07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng

07

Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lúc 7 giờ 55 phút sáng, theo giờ Hawaii, một máy bay ném bom của Nhật Bản với biểu tượng Húc Nhật kỳ đã xuất hiện trên bầu trời đảo Oahu, theo sau là 360 máy bay chiến đấu cũng của Nhật. Tất cả tấn công dữ dội vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công bất ngờ này giáng một đòn nghiêm trọng lên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và buộc Mỹ phải chính thức tham gia Thế chiến II.

Sau thất bại trong đàm phán ngoại giao với Nhật Bản, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và các cố vấn của ông biết rằng sẽ có khả năng người Nhật tấn công, nhưng chẳng có biện pháp nào được thực hiện để tăng cường an ninh tại căn cứ hải quân quan trọng ở Trân Châu Cảng. Continue reading “07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng”

06/12/1865: Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ

06

Nguồn: 13th Amendment ratified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, Tu chính án thứ 13 của Hiến pháp Mỹ đã được phê chuẩn, chính thức chấm dứt chế độ nô lệ. “Không có bất cứ nô lệ hay nô lệ tự nguyện nào, ngoại trừ trường hợp đó là bản án hợp lệ cho tội phạm, được tồn tại ở nước Mỹ, hoặc bất cứ nơi nào thuộc quyền tài phán của nước Mỹ.” Với những lời này, sự thay đổi lớn nhất sau Nội chiến Mỹ đã chính thức được ghi nhận trong Hiến pháp. Continue reading “06/12/1865: Mỹ chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ”

03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc

03

Nguồn: Bush and Gorbachev suggest Cold War is coming to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, trong cuộc họp ngoài khơi bờ biển Malta, Tổng thống Mỹ George Bush và Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra tuyên bố rằng những thù hận kéo dài trong Chiến tranh Lạnh có lẽ đã đi đến hồi kết. Còn các nhà bình luận Mỹ và Liên Xô thì thậm chí còn đi xa hơn khi tuyên bố rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Cuộc đàm phán là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức giữa hai nhà lãnh đạo. Bush và các cố vấn của ông rất lạc quan về lần gặp mặt này, hy vọng sẽ tiếp tục vấn đề kiểm soát vũ khí mà chính quyền Reagan trước đó đã đạt được. Còn Gorbachev cũng đã lên tiếng mong muốn sẽ có quan hệ tốt hơn với Mỹ, để ông có thể theo đuổi chương trình cải cách trong nước. Gorbachev thể hiện rằng cuộc đàm phán đã đánh dấu một bước quan trọng đầu tiên hướng tới kết thúc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “03/12/1989: Bush và Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc”

01/12/1824: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống

01

Nguồn: Congress decides outcome of presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1824, lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ đã quyết định kết quả bầu cử tổng thống, với phần thắng nghiêng về John Quincy Adams. Một điều khoản trong Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp Mỹ đã trao cho Quốc hội quyền quyết định kết quả bầu cử nếu không có ứng viên nào nhận được đa số phiếu đại cử tri.

Trong giai đoạn 1823–1824, đã có bốn ứng cử viên ra vận động tranh cử Tổng thống và họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ khu vực mình sinh sống. Ứng cử viên đầu tiên là John Quincy Adams – con trai của cựu Tổng thống, đồng thời là người cha lập quốc John Adams – đại diện của New England. Ông ủng hộ chủ nghĩa liên bang, luôn tin tưởng vào sức mạnh của một chính quyền trung ương tập trung. Continue reading “01/12/1824: Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống”

29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng

29

Nguồn: McNamara resigns as Secretary of Defense, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Robert S. McNamara đã tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sẽ trở thành chủ tịch Ngân hàng Thế giới.

