Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này. Continue reading “Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

24/12/1972: Bop Hope trình diễn lần cuối tại Việt Nam

Nguồn: Bob Hope gives his last show in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, diễn viên hài Bob Hope đã trình diễn những gì mà ông gọi là chương trình Giáng sinh cuối cùng của ông dành cho quân nhân Mỹ ở Sài Gòn. Hope là một diễn viên hài và ngôi sao trên sân khấu kịch, đài phát thanh, truyền hình và đã tham gia trên 50 bộ phim.

Hope là một trong nhiều ngôi sao Hollywood theo truyền thống ra nước ngoài tham gia các chương trình giải trí cho quân đội Mỹ đóng quân ở nước ngoài. Chương trình vào năm 1972 đánh dấu sự xuất hiện lần thứ 9 của Hope tại Việt Nam trong mùa Giáng Sinh. Continue reading “24/12/1972: Bop Hope trình diễn lần cuối tại Việt Nam”

14/12/1961: Kennedy định tăng viện trợ cho Nam Việt Nam

Nguồn: Kennedy announces intent to increase aid to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong một cuộc trao đổi thư công khai với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Tổng thống John F. Kennedy đã chính thức tuyên bố rằng Mỹ sẽ tăng viện trợ miền Nam, bao gồm việc mở rộng cam kết của quân đội Mỹ. Lo lắng trước những tiến bộ gần đây của phong trào nổi dậy của cộng sản tại miền Nam, Kennedy viết, “Chúng tôi sẽ nhanh chóng tăng cường hỗ trợ cho nỗ lực quốc phòng của các ông.”

Cố vấn quân sự của Kennedy, Tướng Maxwell D. Taylor, và Trợ lý Đặc biệt về An ninh Quốc gia Walt W. Rostow vừa trở về từ một chuyến đi thực địa ở Sài Gòn và kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng cường hỗ trợ kinh tế và cố vấn quân sự cho Diệm. Sự hỗ trợ quân sự bao gồm việc các cố vấn quân sự Mỹ đào tạo chuyên sâu các đội quân tự vệ địa phương. Continue reading “14/12/1961: Kennedy định tăng viện trợ cho Nam Việt Nam”

08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc

Nguồn: Nixon declares Vietnam War is ending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, tại một cuộc họp báo, Tổng thống Richard Nixon nói rằng “Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi nhờ kế hoạch mà chúng ta đã khởi xướng.” Tại một hội nghị khác ở Midway vào tháng Sáu, Nixon tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi một kế hoạch mới mà ông gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).

Theo nội dung của kế hoạch này, các lực lượng Nam Việt Nam sẽ được xây dựng để họ có thể tự chịu trách nhiệm về chiến tranh. Khi lực lượng miền Nam bắt đầu thành thạo hơn, người Mỹ sẽ rút khỏi chiến trường và trở về nước. Continue reading “08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc”

07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam

Nguồn: Situation deteriorates in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình hình ở miền Nam Việt Nam đã xấu đi khi Việt Cộng tấn công và chiếm giữ trụ sở huyện An Lão và phần lớn vùng thung lũng xung quanh, nằm cách Sài Gòn 300 dặm về phía đông bắc.

Quân đội miền Nam chỉ giành được quyền kiểm soát sau khi quân tiếp viện được trực thăng Mỹ đưa đến. Trong cuộc giao tranh, đã có hai cố vấn người Mỹ thiệt mạng. Hơn 300 lính miền Nam gặp thương vong và khoảng 7.000 dân làng bị buộc phải bỏ nhà cửa. Continue reading “07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam”

30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH

Nguồn: McNamara warns Johnson that communists are gaining strength in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, sau chuyến thăm Việt Nam Cộng hòa, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã báo cáo trong một bản ghi nhớ cho Tổng thống Lyndon B. Johnson rằng chính quyền miền Nam của Nguyễn Cao Kỳ “vẫn còn tồn tại, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, hoặc tạo ra các hành động.”

Ông nói rằng việc Việt Cộng tuyển mộ lực lượng thành công, cùng với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt, tiếp tục cho thấy “kẻ thù có thể sẽ tăng cường sức mạnh tương đương 110 tiểu đoàn hiện tại lên hơn tương đương 150 tiểu đoàn vào cuối năm 1966.” Continue reading “30/11/1965: McNamara cảnh báo cộng sản đang thắng thế ở Việt Nam CH”

22/11/1967: Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Đắk Tô

Nguồn: Westmoreland claims U.S. victory at Dak To, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam), đã có buổi trình bày trước các quan chức Lầu Năm góc. Tại đây, ông nói rằng trận đánh Đắk Tô là “khởi đầu của một thất bại to lớn cho kẻ thù.”

