Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Những kẻ thù mới của không gian công cộng

women-protest-egypt

Nguồn: Chris Stone, “The Public Sphere’s New Enemies”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trước vụ khủng bố tháng 11/2015 tại Paris, việc tổ chức biểu tình ở quảng trường công cộng vẫn còn hợp pháp tại thành phố này. Giờ thì không. Ở Uganda, mặc dù việc công dân tiến hành các chiến dịch phản đối tham nhũng hay ủng hộ quyền của người đồng giới thường phải đối mặt với một công chúng thù địch, họ từng không phải đối mặt với án tù vì biểu tình. Nhưng dưới một đạo luật mới vô cùng mơ hồ, mọi thứ đã khác. Ở Ai Cập, chính quyền gần đây đã bố ráp và đóng cửa nhiều trung tâm văn hóa nổi bật – một phòng triển lãm tranh, một nhà hát và một nhà xuất bản – nơi giới nghệ sĩ và các nhà hoạt động từng tụ tập. Continue reading “Những kẻ thù mới của không gian công cộng”

Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu

EU-Focus

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Danger of a Weak Europe”, Project Syndicate, 06/01/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 1973, sau một giai đoạn nước Mỹ quá bận tâm về Việt Nam và Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã tuyên bố năm đó là “năm của Châu Âu”. Gần đây, sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay tái cân bằng của Mỹ hướng về Châu Á, người Châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ sao nhãng châu lục này. Hiện nay, với cuộc khủng hoảng di dân vẫn còn tiếp diễn, Nga chiếm đóng miền Đông Ukraine và sáp nhập trái phép Crimea, cộng thêm nguy cơ nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, năm 2016 có thể lại trở thành một “năm của Châu Âu” trong chính sách ngoại giao Mỹ.

Cho dù khẩu hiệu là gì, Châu Âu vẫn có những nguồn lực ấn tượng và là một lợi ích thiết yếu đối với Mỹ. Mặc dù nền kinh tế Mỹ lớn gấp bốn lần nền kinh tế Đức, nền kinh tế của 28 nước thành viên EU lại lớn bằng nền kinh tế Mỹ, còn dân số EU là 510 triệu người, khá đông hơn so với số dân 320 triệu của Mỹ. Continue reading “Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu”

Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc

Gwadar-Kashga

Nguồn: David Brewster, “China’s Rocky Silk Road”, East Asia Forum, 09/12/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến Một vành đai Một con đường (One Belt One Road – OBOR) của Trung Quốc là một kế hoạch cực kỳ tham vọng – và có lẽ Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu nhận ra kế hoạch này quá tham vọng tới mức nào.

OBOR bao gồm việc xây dựng một nhóm các kết nối hạ tầng giữa Trung Quốc, Nga, Trung Á và Ấn Độ Dương. Một loạt các cảng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm dọc Ấn Độ Dương được gọi là Con đường tơ lụa trên biển (MSR), bổ sung con đường hàng hải cho các kết nối trên đất liền với Ấn Độ Dương, bao gồm Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) và Hành lang Kinh tế được đề xuất giữa Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar (BCIM). Trung Quốc giờ đây đã thiết lập được các cơ quan tài chính lớn, bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ con đường tơ lụa, nhằm giúp chi trả cho các dự án OBOR có giá trị ước tính 250 tỉ đô la Mỹ. Continue reading “Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc”

Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt

Sanctions-against-Iran-650x330

Nguồn: Kofi A. Annan & Kishore Mahbubani, “Rethinking Sanctions”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng nhiều lệnh  trừng phạt hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Trong những năm 1990, có tối đa tám lệnh trừng phạt; trong những năm 2000, đỉnh điểm tăng lên đến 12 lệnh; hiện tại con số đó là 16. Và các con số này không bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Nếu căn cứ vào sự leo thang này, người ta có thể kết luận rằng các biện pháp trừng phạt đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả rõ rệt trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới. Thật không may, suy diễn đó khác xa với thực tế. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt”

Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?

fascism

Nguồn: Robert O. Paxton, “Is Fascism Back?”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015, “chủ nghĩa phát xít” một lần nữa trở thành thuật ngữ chính trị được sử dụng phổ biến nhất. Tất nhiên, sự cám dỗ của việc gắn mác chủ nghĩa phát xít là gần như áp đảo khi chúng ta đối mặt với các cá nhân có lời nói và hành động có phần tương tự như của Hitler và Mussolini. Tại thời điểm này, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau như để miêu tả Donald Trump, phong trào Tiệc Trà (Tea Party), Mặt trận Quốc gia ở Pháp, và các sát thủ Hồi giáo cực đoan. Dù ý muốn gọi nhiều cá nhân là “phát xít” có phần dễ hiểu nhưng điều đó cần bị hạn chế.

Tại thời điểm được hình thành năm 1920 (đầu tiên là ở Ý và sau đó là ở Đức), chủ nghĩa phát xít là một phản ứng bạo lực chống lại chủ nghĩa cá nhân quá mức. Mussolini và Hitler cho rằng Ý bị khinh miệt và Đức bị đánh bại trong Thế chiến I là vì dân chủ và chủ nghĩa cá nhân đã mài mòn sự đoàn kết dân tộc và ý chí của hai nước này. Continue reading “Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?”

Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga

KP_1501273_crop_1200x720

Nguồn:Vladimir Putin accuses Lenin of placing a ‘time bomb’ under Russia”, The Guardian, 25/01/2016.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga phê phán chủ nghĩa liên bang của nhà cách mạng đã làm Liên Xô tan rã và tạo ra căng thẳng về mặt sắc tộc trong khu vực.

Vladimir Putin đã tố cáo Lenin và chính quyền Bolshevik tiến hành những cuộc đàn áp tàn bạo và buộc tội Lenin đã đặt một “quả bom hẹn giờ” lên quốc gia này.

Việc phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia nhằm tránh làm mất lòng một số cử tri. Cùng lúc đó, ông cũng ra hiệu rằng chính phủ không có ý định đưa di hài Lenin ra khỏi lăng của ông trên Quảng trường Đỏ, và cảnh báo chống lại “bất cứ hành động nào gây chia rẽ xã hội”. Continue reading “Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga”

“Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ

20130727_BRD000_0

Nguồn: Sanjeev Sanyal, “Taming India’s Elite”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền với một lời hứa xây dựng nước Ấn Độ mới, một đất nước được thiết lập dựa trên sự tuyệt giao căn bản với quá khứ. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông nhưng có một lĩnh vực nơi chính phủ của ông đang tạo ra tiến bộ có thể cảm nhận rõ nét: “Thuần hóa” giới tinh hoa lâu đời của Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người, nhưng nước này từ lâu đã bị thống trị bởi một tầng lớp tinh hoa nhỏ: Khoảng hai trăm gia đình mở rộng, tổng cộng có lẽ khoảng 4.000 – 5.000 người. Nhiều quốc gia có giới tinh hoa hùng mạnh với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng ở Ấn Độ, giới tinh hoa cha truyền con nối kiểm soát những vị trí hàng đầu ở mọi lĩnh vực của đời sống công cộng: Chính trị, kinh doanh, truyền thông và thậm chí cả Bollywood. Continue reading ““Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ”

Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập

crimea

Nguồn: Dimiter Kenarov, “Ending  Crimea’s Isolation”, The New York Times, 27/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Crimea, nơi một thời từng là một bán đảo, giờ đã trở thành một hòn đảo. Trong gần hai năm, vùng lãnh thổ vốn không được công nhận, bị cắt đứt khỏi đất liền bởi một ranh giới bị quân sự hóa, bị cấm vận và gần như bị lãng quên bởi cộng đồng quốc tế và giới truyền thông. Sự lạc quan ban đầu của một số người Crimea rằng nước Nga sẽ nhanh chóng hội nhập bán đảo và biến nó trở thành một lãnh thổ kiểu mẫu đã bốc hơi.

Năm ngoái, nhà văn Nga Leonid Kaganov nói rằng việc sáp nhập Crimea giống như việc ăn cắp một chiếc điện thoại đắt tiền mà quên lấy cục sạc. Ông được chứng minh là đã đúng. Mức độ bị cô lập tổng thể của Crimea đã trở nên rõ ràng gần đây: Vào ngày 22/11 (2015), những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà hoạt động người Tatar ở Crimea đã phá hoại bốn đường dây điện nối Crimea với Ukraine, ném bán đảo hai triệu dân này vào bóng tối. Tình hình chập chờn này đã kéo dài hơn một tháng và cho dù đường điện đã dần được hồi phục, tình hình chung vẫn không ổn định. Continue reading “Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập”

Làm sao đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?

Extremism_1913643b

Nguồn: Tony Blair, “Defeating Islamic Extremists in 2016”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Ngô Tuyết Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Danh sách các hoạt động khủng bố Hồi giáo cực đoan năm 2015 thật dài và khủng khiếp. Hầu như tháng nào cũng có người bị giết dưới danh nghĩa của một hệ tư tưởng tai hại.

Trong tháng 1 có khoảng 2.000 người đã bị thảm sát ở thị trấn Baga, Nigeria; 38 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe hơi diễn ra tại thủ đô Sana’a, Yemen và 60 người đã bị giết trong lúc đang cầu nguyện tại một Thánh đường Hồi giáo ở thành phố Shikarpur, Pakistan. Tháng 6, hơn 300 người chết hoặc bị thương trong các vụ tấn công ở khu vực Diffa, Đông Nam Niger, ở thành phố Kuwait và ở Sousse, Tunisia. Tháng 11, gần 200 người đã thiệt mạng dưới bàn tay của những kẻ khủng bố ở Sarajevo, Beirut và Paris. Sau đó, vào đầu tháng 12, một vụ xả súng với quy mô lớn đã diễn ra tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ. Continue reading “Làm sao đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?”

Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?

20130928_blp510

Nguồn:How many people convert to Islam?”, The Economist, 29/09/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau vụ tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi (Kenya), có nhiều lời đồn đoán về khả năng liên quan đến cuộc tấn công của Samantha Leweithe, một phụ nữ người Anh đã cải sang đạo Hồi. Bà Samantha Lewthweite, được gọi là “góa phụ trắng”, kết hôn với Germaine Lindsay, một trong số những kẻ đánh bom ở Luân Đôn hôm 7/7 (2005), và bản thân cũng là một người đã cải sang đạo Hồi. Samantha Lewthweite đang bị Interpol và cảnh sát Kenya truy nã vì bị tình nghi có liên quan đến một vụ đánh bom khác. Lewthwaite, con gái của một quân nhân Anh quốc từng phục vụ ở Bắc Ai Len, lớn lên ở Anh quốc, và cải sang đạo Hồi khi còn ở tuổi niên thiếu. Việc cải sang đạo Hồi có phổ biến không? Và tại sao người ta lại gia nhập đạo Hồi? Continue reading “Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?”

Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do

1362728303_0

Nguồn: Andrés Velasco, “Two blows against illiberal democracy”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số chính phủ dân cử cạnh tranh cho danh hiệu tồi tệ nhất thế giới hiện đã giảm đi hai. Robert Mugabe của Zimbabwe vẫn nắm quyền, cũng như Viktor Orbán của Hungary. Ba Lan đang dần trở nên phi tự do, và các chế độ khắp từ Bắc Phi đến dãy Hindu Kush (ở Afghanistan) vẫn còn nằm trong danh sách các ứng cử viên đó.

Nhưng 12 năm chuyên quyền ngạo mạn dưới thời Néstor và Cristina Kirchner vừa kết thúc tại Argentina. Và một thất bại đáng kinh ngạc trong các cuộc bầu cử quốc hội chắc chắn sẽ đánh dấu khởi đầu của việc kết thúc 16 năm chủ nghĩa Chavez gây bất ổn ở Venezuela. Chừng đó là đủ lý do để ăn mừng. Continue reading “Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất

interest-rates-crop-600x338

Nguồn: Michael Spence,”Fed’s risks to emerging economies”, Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay). Continue reading “Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?

trade-test-centre-india

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Why big oil should kill itself”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, giá dầu đang ổn định về dài hạn ở mức từ 30 USD đến 50 USD mỗi thùng, người sử dụng năng lượng khắp nơi đang được hưởng khoản thu nhập tăng thêm hằng năm trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD. Kết quả cuối cùng gần như sẽ hiển nhiên thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, bởi vì người hưởng lợi từ việc phân phối lại khoản thu nhập khổng lồ này chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình – những người thường tiêu xài tất cả những gì họ kiếm được.

Dĩ nhiên, sẽ có vài đối tượng bị tổn thất nặng nề – chủ yếu là chính phủ các quốc gia sản xuất dầu mỏ, những nước sẽ bị giảm dự trữ ngoại tệ, đồng thời phải vay mượn từ các thị trường tài chính càng lâu càng tốt thay vì cắt giảm chi tiêu công. Rốt cuộc, đó chính là giải pháp mà các chính trị gia mong muốn, đặc biệt khi họ đang phải đương đầu với chiến tranh, chống lại các sức ép địa chính trị hay đối mặt với các cuộc nổi loạn của quần chúng. Continue reading “Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?”

Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm

image

Nguồn: Dani Rodrik, “The Evolution of Work”, Project Syndicate, 09/12/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào giữa tháng 12 (2015), Liên Hợp Quốc đã đưa ra các Báo cáo thường niên mới nhất về Phát triển Con người. Báo cáo năm nay tập trung vào bản chất của việc làm: cách chúng ta kiếm sống đã biến đổi như thế nào do toàn cầu hóa kinh tế, các công nghệ mới cũng như những đổi mới trong tổ chức xã hội. Cụ thể hơn, triển vọng cho các quốc gia đang phát triển rõ ràng là vừa tốt vừa xấu.

Với hầu hết mỗi người trong hầu như mọi thời điểm, công việc là vấn đề gần như chẳng hề thoải mái. Trong lịch sử, làm việc cần cù nặng nhọc là cách để các quốc gia trở nên giàu có. Và trở nên giàu có lại là cách để vài người có cơ hội làm được những công việc thoải mái hơn. Continue reading “Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm”

Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc

Youwei_EndOfReform3_0

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Institutional Challenge”, Project Syndicate, 17/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Douglass North, người đã áp dụng lí thuyết kinh tế vào lịch sử để tìm hiểu sự thay đổi thể chế và xã hội, đã qua đời tại nhà riêng ở Michigan. Nhưng ý tưởng của ông còn sống mãi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Mặc dù North chưa bao giờ tập trung rõ rệt vào sự phát triển thể chế của Trung Quốc, nhưng lí thuyết của ông được chứng minh là vô giá với các nhà lãnh đạo đất nước này khi họ trải qua giai đoạn tiếp theo của cải cách thể chế.

Trong bài giảng nhận giải Nobel của ông năm 1993, North chỉ ra 3 bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra từ nghiên cứu của ông. Continue reading “Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc”