Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?

Nguồn: Catherine Merridale, “How German Condoms Funded the Russian Revolution”, The New York Times, 17/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái tên Vladimir Ilyich Lenin thường không liên quan đến những băng nhóm buôn lậu chợ đen hay trục lợi trong thời chiến. Là một người nổi tiếng đứng đắn, ông không có gen cho các phi vụ lăng nhăng. Tuy nhiên, các hoạt động tội phạm và đầu cơ đã giúp tài trợ các hoạt động của ông vào năm 1917. Một khoản tiền lớn mà Lenin cần để chuẩn bị cho Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười đã được chuyển qua một công ty xuất nhập khẩu chuyên buôn lậu dược phẩm, bút chì, và bao cao su của Đức. Continue reading “Bao cao su Đức đã tài trợ cho Cách mạng Nga ra sao?”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”

Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?

Nguồn: Sebastian Buckup, “A New Course for Economic Liberalism”, Project Syndicate, 12/07/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc Cách mạng Nông nghiệp, tiến bộ công nghệ luôn luôn thúc đẩy các lực lượng mang tính khuếch tán và tập trung đối lập nhau. Sự khuếch tán xảy ra khi các quyền lực và đặc quyền cũ bị xói mòn; sự tập trung xảy ra khi quyền lực và tầm với của những người đang kiểm soát các năng lực mới được mở rộng. Về phương diện này, cái gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư sẽ không phải là ngoại lệ.

Hiện tại, mâu thuẫn giữa khuếch tán và tập trung đang gia tăng ở mọi cấp độ của nền kinh tế. Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại tăng trưởng nhanh gấp đôi GDP, đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo. Nhờ toàn cầu hoá về vốn và tri thức, các nước có thể chuyển các nguồn lực sang các lĩnh vực có năng suất và tiền lương cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào việc khuếch tán sức mạnh thị trường. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tân tự do kinh tế đã hết thời?”

Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?

Nguồn: John Mecklin, “North Korean ‘crisis’ just a puppet show”, Reuters, 13/09/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù bao gồm nhiều sự kiện đáng quan ngại – phóng tên lửa đạn đạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tập trận và những cuộc đấu khẩu vô nghĩa – nhưng cuộc “khủng hoảng” Bắc Triều Tiên trong những tháng gần đây chủ yếu là một sô diễn được sáng tạo nên.

Một năm trước, khả năng Bắc Triều Tiên bắn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân vào Hoa Kỳ về cơ bản là bằng không; họ không có khả năng mở một cuộc tấn công như vậy. Nhưng Bình Nhưỡng đã đạt được những tiến bộ công nghệ kể từ đó. Continue reading “Khủng hoảng Triều Tiên chỉ là một sô diễn?”

So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên

Nguồn: Kaushik Basu, “The North Korean Missile Crisis”, Project Syndicate, 11/07/2017

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 02/01/2017, Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhắc đến nỗ lực của Bắc Triều Tiên trong việc phát triển một loại vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công nước Mỹ, đã đảm bảo với những người theo dõi Twitter của ông rằng, “Điều đó sẽ không xảy ra!”. Nhưng nó đã xảy ra.

Ngày 4 tháng 7 – Quốc khánh Mỹ – Bắc Triều Tiên đã tặng cho người Mỹ một món quà sinh nhật không mong muốn – họ đã thành công trong việc thử Hwasong-14, một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà theo lời các nhà phân tích thì có khả năng chạm đến Alaska. Tất cả công việc phải làm còn lại chỉ là thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để có thể lắp được vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) – một cột mốc có thể đạt được trong vài năm tới. Continue reading “So sánh khủng hoảng tên lửa Cuba và Triều Tiên”

Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm

Nguồn: Barry Eichengreen, “Asia’s Unhappy Anniversary”, Project Syndicate, 10/07/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 7 này kỷ niệm 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hay chính xác hơn, sự kiện đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng: sự kiện phá giá đồng baht Thái Lan. Trong khi những lễ kỷ niệm kiểu này không phải là một lý do tốt để ăn mừng, ít nhất chúng cũng mang lại một cơ hội để nhìn lại xem những gì đã thay đổi – và, không kém phần quan trọng, là những gì đã không thay đổi.

