26/12/1966: Lễ Kwanzaa đầu tiên

Nguồn: The first Kwanzaa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, ngày đầu tiên của lễ Kwanzaa đầu tiên đã được tổ chức tại Los Angeles dưới sự chỉ đạo của Maulana Karenga, Giám đốc khoa Nghiên cứu người Mỹ gốc Phi tại Đại học Bang California ở Long Beach. Lễ hội kéo dài bảy ngày này, có nguồn gốc từ châu Phi, đã được Tiến sĩ Karenga thiết kế như một dịp để kỷ niệm gia đình, cộng đồng, và văn hóa của người Mỹ gốc Phi. Continue reading “26/12/1966: Lễ Kwanzaa đầu tiên”

24/09/2016: Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi mở cửa

Nguồn: The National Museum of African American History and Culture opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, hơn 15 năm sau khi được thành lập, Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi đã mở cửa tại National Mall. Barack Obama, Tổng thống gốc Phi đầu tiên của nước Mỹ, đã chủ trì buổi lễ và chính thức khai trương bảo tàng bằng cách rung Chuông Tự do, một chiếc chuông từ một nhà thờ Baptist của người Mỹ gốc Phi được thành lập vào năm 1776. Continue reading “24/09/2016: Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa Người Mỹ gốc Phi mở cửa”

06/07/1957: Althea Gibson trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên vô địch Wimbledon

Nguồn: Althea Gibson is first African American to win Wimbledon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, Althea Gibson đã giành chức vô địch quần vợt đơn nữ tại Wimbledon và trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giành chức vô địch tại Câu lạc bộ Quần vợt Sân cỏ và Croquet Toàn Anh ở London.

Sinh ngày 25/08/1927 tại Silver, Nam Carolina, Gibson lớn lên ở khu Harlem của Thành phố New York. Bà bắt đầu chơi quần vợt khi còn ở tuổi thiếu niên và từng hai lần giành chức vô địch quần vợt nữ quốc gia dành cho người Mỹ gốc Phi. Vào thời điểm quần vợt vẫn còn bị phân biệt chủng tộc, Alice Marble, người bốn lần vô địch Giải Vô địch Quốc gia Mỹ, đã lên tiếng ủng hộ Gibson và tay vợt cao 1m80 này đã được mời tham dự Giải Vô địch Quốc gia Mỹ (nay được gọi là Giải Mỹ Mở rộng) vào năm 1950. Continue reading “06/07/1957: Althea Gibson trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên vô địch Wimbledon”

30/07/1866: Thảm sát New Orleans

Nguồn: The New Orleans Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, trong thời kỳ Tái thiết đầy hỗn loạn sau Nội chiến Mỹ, sự phản kháng của người da trắng đối với quyền công dân của người Mỹ gốc Phi đã chuyển thành bạo lực ở New Orleans, khi một đám đông da trắng giết chết hàng chục người Mỹ gốc Phi đang tụ tập để ủng hộ một cuộc họp chính trị.

Thảm sát New Orleans, còn được gọi là Bạo loạn New Orleans, xảy ra tại Viện Cơ khí New Orleans, nơi 25 đại biểu của bang đang nhóm họp về Hội nghị Lập hiến Louisiana năm 1864. Hiến pháp mới của bang đã bãi bỏ chế độ nô lệ, nhưng cơ quan lập pháp bang lại thông qua luật hạn chế quyền của những người được giải phóng khỏi chế độ nô lệ. Vì vậy, Đảng Cộng hòa cấp tiến muốn điều chỉnh lại hiến pháp để những người tự do có quyền bầu cử. Một mục đích khác là loại bỏ các đạo luật hạn chế quyền của người Mỹ gốc Phi (Black Codes) và tước quyền của các thành viên từng ủng hộ Hợp bang miền Nam. Continue reading “30/07/1866: Thảm sát New Orleans”

18/07/1863: Pháo đài Wagner bị tấn công, Đại tá Robert Gould Shaw tử trận

Nguồn: Assault of Fort Wagner and death of Robert Gould Shaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Đại tá Liên minh miền Bắc Robert Gould Shaw và 272 binh sĩ dưới quyền ông đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào Pháo đài Wagner, gần Charleston, Nam Carolina. Shaw là chỉ huy của Trung đoàn Bộ binh Massachusetts 54, có lẽ là trung đoàn người Mỹ gốc Phi nổi tiếng nhất trong cuộc chiến. Continue reading “18/07/1863: Pháo đài Wagner bị tấn công, Đại tá Robert Gould Shaw tử trận”

21/10/1921: Tổng thống Harding công khai lên án các hành động tư hình

Nguồn: President Harding publicly condemns lynching, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Tổng thống Warren G. Harding đã có một bài phát biểu tại Alabama, trong đó ông lên án hành quyết tư hình (lynching) – những vụ tử hình ngoài bộ máy tư pháp, thường bằng hình thức treo cổ – thực hiện bởi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng chống lại người Mỹ gốc Phi ở miền Nam.

Dù chính quyền của ông chìm trong bê bối và tham nhũng, Harding thật ra là một chính trị gia cấp tiến của Đảng Cộng hòa, người ủng hộ việc trao quyền công dân đầy đủ cho người Mỹ gốc Phi và quyền bầu cử cho phụ nữ, đồng thời cũng ủng hộ Dự luật Chống Tư hình Dyer (Dyer Anti-lynching Bill, 1920). Continue reading “21/10/1921: Tổng thống Harding công khai lên án các hành động tư hình”

12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc

Nguồn: Violence erupts in Boston over desegregation busing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, ngày khai giảng năm học mới, tại Boston, Massachusetts, các hành động phản đối “xe buýt” trường học – vốn là một biện pháp tuân theo lệnh của tòa án – đã trở thành bạo lực nghiêm trọng. Xe buýt chở trẻ em người Mỹ gốc Phi đã bị ném trứng, gạch và chai lọ, trong khi cảnh sát có vũ trang phải cố gắng kiểm soát những người biểu tình da trắng giận dữ đang bao vây trường học. Continue reading “12/09/1974: Bạo lực tại Boston sau sự kiện phân biệt chủng tộc”

17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người

Nguồn: An ammunition ship explodes in the Port Chicago disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một tàu chở đạn đã phát nổ trong lúc đang chất hàng ở Cảng Chicago, California, giết chết 332 người. Khi ấy, chiến dịch quân sự của Mỹ trong Thế chiến II ở Thái Bình Dương đang diễn ra tích cực và người ta cho rằng quy trình kém cỏi và thiếu đào tạo chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

Nằm cách San Francisco khoảng 30 dặm về phía bắc, Cảng Chicago được phát triển thành một cơ sở đạn dược khi Kho đạn Hải quân tại Đảo Mare, California, không còn đủ khả năng để tự mình đảm nhiệm toàn bộ nỗ lực chiến tranh. Tính đến mùa hè năm 1944, việc mở rộng cơ sở vật chất ở Cảng Chicago đã cho phép hai tàu có thể cùng lúc bốc dỡ hàng hóa. Các đơn vị Hải quân được phân nhiệm vụ bốc dỡ đạn dược nguy hiểm thường là các đơn vị người Mỹ gốc Phi. Những nhóm này thường không được đào tạo về cách xử lý bom đạn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn an toàn cũng đã bị ngó lơ để đáp ứng lịch trình dày đặc nhằm vận chuyển lượng đạn dược khổng lồ. Continue reading “17/07/1944: Nổ lớn ở Cảng Chicago giết chết 332 người”

25/02/1870: Nghị sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhậm chức

Nguồn: First African American congressman sworn in, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, Hiram Rhodes Revels, một đảng viên Cộng hòa từ Natchez, Mississippi, đã tuyên thệ nhậm chức tại Thượng viện Mỹ, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên từng giữ ghế trong Quốc hội.