McNamara, cựu Chủ tịch Ford Motor, đã từng là Bộ trưởng Quốc phòng dưới hai đời Tổng thống Mỹ là John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson, từ năm 1961 đến năm 1968. Ông là người khởi xướng việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam và khuyến khích Tổng thống Johnson leo thang chiến tranh vào năm 1964, nhưng sau đó lại tự nghi vấn chính sách của Mỹ và cuối cùng thì chủ trương kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. Continue reading “29/11/1967: McNamara từ chức Bộ trưởng Quốc phòng”

26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên

26

Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát

22

Nguồn: Kennedy becomes fourth president to be assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, cả nước Mỹ bàng hoàng trước vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Kennedy đang ngồi trong một chiếc xe mui trần ở Dallas, Texas thì bị tay súng Lee Harvey Oswald bắn ba phát. Hắn ngắm bắn từ một cửa sổ cao ở một tòa nhà gần đó. Kennedy đã chết trên đường đến bệnh viện Dallas và trở thành là Tổng thống Mỹ thứ tư trong lịch sử bị ám sát.

Abraham Zapruder, một người đứng gần đó, đã vô tình chụp lại vụ ám sát Tổng thống. Những bức ảnh này đã mô tả lại cái chết của JFK và kể từ đó đã được phân tích chi tiết nhằm cố gắng tìm ra bằng chứng về âm mưu đằng sau cái chết của vị Tổng thống. Continue reading “22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát”

20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin

20

Nguồn: American consul in China held “hostage” by communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, trong một sự cố bắt đầu tưởng chừng rất nhỏ, toàn bộ nhân viên Lãnh sự quán Mỹ ở Phụng Thiên (Mukden, hiện là Thẩm Dương), Trung Quốc, đã bị phe cộng sản giữ làm con tin. Và khủng hoảng đã không kết thúc mãi cho đến một năm sau đó, khiến cho quan hệ giữa Mỹ và chính quyền cộng sản Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.

Phụng Thiên vốn là một trong những trung tâm thương mại lớn đầu tiên ở Trung Quốc bị lực lượng cộng sản của Mao chiếm vào tháng 10/1948, trong cuộc cách mạng chống lại chính phủ Quốc Dân Đảng. Tháng 11, Tổng Lãnh Sự Mỹ, Angus Ward, từ chối giao máy phát vô tuyến của lãnh sự quán cho phe cộng sản. Để đáp trả, binh lính đã bao vây lãnh sự quán, giam giữ Ward và 21 nhân viên. Phía Trung Quốc cắt đứt tất cả mọi liên lạc, cũng như điện và nước. Trong nhiều tháng, gần như không có tin tức nào từ Ward và các nhân viên lãnh sự. Continue reading “20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin”

18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia

18

Nguồn: Nixon appeals to Congress for funds for Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Nixon đã yêu cầu Quốc Hội viện trợ cho chính quyền Campuchia của Thủ tướng Lon Nol. Cụ thể, ông đề xuất viện trợ thêm 155 triệu USD cho Campuchia – trong đó 85 triệu USD sẽ được dùng vào hỗ trợ quân sự, chủ yếu dưới dạng đạn dược. Nixon cũng yêu cầu trao cho Campuchia một khoản tiền 100 triệu USD lấy từ nguồn kinh phí hàng năm dành cho nước ngoài, vốn thuộc “quyền quyết định của Tổng thống”. Ông muốn dùng nguồn tiền này để giúp chính quyền Lon Nol ngăn cản Campuchia rơi vào tay phe Khmer Đỏ cộng sản và đồng minh Bắc Việt Nam của họ. Lon Nol là một vị tướng Campuchia, người đã lật đổ chính phủ Hoàng thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970. Ông và quân đội của mình, Lực lượng Vũ trang Quốc gia Khmer (Forces Armées Nationales Khmères – FANK), đã tham gia vào một cuộc tranh đấu tuyệt vọng với phe cộng sản nhằm giành quyền kiểm soát các vùng nông thôn Campuchia. Continue reading “18/11/1970: Nixon yêu cầu viện trợ cho Campuchia”

16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ

16

Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức. Continue reading “16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ”

15/11/1777: Các Điều khoản Hợp bang được thông qua

15

Nguồn: Articles of Confederation adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, sau 16 tháng tranh luận, Quốc hội Lục địa, nhóm họp tại thủ đô tạm thời – York, Pennsylvania, đã đồng ý thông qua Các điều khoản Hợp bang. Nhưng phải đến ngày 01/03/1781, Maryland – bang cuối cùng trong 13 bang thuộc địa – mới hoàn tất phê chuẩn văn bản thỏa thuận.

