Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?

Nguồn: Minxin Pei, “Did Liu Xiaobo Die for Nothing?Project Syndicate, 16/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cái chết tương đối đột ngột của Lưu Hiểu Ba, nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc bị giam cầm và là chủ nhân giải Nobel Hòa bình, là một tổn thất lớn. Đồng thời nó cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ: giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang quyết tâm bảo vệ độc quyền chính trị của mình bằng mọi phương tiện và bằng mọi giá.

Ông Lưu, 61 tuổi, từng là nhà phê bình văn học và người ủng hộ có tiếng cho các quyền con người và phản kháng bất bạo động, đã trải qua tám năm cuối đời sau song sắt vì những cáo buộc ngụy tạo về tội “lật đổ [chính quyền].” Tội trạng thực sự của ông là kêu gọi dân chủ ở Trung Quốc. Trước khi bị bắt giam, ông đã liên tục bị cảnh sát giám sát và sách nhiễu. Khi ông được trao giải Nobel năm 2010, chính quyền Trung Quốc không những ngăn cản gia đình ông đến Oslo nhận giải mà còn đặt vợ ông vào vòng quản thúc tại gia. Continue reading “Có phải Lưu Hiểu Ba đã chết vô ích?”

Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc

Nguồn: Ely Ratner & Samir Kumar, “The United States Is Losing Asia to China”, Foreign Policy, 12/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Washington đang ở trong tình trạng hỗn độn, Diễn đàn Vành đai và Con đường bắt đầu vào cuối tuần này ở Bắc Kinh là một sự báo động cho thấy vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á đang gặp nguy hiểm. Trong hai ngày, Trung Quốc sẽ đón tiếp hơn 1.200 đại biểu đến từ 110 quốc gia, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện sẽ tập trung vào chương trình “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc – gần đây đã được đổi tên thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative – BRI) – nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối Châu Á, Trung Đông và Châu Âu.

Theo thông báo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013, BRI rất tham vọng, với kế hoạch đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ USD vào hơn 65 nước. Mặc dù những hoài nghi đã được nêu lên về tính mới mẻ, giá trị và tính khả thi của nhiều dự án được đề xuất, nhưng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới – với mong muốn đạt được triển vọng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của họ – cũng đang phấn khởi tham gia. Đây là biểu hiện gần đây nhất của vai trò lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm mà cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này ít chắc chắn hơn bao giờ hết. Continue reading “Hoa Kỳ đang đánh mất Châu Á vào tay Trung Quốc”

Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ

Nguồn: Jeffrey Sachs, “America’s Broken Democracy”, Project Syndicate, 31/05/2017.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chỉ trích của Tổng thống Donald Trump đối với Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris 2015 đã thể hiện phần nào sự thiếu hiểu biết và tính ái kỷ của ông. Tuy nhiên, điều đó còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Nó phản ánh tình trạng tham nhũng sâu sắc trong hệ thống chính trị Mỹ, vốn theo một đánh giá gần đây thì không còn là một chế độ “dân chủ đầy đủ” nữa. Nền chính trị Mỹ đã trở thành sân chơi cho các nhóm lợi ích kinh doanh đầy quyền lực: cắt giảm thuế cho người giàu, bãi bỏ quy định ràng buộc đối với các nhà phát thải lớn, gây chiến tranh và nóng lên toàn cầu cho phần còn lại của thế giới.

Sáu nước G7 còn lại đã nỗ lực thuyết phục Trump đổi ý về vấn đề biến đổi khí hậu hồi tuần trước nhưng đều bị Trump từ chối. Các nhà lãnh đạo Châu Âu và Nhật Bản đã luôn coi Mỹ là đồng minh trong các vấn đề quan trọng. Với sự cầm quyền của Trump, đó là một thói quen mà họ đang phải suy nghĩ lại. Continue reading “Đằng sau sự đổ vỡ của nền dân chủ Hoa Kỳ”

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.

Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California. Continue reading “Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ”

Rủi ro đối với châu Á dưới thời của Trump

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s American Menace”, Project Syndicate, 25/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump – dựa trên các chiến thuật và giao dịch (mang tính ngắn hạn), hơn là theo tầm nhìn chiến lược – đã tạo ra một loạt  “giật cục” bất ngờ. Thiếu tầm nhìn định hướng, chứ chưa nói tới những ưu tiên rõ ràng, Trump đã gây bối rối cho các đồng minh và các đối tác chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Châu Á – qua đó đe dọa an ninh khu vực.

Rõ ràng là, một số những đảo chiều chính sách đột ngột của Trump đã đưa ông tới gần hơn những quan điểm truyền thống của Mỹ. Đặc biệt, Trump tuyên bố NATO “không còn lạc hậu”, ngược với nhận định của chính ông trong chiến dịch tranh cử. Thay đổi đó đã xoa dịu một số căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Âu. Continue reading “Rủi ro đối với châu Á dưới thời của Trump”

Liệu Emmanuel Macron có thành công?

