Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi

1569966_-_main

Nguồn: Lynn Kuok, “Tides of Change: Taiwan’s evolving position in the South China Sea and why other actors should take notice“, East Asia Policy Paper No. 5, 05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Cùng với Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dù điều này đôi khi lại bị bỏ qua. Trên giấy tờ, Đài Loan và Trung Quốc có các tuyên bố tương tự nhau. Đường chín đoạn hay đường chữ U bao lấy hầu hết Biển Đông xuất hiện trên các tấm bản đồ của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa chính thức làm sáng tỏ ý nghĩa của đường chín đoạn, vốn có thể được xem như một yêu sách đối với vùng nước mênh mông bên trong các đường đứt đoạn đó hoặc (đơn thuần chỉ là yêu sách đối với) các thực thể đảo nằm bên trong và các khu vực hàng hải tính từ các hòn đảo đó theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Continue reading “Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi”

28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ

worldwarone-960x496

Nguồn:Austria-Hungary declares war on Serbia,” History.com (truy cập ngày 27/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 7 năm 1914, đúng một tháng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo cùng vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Thế chiến I.

Bị đe dọa trước tham vọng của người Serbia trong một khu vực Balkan đầy biến động của châu Âu, Áo-Hung đã quyết định rằng phản ứng thích hợp để đáp lại vụ ám sát là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự nhằm vào Serbia. Sau khi đảm bảo sự hỗ trợ vô điều kiện của đồng minh hùng mạnh của mình là Đức, Áo-Hung gửi một bức tối hậu thư tới Serbia vào ngày 23 tháng 7, yêu cầu mọi biện pháp tuyên truyền chống Áo trong lãnh thổ Serbia phải bị đàn áp, và Áo-Hung phải được phép tiến hành điều tra riêng về vụ ám sát Thái tử, cùng một số yêu cầu khác. Continue reading “28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ”

So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương

container_2244981b

Nguồn: Dani Rodrik, “The New Mercantilist Challenge,” Project Syndicate, 09/01/2013.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Lịch sử kinh tế học phần lớn là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa trọng thương.” Chủ nghĩa tự do kinh tế mà trọng tâm là kinh tế tư nhân và thị trường tự do là học thuyết thống trị ngày nay. Nhưng chiến thắng về mặt trí tuệ của nó đã làm chúng ta không nhận ra sự hấp dẫn tuyệt vời – và thành công thường xuyên – của những tập quán theo phái trọng thương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng thương vẫn sống khỏe, và xung đột không dứt của nó với chủ nghĩa tự do nhiều khả năng sẽ là lực lượng chính định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương thường bị coi là một hệ thống tư tưởng lạc hậu và hiển nhiên sai lầm về chính sách kinh tế. Trong những ngày hoàng kim của mình, phái trọng thương đã bảo vệ một số khái niệm kỳ quặc, mà chủ đạo là quan điểm cho rằng chính sách quốc gia phải nhằm hướng tới sự tích lũy các kim loại quý – vàng và bạc. Continue reading “So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương”

27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon

August 1974, Washington, DC, USA --- The day after resigning from the presidency, Richard Nixon gives a farewell speech to his staff. His wife Pat, daughter Tricia and son-in-law Edward F. Cox stand close to him. --- Image by © Wally McNamee/CORBIS

Nguồn:House begins impeachment of Nixon,” History.com (truy cập ngày 26/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã đề nghị luận tội[1] và cách chức Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ, Richard M. Nixon. Quá trình luận tội này là kết quả của một loạt các vụ bê bối chính trị liên quan đến chính quyền Nixon mà sau này được gọi chung là Watergate.