Các nguyên nhân của cuộc khủng khoảng đã gây nhiều tranh luận lúc đó và chúng vẫn còn được tranh luận đến ngày hôm nay. Các nhà quan sát phương Tây đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch và quan hệ quá mật thiết giữa các doanh nghiệp và các chính phủ Châu Á – cái mà họ gọi là “tư bản thân hữu.” Những nhà bình luận Châu Á, về phần mình, lại phê phán các quỹ đầu tư mạo hiểm vì đã gây mất ổn định các thị trường tài chính khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vì đã kê một đơn thuốc vốn chút nữa đã giết chết bệnh nhân. Continue reading “Nhìn lại Khủng hoảng Tài chính châu Á 1997 sau 20 năm”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”

Mục đích thực sự của chương trình hạt nhân Triều Tiên

Nguồn: Christopher R. Hill, “North Korea’s real strategy”, Project Syndicate, 20/06/2017.

Biên dịch: Dương Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân thường được miêu tả như một phản ứng “duy lý” trước các đòi hỏi chiến lược về an ninh quốc gia và sự tồn vong của chế độ Triều Tiên. Xét cho cùng, đất nước này bị bao quanh bởi các quốc gia lớn hơn, được cho là thù địch, và Triều Tiên không có các đồng minh mà họ có thể dựa vào để phòng thủ. Theo quan điểm này, có vẻ hợp lý khi Kim Jong-un không muốn lặp lại sai lầm của Saddam Hussein ở Iraq và Muammar el-Qaddafi của Libya, những người có lẽ sẽ vẫn còn sống và vẫn nắm quyền nếu họ có được vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, Triều Tiên muốn sở hữu vũ khí hạt nhân cho mục đích xâm lược nhiều hơn là vì lý do phòng thủ. Triều Tiên tìm đủ mọi cách để tách Mỹ khỏi Hàn Quốc – một sự chia tách sẽ cho phép thống nhất Bán đảo Triều Tiên theo điều kiện của Kim. Nói cách khác, Triều Tiên không chỉ muốn phòng thủ mà còn muốn chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này. Continue reading “Mục đích thực sự của chương trình hạt nhân Triều Tiên”

Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc

Nguồn: Brahma Chellaney, “Calling the Chinese Bully’s Bluff”, Project Syndicate, 08/08/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Trung Quốc càng tích lũy được thêm sức mạnh, nước này càng cố gắng để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại bằng những màn hù dọa và bắt nạt. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc đối đầu biên giới trên dãy Himalaya giữa nước này với quân đội Ấn Độ tiếp tục diễn ra, cách tiếp cận đó đang ngày càng bộc lộ những hạn chế một cách rõ nét.

Cuộc đối đầu hiện tại được châm ngòi từ giữa tháng 6, khi Bhutan, một đồng minh thân cận của Ấn Độ, phát hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng mở rộng một tuyến đường xuyên qua Doklam, một cao nguyên thuộc dãy Himalaya vốn thuộc về Bhutan nhưng bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Ấn Độ, nước bảo đảm an ninh cho đất nước Bhutan nhỏ bé, đã nhanh chóng đưa quân và trang thiết bị đến đó nhằm ngăn chặn việc xây dựng của Trung Quốc, quả quyết rằng tuyến đường đó – mà từ đây có thể bao quát điểm giao nhau giữa biên giới Tây Tạng, Bhutan, và bang Sikkim của Ấn Độ – đe dọa đến an ninh của chính nước này. Continue reading “Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc”

Bản năng đế quốc của Nga

Nguồn: Carl Bildt, “Russia’s Imperial Instinct”, Project Syndicate, 16/01/2017.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nước Nga lại một lần nữa là trung tâm của các cuộc tranh cãi chính sách ở nhiều nước phương Tây. Đây cũng là lần thứ ba liên tiếp một tân tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm kỳ với những tham vọng cải thiện các mối quan hệ song phương với Nga. Cần phải nhìn sâu hơn vào lịch sử của nhà nước Nga để hiểu được tại sao việc đạt được mục tiêu này là rất khó khăn.

Đến nay đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Liên bang Xô-viết tan rã; và năm 2017 sẽ đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga – cuộc Cách mạng lật đổ đế chế Nga hoàng kéo dài hàng trăm năm và vốn đã lung lay lúc đó. Một cách ngẫu nhiên, có những điểm tương đồng đáng chú ý giữa các giai đoạn theo sau sự kết thúc của từng thời kỳ đế quốc này. Continue reading “Bản năng đế quốc của Nga”

Eurozone: Cải cách hay là chết?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Eurozone Must Reform or Die”, Project Syndicate, 14/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với sự đắc cử của một Tổng thống trung dung có tư tưởng cải cách ở Pháp và nhiều khả năng là sự tái đắc cử của Thủ tướng Đức Angela Merkel, liệu có hy vọng nào cho dự án đồng tiền chung đang bị bế tắc ở châu Âu? Có thể, nhưng thêm một thập niên nữa tăng trưởng chậm, bị ngắt quãng bởi các biến động chu kỳ liên quan đến nợ vẫn nhiều khả năng xảy ra. Bằng một động thái kiên quyết hướng tới sự hội nhập về tài khóa lẫn ngân hàng, mọi thứ có thể sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng với việc thiếu đi các chính sách tăng cường sự ổn định và bền vững, những nguy cơ sụp đổ sau cùng vẫn lớn hơn.

