoman vào năm 1908, Áo-Hung thực chất đã quản lý các tỉnh này kể từ Hội nghị Berlin (Congress of Berlin, 1878), khi các cường quốc châu Âu trao cho Áo – Hung quyền chiếm hai tỉnh dù về mặt pháp lý chúng vẫn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “06/10/1908: Áo-Hung sáp nhập Bosnia và Herzegovina”

09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ

Nguồn: U.S. Secretary of State Lansing demands recall of Austro-Hungarian ambassador, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một bức thư viết cho chính quyền Đế quốc Áo-Hung, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing yêu cầu chính quyền Áo-Hung triệu hồi Constantin Dumba, Đại sứ nước này ở Washington, D.C.

Ở thời điểm đó, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Mỹ là một nước trung lập trong trận chiến giữa phe Đồng minh Hiệp ước và phe Liên minh Trung tâm, khi ấy gồm cả Áo-Hung. Dumba, người giữ chức Đại sứ tại Mỹ kể từ tháng 05/1913, trước đó đã không giành được sự ủng hộ của những người đồng cấp ở Washington vì Áo-Hung đưa ra chính sách “phục hồi quốc tịch” (rehabilitation) cho những cựu công dân Áo-Hung đang sống ở nước ngoài – những người đã trốn nghĩa vụ quân sự bắt buộc của họ – miễn là họ đồng ý phục vụ trong quân đội thời chiến nếu họ trở về Áo-Hung. Continue reading “09/09/1914: Mỹ yêu cầu Áo-Hung triệu hồi đại sứ”

Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc

Nguồn: The impact of Czechoslovakia’s split, The Economist, 04/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một phần tư thế kỷ trước, khi sự chú ý của quốc tế tập trung vào cuộc xung đột đẫm máu ở vùng Balkan, một quốc gia châu Âu đa dân tộc khác đã lặng lẽ chia tách làm hai. “Cuộc phân ly nhung” (Velvet Divorce), cái tên được đặt cho sự chia tách Tiệp Khắc vào ngày 01 tháng 01 năm 1993, đã khơi dậy ký ức về cuộc Cách mạng Nhung không đổ máu đã lật đổ những người cộng sản của đất nước này vào năm 1989. Nó ngầm ý rằng sự chia tách này đã diễn ra một cách hòa bình thân thiện. Trên thực tế, chỉ có một số ít người dân ở cả hai bên – chỉ 37% người Slovak và 36% người Séc – ủng hộ sự chia tách này. Vaclav Havel, một hình tượng cách mạng, người đã từng là tổng thống Tiệp Khắc vào thời điểm đó, đã nản lòng đến mức ông thà từ chức còn hơn là phải chủ trì cho cuộc chia tách này. Trong khi chủ nghĩa dân tộc sơ khai kích động cuộc xung đột ở Nam Tư, các vấn đề kinh tế và khả năng lãnh đạo kém cỏi mới là những nguyên nhân chính của sự phân ly ở Tiệp Khắc – một động lực đã báo trước về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Catalonia đương đại, một vùng thuộc Tây Ban Nha. Continue reading “Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc”

13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc

Nguồn: Austrian investigation into archduke’s assassination concludes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Friedrich von Wiesner, một quan chức của Văn phòng Ngoại giao Áo-Hung, báo cáo với Ngoại trưởng Leopold von Berchtold về những phát hiện trong một cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng Áo, và phu nhân Sophie ngày 28 tháng 06, tại Sarajevo, Bosnia.

Chế độ quân chủ kép của Áo-Hung từ lâu đã lo sợ về ảnh hưởng ngày càng suy yếu của mình vào đầu thế kỷ 20 ở châu Âu, và đặc biệt bị đe dọa sau khi hai cuộc chiến tranh Balkan 1912-13 đã giúp khẳng định ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Serbia, vốn được ủng hộ bởi một quốc gia đồng minh thuộc khối Slavơ hùng mạnh: nước Nga. Continue reading “13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc”

11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: German command makes final plans for renewed offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, bất chấp một đại dịch cúm chết người lan rộng trong quân đội Đức, Tư lệnh Tối cao Đức vẫn quyết định tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhắm vào quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây vào mùa hè năm 1918, kế hoạch cuối cùng của họ.

Dịch cúm Tây Ban Nha, một chủng cúm mạnh bất thường, đã lan rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu và cuối cùng trên toàn thế giới vào năm 1918, cướp đi hàng triệu mạng sống. Thế chiến I, với sự dịch chuyển mạnh mẽ của các đội quân trong những khu vực gần kề, dưới những điều kiện khắc nghiệt, chắc chắn đóng vai trò là một nhân tố trong đại dịch này. Continue reading “11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây”

23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”

15/05/1916: Áo phản công mạnh mẽ tại Mặt trận Trentino

Nguồn: Austrians launch massive offensive on Trentino Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, quân đội Áo đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng chống lại kẻ thù Ý của họ tại Mặt trận Trentino, phía bắc Ý.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn, và cân nhắc các đề xuất từ cả hai phe, Ý đã chấp nhận lời hứa của phe Hiệp ước về việc được chia một phần lãnh thổ đáng kể sau chiến tranh. Ngày 23/05/1915, họ tuyên chiến với Áo-Hung (nhưng không phải với Đức), mở ra một mặt trận mới cho Thế chiến I, kéo dài 600 km – hầu hết là qua các vùng núi dọc theo đường biên giới có nhiều tranh chấp của Ý với Áo-Hung ở khu vực Trentino. Continue reading “15/05/1916: Áo phản công mạnh mẽ tại Mặt trận Trentino”

03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước

Nguồn: Central Powers face rebellion on the home front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi Thế chiến I đã ở rất gần đoạn kết, người biểu tình nổi loạn đã bất ngờ xuất hiện ở Đức và Áo-Hung, mang theo băng rôn đỏ của Đảng Cộng sản cách mạng xã hội chủ nghĩa và đe doạ sẽ theo gương người Nga hạ bệ các chính phủ đế quốc của họ.

Vào tuần cuối cùng của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào tháng Chín. Ngày 28/10, 1.000 thủy thủ thuộc hải quân Đức đã bị bắt sau khi từ chối thực hiện mệnh lệnh từ các chỉ huy của họ nhằm tiến hành cuộc tấn công cuối cùng chống lại người Anh ở Biển Bắc. Continue reading “03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước”

27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I

Nguồn: Romania enters World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau khi Romania tuyên chiến với Áo-Hung, chính thức bước vào Thế chiến I, quân đội Romania đã vượt biên giới Đế quốc Áo-Hung vào tỉnh Transylvania.

Khi chiến tranh nổ ra ở châu Âu vào năm 1914, Romania từng có thời gian chiến đấu chống lại Áo – Hung về vấn đề chủ quyền lãnh thổ – đặc biệt là ở Transylvania, vốn có dân số là người Romania nhưng lại là một phần của Hungary. Nhìn thấy thành công của Nga trước Áo trên các chiến trường của Mặt trận phía Đông trong mùa hè năm 1916, Romania hy vọng có thể tham gia chiến tranh một cách thuận lợi, để có thể thực hiện giấc mơ ấp ủ từ lâu về việc mở rộng lãnh thổ và thống nhất quốc gia. Continue reading “27/08/1916: Romania tham gia Thế chiến I”

05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I

ferdinandwilhelm

Nguồn: “Germany gives Austria-Hungary blank check assurance”, History.com (truy cập ngày 5/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1914, tại Berlin, Hoàng đế Wilhelm II của Đức đã cam kết dành sự hỗ trợ vô điều kiện của Đức cho bất cứ hành động nào mà Áo-Hung tiến hành trong cuộc xung đột với Serbia. Quan hệ kình địch lâu nay giữa Áo-Hung và Serbia càng rơi vào khủng hoảng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ bị một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát ngày 28 tháng 6 trong một chuyến thăm chính thức tới Sarajevo, Bosnia.

Chỉ một tuần sau khi Franz Ferdinand bị ám sát, Bộ Ngoại giao Áo đã gửi một phái viên tên là Alexander Graf von Hoyos đến Berlin. Hoyos mang theo một công thư của Bộ trưởng Ngoại giao Áo Leopold Berchtold bày tỏ sự cần thiết phải hành động tại khu vực Balkans hỗn loạn, đi kèm là một bức thư riêng với nội dung tương tự của Hoàng đế Áo Franz Josef gửi Hoàng đế Đức Wilhelm. Continue reading “05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I”