Vụ bê bối Watergate lần đầu được đưa ra ánh sáng sau cuộc đột nhập trụ sở quốc gia của Đảng Dân chủ trong khu phức hợp khách sạn nhà ở Watergate hôm 17 tháng 6 năm 1972. Một nhóm người có liên quan đến Nhà Trắng đã bị bắt giữ và kết tội sau đó. Nixon phủ nhận mọi sự liên quan với vụ đột nhập, nhưng một số nhân viên của ông cuối cùng đã thừa nhận có dính líu tới một vụ che đậy phi pháp và buộc phải từ chức. Continue reading “27/07/1974: Hạ viện Mỹ bắt đầu luận tội Tổng thống Nixon”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ

election-2016

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Why Not Election,” Project Syndicate, 10/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những ai đang cảm thấy chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ khó hiểu không cần phải lo lắng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Cuộc chạy đua cho vị trí Tổng thống năm 2016 đang được định hình là cuộc chạy đua kỳ quặc nhất trong lịch sử hiện đại, không chỉ bởi vì số lượng ứng cử viên – hiện tại là 14, với thêm 2 hoặc 3 người nữa dự kiến sẽ được thông báo sớm – mà còn vì tính chất của cuộc đua này.

Câu hỏi quen thuộc dành cho những người có tham vọng trở thành Tổng thống là: Tại sao anh lại tham gia tranh cử? Đối với năm nay, câu trả lời dường như là: Tại sao không? Miễn là người đó không quá coi trọng phẩm giá của mình thì họ sẽ mất rất ít và được rất nhiều từ việc tranh cử. Một chiến dịch tranh cử thất bại, ngay cả một chiến dịch cực kỳ thảm bại, cũng có thể mang lại phí diễn giả cao hơn, các hợp đồng xuất bản sách béo bở hơn, hoặc một chương trình truyền hình. Cả Newt Gingrich và Mike Huckabee đều thất bại trong việc tranh cử vị trí ứng viên Đảng Cộng hòa, nhưng đều có suất trên các buổi talk show trên truyền hình cáp. Continue reading “Đánh giá sơ bộ các ứng viên tổng thống Mỹ”

25/07/1969: Mỹ công bố Học thuyết Nixon

Nixon Vietnam

Nguồn:The Nixon Doctrine is announced,” History.com (truy cập ngày 24/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố rằng từ thời điểm này về sau, Hoa Kỳ mong đợi các đồng minh châu Á của mình có trách nhiệm tự bảo đảm an ninh quân sự của họ. Tuyên bố của tổng thống Mỹ, sau này được biết đến dưới tên gọi Học thuyết Nixon, là chỉ dấu rõ ràng cho thấy quyết tâm của ông trong việc “Việt Nam hóa” chiến tranh Việt Nam.

Khi Richard Nixon nhậm chức vào đầu năm 1969, cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam đã kéo dài gần bốn năm (tính từ khi Lyndon B. Johnson bắt đầu tiến hành leo thang chiến tranh năm 1965 – ND). Cuộc xung đột đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của hơn 25.000 lính Mỹ và vô số người Việt tính đến thời điểm đó. Bất chấp những nỗ lực của mình, Mỹ đang phải đối mặt với thất bại cận kề hơn bao giờ hết. Ngay cả ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống chiến tranh cũng xuất hiện liên tục trên các đường phố và trong các trường đại học. Continue reading “25/07/1969: Mỹ công bố Học thuyết Nixon”

Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ

55a2d22fdf725

Nguồn: Chen-shen J. Yen, “Taiwan gears up for all-female presidential race,” East Asia Forum, 01/07/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với việc Phó Chủ tịch Lập pháp viện (tức Quốc hội Đài Loan – NHĐ), bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), được Ủy ban Thường vụ Quốc Dân Đảng (KMT) xác nhận, các ứng viên của hai đảng chính tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2016 đều là nữ, dẫn đến một kết luận hiển nhiên là sẽ có một nữ tổng thống ở Đài Loan vào năm tới.

