20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico

Nguồn: Trotsky assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhà cách mạng lưu vong người Nga, Leon Trotsky, đã bị thương nặng sau khi một sát thủ tấn công ông bằng rìu phá băng tại khu nhà bên ngoài Thành phố Mexico. Sát thủ tên là Ramón Mercader, là một người cộng sản Tây Ban Nha và có lẽ cũng là đặc vụ của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Trotsky chết vì vết thương vào ngày hôm sau.

Sinh năm 1879 ở Ukraine, với cha mẹ là người Nga gốc Do Thái, khi còn là một thiếu niên, Trotsky đã sớm ủng hộ chủ nghĩa Marx, và sau này quyết định rời khỏi Đại học Odessa để tham gia tổ chức ngầm Liên đoàn Công nhân miền Nam nước Nga (South Russian Workers’ Union). Năm 1898, ông bị bắt vì các hoạt động cách mạng và bị giam trong tù. Năm 1900, ông bị đày đến Siberia. Continue reading “20/08/1940: Trotsky bị ám sát ở Mexico”

Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín

Nguồn: Kaiser Wilhelm of Germany and Czar Nicholas of Russia exchange telegrams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào đầu giờ chiều ngày này năm 1914, Sa hoàng Nicholas II của Nga và người anh em họ của ông, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, bắt đầu một cuộc trao đổi điện tín liên tục liên quan đến cuộc chiến vừa mới nổ ra ở vùng Balkan và khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn châu Âu.

Một ngày trước đó, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia, một tháng sau vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông tại Sarajevo bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia. Trước khi xảy ra vụ ám sát, Đức đã hứa với Áo-Hung sẽ hỗ trợ vô điều kiện trong bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Serbia, bất kể việc đồng minh hùng mạnh của Serbia, tức Nga, có bước vào cuộc xung đột này hay không. Continue reading “29/07/1914: Hoàng đế Đức và Sa hoàng trao đổi điện tín”

Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?

Nguồn: Partnership is much better for China than it is for Russia“, The Economist, 27/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mối quan hệ tay ba của chính trị toàn cầu. Kể từ sau Thế chiến II, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đã nhiều lần hoán đổi đối tác với nhau. Sự sụp đổ của hiệp ước Trung-Xô sau cái chết của Josef Stalin dẫn đến chuyến thăm của Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972 và chính sách hòa hoãn của Mikhail Gorbachev với Trung Quốc 30 năm trước. Cặp đối tác ngày nay, giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình, đã được củng cố vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. Trong mỗi trường hợp, quốc gia bị bỏ lại một mình dường như luôn phải trả giá, bằng cách bị dàn trải về mặt quân sự và ngoại giao. Continue reading “Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?”

02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl

Nguồn: Austro-German forces attack Russians at Przemysl History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, liên minh Áo-Hung và Đức đã tiếp tục tấn công Nga ở Przemysl (nay thuộc Ba Lan), thành trì bảo vệ cực đông bắc của Đế quốc Áo-Hung.

Dược dùng làm tổng hành dinh của quân đội Áo trong những tháng đầu tiên của Thế chiến I, Przemysl đã được lệnh phải kiên trì giữ vững đến phút chót trước bước tiến đáng kinh ngạc của quân Nga vào Áo-Hung trong mùa thu năm 1914. Sau sáu tháng bị bao vây, phải chịu cảnh thiếu lương thực trầm trọng và thương vong nặng nề, những nhóm lính cuối cùng của Áo-Hung tại Przemysl đã từ bỏ quyền kiểm soát thành này vào ngày 22/3/1915. Continue reading “02/06/1915: Liên quân Áo-Đức tấn công Nga tại Przemysl”

‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh

Biên dịch: Trần Quang

Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh. Continue reading “‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh”

Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga

Nguồn: Agnia Grigas, “Russia’s Passport Expansionism”, Project Syndicate, 07/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 24 tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh rằng hộ chiếu sẽ được cấp cho người dân ở các khu vực thuộc vùng đông Donetsk và Luhansk của Ukraine hiện đang do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Điện Kremlin tuyên bố đây là một cử chỉ hoàn toàn nhân đạo. Nhưng nó thực tế là một phần trong một chiến lược dài hạn nhằm củng cố sự kiểm soát miền đông Ukraine – và, nếu xét thông báo của Nga rằng họ đang tìm cách “đơn giản hóa thủ tục cấp quốc tịch” cho tất cả người dân Ukraine, tác động từ động thái này có khả năng còn lớn hơn nữa.

Nga từ lâu đã sử dụng quyền công dân và hộ chiếu nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Như tôi mô tả trong cuốn Beyond Crimea: The New Russian Empire (Không chỉ là Crimea: Đế chế Nga mới), quá trình này thường bắt đầu bằng việc thúc đẩy sức mạnh mềm và sự can dự nhân đạo. Sau đó, nó tiến tới các chính sách kiều bào nhằm hỗ trợ và “Nga hóa” những người nói tiếng Nga ở nước ngoài, đồng thời  tiến hành chiến tranh thông tin. “Hộ chiếu hóa” là bước thứ năm trong quy trình này, tiếp theo sau là bảo vệ công dân và cuối cùng là sáp nhập lãnh thổ. Continue reading “Chiến lược bành trướng bằng hộ chiếu của Nga”

Tuyến đường biển phía Bắc là gì?

Nguồn: What is the Northern Sea Route?, The Economist, 24/09/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23 tháng 08 năm 2018, tàu Venta Maersk rời cảng Vladivostok ở Viễn Đông của Nga trong một hành trình rất quan trọng. Đi qua Biển Đông Siberia và Biển Laptev, dự kiến đến St Petersburg vào ngày 27 tháng 09, Venta đang đi theo một hải trình đánh dấu sự phát triển mới nhất trong giao thông hàng hải ở các vùng biển phía bắc này. Con tàu được gia cố đặc biệt này là tàu container đầu tiên trên thế giới thực hiện hành trình xuyên qua khu vực Bắc Cực của Nga. Chuyến đi chỉ là một thử nghiệm. Mục đích của nó là thu thập dữ liệu và xác định xem liệu tuyến đường này có khả thi hay không, chứ không nhằm thực sự tìm kiếm một giải pháp thương mại thay thế cho các tuyến đường vận tải biển hiện tại của Maersk. Nhưng các chuyên gia cũng xem xét chuyến thám hiểm này từ góc độ sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng đối với Bắc Cực. Continue reading “Tuyến đường biển phía Bắc là gì?”

Động cơ tên lửa RD-180: Cơn đau đầu cho quan hệ Nga – Mỹ

Tác giả: Phạm Hồng Nguyên

Hãng ULA (liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing) đã dùng động cơ RD-180 của Nga cho tên lửa vũ trụ Atlas V của họ từ năm 2002. Động cơ này là một trong những tâm điểm tranh cãi, nỗi đau đầu khôn nguôi của các bên liên quan.

Bối cảnh lịch sử

Trong Chiến tranh Lạnh, những gì liên quan đến công nghệ vũ trụ của Liên Xô đều được bảo vệ và bảo mật gần như tuyệt đối. Để che mắt việc xây dựng sân bay vũ trụ Baikonur, họ đã huy động cả triệu thanh niên về vùng hoang mạc Kazakhstan khai hoang trồng lúa, trồng bông để ngụy trang cho việc xây dựng sân bay này. Rất nhiều thành tựu (và cả các thất bại) về vũ trụ không được Liên Xô công bố hoặc công bố thiếu các chi tiết quan trọng. Việc xuất khẩu bất cứ thứ gì liên quan đến chương trình vũ trụ đương nhiên bị cấm tuyệt đối. Continue reading “Động cơ tên lửa RD-180: Cơn đau đầu cho quan hệ Nga – Mỹ”

Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “Stalemate in Crimea”, Project Syndicate, 16/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm năm sau khi Nga sáp nhập Crimea, không có lý do gì để tin rằng tình trạng bán đảo sẽ sớm thay đổi. Ngày nay, thật dễ hình dung hơn về sự thống nhất của hai miền Triều Tiên – một điều không thể tưởng tượng được vài năm trước – so với việc Crimea được trả lại cho Ukraine. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi tình hình ở bán đảo này là một “âm mưu thôn tính”, nhưng âm mưu này đã thành công. Và phương Tây không thể làm được gì về điều này.

Các hành động của Nga tại Crimea năm 2014 đã dẫn tới các lệnh trừng phạt quốc tế và các nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Điện Kremlin. Quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn ở mức thấp nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng phản ứng của Phương Tây đã không có tác dụng gì đối với lập trường của Nga. Continue reading “Bế tắc ở Crimea 5 năm sau sáp nhập”

Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?

Nguồn: Why does America still use Soyuz rockets to put its astronauts in space?The Economist, 16/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một thất bại khiến cả thế giới chú ý: hai phút sau khi phóng tàu vũ trụ Soyuz từ một địa điểm ở Kazakhstan, sứ mệnh đi tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị hủy bỏ. May mắn thay, hai phi hành gia trên tàu, một người Nga và một người Mỹ, đã có thể trở về khí quyển và hạ cánh an toàn. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), đồng thời là một chính trị gia thận trọng, nói rằng các sứ mệnh sẽ được tạm dừng cho đến khi một cuộc điều tra cho thấy sai sót nằm ở đâu. Vì hệ thống Soyuz của Nga hiện là cách duy nhất để đưa con người vào quỹ đạo, điều này tạo ra một tình huống có thể khiến ISS vắng bóng người từ tháng 12/2018. Và nước Mỹ không thể làm bất cứ điều gì. Vì sao Mỹ lại phải dựa vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ? Continue reading “Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?”

12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai

Nguồn: Russian army lends support to rebels in February Revolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau khi được triệu tập để dập tắt các cuộc biểu tình của công nhân trên đường phố Petrograd (nay là St. Petersburg), hàng loạt các trung đoàn đồn trú tại thành phố đã quyết định đào ngũ để tham gia phe nổi dậy, buộc chính quyền phong kiến phải tan rã và dẫn đến chiến thắng của Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Nguyên nhân trực tiếp nhất của sự bất bình trong nhân dân Nga là kết quả tồi tệ của việc nước này tham gia Thế chiến I. Dù thành công trong những năm đầu tiên của cuộc chiến chống lại Áo-Hung, quân đội Sa hoàng đã phải chịu nhiều thất bại dưới tay quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông. Kết hợp với nền kinh tế lạc hậu của Nga, sự đàn áp của chính phủ, và đa phần dân số là nông dân cực kỳ đói khát và thất vọng, thất bại trên chiến trường đã đẩy đất nước vào cuộc cách mạng toàn diện năm 1917. Continue reading “12/03/1917: Quân đội Nga ủng hộ Cách mạng tháng Hai”

Tác động của sự kiện Crew Dragon tới ngành công nghiệp vũ trụ Nga

Biên dịch: Phạm Hồng Nguyên

Theo AFP, Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) và công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đồng thời xác nhận rằng tàu vũ trụ có tên Crew Dragon của SpaceX đã kết nối thành công với trạm ISS hôm 3/3. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào Nga trong các chuyến đưa người lên ISS.

Kênh truyền hình Moscow 24 (M24) đã có cuộc phỏng vấn với Tiến Sĩ Vadim Lukashevich (VL) về ảnh hưởng của sự kiện này đến chương trình vũ trụ cũng như ngành công nghiệp tên lửa của Nga. Vadim Lukashevich là một chuyên gia độc lập về không gian, làm việc cho một viện nghiên cứu chính sách về vũ trụ nhưng phải nghỉ việc năm 2015 vì những chỉ trích đối với việc chuyển đổi Roscosmos từ một cơ quan chính phủ thành một công ty nhà nước. Continue reading “Tác động của sự kiện Crew Dragon tới ngành công nghiệp vũ trụ Nga”

07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian

Nguồn: Winter Battle of the Masurian Lakes begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, giữa cơn bão tuyết dày đặc, Tướng Fritz von Below và Tập đoàn quân số 8 của Đức đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào tiền tuyến của Nga ở phía bắc Hồ Masurian ở Mặt trận phía Đông, bắt đầu Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian (còn gọi là Trận Hồ Masurian lần II).

Trước đó ở khu vực Hồ Masurian, gần các làng Frogenau và Tannenberg tại Đông Phổ, một trận chiến đã diễn ra vào tháng 9/1914 và kết thúc với thất bại thứ hai của người Nga trước quân Đức dưới quyền Erich Ludendorff (thất bại đầu tiên là ở Tannenberg trong tháng trước). Trận chiến thứ hai này đánh dấu khởi đầu của chiến lược xâm lăng nhắm vào quân Nga do Tổng Tư lệnh Paul von Hindenburg đề xuất, người đã lý luận rằng nếu Liên minh Trung tâm có thể liên tục giành chiến thắng trong chuỗi các trận chiến quan trọng ở Mặt trận phía Đông, thì họ có thể loại Nga ra khỏi cuộc chiến và tập trung vào thách thức thực sự: đối đầu với Anh và Pháp ở phía Tây. Continue reading “07/02/1915: Trận chiến Mùa đông ở Hồ Masurian”

25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân

Nguồn: Near launching of Russian nukes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1995, radar phòng thủ cảnh báo sớm của Nga phát hiện một vụ phóng tên lửa bất ngờ gần Na Uy, và chỉ huy quân đội Nga ước tính tên lửa này chỉ mất vài phút để tác động tới Moskva. Chỉ một lúc sau, Tổng thống Nga ông Boris Yeltsin cùng bộ trưởng quốc phòng, và tổng tham mưu trưởng quân đội được báo cáo về vụ phóng tên lửa. Các hệ thống điều khiển hạt nhân được chuyển sang chế độ chiến đấu và những chiếc vali hạt nhân được mang theo bởi Yeltsin và chỉ huy quân sự hàng đầu của ông đã được kích hoạt lần đầu tiên trong lịch sử của hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất này. Continue reading “25/01/1995: Nga suýt phóng nhầm vũ khí hạt nhân”

Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Quan hệ Nga-Việt đang ở giai đoạn nồng ấm nhất kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Trong các thông cáo báo chí, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên nhấn mạnh về tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp và bày tỏ mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ song phương. Năm 2019 đánh dấu các sự kiện quan trọng trong lịch sử bang giao hai nước: kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Nga-Việt (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020). Đồng thời, năm nay cũng được ấn định là “năm chéo”, năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga.

Việt Nam là một trong số ít đối tác chiến lược toàn diện của Nga ở khu vực Á-Âu. Việc phát triển quan hệ Nga-Việt đóng vai trò như thế nào trong chiến lược xoay trục về phía Đông của Liên bang Nga hiện nay? Continue reading “Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga”

22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga

Nguồn: Bloody Sunday Massacre in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong tình cảnh bại trận trước Nhật Bản ở Viễn Đông, nước Nga Sa hoàng bị tàn phá khi bất mãn nội bộ cuối cùng cũng bùng phát thành bạo lực ở St. Petersburg trong sự kiện gọi là Thảm sát Chủ nhật Đẫm máu (Bloody Sunday Massacre).

Dưới thời Sa hoàng Nicholas II của nhà Romanov lên ngôi năm 1894, nước Nga đã trở nên tham nhũng và áp bức hơn bao giờ hết. Lo sợ rằng ông sẽ không có người nối dõi – bởi vì con trai duy nhất của ông, Alexis, mắc chứng bệnh máu không đông – Nicholas dần bị thao túng bởi những kẻ kỳ dị như Grigory Rasputin, người được gọi là pháp sư điên. Tham vọng đế quốc của Nga ở Mãn Châu vào đầu thế kỷ đã dẫn đến Chiến tranh Nga-Nhật kể từ tháng 2/1904. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đáng chú ý nhất là Vladimir Lenin, người đã bị lưu đày, đang tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa nổi dậy nhằm lật đổ Sa hoàng. Continue reading “22/01/1905: Thảm sát ngày Chủ nhật đẫm máu ở Nga”

Caspi là biển hay hồ?

Nguồn: Is the Caspian a sea or a lake?, The Economist

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Caspi là gì? Trong 20 năm, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh nó, đã không thống nhất được về việc nó là hồ hay biển. Giống như nhiều hồ, nó không đổ vào đại dương, nhưng có kích thước và độ sâu tương tự biển. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần về mặt từ ngữ, mà còn có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị. Bề mặt và đáy hồ được chia đều cho các quốc gia tiếp giáp hồ. Trong khi biển được điều chỉnh bởi Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Khu vực bề mặt và đáy biển gần bờ được phân chia căn cứ theo chiều dài bờ biển của quốc gia ven biển. Khi Iran và Liên Xô là hai quốc gia duy nhất tiếp giáp Caspi, một loạt các hiệp ước song phương đã xác định đây là một hồ nước được phân chia bằng nhau giữa hai bên. Iran, quốc gia có bờ tiếp giáp Caspi ngắn, vẫn thích ý tưởng cũ. Kazakhstan, nước có bờ dài nhất dọc Caspi, là một trong những quốc gia thích gọi nó là biển. Continue reading “Caspi là biển hay hồ?”

Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “The Danger of an Unpopular Putin”, Project Syndicate, 31/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chỉ bảy tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần thứ tư đắc cử tổng thống, với 77% số phiếu bầu. Nhưng theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga tiến hành, giả sử một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngay bây giờ, Putin có lẽ sẽ chỉ nhận được 47% số phiếu bầu, buộc ông phải bước vào một cuộc bầu cử vòng hai. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với nước Nga và thế giới.

Tất nhiên, số liệu thăm dò ở Nga không nhất thiết phản ánh đúng sự cân bằng quyền lực thực sự. Nhưng sự suy giảm mạnh như vậy là một diễn tiến đáng chú ý, ít nhất là bởi người Nga, vốn còn nhớ rõ những hình phạt khắc nghiệt mà các nhà bất đồng chính kiến phải đối mặt thời Xô-viết, thường đưa ra những đánh  tích cực về lãnh đạo khi được thăm dò ý kiến. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân”

Nước Nga trong mắt người Trung Quốc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Trung Quốc (TQ) hiện đang có quan hệ nhìn bề ngoài rất thân thiện với Nga. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, bởi lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước lớn này tồn tại những vấn đề có lịch sử rất phức tạp, tới mức coi nhau là kẻ thù tiềm tàng lớn nhất (mời đọc “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của TQ”). Mối quan hệ đó có ảnh hưởng sâu xa tới tình hình TQ, Nga cũng như tình hình thế giới, kể cả Việt Nam. Những người TQ mang tư tưởng bành trướng Đại Hán (như tác giả bài dưới đây) kết tội Nga và Liên Xô là “hàng xóm xấu” chủ yếu vì đã xâm chiếm nhiều lãnh thổ của TQ, theo họ là tới gần 6 triệu km2 (bằng 60% diện tích đại lục TQ hiện nay)! Không ít người TQ tin theo quan điểm này và vì vậy họ căm ghét Nga và Liên Xô hơn cả Mỹ. Thực ra nhiều “lãnh thổ bị chiếm” đó ở rất xa TQ, hoàn toàn chưa từng có người TQ cư trú nhưng chính quyền TQ xưa nay cứ nhận là của họ, tương tự mánh lới hiện nay họ dùng “Đường 9 đoạn” để nhận xằng hầu hết diện tích Biển Đông. Có thể thấy những tư liệu bài này đưa ra có nhiều chỗ sai sự thực, nếu không nói là bịa đặt. Bài rất dài, chúng tôi chỉ lược dịch. Các ghi chú trong dấu ngoặc [  ] là của người dịch.                                             Continue reading “Nước Nga trong mắt người Trung Quốc”