Trận Đắk Tô bắt đầu vào ngày 03/11 khi 4.500 lính Mỹ thuộc Sư Đoàn 4 và Lữ Đoàn Không vận 173 đương đầu với bốn trung đoàn cộng sản (khoảng 6.000 quân) ở Tây Nguyên. Đỉnh điểm của chiến dịch này là trận đánh man rợ bắt đầu vào ngày 19/11 trên Đồi 875, 12 dặm về phía tây nam Đắk Tô. Continue reading “22/11/1967: Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Đắk Tô”

02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with “the Wise Men”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái” (the Wise Men). Nhóm này bao gồm cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, Tổng Tư lệnh Quân đội Omar Bradley, Đại sứ Lưu động Averell Harriman, và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa Henry Cabot Lodge.

Johnson đã xin lời khuyên từ nhóm này về việc làm thế nào để đoàn kết nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Họ đã đi đến kết luận rằng chính quyền cần phải đưa ra “các hướng dẫn cho báo chí để cho thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.” Thực tế, họ đã quyết định rằng người dân Mỹ cần phải nhận được nhiều báo cáo lạc quan hơn. Continue reading “02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp”

Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử

Tác giả: Nguyễn Nhật Huy

“Trở về từ Việt Nam cũng nhức nhối như chính cuộc chiến” –  Karl Marlantes, một cựu binh Mỹ mở đầu bộ sử thi truyền hình mới nhất của Ken Burns và Lynn Novick trình chiếu trên kênh PBS. Ở Mỹ, suốt nhiều năm sau chiến tranh, không ai nói về Việt Nam vì nó quá chia rẽ, giống như “sống trong một gia đình với ông bố nghiện rượu.” Cuộc chiến Việt Nam giống như một sang chấn tinh thần mà không ai muốn nhắc đến. Chỉ tới gần đây khi những người lính xưa đã trở thành ông bà thì “thế hệ babyboomers mới bắt đầu tự hỏi: điều gì đã xảy ra?”

Bộ phim sau đó chuyển sang những hình ảnh quen thuộc về Cuộc chiến Việt Nam nhưng được quay ngược lại: chiếc trực thăng nhô lên khỏi mặt biển và bay lên lại tàu sân bay, chiếc xe tăng của Giải phóng quân (GPQ) chạy lùi ra khỏi Dinh Độc Lập, bom bị hút từ mặt đất lên gầm máy bay, đám lửa từ mái nhà bị thu lại miếng ống, “Bé gái Napalm” – Phan Thị Kim Phúc – chạy giật lùi, viên đạn từ đầu Nguyễn Văn Lém bay lại về phía họng súng của Nguyễn Ngọc Loan. Continue reading “Phim ‘Cuộc chiến Việt Nam’ và đáy giếng lịch sử”

02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công

Nguồn: Soviets report that Russian military personnel have come under fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, tờ báo của Bộ Quốc phòng Liên Xô, Krasnaya Zuezda, đã đưa tin rằng các chuyên gia quân sự Nga đã bị tấn công trong một đợt tấn công của Mỹ vào các khu chứa tên lửa Bắc Việt, nơi phía Liên Xô đang đào tạo binh lính Bắc Việt sử dụng các tên lửa chống máy bay do Liên Xô chế tạo.

Điều này vô cùng quan trọng vì đây là lần đầu tiên Liên Xô thừa nhận công khai rằng mình đã huấn luyện và đang giám sát nhóm bộ đội tên lửa của Bắc Việt. Các quan chức Mỹ từ lâu đã biết rằng Liên Xô và Trung Quốc đã cung cấp viện trợ quân sự – bao gồm các cố vấn huấn luyện, vũ khí và trang thiết bị – cho phép Bắc Việt tiếp tục tiến hành chiến tranh. Cho đến thời điểm đó, cả Liên Xô và Trung Quốc đều phủ nhận mình có nhân sự ở miền Bắc Việt Nam. Continue reading “02/10/1966: Báo Liên Xô đưa tin sĩ quan Nga bị tấn công”

01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ

Nguồn: South Vietnam requests a bilateral defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Việt Nam Cộng Hòa đã yêu cầu ký kết một hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ. Tổng thống John F. Kennedy đã phải đối mặt với tình trạng lưỡng nan nghiêm trọng ở Việt Nam. Chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn ngày càng không được lòng người dân miền Nam vì ông từ chối tiến hành cải cách chính trị và đàn áp các phe phái chính trị và tôn giáo dám chống đối. Tuy nhiên, Diệm lại là người kiên quyết chống cộng, điều đó khiến ông thu hút được sự chú ý của Tổng thống Mỹ, người lo ngại về sức mạnh ngày càng tăng của phe Cộng sản ở Đông Nam Á. Continue reading “01/10/1961: VNCH muốn ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ”

Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’

 

Tổng hợp: Nguyễn Nhật Huy

“Đó là một sự xấu hổ thường nhật.” Ken Burns đã nói như vậy khi được hỏi về trải nghiệm sản xuất bộ phim tài liệu “Cuộc chiến Việt Nam” mà ông hợp tác cùng nữ đạo diễn Lynn Novick. Burns và Novick bắt đầu dự án với “một sự ngạo mạn” rằng họ hiểu cuộc chiến. Nhưng ngay khi bắt đầu quá trình nghiên cứu, họ nhận ra họ đã gần như không biết gì.

Những năm gần đây là thời gian nở rộ cho những nghiên cứu mới về Việt Nam, một chủ đề phần nào đánh mất sự hứng thú từ phía các học giả và công chúng vào những năm 1990. Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của hệ thống Cộng sản làm tăng sự tự tin về sức mạnh và làm giảm mối quan tâm tới những cuộc chiến thất bại của Mỹ. Continue reading “Ken Burns, Lynn Novick và ‘Cuộc chiến Việt Nam’”

30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt

Nguồn: Humphrey announces that he would halt the bombing of North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trong một động thái rõ ràng nhằm tách mình ra khỏi chính sách của Johnson, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hubert Humphrey tuyên bố rằng, nếu thắng cử, ông sẽ ngừng ném bom Bắc Việt Nam nếu có “bất cứ bằng chứng nào, trực tiếp hay gián tiếp, bằng hành động hay lời nói, về sự sẵn lòng của phía cộng sản” nhằm phục hồi khu vực phi quân sự giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Continue reading “30/09/1968: Humphrey tuyên bố sẽ ngừng ném bom Bắc Việt”

10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)

Xin trân trọng giới thiệu 10 tập bộ phim lịch sử The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick. Phim có phụ đề tiếng Việt, được sản xuất và công chiếu lần đầu bởi kênh truyền hình PBS. Toàn bộ 10 tập được kênh PBS cho xem miễn phí đến ngày 15/10/2017 (Đọc hướng dẫn xem tại ĐÂY.).

Tập 1: “Déjà Vu” (1858 – 1961)

Sau một thế kỷ đô hộ của người Pháp, Việt Nam giành được độc lập nhưng bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Continue reading “10 tập phim The Vietnam War (Ken Burns & Lynn Novick)”

23/09/1969: Phiên tòa ‘Chicago 8’ mở tại Chicago

Nguồn: Chicago 8 trial opens in Chicago, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, phiên tòa xét xử tám nhà hoạt động chống chiến tranh với cáo buộc chịu trách nhiệm cho các cuộc biểu tình bạo lực tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân chủ vào tháng 08/1968 tổ chức tại Chicago đã diễn ra. Các bị cáo bao gồm David Dellinger của Ủy ban Huy động Quốc gia (National Mobilization Committee, NMC); Rennie Davis và Thomas Hayden của tổ chức Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (Students for a Democratic Society, SDS); Abbie Hoffman và Jerry Rubin, những người thành lập Đảng Thanh niên Quốc tế (Youth International Party, “Yippies”); Bobby Seale của đảng Báo Đen (Black Panthers); và hai nhà hoạt động ít được biết đến, Lee Weiner và John Froines. Continue reading “23/09/1969: Phiên tòa ‘Chicago 8’ mở tại Chicago”

21/09/1961: Lực lượng Đặc biệt Số 5 được thành lập

Nguồn: 5th Special Forces Group is activated at Fort Bragg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Lực Lượng Đặc biệt số 5 của Quân lực Hoa Kỳ đã được hình thành tại Fort Bragg, North Carolina. Lực Lượng Đặc biệt này được thành lập để tổ chức và đào tạo các nhóm du kích đằng sau chiến tuyến. Tổng thống John F. Kennedy, người có lòng tin mạnh mẽ về khả năng của Lực lượng Đặc biệt trong các chiến dịch chống nổi dậy, đã tới thăm Trung tâm Chiến tranh Đặc biệt (Special Warfare Center) ở Fort Bragg để duyệt lại chương trình và cho phép Lực Lượng Đặc biệt sử dụng loại mũ đã trở thành biểu tượng của họ, Mũ nồi Xanh (Green Beret.) Continue reading “21/09/1961: Lực lượng Đặc biệt Số 5 được thành lập”

‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam

Nguồn: Robert K. Brigham, “A Lost Chance for Peace in Vietnam,” The New York Times, 16/06/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có lẽ không có câu hỏi nào ám ảnh một cách đáng ngại trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam trong năm 1967 hơn câu: Nếu Mỹ và các đối thủ ở Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận hoà bình chấp nhận được trước cuộc leo thang lớn Tết Mậu Thân 1968 thì có thể mạng sống của hàng trăm nghìn người đã được cứu. Liệu một hòa ước như vậy có khả thi hay không?

Trong nhiều năm, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã nghiên cứu khả năng này. Nhiều người cho rằng chiến tranh leo thang là không thể đảo ngược, rằng số phận chung của các đối thủ của Mỹ ở Việt Nam là định mệnh, như thực tế đã cho thấy. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một hướng mới. Viễn cảnh hoà bình có thể đã sáng sủa hơn những gì người ta nghĩ. Như trêu ngươi, một cách tiếp cận đã suýt thành công: đó là các cuộc hội đàm bí mật giữa Washington và Hà Nội bắt đầu từ tháng 6 năm 1967, dưới mật danh “Pennsylvania.” Continue reading “‘Liên lạc Pennsylvania’: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ ở Việt Nam”

15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị

Nguồn: South Vietnamese forces retake Quang Tri City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm thành cổ Quảng Trị sau bốn ngày chiến đấu dữ dội, đồng thời tuyên bố rằng hơn 8.135 lính Bắc Việt đã bị tiêu diệt trong trận đánh.

Lực lượng Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, được gọi là Chiến dịch Nguyễn Huệ hay “Chiến dịch Phục sinh” vào ngày 31/03, với ba mục tiêu chính là Quảng Trị nằm về phía nam khu vực phi quân sự, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc, chỉ cách Sài Gòn 60 dặm về phía Bắc. Continue reading “15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị”

14/09/1966: Bắt đầu Chiến dịch Attleboro tại Chiến khu C

Nguồn: Operation Attleboro is launched in War Zone C, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Lực lượng Dã chiến II (U.S. II Field Force) đã phát động Chiến dịch Attleboro bằng một cuộc tấn công được thực hiện bởi Lữ đoàn Bộ binh nhẹ 196 chống lại các lực lượng của Việt Cộng nằm gần biên giới Campuchia trong Chiến khu C (gần Tây Ninh, 50 dặm về phía tây bắc Sài Gòn, thuộc Vùng III Chiến thuật ).

Khi phe Cộng sản thể hiện ý định sẵn sàng chiến đấu, chỉ huy của phía Mỹ, Trung tướng Jonathan Seaman đã gửi quân tiếp viện từ Sư Đoàn Bộ Binh 1; Lữ Đoàn Không Quân 173; một lữ đoàn từ Sư Đoàn Bộ Binh 4 và 25 của Mỹ; và một đội quân từ một sư đoàn Nam Việt Nam. Trước khi chiến dịch kết thúc, hơn 20.000 quân Mỹ và lính Nam Việt Nam đã tham gia, biến nó trở thành chiến dịch lớn nhất vào thời điểm đó. Sau hơn sáu tuần đụng độ, lực lượng Việt Cộng hứng chịu thương vong 1.106 người và phải lui về căn cứ địa tại Campuchia. Continue reading “14/09/1966: Bắt đầu Chiến dịch Attleboro tại Chiến khu C”

01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ

Nguồn: McGovern-Hatfield amendment defeated in the Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ Dự luật McGovern-Hatfield với tỷ lệ phiếu 55-39. Được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ George McGovern từ bang South Dakota và Mark Hatfield từ bang Oregon, dự luật này đặt ra thời hạn để Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam là ngày 31/12/1971. Thượng viện cũng đã từ chối, với tỷ lệ phiếu 71-22, một đề nghị cấm Quân đội Mỹ phái thêm lính tới Việt Nam. Dù đã thất bại trong cả hai phương án này, dự luật đã cho thấy cách thức tiến hành chiến tranh của Tổng thống Nixon đang gặp phải sự không hài lòng ngày càng gia tăng. Continue reading “01/09/1970: Dự luật McGovern-Hatfield bị bác bỏ”