Nguồn: Dani Rodrik, “Can Macron Pull it Off?”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Quý An | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng của Emmanuel Macron trước Marine Le Pen cũng là chiến thắng tốt lành cần thiết của những người ủng hộ một xã hội mở, tự do và dân chủ trước những người bài ngoại theo chủ nghĩa bản địa. Nhưng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa dân tuý hữu khuynh vẫn còn khá xa xôi mới đến đích chiến thắng.

Le Pen dành được hơn 1/3 số phiếu ở vòng bầu cử thứ hai, mặc dù chỉ có một đảng ngoài đảng Mặt trận Dân tộc của chính bà là đảng Debout la France – một đảng nhỏ của Nicolas Dupont Aignan – ủng hộ bà. Tỉ lệ tham gia bầu cử giảm rõ rệt so với kỳ bầu cử trước, cho thấy một lượng lớn các cử tri chán chường trước tình hình. Nếu Macron thất bại trong nhiệm kỳ 5 năm tới của mình, Le Pen và những người theo chủ nghĩa dân tuý bản địa sẽ trở lại mạnh mẽ hơn để báo thù ở châu Âu và nhiều nơi khác. Continue reading “Liệu Emmanuel Macron có thành công?”

Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gregory Daddis, “Johnson, Westmoreland and the ‘Selling’ of Vietnam”, The New York Times, 09/05/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tính đến đầu năm 1967, quân đội Mỹ và đồng minh vẫn kẹt trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan tại Việt Nam.  Trước công luận, các tướng lĩnh tuyên bố cuộc chiến đang tiến triển tích cực; nhưng các quan chức Quân đội lại rỉ tai các phóng viên rằng cuộc chiến “còn lâu mới đi đến hồi kết”. Hơn nữa, truyền thông còn tăng cường nhấn mạnh vào sự bối rối của chính Lyndon B. Johnson. Một nhà báo thậm chí còn cho rằng ngài tổng thống đang cảm thấy “dằn vặt do sự trì trệ” trong việc huy động nguồn lực cho cuộc chiến.

Luôn chú ý đến các xu hướng chính trị trong nước, vào mùa xuân năm đó ngài tổng thống đã phản ứng bằng chiến dịch kéo dài một năm không chỉ nhằm “vận động” cho chính sách Đông Nam Á của mình, mà còn bác bỏ các cáo buộc rằng cuộc chiến đang bế tắc ở Việt Nam. Johnson bắt đầu chuyến đi tranh cử vào tháng Tư bằng việc đưa Tư lệnh Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự tại Việt Nam, Tướng William Westmoreland, đi cùng để báo cáo về tiến triển của cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ một vị tổng thống phải triệu hồi một chỉ huy trên chiến trường trong thời chiến để thay mặt chính quyền giải trình. Continue reading “Johnson, Westmoreland và Chiến tranh Việt Nam”

Tranh luận ‘nảy lửa’ về chính sách đối ngoại Singapore

Nguồn: Shanmugam: We didn’t get where we are by ‘thinking small’”, The New Paper, 03/07/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Luật pháp K. Shanmugam cho biết hôm qua rằng ông thấy bài bình luận của Giáo sư Kishore Mahbubani về chính sách đối ngoại là “có vấn đề về mặt nhận thức” khi nói rằng các nước nhỏ phải luôn hành xử như là các nước nhỏ.

Bài bình luận “Qatar: Big lessons from a small country“(Qatar: Bài học lớn từ một nước nhỏ), cũng đã bị chỉ trích bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan, người đã miêu tả quan điểm này là “lộn xộn, thiếu chính xác và thực sự nguy hiểm”.

Đại sứ lưu động Ong Keng Yong cảnh báo rằng sẽ là trái với lợi ích của Singapore nếu quan hệ quốc tế chỉ dựa hoàn toàn vào diện tích các nước. Continue reading “Tranh luận ‘nảy lửa’ về chính sách đối ngoại Singapore”

Lý do gia tăng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ

Nguồn: Michael Clarke, “Does China have itself to blame for the trans-nationalisation of Uyghur terrorism?”, East Asia Forum, 30/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 15/02/2017, ba kẻ khủng bố người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) đã dùng dao tấn công một khu vực dân cư ở thị trấn Pishan, huyện Khotan thuộc Khu tự trị Tân Cương, làm chết năm người. Ngay sau vụ tấn công, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cuộc tuần hành đông người tuyên thệ chống khủng bố vào các ngày 16-17/02 tại thủ phủ Urumqi và các thành phố lớn ở miền Nam là Kashgar và Khotan.