Trong thời kỳ Nội chiến, Revels, một mục sư có trình độ đại học, đã giúp thành lập các trung đoàn quân đội người Mỹ gốc Phi cho phe Liên minh miền Bắc, mở trường học cho những nô lệ được giải phóng, đồng thời cũng làm cha tuyên úy cho quân đội Liên minh. Được chuyển đến Mississippi, Revels đã tiếp tục ở lại vùng đất thuộc Hợp bang miền Nam cũ sau khi chiến tranh kết thúc, và tham gia vào nền chính trị miền Nam trong thời kỳ Tái thiết. Continue reading “25/02/1870: Nghị sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhậm chức”

Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi

Nguồn: The grim racial inequalities behind America’s protests”, The Economist, 03/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình? Continue reading “Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi”

Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

1. Ngạn ngữ Châu Phi có một câu rất hay: “Mỗi một buổi sáng ở châu Phi, khi con linh dương thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con báo nếu không sẽ bị con báo ăn thịt.

Mỗi buổi sáng khi con báo thức dậy nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chạy chậm nhất nếu không nó sẽ bị chết đói.

Dù bạn là con linh dương hay con báo, mỗi khi mặt trời mọc thì bạn buộc phải chạy.”

Đây là câu ngạn ngữ rất hay và đã được Thomas Friedman, tác giả cuốn “Thế giới phẳng” trích dẫn. Và ở trụ sở của Viettel (Hà Nội), câu này cũng được treo trang trọng ngay trước lối vào để nhắc nhở mỗi nhân viên có động lực phấn đấu đưa Viettel ngày một lớn mạnh hơn như hiện nay. Continue reading “Chuyện người gốc Phi ở Mỹ: Đôi dòng lịch sử”

07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Two African American firsts in politics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cựu chủ tịch quận Manhattan, David Dinkins, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã được bầu làm thị trưởng người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Thành phố New York. Trong khi đó, ở Virginia, Trung úy Douglas Wilder, cũng là đại diện của Đảng Dân chủ, đã chính thức trở thành người gốc Phi đầu tiên được bầu giữ chức thống đốc một tiểu bang trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “07/11/1989: Hai người Mỹ gốc Phi được ghi tên vào lịch sử Hoa Kỳ”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”

12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow

Nguồn: The Fort Pillow Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong nội chiến Hoa Kỳ, Thiếu tướng của Hợp bang miền Nam, Nathan Bedford Forrest, đã cùng quân đôi của mình tấn công khu đồn trú bị cô lập của Liên minh miền Bắc tại Pháo đài Pillow, Tennessee, nhìn ra sông Mississippi. Vốn là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ bên sông của phe Hợp bang, pháo đài đã bị lực lượng Liên minh chiếm vào năm 1862. Trong số 500 lính Liên minh bảo vệ pháo đài, có hơn một nửa là người Mỹ gốc Phi. Continue reading “12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow”

30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua

Nguồn: 15th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, sau khi được ba phần tư số tiểu bang phê chuẩn, Tu chính án thứ 15, trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi (nam giới) đã được chính thức thêm vào Hiến pháp Mỹ. Được Quốc Hội thông qua một năm trước, Tu chính án viết rằng, “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị bất kỳ chính quyền liên bang hay tiểu bang nào từ chối vì lý do chủng tộc, màu da, hoặc tình trạng nô lệ trước đó.” Một ngày sau khi Tu chính án thứ 15 được thông qua, Thomas Peterson-Mundy đến  từ Perth Amboy, New Jersey, đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên bỏ phiếu theo quy định của tu chính án này. Continue reading “30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua”

28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua

Nguồn: 14th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, sau khi được ba phần tư số tiểu bang ở Mỹ phê chuẩn, Tu chính án thứ 14, đảm bảo quyền công dân và các quyền khác cho nhóm người Mỹ gốc Phi, đã được chính thức đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.

Năm 1867, hai năm sau Nội chiến Mỹ, Đạo luật Tái thiết (Reconstruction Acts of 1867) đã chia miền Nam thành 5 khu quân sự, nơi các chính quyền tiểu bang đã được thành lập sau cuộc bầu cử dựa trên quyền phổ thông đầu phiếu (cho nam giới tuổi vị thành niên trở lên). Kể từ đây, giai đoạn được gọi là Tái kiến thiết Triệt để (Radical Reconstruction) bắt đầu. Continue reading “28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua”