25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland

Nguồn: Johnson announces appointment of Westmoreland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, tổng thống Lyndon B. Johnson thông báo rằng Tướng William Westmoreland sẽ thay thế Tướng Paul Harkins làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV), quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/06. Nhiệm vụ này sẽ đặt Westmoreland vào vị trí phụ trách tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Continue reading “25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland”

Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh

Tác giả: Trần Văn Chánh

Trong lịch sử cận-hiện đại của Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 nói riêng, trường hợp nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (1916-2001) có lẽ khá đặc biệt, và không ít người đã coi ông là một vị  tướng lãnh “có vấn đề”. Ông sống nói chung trong sạch, bề ngoài có vẻ luôn khiêm tốn hiền lành nhưng toàn tham gia những đại sự quân chính có tác dụng đảo chuyển hướng đi của lịch sử.

Vào thời kỳ đầu của Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh đã từng được coi là anh hùng trong thành tích đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên (năm 1954) ở khu Rừng Sác (ngoại vi Sài Gòn) và dẹp tan quân đội của giáo phái Hòa Hảo (năm 1956), được thăng chức Trung tướng (5.1.1956). Hai đại sự khác trong đời ông là việc năm 1963 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng ông cầm đầu nhóm tướng lãnh đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và việc năm 1975 với tư cách Tổng thống đã quyết định đầu hàng không điều kiện “đối phương” miền Bắc để kết thúc gọn nhẹ cuộc chiến tranh thảm khốc 30 năm, lập lại hòa bình cho dân tộc Việt. Continue reading “Tản mạn về nhân vật lịch sử Dương Văn Minh”

21/04/1965: Tình báo Mỹ tiết lộ lính Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam

Nguồn: Intelligence reveals North Vietnamese units in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Cục Tình báo Trung ương và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ đã báo cáo về một diễn tiến “đáng ngại nhất”: một trung đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam – quân đội thường trực của Bắc Việt – hiện đang hỗ trợ lực lượng Việt Cộng (tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) ở Nam Việt Nam. Continue reading “21/04/1965: Tình báo Mỹ tiết lộ lính Bắc Việt có mặt tại Nam Việt Nam”

18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện

Nguồn: Nixon says prospects for peace in Vietnam are better, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon nói rằng ông cảm thấy triển vọng hòa bình ở Việt Nam đã “cải thiện đáng kể” từ khi ông nhậm chức. Ông viện dẫn sự bình ổn chính trị lớn hơn của chính quyền Sài Gòn và sự cải thiện lực lượng vũ trang của Nam Việt Nam làm bằng chứng.

Với những nhận xét này, Nixon đã cố gắng chuẩn bị sẵn bối cảnh cho một thông báo quan trọng mà ông sẽ đưa ra tại một cuộc gặp tại Midway vào tháng Sáu. Trong khi trao đổi với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ theo đuổi một chiến lược ba gọng kìm để chấm dứt chiến tranh. Các nỗ lực sẽ được tăng cường nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam, giúp họ có thể gánh vác trách nhiệm trong cuộc chiến chống lại Bắc Việt – một chiến lược được Nixon gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Continue reading “18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện”

11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt

Nguồn: B-52s strike North Vietnamese positions, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, các đợt ném bom của máy bay B-52 nhắm vào các lực lượng cộng sản đang tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nam Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên gần Kontum đã loại bỏ bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào tới thành phố này. Các cuộc không kích nhắm vào Bắc Việt vẫn tiếp tục, nhưng bị cản trở bởi thời tiết xấu. Cũng trong ngày này, Lầu năm góc đã yêu cầu đưa thêm hai phi đội B-52 đến Thái Lan. Continue reading “11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt”

02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị

Nguồn: North Vietnamese troops capture part of Quang Tri, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những người lính của Sư đoàn 304 Quân đội Bắc Việt, được hỗ trợ bởi các xe tăng do Liên Xô chế tạo và pháo binh hạng nặng, đã giành được quyền kiểm soát nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị. Điều này khiến chỉ còn lại thị xã Quảng Trị và Đông Hà là còn đang nằm trong tay quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tư lệnh Sư Đoàn 3 của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, đã chuyển lính của ông tới khu vực thành cổ Quảng Trị, một mục tiêu rõ ràng của quân đội Bắc Việt. Continue reading “02/04/1972: Quân đội Bắc Việt kiểm soát một phần Quảng Trị”

Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?

Nguồn: Olga Dror, “How China used schools to win over Hanoi“, The New York Times, 26/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt Nam, đã ký một thỏa thuận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc thành lập các trường học dành cho trẻ em Bắc Việt Nam tại Trung Quốc. Theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp địa điểm, tài chính và trang thiết bị. Vào thời điểm đó, chiến dịch đánh bom miền Bắc của Mỹ đang ở cao trào và Hà Nội muốn chuyển học sinh của mình tới một nơi an toàn.

Khía cạnh thực sự đặc biệt của hoạt động hợp tác giáo dục xuyên biên giới này là việc nó xảy ra giữa thời kỳ Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc. Cách mạng Văn hoá bắt đầu vào tháng 5 năm 1966 và đã hủy hoại hệ thống giáo dục của Trung Quốc (và khiến kinh tế Trung Quốc kiệt quệ). Nhưng người Trung Quốc đã sẵn sàng dành chỗ cho học sinh Bắc Việt vì điều này phù hợp với một mục tiêu địa chính trị cao hơn: cạnh tranh với Liên Xô để lãnh đạo phong trào cộng sản toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc dùng trường học để gây ảnh hưởng lên Bắc Việt ra sao?”

17/03/1964: Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tình hình Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: National Security Council reviews situation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã chủ trì một phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor đã trình bày một đánh giá đầy đủ về tình hình tại Việt Nam. Continue reading “17/03/1964: Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tình hình Chiến tranh Việt Nam”

15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam

Nguồn: President Nixon hints at reintervention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon gợi ý rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Lệnh ngừng bắn theo các điều khoản của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 27/01/1973, nhưng cả hai bên đều liên tục vi phạm thỏa thuận vì họ đang cố giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, cả hai bên tiếp tục chiến đấu trong cái gọi là “cuộc chiến ngừng bắn” (cease-fire war). Continue reading “15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam”

12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam

Nguồn: Australians withdraw from South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những nhóm binh sĩ cuối cùng của Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất đã rút khỏi Việt Nam. Chính phủ Australia lần đầu tiên đưa quân tới Việt Nam vào năm 1964 với một đơn vị không quân nhỏ và một nhóm công binh dân sự. Tháng 5 năm 1965, Australia gia tăng lực lượng tham chiến của mình với việc triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia (RAR).

Sự hình thành Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất vào năm 1966 đã thiết lập một căn cứ hoạt động của Australia gần Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Continue reading “12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam”

10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột

Nguồn: Communists surround Ban Me Thuot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, lực lượng Bắc Việt đã bao vây và tấn công thành phố Ban Mê Thuột khi những trận đánh bắt đầu bùng nổ ở Tây Nguyên. Được phát động vào cuối tháng 01/1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngưng bắn được thiết lập theo Hiệp định Paris, hành động này là một phần của Chiến dịch 275 (Chiến dịch Tây Nguyên) của Bắc Việt.

Trận đánh Ban Mê Thuột bắt đầu vào ngày 04/03, khi Bắc Việt bao vây thành phố với năm sư đoàn tấn công chính và đã hoàn toàn cắt đứt mọi hỗ trợ từ bên ngoài. Sư Đoàn 23 của miền Nam bị áp đảo về quân số và nhanh chóng rơi vào tay lực lượng cộng sản. Continue reading “10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột”

07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam

Nguồn: Republic of Korea forces operation launch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, chiến dịch quân sự lớn nhất của Hàn Quốc tại Nam Việt Nam cho tới thời điểm đó đã bắt đầu, tạo thành vùng liên kết khu vực hoạt động của hai sư đoàn Hàn Quốc dọc theo bờ biển miền Trung của Nam Việt Nam.

Các lực lượng Hàn Quốc đã vào miền Nam kể từ tháng 08/1964, khi Seoul gửi một đơn vị liên lạc tới Sài Gòn. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Continue reading “07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế

Nguồn: Mass graves discovered in Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lực lượng liên minh Mỹ – Việt Nam Cộng hòa, những người đã chiếm lại cố đô Huế từ tay quân đội Bắc Việt sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, đã tìm thấy những ngôi mộ tập thể đầu tiên ở Huế.

Người ta phát hiện ra rằng lực lượng cộng sản, trong 25 ngày chiếm giữ thành phố, đã giết khoảng 2.800 thường dân mà họ xác định là những người ủng hộ chính quyền Sài Gòn. Một nguồn có thẩm quyền ước tính rằng lực lượng cộng sản có thể đã giết chết khoảng 5.700 người ở Huế. Continue reading “26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế”

Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?

Nguồn: Mark Moyar, “Was Vietnam Winnable?”, The New York Times, 19/05/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi đăng ký học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất. Continue reading “Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?”

24/01/1966: Chiến dịch Thắng Phong II được phát động

Nguồn: Operation Masher/White Wing/Thang Phong II launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong Chiến dịch Masher/White Wing/Thắng Phong II – chiến dịch tìm-và-diệt lớn nhất từ trước cho đến lúc đó – Sư đoàn Không Kỵ số 1 của Mỹ, cùng với lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc đã đánh qua Bình Định, ở vùng đồng bằng ven biển.

Mục đích của chiến dịch này là đẩy quân Bắc Việt ra khỏi tỉnh Bình Định và tiêu diệt các khu tiếp tế của họ. Continue reading “24/01/1966: Chiến dịch Thắng Phong II được phát động”

Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Sam Oglesby, “Why Did No One See the Tet Offensive Coming?”, The New York Times, 23/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân nổ ra vào ngày 30/01/1968, lực lượng Mỹ đã bị bất ngờ. Tất cả 44 tỉnh thành của Nam Việt Nam đã gặp phải các cuộc tấn công có phối hợp gây choáng váng vốn làm thay đổi tiến trình cuộc chiến. Trong bối cảnh Mỹ dành rất nhiều nguồn lực cho việc thu thập thông tin tình báo, tại sao họ vẫn không có manh mối nào về cuộc tấn công này? Kinh nghiệm của tôi trong thời gian làm việc cho Cục Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ có thể mang lại một số lý giải cho thiếu sót này. Continue reading “Tại sao Mỹ bất ngờ trước trận Tết Mậu Thân?”

21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu

Nguồn: Battle for Khe Sanh begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, một trong những trận đánh được biết đến nhiều nhất và gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Việt Nam đã nổ ra tại căn cứ Khe Sanh, nằm cách khu vực phi quân sự (DMZ) 14 dặm và cách biên giới Lào 6 dặm.

Bị Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm đóng từ một năm trước đó, căn cứ Khe Sanh, vốn là một tiền đồn cũ của thực dân Pháp, đã được sử dụng làm căn cứ tiến hành các chuyến tuần tra tiền phương, đồng thời là điểm xuất phát tiềm năng cho các chiến dịch dự tính trong tương lai nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. Continue reading “21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu”

14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins

Nguồn: Westmoreland appointed as Harkins’ deputy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Trung tướng William Westmoreland được bổ nhiệm làm phó cho Tướng Paul Harkins, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV). Ai cũng ngầm hiểu rằng Westmoreland sẽ sớm thay thế Harkins. Quan điểm lạc quan của Harkins về tiến triển của cuộc chiến đang ngày càng bị chỉ trích.

Ngày 20/06/1964, Harkins rời Việt Nam và Westmoreland lên đảm nhận vị trí lãnh đạo MACV. Nhiệm vụ ban đầu của ông là cung cấp tư vấn quân sự và hỗ trợ cho chính phủ miền Nam. Tuy nhiên, với cam kết của quân đội Mỹ, Tướng Westmoreland còn đảm nhiệm thêm trách nhiệm chỉ huy lực lượng vũ trang của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Continue reading “14/01/1964: Westmoreland được bổ nhiệm làm cấp phó của Harkins”

11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế

Nguồn: Demonstrations erupt in Saigon and Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các thành phố lớn của Việt Nam – đặc biệt là Sài Gòn và Huế – và phần lớn miền Trung đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình và đình công của các Phật tử.

Từ chối chấp nhận bất kỳ chính phủ nào lãnh đạo bởi Trần Văn Hương, người mà họ cho là một con rối của người Mỹ, các Phật tử đã chống đối các thể chế của Mỹ và các cuộc biểu tình của họ ngày càng mang tính chống Mỹ hơn. Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo Phật giáo, và các nhà sư khác đã tham gia tuyệt thực. Một nữ Phật tử ở Nha Trang đã tự thiêu (đây là lần tự thiêu đầu tiên kể từ năm 1963). Mặc dù Hương đã cố gắng xoa dịu các Phật tử bằng cách cải tổ lại chính quyền của mình, nhưng họ không hài lòng. Continue reading “11/01/1965: Biểu tình nổ ra ở Sài Gòn và Huế”