Ngày 27/02, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tung ra một đoạn video tuyên truyền mô tả “khung cảnh cuộc sống của những người di cư từ vùng Đông Turkistan (Tân Cương) đến Vương quốc Hồi giáo (Caliphate)”. Trong đoạn phim, một chiến binh người Duy Ngô Nhĩ đe dọa biến Trung Quốc thành “biển máu” để trả thù cho sự đàn áp người Hồi giáo của Trung Quốc ở Tân Cương. Continue reading “Lý do gia tăng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ”

Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội

Nguồn: Stephen Holmes, “Trump’s Dangerous Blank Check”, Project Syndicate, 19/04/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thả siêu bom nặng 11 tấn, vốn được mệnh danh là “Bom mẹ”, xuống một vị trí nhỏ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở khu vực hẻo lánh của Afghanistan cho thấy sự thiếu gắn kết trong chính sách chống khủng bố của Mỹ. Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, đó là một trường hợp nữa mà tính chiến thuật đã nuốt chửng chiến lược – kiểu làm chính sách đã được diễn tập một tuần trước đó tại Syria và có thể dẫn tới thảm họa nếu tiếp tục được thử, ví dụ như với bán đảo Triều Tiên.

Cụ thể hơn, vụ tấn công tại Afghanistan là một minh chứng của việc để phương tiện quân sự quyết định mục đích của chính sách. Thay vì xác định các mối đe dọa an ninh quốc gia khẩn cấp và cân nhắc cách thức đối phó, các tư lệnh quân đội Mỹ dường như đã nghiên cứu kỹ về kho vũ khí chưa được sử dụng của Mỹ, tìm thấy “Bom mẹ”, và tìm kiếm một địa điểm để phô trương sức mạnh của nó. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Trump giao toàn quyền cho quân đội”

Tại sao mua bán vũ khí toàn cầu đang bùng nổ?

Nguồn:Why the global arms trade is booming”, The Economist, 07/03/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự bất ổn toàn cầu và một cú huých từ các nhà xuất khẩu đã khiến các quốc gia nhỏ tích trữ vũ khí.

Tháng 2/2017, tiểu vương quốc Abu Dhabi đã tổ chức cuộc Hội thảo và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (IDEX), hội chợ vũ khí lớn nhất Trung Đông. Sự kiện kéo dài bốn ngày là một thành công rực rỡ, tiếp đón 1.235 đơn vị tham gia triển lãm và một số lượng lớn các phái đoàn. Vào ngày cuối cùng, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố lượng đặt mua vũ khí trị giá 5,2 tỷ đô la từ các nhà cung cấp bao gồm Pháp, Nga và Mỹ. Sự khát khao của quốc gia vùng Vịnh đối với những khẩu súng lớn không phải là ngoại lệ. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), một tổ chức nghiên cứu chính sách, gần đây đã công bố dữ liệu cho thấy rằng lượng chuyển giao vũ khí hạng nặng giai đoạn 2012-16 đã đạt mức cao nhất so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Vào thời điểm thương mại quốc tế sụt giảm, tại sao thương mại vũ khí toàn cầu lại hoạt động tốt đến vậy? Continue reading “Tại sao mua bán vũ khí toàn cầu đang bùng nổ?”

Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?

Nguồn: Omar Ashour, “A Game Changer for Syria?”, Project Syndicate, 12/04/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép một cuộc tấn công quân sự vào một sân bay ở Syria, nơi từ đây một cuộc tấn công hóa học đã được chế độ Bashar al-Assad phát động. Cuộc không kích đó đánh dấu một bước ngoặt đáng kể so với chính sách Syria bị nhiều người phê phán của cựu Tổng thống Barack Obama. Nó có thể làm thay đổi các quy tắc can dự vào cuộc xung đột Syria, nếu không là toàn bộ chiều hướng cuộc xung đột đó.

Việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân nổi dậy và thường dân ở Trung Đông không phải là một hiện tượng mới, và các chế độ Ả-rập và Baathist – với mối liên hệ gần gũi về tư tưởng với chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa phát xít của họ, là những thủ phạm phổ biến nhất. Dưới thời Gamal Abdel Nasser, quân đội Ai Cập thường xuyên sử dụng vũ khí hoá học chống lại các đội quân du kích Yemen và dân làng không vũ trang từ năm 1963 đến năm 1967. Quân đội của Saddam Hussein cũng thường xuyên sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Iran, người Kurd Iraq và cả người Shia chiếm đa số của Iraq, từ năm 1983 đến năm 1991. Continue reading “Cuộc tấn công làm thay đổi cuộc chiến ở Syria?”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Thách thức chờ đón tân tổng thống Hàn Quốc

Nguồn:Moon Jae-in easily wins South Korea’s presidential election”, The Economist, 13/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng dễ dàng

Khi còn là sinh viên, ông đã từng bị bỏ tù nhiều tháng liền vì phản đối chế độ độc tài của Park Chung-hee vào những năm 1970. Nhưng chính những cuộc biểu tình phản đối con gái của vị cựu tổng thống, bà Park Guen-hye, đã đưa ông Moon Jea-in đến chức vị tổng thống. Vào ngày 9 tháng 5, người Hàn Quốc đã chọn nhà cựu bất đồng chính kiến làm tổng thống mới của họ sau khi tòa án hiến pháp thúc đẩy một cuộc bầu cử sớm bằng cách bãi nhiệm bà Park. Ông Moon, người đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi phiếu được kiểm, là tổng thống tả khuynh đầu tiên của Hàn Quốc trong gần một thập niên. Ông Moon giành được 41% số phiếu trong cuộc bầu cử gồm 13 ứng cử viên. Việc ông dẫn trước 17 điểm phần trăm so với người đứng thứ hai, một người bảo thủ, là chiến thắng chênh lệch nhất từ trước đến nay trong một cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc. Continue reading “Thách thức chờ đón tân tổng thống Hàn Quốc”

Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Changlong) đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 đến này 19 tháng 6 năm 2017. Ông cũng có kế hoạch cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch chủ trì các hoạt động giao lưu biên giới giữa quân đội hai nước được tổ chức ở hai tỉnh Lai Châu và Vân Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 6. Tuy nhiên, Tướng Phạm đã cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân. Quyết định bất ngờ của ông có thể là chỉ dấu cho thấy sóng gió dường như đang tích tụ trong quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung?”

Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc bầu cử cấp xã tại Campuchia ngày 04/06/2017 vừa qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã lần đầu tiên chịu một tổn thất lớn trước Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập. Cụ thể, nếu như trong ba kỳ bầu cử trước (2002, 2007, 2012), đảng CPP lần lượt giành được 1.598, 1.591 và 1.591 vị trí chủ tịch xã, thì trong cuộc bầu cử vừa qua, họ chỉ còn giành được quyền kiểm soát 1.163 xã. Trong khi đó, phe đối lập với đại diện chủ chốt là đảng CNRP đã giành được 482 vị trí chủ tịch xã so với con số 40 trong cuộc bầu cử 5 năm trước. Kết quả này phản ánh xu thế đi xuống của CPP, vốn đã thể hiện rõ nét trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, đồng thời cho thấy khả năng phe đối lập, cụ thể là CNRP, hoàn toàn có thể vươn lên nắm quyền trong tương lai. Trong bối cảnh đó,  một câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần ứng xử như thế nào với CNRP? Continue reading “Việt Nam nên ứng xử ra sao với phe đối lập Campuchia?”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Belt and Road Initiative: Southeast Asia’s Boon or Bane?The Strategist, 06/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi quyền lực của một đất nước phát triển, đất nước đó tất nhiên sẽ tìm đến một vị thế toàn cầu lớn hơn và mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài. Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) là phương tiện để Trung Quốc đạt được mục tiêu này. Một số nhà phân tích thậm chí còn so sánh sáng kiến này – vốn đề xuất đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại hơn 60 quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi, và châu Âu – với Kế hoạch Marshall của Mỹ sau Thế chiến II. Mặc dù đã bị một số nhà bình luận Trung Quốc bác bỏ nhưng cách so sánh này vẫn là một lời nhắc nhở hữu ích về tầm quan trọng của BRI đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng như các tác động toàn cầu của nó. Continue reading “Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường tới Đông Nam Á”

Thắng lợi cay đắng của Theresa May

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Theresa May’s Pyrrhic Victory”, Project Syndicate, 29/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử vào ngày 08/06 do Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi sẽ thay đổi viễn cảnh chính trị của nước Anh và mối quan hệ với châu Âu, nhưng không nhất thiết theo cách mà Đảng Bảo thủ của bà May, vốn có thể gia tăng số ghế đa số trong Quốc hội, có thể muốn mang lại. Thắng lợi bằng mọi giá trước những người ủng hộ quốc tế hoá và các lực lượng tiến bộ tại Anh của thành phần Bảo thủ hoài nghi châu Âu được mô tả bằng tiêu đề bài báo về tuyên bố tổ chức bầu cử của bà May trên tờ Daily Mail: “Đè bẹp những kẻ phá hoại.” Nhưng chiến thắng vang dội vào tháng 6 có thể dẫn đến một hệ quả ngược bất ngờ, như cuộc hành quân ngạo mạn của Napoleon đến Moskva sau khi ông đã tiêu diệt toàn bộ kẻ thù ở Tây Âu. Continue reading “Thắng lợi cay đắng của Theresa May”