Đúng vậy, trong ngắn hạn, có nhiều lý do để lạc quan. Năm vừa qua, khu vực đồng Euro đang trải qua một sự phục hồi vững chắc theo chu kỳ, vượt quá mong đợi hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác. Và không nghi ngờ gì nữa: sự đắc cử của Emmanuel Macron là một sự kiện cột mốc, làm gia tăng hy vọng rằng nước Pháp sẽ tái thúc đẩy nền kinh tế của họ một cách hiệu quả để trở thành một đối tác hoàn chỉnh và bình đẳng với nước Đức trong việc quản lý khu vực đồng Euro. Continue reading “Eurozone: Cải cách hay là chết?”

Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?

Nguồn: Ching Cheong, “Is a Sub-Cultural Revolution Threatening Hong Kong?”, The New York Times, 05/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào thời điểm này năm mươi năm trước, sự kiện được cho là vụ việc bạo lực và đau thương nhất trong lịch sử Hồng Kông kể từ sau Thế chiến II đã nổ ra. Ngày 06/05/1967, tranh chấp lao động tại một nhà máy sản xuất hoa giả bằng nhựa ở quận Kowloon đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kéo dài tám tháng, giết chết 51 người và làm bị thương 832 người khác, và trong một khoảng khắc ngắn ngủi, nó đã mang Cách mạng Văn hóa đến Hồng Kông.

Các nhân tố bên trong và bên ngoài đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này. Chính sách thuộc địa của chính phủ Anh đã làm gia tăng khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động, và người nghèo phải đối mặt với tình trạng đói nghèo hơn nữa sau khi có một dòng người tị nạn chạy trốn từ Trung Quốc cộng sản vào Hồng Kông. Trong khi đó ở đại lục, Cách mạng Văn hoá, vốn bắt đầu một năm trước đó, đang ngày càng trở nên cực đoan. Continue reading “Liệu ‘Tiểu cách mạng văn hóa’ có đe dọa Hồng Kông?”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!

Nguồn: Bob Orkand, “‘I Ain’t Got No Quarrel With Them Vietcong’”, The New York Times, 27/06/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 22/06/1967, tôi cầm lên một tờ Pacific Stars and Stripes – tờ báo chính thức của quân đội – ở Sài Gòn và tìm thấy trên trang nhất câu chuyện về Muhammad Ali, người mà một thẩm phán vừa mới kết án năm năm tù. Lúc đó, Muhammad Ali là võ sĩ quyền Anh vĩ đại nhất trên thế giới, thậm chí ngay cả sau khi ông bị tước danh hiệu vô địch hạng nặng thế giới vài tháng trước đó. Và tội ác của ông là gì? Từ chối quân dịch.

Việc buộc tội và kết án – ông đồng thời bị phạt 10.000 đô la – đã diễn ra hai ngày trước đó, nhưng phải mất khá nhiều thời gian để thông tin đó đến được Việt Nam. Đó thực sự không phải là một cú sốc: ông đầu tiên đã từ chối thủ tục nhập ngũ tại Trạm Tiếp nhận và Kiểm tra Tân binh Lực lượng vũ trang ở Houston vào mùa xuân năm đó, và từ chối được đưa vào Quân đội, nói rằng ông là một người phản đối có lương tâm – “Tôi không có thù ghét gì với Việt cộng cả”, ông nói với các phóng viên. Continue reading “Muhammad Ali: Tôi chẳng thù ghét gì Việt cộng cả!”

Lenin có phải là gián điệp của Đức?

Nguồn: Sean Mcmeekin, “Was Lenin a German Agent?”, The New York Times, 19/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16/04/1917, sau gần hai thập niên sống lưu vong ở nước ngoài, Vladimir Ulyanov, nhà cách mạng Nga thường được biết đến với bí danh Lenin, đã đến Ga Phần Lan của thành phố St. Petersburg sau một hành trình vòng vèo từ Thụy Sĩ. Ông đã ngay lập tức có một bài phát biểu mạnh mẽ và một chương trình chính trị cấp tiến gọi là “Luận cương Tháng Tư” (April Theses). Nước Nga, thế giới, và chính trị sẽ chẳng còn như trước.

Mối liên hệ của Lenin với Đức

Do Lenin đã trở về Nga qua ngả Đức – và rõ ràng là có sự hợp tác từ Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, vốn khi ấy đang chiến đấu chống lại Nga và phe Hiệp ước (Pháp, Anh và, từ ngày 06/04, Mỹ) – các đối thủ của ông đã cáo buộc rằng Lenin là gián điệp của Đức, một cáo buộc vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Continue reading “Lenin có phải là gián điệp của Đức?”

Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “ASEAN at 50: the view from Vietnam,” The Strategist, 11/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 diễn ra hồi tuần trước, Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế vì nỗ lực nhằm đưa những lời lẽ mạnh mẽ về Biển Đông vào bản thông cáo chung của các ngoại trưởng. Sự kiện này nêu bật một bước phát triển rất lớn trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN cũng như tầm quan trọng mà Việt Nam dành cho tổ chức khu vực này trong chính sách đối ngoại của mình.

Được thành lập năm 1967 khi Chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh điểm và các cuộc nổi dậy của phiến quân cộng sản lan rộng ở Đông Nam Á, ASEAN phần nào là một phản ứng của năm nước thành viên sáng lập trước mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Việt Nam đã nhìn nhận ASEAN với nhiều nghi ngờ. Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã có những nỗ lực để cải thiện quan hệ với các nước ASEAN mà một minh chứng là chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào năm 1978. Continue reading “Biến chuyển trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN”

Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông

Nguồn: Ishac Diwan, “The Middle East’s Oil-Price Problem”, Project Syndicate, 07/06/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ 2014 đến 2016, thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đã giảm trung bình hơn 1/3 – tương đương 15% GDP – và thặng dư tài khoản vãng lai của các nước này đã chuyển thành thâm hụt ở mức hai con số. Bất chấp việc giá dầu tăng nhẹ gần đây, hầu hết các báo cáo đều cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức giá hiện tại trong dài hạn. Nếu như vậy, điều này sẽ tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô mang tầm lịch sử và thay đổi sâu sắc khu vực Trung Đông.

Hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, vay mượn và rút tiền dự trữ. Tuy nhiên, các nước thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ít hoặc nợ cao nếu chưa thì cũng sẽ cảm thấy bị áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman và các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Libya và Yemen trước khi tác động đến những quốc gia giàu có hơn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Nhưng sau cùng, số phận kinh tế của từng nước sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn mà mỗi nước đưa ra ngày hôm nay. Continue reading “Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”

‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Moon’s South Korean Ostpolitik”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Moon Jae-in của Đảng Dân chủ Hàn Quốc vừa được bầu làm tổng thống mới của Hàn Quốc. Đây là lần chuyển giao quyền lực thứ hai từ phe bảo thủ sang phe tự do trong lịch sử dân chủ của đất nước này. Tất cả xuất phát một cách bất ngờ vào tháng 10 năm ngoái, với việc nổ ra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye, kết quả là bà đã bị luận tội và phải rời nhiệm sở vào hồi đầu năm nay. Mặc dù sự ra đi của bà Park là một tổn thất, nhưng nó cũng cho thấy sự vững chắc của nền dân chủ Hàn Quốc.

Ông Moon sẽ nhậm chức tại thời điểm căng thẳng tăng cao với Bắc Triều Tiên. Để hiểu được chính sách mà ông sẽ theo đuổi, cần phải am hiểu tư duy chính sách đối ngoại theo hướng tự do của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung giai đoạn 1998-2003. Continue reading “‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in”

Bàn cờ mới ở Trung Đông

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Next Phase of Middle East Conflict”, Project Syndicate, 07/07/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với việc các trận đánh ở Mosul và Raqqa đánh bật được tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ra khỏi thành trì của chúng ở Syria và Iraq, và việc nội chiến Syria trở thành cuộc chiến tiêu hao kéo dài, các cuộc xung đột khốc liệt nhất của Trung Đông đang biến chuyển nhanh chóng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm được giải quyết.

Vương quốc Hồi giáo tự xưng của IS chưa bao giờ là một nhà nước có thể bị dồn vào thế đầu hàng vô điều kiện, đồng nghĩa với việc các cuộc chiến ở Mosul và Raqqa chưa bao giờ mang tính chất quyết định, ngay cả khi những trận đánh này đã tiêu diệt được những nơi trú ẩn của IS. Như việc IS thâm nhập vào Libya và Bán đảo Sinai của Ai Cập cho thấy, có rất nhiều những vùng đất được kiểm soát lỏng lẻo mà chúng có thể thâm nhập. Continue reading “Bàn cờ mới ở Trung Đông”