06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn

Nguồn: Frank family takes refuge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tại đất nước Hà Lan đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng, cô bé gốc Do Thái, Anne Frank, 13 tuổi, tác giả của cuốn Nhật ký của Anne Frank nổi tiếng sau n ày, cùng với gia đình của mình đã bị buộc phải trú ẩn trong một khu nhà máy bí mật ở Amsterdam. Một ngày trước đó, chị gái của Anne, Margot, đã nhận được một thông báo yêu cầu trình diện tại “trại tập trung” của Đức Quốc xã.

Anne sinh ra ở Đức vào ngày 12/06/1929, sau đó em và gia đình đã trốn sang Amsterdam vào năm 1933 để thoát khỏi cuộc bức hại của Đức Quốc xã. Vào mùa hè năm 1942, khi quân Quốc xã đến chiếm đóng Hà Lan, Anne, khi ấy đã 12 tuổi, bắt đầu viết cuốn nhật ký kể lại cuộc sống hàng ngày của mình, về quan hệ của em với gia đình và bạn bè, và những quan sát về thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm xung quanh em. Ngày 06/07, vì lo sợ bị đưa đến đến một trại tập trung của Đức Quốc xã, gia đình nhà Frank đã tới trú ẩn trong một nhà máy do những người Công giáo điều hành. Trong hai năm tiếp theo, với lời dọa giết của các sĩ quan Đức Quốc xã tuần tra ngay bên ngoài nhà kho, Anne đã viết một cuốn nhật ký với sự châm biếm, hài hước và cả những thông tin chi tiết. Continue reading “06/07/1942: Gia đình Anne Frank tìm nơi trú ẩn”

30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’

Nguồn: Night of the Long Knives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, tại Đức, lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler đã ra lệnh thanh trừng đảng chính trị của mình, cho ám sát hàng trăm người phát xít mà ông tin rằng có khả năng trở thành kẻ thù chính trị trong tương lai. Các lãnh đạo của “Sư đoàn bão táp” (Sturmabteilung), với 4 triệu thành viên đã giúp đưa Hitler lên nắm quyền vào đầu những năm 1930, nay lại trở thành mục tiêu chính. Hitler lo ngại rằng một số người đã quá nghiêm túc với chiến dịch tuyên truyền “Chủ nghĩa xã hội quốc gia” mà ông đưa ra trước đó, nên họ có thể vô hiệu hóa kế hoạch đàn áp quyền của người lao động mà Hitler đề xuất nhằm giúp nền công nghiệp Đức chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Continue reading “30/06/1934: Sự kiện ‘Đêm của những con dao dài’”

15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng

Nguồn: The “Blobel Commando” begins its cover-up of atrocities, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Paul Blobel, một đại tá thuộc lực lượng SS-Standartenführer, đã được giao nhiệm vụ điều phối việc tiêu hủy các bằng chứng về sự tàn bạo của Đức Quốc Xã – đó là việc thảm sát người Do Thái ở Châu Âu một cách có hệ thống.

Khi mùa hè năm 1943 đến gần, phe Đồng Minh đã bắt đầu giành chiến thắng trước các tiền đồn của phe Trục, cụ thể là ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Heinrich Himmler, lãnh đạo của SS – đội quân cảnh vệ tinh nhuệ của Đức Quốc Xã, khi đó đã phát triển thành một lực lượng khủng bố bán quân sự – đã bắt đầu nghĩ đến khả năng Đức có thể thất bại, và lo lắng rằng việc thảm sát hàng loạt người Do Thái và tù binh Liên Xô sẽ bị phát hiện. Continue reading “15/06/1943: Phát xít Đức che đậy các vụ diệt chủng”

29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo

Nguồn: Jews in Paris are forced to sew a yellow star on their coats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, theo lời khuyên của Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc Xã Joseph Goebbels, Adolf Hitler đã ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Paris (vốn đang bị Đức chiếm đóng) phải may một ngôi sao màu vàng ở phía bên trái áo khoác của họ.

Joseph Goebbels đã xác định việc bức hại, và cuối cùng là tiêu diệt, người Do Thái là một ưu tiên cá nhân ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Ông ta thường ghi chép trong nhật ký những câu kiểu như: “Họ không còn là con người mà là quái thú” và “Người Do Thái … đang được di tản về phía đông. Việc hành hình khá dã man và không nên được mô tả rõ ràng ở đây. Sẽ chẳng còn nhiều người Do Thái nữa.” Continue reading “29/05/1942: Người Do Thái Paris phải may sao vàng trên áo”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler

Nguồn: General Fromm executed for plot against Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, chỉ huy lực lượng quân dự bị Đức, Tướng Friedrich Fromm, đã bị xử bắn vì tham gia vào âm mưu ám sát Quốc trưởng hồi tháng 07. Dù Fromm chỉ tham gia nửa vời nhưng vẫn chẳng thoát khỏi án tử.