Năm 1777, các nhà lãnh đạo ái quốc, trước sự đàn áp của người Anh, bất đắc dĩ đã phải thành lập một chính phủ có quyền lực cao hơn các bang độc lập để điều hành công việc của đất nước. Các điều khoản Hợp bang, khi ấy thực ra chỉ tạo ra một liên bang lỏng lẻo từ các bang của Mỹ. Quốc Hội chỉ có một viện duy nhất, mỗi tiểu bang có một phiếu biểu quyết, và một người sẽ được bầu làm chủ tịch Quốc Hội. Continue reading “15/11/1777: Các Điều khoản Hợp bang được thông qua”

14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản

14

Nguồn: United States gives military and economic aid to communist Yugoslavia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, trong một diễn biến đáng ngạc nhiên, Tổng thống Harry Truman yêu cầu Quốc Hội Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho đất nước Nam Tư cộng sản. Hành động này là một phần trong chính sách của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn sự chia rẽ giữa Nam Tư và Liên Xô.

Sau Thế chiến II, lực lượng cộng sản của Josip Broz Tito lên nắm quyền kiểm soát Nam Tư. Người Mỹ đã ủng hộ Tito trong suốt cuộc chiến, khi lực lượng của ông chiến đấu chống lại Đức Quốc xã xâm lược. Sang giai đoạn hậu chiến và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, chính sách của Mỹ đối với Nam Tư trở nên cứng rắn hơn. Mỹ coi Tito đơn giản là một công cụ để Liên Xô mở rộng sang Đông và Nam Âu. Nhưng tới năm 1948, Tito công khai chống lại Stalin, mặc dù ông vẫn tiếp tục tuyên bố trung thành với ý thức hệ cộng sản. Từ đó về sau, Tito tuyên bố, Nam Tư sẽ tự quyết định và thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của mình mà không cần Liên Xô can thiệp. Continue reading “14/11/1951: Mỹ viện trợ cho Nam Tư cộng sản”

13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập

13

Nguồn: Congress revises the Neutrality Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Quốc Hội Mỹ đã quyết định sửa đổi Đạo luật Trung lập năm 1935, theo đó cho phép tàu buôn Mỹ được qua lại các vùng chiến sự, và do đó cũng đưa các tàu Mỹ đến sát bờ vực chiến tranh.

Tháng 8/1935, vì dự đoán sẽ diễn ra một cuộc chiến tranh châu Âu và cũng bởi đang theo đuổi một chính sách đối ngoại biệt lập, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Trung lập, cấm các tập đoàn Mỹ bán vũ khí cho bất kỳ bên tham chiến nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai. Đây là một tín hiệu không mấy tốt đẹp cho tất cả các chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân, cả trong và ngoài nước, rằng Mỹ sẽ không tham gia vào những cuộc chiến tranh nước ngoài. Chưa đầy hai năm sau, một Đạo luật Trung lập thứ hai được thông qua, cấm xuất khẩu vũ khí cho cả hai phe trong Nội chiến Tây Ban Nha. Continue reading “13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập”

08/11/1960: John F. Kennedy đắc cử Tổng thống

08

Nguồn: John F. Kennedy elected president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, John F. Kennedy trở thành người trẻ nhất được bầu làm Tổng thống Mỹ với chiến thắng sít sao trước Phó Tổng thống Đảng Cộng hòa, Richard Nixon. Ông cũng là người Công giáo đầu tiên trở thành Tổng thống.

Chiến dịch tranh cử đã diễn ra rất khó khăn. Lần đầu tiên các ứng viên tổng thống tham gia tranh luận trên truyền hình. Nhiều nhà quan sát tin rằng sự điềm đạm và nét quyến rũ của Kennedy trong bốn cuộc tranh luận đã làm nên khác biệt trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Tuy nhiên, các vấn đề tranh luận cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử, và chính sách đối ngoại là một bất đồng lớn giữa Kennedy và Nixon. Nixon tìm mọi cách mô tả Kennedy là còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm để xử lý vấn đề ngoại giao Chiến tranh Lạnh của Mỹ. (Nixon thực ra cũng chỉ lớn hơn Kennedy vài tuổi.) Continue reading “08/11/1960: John F. Kennedy đắc cử Tổng thống”

06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam

06

Nguồn: General Minh takes over leadership of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau cuộc đảo chính ngày 01/11/1963, với kết quả là Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Tướng Dương Văn Minh trở thành nhà lãnh đạo của miền Nam Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng (nhóm các tướng lĩnh bất đồng chính kiến, những người đã tiến hành cuộc đảo chính). Continue reading “06/11/1963: Dương Văn Minh lên lãnh đạo Nam Việt Nam”

04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ

04

Nguồn: Iranian students storm U.S. embassy in Tehran, leading to oil embargo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, hàng trăm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 con tin người Mỹ. Nhóm sinh viên này ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo bảo thủ Ayatollah Khomeini. Họ đòi trục xuất nhà lãnh đạo bị lật đổ của Iran, Shah Mohammed Reza Pahlevi, người đã trốn sang Ai Cập hồi tháng 1/1979, và tới tháng 11 thì được điều trị ung thư tại Mỹ. Sau cuộc tấn công của sinh viên, Tổng thống Jimmy Carter đã ra lệnh cấm vận hoàn toàn đối với dầu mỏ của Iran.

Lệnh cấm vận này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đã diễn ra từ đầu năm 1979. Một cuộc đình công trên các giếng dầu Iran và cuộc cách mạng vào tháng 1 đã làm gián đoạn nguồn cung dầu từ nước này. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng tăng giá dầu xuất khẩu. Continue reading “04/11/1979: Sinh viên Iran tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ”

03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ

03

Nguồn: Iran arms sales revealed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Tạp chí Ash Shiraa của Lebanon đưa tin rằng Mỹ đã bí mật bán vũ khí cho Iran trong một nỗ lực nhằm đảm bảo rằng bảy con tin Mỹ do các nhóm ủng hộ Iran ở Lebanon bắt giữ sẽ được thả. Bí mật này, được xác nhận bởi nguồn tin tình báo Mỹ vào ngày 06/11, đã gây sốc cho các quan chức không thuộc giới thân cận của Tổng thống Ronald Reagan, cũng như đi ngược lại chính sách liên bang. Ngoài việc vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Iran, việc bán vũ khí cũng đi ngược lại lời thề của Tổng thống Reagan rằng sẽ không bao giờ đàm phán với những kẻ khủng bố. Continue reading “03/11/1986: Bê bối Mỹ bán vũ khí cho Iran bị tiết lộ”

02/11/1948: Truman đánh bại Dewey

02

Nguồn: Truman defeats Dewey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 02/11/1948 đã trở thành ngày bất ngờ nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, khi ứng viên Đảng Dân chủ, Tổng thống đương nhiệm Harry S. Truman, đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa, Thống đốc bang New York Thomas E. Dewey, với chỉ hơn hai triệu phiếu bầu phổ thông. Nhiều ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử, kết quả từ các phân tích chính trị cũng như các cuộc thăm dò phần lớn đều ủng hộ Dewey. Thậm chí ngay trong đêm bầu cử, trước cả khi phiếu được kiểm xong, tờ Chicago Tribune đã sớm xuất bản một ấn phẩm với tiêu đề chính “DEWEY ĐÁNH BẠI TRUMAN.” Continue reading “02/11/1948: Truman đánh bại Dewey”

01/11/1950: Tổng thống Harry Truman bị ám sát hụt

01

Nguồn: An assassination attempt threatens President Harry S. Truman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Griselio Torresola và Oscar Collazo đã cố gắng ám sát Tổng thống Harry S. Truman tại Tòa nhà Blair (Nhà khách chính thức của Tổng thống) ở Washington. May mắn là Truman đã thoát nạn mà không bị thương.

Mùa thu năm 1950, do Nhà Trắng được sửa sang lại nên Tổng thống Truman và gia đình đến sống tại Tòa nhà Blair nằm gần đó, trên Đại lộ Pennsylvania. Chiều ngày 01/11, Truman và vợ khi ấy đang ở trên lầu thì bất ngờ nghe thấy tiếng huyên náo và tiếng súng nổ từ đằng trước ngôi nhà. Quả thực là cặp sát thủ đã đến sát cổng trước của Tòa nhà Blair và nổ súng. Continue reading “01/11/1950: Tổng thống Harry Truman bị ám sát hụt”