Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Taming the Chaebols”, Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cáo buộc hình sự đối với Lee Jae-yong (trong hình), người thừa kế Tập đoàn Samsung, chỉ là một tình tiết bùng nổ mới nhất trong vụ bê bối chính trị đã làm rung chuyển Hàn Quốc. Quốc hội đã bỏ phiếu để luận tội Tổng thống Park Geun-hye, con gái của cố Tổng thống Park Chung-hee, vào ngày 9 tháng 12. Tòa án Hiến pháp hiện có sáu tháng để củng cố hồ sơ cho việc phế truất Tổng thống. Tùy thuộc vào quyết định của tòa, một cuộc bầu cử Tổng thống có thể được tổ chức trong vài tháng tới.

Tuy nhiên, như cáo buộc đối với Lee cho thấy, Tổng thống không phải là người duy nhất đang bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng này. Trung tâm của vụ bê bối là mối quan hệ có đi có lại giữa các chính trị gia và các chaebol, các tập đoàn gia đình khổng lồ ở Hàn Quốc. Nếu chính phủ nhân cơ hội này để sửa đổi cơ cấu nền kinh tế vốn chịu sự thống trị của các tập đoàn này, chính phủ sẽ có thể định hình lại tương lai kinh tế của đất nước – theo chiều hướng tốt hơn. Continue reading “Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc”

Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”

Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Trump’s Global Strength”, Project Syndicate, 19/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều nỗ lực nhằm giải thích chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy vậy, có lẽ cách giải thích đơn giản nhất lại là cách chính xác nhất: tất cả những đối thủ của Trump đều đã bị lừa. Từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, người rõ ràng được tất cả cho là sẽ đắc cử cho đến những đảng viên Đảng Cộng hòa phản đối việcTrump ứng cử, người ta đã đánh giá tân Tổng thống quá thấp. Những cường quốc trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, không nên lặp lại sai lầm này.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump hiểu rất rõ  về Clinton: thông minh và giàu kinh nghiệm, nhưng thiếu sự láu cá và sức thu hút Trump có. Vì vậy ông ta đã đóng giả làm kẻ ngốc, tổ chức chiến dịch tranh cử ở những bang mà nhiều người coi là một sự lãng phí thời gian, trong khi Clinton theo đuổi một chiến dịch dựa vào dữ liệu. Cách làm của Hillary đã giúp bà giành được nhiều hơn Trump 2.7 triệu phiếu bầu. Nhưng cách làm của Trump đã giúp ông đắc cử chức tổng thống. Continue reading “Tác động của Trump lên kinh tế và tài chính toàn cầu”

Tập Cận Bình làm hạn chế cải cách ở địa phương?

Nguồn: Jessica C. Teets, “How Xi Jinping’s leadership discourages local innovation”, East Asia Forum, 20/12/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tờ The Economist mới đây gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “ngài chủ tịch của mọi thứ” (chairman of everything). Ngoài việc tạo ra các nhóm lãnh đạo nhằm giám sát hoạt động của cả chính phủ và quân đội, các nỗ lực (tái) tập trung hóa quyền lực ở Trung Quốc của ông tập trung vào việc áp dụng “kỷ luật” ở cấp chính quyền địa phương thông qua việc sử dụng chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra để điều tra và trừng phạt các quan chức địa phương. Mặc dù, ít nhất hiện nay chiến dịch này đang làm giảm nạn tham nhũng, nhưng nó cũng hạn chế các hình thức quan trọng của quyền tự chủ địa phương như việc thực nghiệm chính sách. Continue reading “Tập Cận Bình làm hạn chế cải cách ở địa phương?”

Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?

Nguồn: Zhang Baohui, “Why Trump backed down on ‘One China’”, CNN, 13/02/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 10/2, thế giới bất ngờ vì một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một phát ngôn từ Nhà Trắng mô tả cuộc điện đàm “hết sức thân mật.” Quan trọng nhất với Tập là việc Trump đảm bảo cam kết của Mỹ đối với chính sách “một Trung Quốc”.

Cuộc điện đàm này, cộng với một lá thư từ Trump gửi Tập hai ngày trước, trong đó thể hiện Mỹ mong muốn “một mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc, đã loại bỏ nhiều những lo âu được tạo nên bởi những phát ngôn trước kia của Trump cho rằng nguyên tắc “Một Trung Quốc” có thể được đàm phán lại. Continue reading “Tại sao Trump ‘nhượng bộ’ về vấn đề ‘một Trung Quốc’?”

Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump

Nguồn: Peter Singer, “Trump’s First Victims”, Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng tiến trình dân chủ, bất kể kết quả của nó có gây hoang mang như thế nào, và nên đợi đến khi chính quyền của Trump có những hành động buộc chúng ta phải phản đối.

Không cần phải chờ lâu. Tám ngày sau khi Trump tiếp quản nhiệm sở, những nạn nhân đầu tiên có thể nhận thấy được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông đã xuất hiện trên tất cả các nguồn tin tức chủ yếu. Sắc lệnh hành pháp của Trump về việc ngưng tái định cư cho người tị nạn Syria, tạm đình chỉ tiếp nhận người tị nạn mới bất kể họ đến từ đâu, và cấm toàn bộ nhập cư từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen đã gây tổn hại tức thì cho những người đang trên đường đến Hoa Kỳ. Mệnh lệnh này cũng đồng thời ngăn cản nhiều người hơn nữa muốn di cư đến Mỹ. Continue reading “Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump”

Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế

Nguồn: Kheang Un, “Cambodia gets an autocratic upgrade in 2016”, East Asia Forum 20/12/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các tiến triển về chính trị, kinh tế và quan hệ đối ngoại trong năm 2016 cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang tăng cường củng cố quyền lực. Đảng CPP đang theo đuổi một chiến lược ba mặt gồm làm suy yếu phe đối lập, thực hiện chương trình cải cách có ý nghĩa và chống lại sức ép của phương Tây trước thềm các cuộc bầu cử địa phương năm 2017 và bầu cử toàn quốc năm 2018. Thành tích của Đảng CPP trong các cuộc bầu cử này sẽ là một bài kiểm tra quan trọng mang tính quyết định trong việc đánh giá khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này ở Campuchia. Continue reading “Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế”

Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump

Nguồn: Nina Khrushcheva, “The Manchurian Cabinet”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chuyển tiếp của Donald Trump từ vị trí Tổng thống đắc cử sang tiếp quản quyền lực thực tế gợi nhớ nhiều nhất về một thể loại phim Hollywood bị lãng quên: tâm lý hoang tưởng. Có lẽ bộ phim hay nhất của thể loại này là bộ phim The Manchurian Candidate (Ứng viên Mãn Châu), đề cập đến một mưu đồ cộng sản trong việc sử dụng người con trai bị tẩy não của một gia đình cánh hữu hàng đầu nhằm lật đổ hệ thống chính trị Mỹ. Với sự mến mộ mà dường như Trump và các quan chức được ông chỉ định dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, thực tế cuộc sống có thể sẽ bắt chước theo, nếu không muốn nói là vượt xa, cả nghệ thuật. Continue reading “Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump”

Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương

Nguồn: Akhilesh Pillalamarri, “Trump, Putin, Xi and the return of Kingship”, The Diplomat, 19/01/2017.

Biên dịch: Lê Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal vào cuối năm 2016 đã trích dẫn một số nguồn người Trung Quốc nói rằng Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn “tiếp tục (điều hành đất nước) sau năm 2022 và tìm hiểu về một hệ thống lãnh đạo như mô hình của Putin.”

Sau chiến thắng bầu cử của Donald Trump ở Mỹ và Rodrigo Duterte ở Philippines, và sự củng cố quyền lực của Recep Tayyip Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ,  có thể thấy rõ một số cường quốc đang dần dần tiến tới hiện tượng chính trị được biết đến là “Chủ nghĩa Putin” (“Putinism”), đôi khi được gọi là “Chủ nghĩa Trump” (“Trumpism”). Hiện tượng này xảy ra ở Châu Á và các nước không thuộc Phương Tây khác, nơi mà dân chủ tự do có nguồn gốc còn non trẻ, lẫn ở cả Phương Tây. Continue reading “Putin, Trump, Tập và sự trở lại của các quân vương”

Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Age of Hyper-Uncertainty”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2017 sẽ đánh dấu kỉ niệm 40 năm ngày xuất bản cuốn Kỷ nguyên Bt đnh (The Age of Uncertainty) của Kenneth Galbraith. Bốn mươi năm là một khoảng thời gian dài, nhưng đáng để nhìn lại xem Galbraith và những độc giả của ông đã thấy bất định như thế nào.