Ứng cử viên Đảng Dân Tiến (DPP), bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), từng tranh cử vào văn phòng tổng thống năm 2012 nhưng đã để thua đương kim tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Lần này, với sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng đang ở mức thấp và sinh khí của Đảng Dân Tiến từ sau chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014, bà Thái được tin là sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ”

23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời

VICHY1_63883c

Nguồn:Petain, leader of the Vichy government, dies,” History.com (truy cập ngày 22/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1951, Thống chế Henri-Philippe Pétain, anh hùng dân tộc Pháp trong Thế chiến I nhưng lại bị kết tội vì đã hợp tác với những kẻ chiếm đóng người Đức ở đất nước mình trong Thế chiến II và bị kết án tù chung thân, qua đời ở tuổi 95.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Saint-Cyr, Pétain phục vụ trong trung đoàn Alpine với cấp bậc trung úy, nơi ông dần có được danh tiếng vì tình bạn thân biết với những người lính bộ binh. Sau đó, ông bước vào sự nghiệp giảng dạy gây nhiều tranh cãi ở trường Đại học Chiến tranh, nơi ông đề xuất một những lý thuyết xung đột trực tiếp với các quan điểm truyền thống, đặc biệt là ý tưởng cho rằng quốc phòng vững mạnh là chìa khóa của chiến thắng, chứ không phải là chiến lược “luôn chủ động tấn công” vốn phổ biến trong quân đội Pháp ở thời điểm đó. Continue reading “23/07/1951: Thủ tướng chính quyền Vichy Philippe Pétain qua đời”

22/07/2003: Con trai của Saddam Hussein bị bắn hạ

gttysnscc

Nguồn: Qusay and Uday Hussein killed,” History.com (truy cập ngày 21/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2003, hai người con trai của cựu độc tài Iraq Saddam Hussein là Qusay và Uday Hussein đã bị giết sau một trận chiến kéo dài ba tiếng với quân đội Hoa Kỳ tại thành phố Mosul. Nhiều người tin rằng hai người con trai này thậm chí còn tàn bạo và nhẫn tâm hơn cả người cha khét tiếng của họ, và cái chết của họ đã được nhiều người dân Iraq đón mừng. Uday và Qusay đang ở tuổi 39 và 37 khi họ qua đời. Cả hai đều được cho là đã tích lũy được một khối tài sản đáng kể thông qua việc tham gia buôn lậu dầu lửa bất hợp pháp.

Là con cả của Saddam, Uday Hussein được chọn làm người thừa kế chính thức của vị tổng thống bạo ngược này. Nhưng ngay cả Saddam cũng bất bình với lối sống ngông cuồng của Uday – được cho là sở hữu hàng trăm chiếc xe hơi – và sự thiếu kỷ luật. Sau khi Uday đánh và đâm chết một trong những người hầu được Saddam yêu quý trong một bữa tiệc năm 1988, Saddam đã bắt giam và đánh đập Uday trong một thời gian ngắn. Continue reading “22/07/2003: Con trai của Saddam Hussein bị bắn hạ”

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ

640x392_55396_170733

Nguồn: Dani Rodrik, “Rethinking Democracy,” Project Syndicate, 11/07/2014.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Việc phổ biến các chuẩn mực dân chủ từ các nước phương Tây tiên tiến tới phần còn lại của thế giới có lẽ là những lợi ích quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt với dân chủ. Các chính phủ dân chủ ngày nay hoạt động kém, và tương lai của họ vẫn còn đáng ngờ. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về dân chủ”

20/07/1969: Con người đặt chân lên mặt trăng

download (2)

Nguồn:Armstrong walks on moon,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).

Biên dịch Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 20 tháng 7 năm 1969, lúc 10:56 đêm theo giờ EDT (tức 9:56 sáng ngày 21 tháng 7 theo giờ Hà Nội), phi hành gia người Mỹ Neil Amstrong đã truyền âm thanh từ cách trái đất khoảng 385.000 kilômét tới hơn 1 tỉ người trên mặt đất: “Đây là một bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại.” Bước khỏi tàu đổ bộ mặt trăng Eagle (Đại bàng), Amstrong trở thành người đầu tiên bước lên bề mặt của mặt trăng.

Những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa phi hành gia lên mặt trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy đưa ra trong một phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961: “Tôi tin rằng quốc gia này [Mỹ] nên cam kết thực hiện cho được mục tiêu là trước khi thập niên này kết thúc phải đưa bằng được con người lên mặt trăng rồi trở về mặt đất an toàn.” Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn theo sau Liên Xô trong lĩnh vực phát triển không gian, và nước Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã hoan nghênh đề xuất táo bạo của Kennedy. Continue reading “20/07/1969: Con người đặt chân lên mặt trăng”

19/07/1956: Hoa Kỳ rút viện trợ cho Ai Cập

image (1)

Nguồn:United States withdraws offer of aid for Aswan Dam,” History.com (truy cập ngày 18/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles tuyên bố rằng Mỹ đang rút đề nghị viện trợ tài chính cho Ai Cập để giúp đỡ xây dựng đập Aswan trên sông Nile. Động thái này đã khiến Ai Cập tiến xa hơn nữa tới một liên minh với Liên Xô và là một nhân tố đóng góp vào cuộc khủng hoảng kênh đào Suez diễn ra cuối năm 1956.

Trước đó, vào tháng 12 năm 1955, Ngoại trưởng Dulles tuyên bố rằng Hoa Kỳ, cùng với Vương quốc Anh, đang cung cấp gần 70 triệu đô la tiền viện trợ cho Ai Cập để giúp đỡ xây dựng đập Aswan. Tuy nhiên, Dulles chỉ miễn cưỡng đồng ý cho khoản hỗ trợ này. Ông có mối nghi ngờ sâu sắc về lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser, người mà theo Dulles là một nhà dân tộc chủ nghĩa nôn nóng và nguy hiểm. Những người khác trong chính quyền Eisenhower đã thuyết phục Dulles rằng khoản viện trợ của Mỹ có thể kéo Nasser ra khỏi mối quan hệ với Liên Xô và ngăn chặn sự gia tăng quyền lực của Liên Xô ở Trung Đông. Continue reading “19/07/1956: Hoa Kỳ rút viện trợ cho Ai Cập”

18/07/1925: Hitler xuất bản cuốn tự truyện “Mein Kampf”

Hitlerlatest_2785757b

Nguồn:Hitler publishes Mein Kampf,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1925, bảy tháng sau khi được thả từ nhà tù Landsberg, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler xuất bản tập đầu tiên của bản tuyên ngôn cá nhân của ông, Mein Kampf. Được viết nên trong chín tháng Hitler ở tù, Mein Kampf, hay “Cuộc tranh đấu của tôi,” là một câu chuyện cay đắng nhưng huênh hoang với thái độ bài Do Thái, coi thường đạo đức, tôn thờ quyền lực, và các chi tiết trong kế hoạch thống trị thế giới của Hitler. Cuốn tự truyện này nhanh chóng trở thành kinh thánh của Đảng Quốc xã.

Đầu những năm 1920, hàng ngũ Đảng Quốc xã của Hitler đầy những người Đức bất mãn và ủng hộ đường lối của Đảng trong việc chán ghét, thù hận chính quyền dân chủ của nước Đức, chính trị cánh tả, và người Do Thái. Tháng 11 năm 1923, sau khi chính phủ Đức tiếp tục phải thanh toán các khoản bồi thường chiến tranh cho Anh và Pháp (sau Thế chiến I), Đảng Quốc xã phát động cuộc “đảo chính nhà hàng bia,” nỗ lực đầu tiên của họ để tiếm quyền chính phủ Đức (tức nền Cộng hòa Weimar) bằng vũ lực. Continue reading “18/07/1925: Hitler xuất bản cuốn tự truyện “Mein Kampf””

17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam

Winston_Churchill,Harry_S._Truman,_Josef_Stalin

Nguồn:Potsdam Conference convenes,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, hội nghị của các nước chiến thắng thuộc phe Đồng Minh đã được triệu tập ở Potsdam, ngoại ô thành phố Berlin, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và lãnh tụ Xô-viết Joseph Stalin.

Các vấn đề trước mắt mà ba nước Tam Hùng cùng đội ngũ nhân viên của họ phải giải quyết là chính quyền của một nước Đức thất trận; biên giới hậu chiến của Ba Lan; sự chiếm đóng quân sự ở Áo; “vị trí” của Liên Xô ở Đông Âu; các khoản bồi thường chiến tranh; và cuộc chiến đang tiếp diễn ở Thái Bình Dương. Continue reading “17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam”

16/07/1945: Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử

FatManLarge

Nguồn:Atom bomb successfully tested,” History.com (truy cập ngày 15/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, đúng 5 giờ 29 phút 45 giây sáng theo giờ địa phương, Dự án Manhattan – dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của Anh Quốc và Canada trong Thế chiến II – kết thúc bằng một vụ nổ khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công ở Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ.

Các kế hoạch tạo ra một quả bom uranium của phe Đồng Minh bắt đầu được đưa ra từ đầu năm 1939, khi nhà vật lý lưu vong người Ý Enrico Fermi gặp gỡ các quan chức Hải quân Mỹ tại Đại học Columbia để thảo luận về việc sử dụng các vật liệu phân hạch cho mục đích quân sự. Cùng năm đó, Albert Einstein viết thư cho Tổng thống Franklin Roosevelt để ủng hộ một lý thuyết cho rằng phản ứng hạt nhân dây chuyền không kiểm soát nhiều khả năng có thể làm cơ sở cho một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “16/07/1945: Hoa Kỳ thử thành công bom nguyên tử”

14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản

Chinese_stamp_in_1950

Nguồn:Rupture between USSR and China grows worse,” History.com (truy cập ngày 13/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm khi chính phủ hai nước bị cuốn vào một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của chủ nghĩa cộng sản. Về phần mình, Hoa Kỳ lại tỏ ra vui mừng khi chứng kiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc cộng sản của thế giới.

Giữa năm 1963, các quan chức của Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gặp nhau tại Moskva để cố gắng hàn gắn những rạn nứt trong hệ tư tưởng của hai quốc gia. Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích cái mà họ gọi là “những xu hướng phản cách mạng” ở Liên Xô. Đặc biệt là Trung Quốc rất không hài lòng với chính sách hợp tác với phương Tây của Moskva. Continue reading “14/07/1963: Xô-Trung bất đồng về tương lai của chủ nghĩa cộng sản”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức

1930-world-cup

Nguồn:First World Cup,” History.com (truy cập ngày 12/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1930, Pháp đánh bại Mexico với tỷ số 4-1 và Hoa Kỳ đánh bại Bỉ với tỷ số 3-0 là những trận bóng đầu tiên của Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup), được tổ chức tại thành phố chủ nhà Montevideo, Uruguay. Từ đó, World Cup đã trở thành sự kiện thể thao được theo dõi nhiều nhất trên thế giới.

Sau khi bóng đá bị loại khỏi chương trình thi đấu của Thế vận hội Mùa hè 1932 tại Los Angeles, chủ tịch FIFA Jules Rimet đã giúp tổ chức một giải đấu quốc tế vào năm 1930. Trước sự thất vọng của các cầu thủ châu Âu, Uruguay, quốc gia liên tiếp dành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 1924 tại Paris và Thế vận hội Mùa hè 1928 tại Amsterdam, đã được chọn để đăng cai World Cup đầu tiên. Continue reading “13/07/1930: World Cup đầu tiên được tổ chức”

12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô

Boris-Yeltsin-right-with--007

Nguồn:Yeltsin resigns from Communist Party,” History.com (truy cập ngày 11/7/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, chỉ hai ngày sau khi Mikhail Gorbachev tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Boris Yeltsin, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Nga, thông báo ông sẽ rời khỏi Đảng. Hành động của Yeltsin là một đòn nghiêm trọng đối với những nỗ lực của Gorbachev nhằm giữ lại một Liên Xô đang tan rã.

Vào tháng 7 năm 1990, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã gặp nhau tại đại hội để thảo luận và tiến hành bầu cử. Gorbachev, người đã lên nắm quyền ở Liên Xô từ năm 1985, phải chịu đựng một cuộc tấn công nặng nề của những người theo đường lối cứng rắn trong Đảng Cộng sản. Họ tin rằng những cải cách chính trị và kinh tế của ông đang hủy hoại sự kiểm soát của Đảng đối với đất nước. Continue reading “12/07/1990: Boris Yeltsin rời bỏ ĐCS Liên Xô”