Vào thời điểm năm 1944, nhiều quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm rằng Hitler phải chết. Ông ta đã đưa nước Đức vào cuộc chiến “tự sát” trên cả hai mặt trận, và họ tin rằng ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Theo kế hoạch, đảo chính sẽ xảy ra theo sau vụ ám sát, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu nước Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn trong tay của quân Đồng minh. Continue reading “19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler”

26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân

Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.

Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe. Continue reading “26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân”

18/02/1943: Lãnh đạo kháng chiến ‘Hoa Hồng Trắng’ bị bắt

Nguồn: Nazis arrest White Rose resistance leaders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Hans Scholl và em gái Sophie, hai nhà lãnh đạo của nhóm thanh niên Đức Hoa Hồng Trắng (Weisse Rose), đã bị cảnh sát mật Gestapo bắt giữ vì chống đối chế độ Đức Quốc xã.

Hoa Hồng Trắng là tổ chức của sinh viên đại học (chủ yếu là sinh viên y khoa) nhằm chống lại Hitler và chế độ của hắn. Người sáng lập, Hans Scholl, là một cựu thành viên của Đoàn Thanh niên Hitler (Hitler Youth), nhưng sau đó đã trở nên căm ghét tư tưởng Đức Quốc Xã khi mục đích thực sự của nó dần lộ diện. Là sinh viên tại Đại học Munich trong năm 1940-1941, Scholl đã đọc về hai tác giả Công giáo La Mã, những người làm chuyển hướng hoàn toàn cuộc đời anh. Chuyển từ y học sang tôn giáo, triết học và nghệ thuật, Scholl đã tập hợp một nhóm bạn bè có cùng chí hướng, cùng là những người khinh thường Đức Quốc Xã, và Hoa Hồng Trắng ra đời. Continue reading “18/02/1943: Lãnh đạo kháng chiến ‘Hoa Hồng Trắng’ bị bắt”

30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức

Nguồn: Adolf Hitler is named chancellor of Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Tổng thống Paul von Hindenburg đã chọn Adolf Hitler – lãnh đạo (fÜhrer) của Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa Đức (Đảng Quốc xã) – trở thành Thủ tướng Đức.

Năm 1932 là thời điểm mà Hitler nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở Đức, chủ yếu là do sự thất vọng của người dân Đức trước nền kinh tế ảm đạm, cùng vết thương vẫn còn mưng mủ gây ra bởi thất bại trong Thế chiến I và những điều khoản khắc nghiệt trong Hòa ước Versailles. Thế nên Hitler, một diễn giả lôi cuốn, đã khéo léo biến những bất mãn với chính quyền hậu chiến Weimar thành sự ủng hộ cho Đảng Quốc xã non trẻ của mình. Trong cuộc bầu cử tháng 07/1932, Đảng Quốc xã đã giành 230 ghế, và cùng với Đảng Cộng sản, đảng lớn thứ hai, chiếm hơn một nửa số ghế trong Hạ viện (Reichstag). Continue reading “30/01/1933: Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức”

Tài sản của Hitler được xử lý như thế nào?

Nguồn:What happened to Hitler’s property“, History, 14/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi còn trẻ, Hitler là một nghệ sĩ chật vật với ít tiền bạc và phải sống trong các nhà trọ. Ông chiến đấu trong Thế chiến I, sau đó tham gia hoạt động năng nổ trong Đảng Quốc xã mới được thành lập. Sau cuộc đảo chính tại nhà hàng bia ở Munich vào năm 1923, trong đó Hitler và các phần tử phát xít đã phát động một cuộc đảo chính thất bại chống lại chính quyền bang Bavaria, ông bị tống vào tù vì tội phản quốc. Continue reading “Tài sản của Hitler được xử lý như thế nào?”

Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)

nazi-1

Tác giả: Mai Lễ Nô En

I. NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM XÓA BỎ HÒA ƯỚC VERSAILLES (1933-1936)

Trong quan hệ quốc tế từ năm 1933 đến năm 1936, mối quan tâm duy nhất của Hitler là làm sao để Đức có thể trở thành một cường quốc nhằm thực hiện mục tiêu địa chính trị lâu dài, thống trị Tây Âu và mở rộng lãnh thổ về phía Đông. Một trong những bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là vô hiệu hóa Hòa ước Versailles. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, Hitler chú trọng thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng từng bước một xóa bỏ Hòa ước Versailles

Hitler rút lui khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và Hội Quốc liên trên cơ sở cho rằng Pháp không đồng ý bình đẳng vũ khí cho Đức. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Đức đã sẵn sàng để giải giới nếu như các nước khác cũng làm như vậy và ông chỉ muốn hòa bình. Đây là một trong những chiến thuật “yêu chuộng hòa bình” của Hitler. Hitler luôn có những hành động táo bạo, trong khi đó lại đưa ra hàng loạt bài phát biểu yêu chuộng hòa bình vì ông biết họ muốn nghe. Hơn nữa, hành động đó có thể hạn chế sự kiểm soát của nước ngoài đối với Đức. Continue reading “Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)”

09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái

cua-kinh-vo

Nguồn: Nazis launch Kristallnacht, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, trong một sự kiện báo hiệu trước Thảm sát Holocaust, quân Đức Quốc xã đã khởi động một chiến dịch khủng bố các cơ sở kinh doanh của người Do Thái tại Đức và Áo. Đợt tấn công, kéo dài tới ngày 10/11, sau này được biết đến với tên gọi Kristallnacht (Đêm của những cửa kính vỡ).

Hàng loạt cửa sổ của những cửa hàng của người Do Thái đã bị đập vỡ, khoảng 100 người Do Thái bị thiệt mạng, 7.500 cơ sở kinh doanh của người Do Thái bị hư hại và hàng trăm hội đường, nhà cửa, trường học, nghĩa trang bị phá hoại. Ước tính có khoảng 30.000 người Do Thái đã bị bắt giữ, nhiều người trong số này sau đó được gửi đến các trại tập trung trong vài tháng và chỉ được thả ra khi họ hứa sẽ rời khỏi nước Đức. Kristallnacht là dấu hiệu của sự leo thang các chiến dịch do Adolf Hitler khởi xướng vào năm 1933, khi ông ta lên làm Thủ tướng và tuyên bố sẽ “thanh tẩy” dân Do Thái khỏi nước Đức. Continue reading “09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái”

01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II

Germany Surrenders

Nguồn:Nazi Germany Surrenders in World War II,” The New York Times, 07/05/2012.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Đức ký một thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện tại trụ sở chính của quân Đồng Minh ở Reims, Pháp, có hiệu lực vào ngày hôm sau, kết thúc cuộc xung đột của châu Âu trong Thế chiến II.

Tờ New York Times đã đăng một bài viết của hãng AP dưới tiêu đề “Cuộc chiến ở châu Âu đã kết thúc!” Bài báo này viết, “[Người Đức] được hỏi một cách thẳng thắn rằng họ có hiểu những điều khoản đầu hàng được áp đặt lên nước Đức và nước Đức sẽ có trách nhiệm thực hiện chúng hay không. Họ trả lời, ‘Có.’ Đức, đất nước bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Ba Lan, theo sau là các cuộc xâm lược liên tiếp và sự bạo tàn trong các trại tập trung, đã đầu hàng với lời thỉnh cầu những nước chiến thắng dành lòng cảm thông cho người dân và quân đội Đức.” Continue reading “07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II”

Các bức họa Đức Quốc xã cướp được trả lại ra sao?

tac pham nghe thuat, phat xit Duc

Nguồn: How is Nazi-looted art returned?”, The Economist, 12/01/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 11/2013, các nhà chức trách Đức tiết lộ rằng hơn 1.400 tác phẩm nghệ thuật có giá trị đã được tịch thu từ một căn hộ ở Munich của Cornelius Gurlitt,[1] một cụ già tám mươi tuổi sống ẩn dật. Kho tàng này bao gồm đầy đủ các loại hình nghệ thuật tiên phong mà phát xít Đức coi là “thoái hóa” và dỡ khỏi các bảo tàng quốc gia Đức, chẳng hạn như các tác phẩm của Picasso, Chagall, Matisse và Beckmann, cũng như những tác phẩm quý lâu đời hơn, chẳng hạn như các bản khắc của Albrecht Dürer. Một số tác phẩm có thể là của những người Do Thái bị buộc phải chạy trốn hoặc bị đưa đến các trại tập trung. Những người thừa kế còn sống sót và các viện bảo tàng nói rằng họ là chủ sở hữu hợp pháp của những bức tranh này. Vậy, các tác phẩm nghệ thuật bị phát xít Đức cướp sẽ được trả lại như thế nào? Continue reading “Các bức họa Đức Quốc xã cướp được trả lại ra sao?”

21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại

von

Nguồn:Another plot to kill Hitler foiled”, History.com (truy cập 21/3/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, âm mưu thứ hai trong một tuần của một số quân nhân nhằm ám sát Hitler đã thất bại.

Từ mùa hè năm 1941, Trung tướng Henning von Tresckow, một thành viên của Tập đoàn Quân Trung ương dưới quyền Đại tướng Fedor von Bock, đã lãnh đạo nhiều âm mưu ám sát Adolf Hitler. Cùng với nhân viên của mình là Trung úy Fabian von Schlabrendorff, cùng hai kẻ âm mưu khác, những người tin rằng Hitler đang dẫn nước Đức đến chỗ ô nhục, Tresckow đã lên kế hoạch bắt giữ vị Quốc trưởng khi ông đến thăm trụ sở chính của Tập đoàn quân tại Borisov, lúc đó đóng trong lãnh thổ Liên Xô. Nhưng sự ngây thơ của họ trong vấn đề này trở nên rõ ràng khi Hitler được bao quanh bởi các vệ sĩ SS và ngồi trong một chiếc xe trong một đội hình xe. Họ không bao giờ có cơ hội lại được gần Hitler. Continue reading “21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại”

20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử

Nguồn:Nuremberg war-crimes trials begin,” History.com (truy cập ngày 19/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, một tòa án quân sự của Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu tiến hành một loạt phiên tòa xét xử các bị cáo tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trong Thế chiến II. 24 cựu quan chức Đức Quốc xã đã bị đưa ra xét xử, và sau khi phiên tòa kết thúc một năm sau đó, một nửa trong số đó bị kết án tử hình bằng cách treo cổ.

Những phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh này được trao quyền theo Hiệp định London, được Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, và chính phủ lâm thời của Pháp ký vào tháng 8 năm 1945. Ở thời điểm đó người ta thống nhất rằng các quan chức phe Trục tiến hành các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể sẽ được xét xử bởi một tòa án chiến tranh quốc tế (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Tokyo – Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông). 19 quốc gia khác sau này cũng tham gia hiệp định này. Continue reading “20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử”

19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad

Stalingrad Battle

Nguồn:Soviet counterattack at Stalingrad,” History.com (truy cập ngày 18/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Georgi Zhukov đã mở chiến dịch Sao Thiên Vương, cuộc phản công lớn giúp xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi cho Liên Xô so với Đức trong trận Stalingrad (17/07/1942–02/02/1943).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp những điều khoản của Hiệp ước Xô-Đức 1939, Đức Quốc xã vẫn phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân tinh nhuệ, quân đội Đức nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, gây tổn thất rất lớn cho Hồng quân và nhân dân Xô viết. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh phe Trục, Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và bao vây các thành phố lớn của Liên Xô là Leningrad và Moskva vào giữa tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, phía Liên Xô đã cầm cự được, và mùa đông sắp đến đã buộc Đức phải tạm dừng cuộc tấn công. Continue reading “19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad”

Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?

2015-10-28-1

Nguồn: “What is Operation Paperclip?”, History.com (truy cập ngày 28/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Khi Thế Chiến II bước vào giai đoạn cuối, các tổ chức của Mỹ và Anh đã cùng nhau lùng sục khắp lãnh thổ nước Đức bị chiếm đóng để lấy tất cả những nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự mà họ có thể tìm được. Theo sau các lực lượng chiến đấu của quân Đồng Minh, các tổ chức như Tiểu ban Mục tiêu Tình báo Hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu tịch thu các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, và thẩm vấn các nhà khoa học tại các cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân Đồng Minh chiếm được. Một tài liệu quan trọng đã được tìm thấy trong một phòng vệ sinh tại ĐH Bonn, đó là Danh sách Osenberg: một bản danh sách ghi lại tên những nhà khoa học và kỹ sư đã phải làm việc cho Đế chế thứ Ba. Continue reading “Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?”

07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái

34805

Nguồn:Himmler decides to begin medical experiments on Auschwitz prisoners,” History.com (truy cập ngày 06/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Heinrich Himmler, người đứng sau nạn diệt chủng của Đức Quốc xã, cùng với ba người khác, trong đó có một bác sĩ, đã quyết định sẽ bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên các nữ tù nhân bị giam giữ trong trại tập trung Auschwitz và khảo sát việc mở rộng những thí nghiệm này trên nam giới.

Himmler, kiến trúc sư của chương trình thảm sát người Do Thái ở châu Âu của Hitler, đã triệu tập một hội nghị ở Berlin để thảo luận về những triển vọng cho việc sử dụng tù nhân trong các trại tập trung làm đối tượng cho các cuộc thí nghiệm y học. Trong số những người tham gia hội nghị có trưởng cơ quan Thanh tra trại tập trung, đại tướng thuộc lực lượng Đội cận vệ (SS) Richard Glücks (bác sĩ trưởng), Thiếu tướng SS Karl Gebhardt, và giáo sư Carl Clauberg (một trong những bác sĩ phụ khoa hàng đầu của Đức). Continue reading “07/07/1942: Đức quyết định thí nghiệm y học trên tù nhân Do Thái”