Năm 1977, khi Galbraith đang viết cuốn sách, thế giới vẫn đang chao đảo do ảnh hưởng của cú sốc giá dầu OPEC lần thứ nhất và lo ngại liệu có một cú sốc khác hay không (và đúng là như vậy). Nước Mỹ đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát tăng nhanh, hay còn gọi là hiện tượng đình lạm (stagflation), một vấn đề mới đã đặt ra những câu hỏi về khả năng của các nhà hoạch định chính sách và sự thích hợp trong mô hình kinh tế của họ. Trong khi đó, những nỗ lực để tái lập hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods bị đổ vỡ, phủ bóng đen lên triển vọng thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Continue reading “Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên siêu bất định?”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”

Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore

Nguồn:Multi-party political system could ruin Singapore: Ong Ye Kung”, TODAY, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Nếu bối cảnh chính trị ở đây phát triển thành một hệ thống với nhiều hơn một đảng chính trị chi phối, thì điều đó có thể có nghĩa là xảy ra rất nhiều “va chạm trên thực tế” bởi các công đoàn và hiệp hội khác nhau và thậm chí là cả các phương tiện truyền thông trở nên bị chia rẽ khi các bên đều tìm kiếm sự ủng hộ, Bộ trưởng Giáo dục Ong Ye Kung (phục trách Giáo dục đại học và Kỹ năng) cho biết.

Và nếu các đảng chính trị tập hợp với nhau theo những ngọn cờ “xấu”, như chủng tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo, thì “thứ kết hợp độc hại” này có thể làm đất nước bị phá hỏng, ông Ong cho biết, và lưu ý rằng ngay cả khi các đảng chính trị đại diện cho các quan điểm đa dạng, chính bản chất đó “vẫn có thể biến tướng, gây bất hòa và chia rẽ xã hội”. Continue reading “Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore”

Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Looking Back on Barack,” Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ đánh giá nào về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ kéo dài tám năm của Barack Obama cũng nên bắt đầu từ đầu: lễ nhậm chức đầu tiên của ông, ngày 20 tháng 1 năm 2009. Nền kinh tế Mỹ khi đó đang rơi tự do: các thị trường tài chính đã đình trệ, GDP đang thu hẹp, và tỷ lệ việc làm giảm mạnh, với khoảng 800.000 việc làm bị mất đi mỗi tháng. Và hai cuộc chiến tranh thiếu tính toán và được tiến hành cẩu thả đang diễn ra ở nước ngoài.

Nói ngắn gọn, khi bước vào nhiệm kỳ, Obama phải đối mặt với những điều kiện bất lợi hơn so với bất cứ tổng thống sắp nhậm chức nào trong nhiều thập niên. Đúng là Franklin D. Roosevelt đã thừa hưởng cuộc Đại suy thoái và Abraham Lincoln đã nhậm chức khi nội chiến bùng nổ. Nhưng còn ai nữa bước vào Nhà Trắng mà phải đối mặt với cả một cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia? Continue reading “Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama”

Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?

Nguồn: Alexander Friedman, “Can global capitalism be saved?”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lo lắng về các vấn đề kinh tế trong tình hình chính trị hiện nay đã khiến cho các cử tri của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ rơi vào tay của những người theo chủ nghĩa dân tuý. Phải chi, như người ta vẫn thường nói, nền kinh tế có thể trở lại với một tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất “bình thường”, cuộc sống sẽ cải thiện cho nhiều người hơn, sự chống đối chính phủ sẽ suy yếu dần, và chính trị cũng sẽ trở lại “bình thường”. Lúc đó, chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, và dân chủ có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nhưng những suy nghĩ như vậy được ngoại suy từ một khoảng thời gian nhìn chung khác thường trong lịch sử. Quãng thời gian đó đã qua, và các thế lực duy trì thời kỳ đó khó có thể tập hợp lại được trong tương lai gần. Sự đổi mới công nghệ và nhân khẩu học là một cơn gió ngược, không phải là cơn gió xuôi giúp  thúc đẩy tăng trưởng, và những thủ thuật tài chính vẫn không thể cứu được tình trạng này. Continue reading “Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?”

Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12

Nguồn: Le Hong Hiep, “Reviewing Vietnam’s Economic Reforms since the CPV’s Twelfth Congress,” ISEAS Perspective, No. 2 (2017).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12 diễn ra hồi tháng 1 năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã thành lập một chính phủ mới đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 4. Chính phủ của ông sẽ điều hành đất nước ít nhất cho đến năm 2021 khi một chính phủ mới được thành lập sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 13. Một trong những nhiệm vụ chính của ông Phúc và chính phủ cho đến khi đó là tăng cường hiệu quả hoạt động kinh tế của Việt Nam, và giám sát việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới một mô hình tăng trưởng bền vững và sáng tạo hơn. Continue reading “Đánh giá cải cách kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội 12”

Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại

Nguồn: Dani Rodrik, “Traight talk on trade”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Liệu có phải các nhà kinh tế cũng chịu một phần trách nhiệm cho chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua? Ngay cả khi không ngăn cản Trump, lẽ ra họ cũng đã có thể gây ảnh hưởng lớn hơn tới dư luận nếu cứ kiên trì với các nguyên tắc trong ngành học của mình, thay vì ủng hộ những người hô hào cho phong trào toàn cầu hóa.

Khi cuốn sách “Liệu toàn cầu hóa đã đi quá xa?” (Has Globalization gone too far?) của tôi được xuất bản gần hai thập niên trước, tôi đã đến gặp một nhà kinh tế học nổi tiếng để nhờ viết lời khen trên bìa sau của cuốn sách. Trong cuốn sách tôi có nói rằng, trong bối cảnh không có một phản ứng có phối hợp của chính phủ, toàn cầu hóa quá mức sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ xã hội, làm trầm trọng thêm các vấn đề về phân phối thu nhập, và làm yếu đi các lợi ích xã hội trong nước – những lập luận đã trở thành điều được thừa nhận phổ biến hiện nay. Continue reading “Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại”

Tương lai châu Âu hậu Merkel

Nguồn: Ashoka Mody, “Europe after Merkel”, Project Syndicate, 13/10/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm tới, nước Đức sẽ tổ chức một cuộc bầu cử liên bang, và Quốc hội Đức (Bundestag) mới sẽ lựa chọn Thủ tướng tiếp theo của đất nước. Dù bà Angela Merkel có còn tại vị hay không – hiện tại, mọi thứ không thuận lợi cho bà và đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà – thì vẫn có một điều chắc chắn: Thủ tướng của nước Đức sẽ không còn là Thủ tướng không chính thức của châu Âu nữa. Điều đó sẽ làm thay đổi sâu sắc cách châu Âu hoạt động – một số sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng sự gián đoạn có thể gây tác động xấu.

Việc Thủ tướng Đức áp đặt nhiều thẩm quyền hơn trong Liên minh châu Âu không phải là điều chưa từng xảy ra. Người đã từng làm như thế chính là cựu thủ tướng Helmut Kohl. Sau khi giám sát quá trình thống nhất nước Đức trong giai đoạn 1989-1990, ông bắt đầu theo đuổi cái mà ông coi là sứ mệnh lịch sử nhằm thống nhất châu Âu. Kohl đã dẫn dắt châu Âu, từ thoả thuận về Hiệp ước Maastricht năm 1991 đến quyết định gây tranh cãi về việc cho ra đời đồng euro năm 1998. Continue reading “Tương lai châu Âu hậu Merkel”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

Thế giới viễn tưởng của Donald Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Donald Trump’s Brave New World”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chúng ta rồi sẽ bị hủy hoại bởi những gì mình yêu thích”, Aldous Huxley từng viết như vậy vào năm 1932. Trong cuốn Brave New World của mình, ông mô tả xã hội loài người vào năm 2540 – một xã hội đã bị phá hủy bởi sự thiếu hiểu biết, sự đam mê thú vui tức thời, sự thống trị của công nghệ, và sự dư thừa hàng hóa vật chất. Với việc bầu Donald Trump lên làm Tổng thống, nước Mỹ dường như đang đi theo đúng con đường mà Huxley đã chỉ ra sớm hơn 500 năm so với dự đoán của ông.

Lâu nay, văn hóa công chúng Mỹ luôn né tránh những tư tưởng trí thức cao đạo, và thường ca ngợi một loại chủ nghĩa quân bình theo kiểu bình dân và tự do, coi đó là một điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo không bị hạn chế cũng như thứ chủ nghĩa tư bản không kiểm soát mà nước này ủng hộ. Tất cả những gì mọi người cần chỉ là ý chí dám làm và sự kiên trì. Continue reading “Thế giới viễn tưởng của Donald Trump”

21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời

Nguồn: Soviet republics proclaim the Commonwealth of Independent States; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1991, trong bước cuối cùng đánh dấu sự tan rã của Liên Xô, 11 trong số 12 nước cộng hòa thuộc Liên Xô tuyên bố rằng họ đang hình thành Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States – CIS). Chỉ vài ngày sau đó, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức và Liên Xô chính thức không còn tồn tại trên bản đồ thế giới.

11 nước cộng hòa, gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan, đã ký một thỏa thuận thành lập CIS. Chỉ có Gruzia, do đang có nội chiến, nên đã bỏ phiếu trắng. Continue reading “21/12/1991: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập ra đời”