10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông. Continue reading “10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông”

26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese task force leaves for Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Chuichi Nagumo đã dẫn đầu Hạm đội Không quân Nhật Bản số 1, một nhóm tàu sân bay tấn công, hướng về Trân Châu Cảng, cùng với ý định rằng, “nếu đàm phán với Mỹ thành công, hạm đội sẽ ngay lập tức rút quân trở về.”

Đàm phán đã diễn ra suốt nhiều tháng. Người Nhật muốn chấm dứt các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ. Người Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Quốc và Đông Nam Á – và từ bỏ Hiệp ước Tam cường (Tripartite “Axis” Pact) với Đức và Ý như là điều kiện cần trước khi cấm vận có thể được dỡ bỏ. Không bên nào chịu nhượng bộ. Continue reading “26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng”

24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo

Nguồn: U.S. B-29s raid Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 111 máy bay ném bom B-29 Superfortress của Mỹ đã tấn công Tokyo. Đây là đợt không kích đầu tiên kể từ cuộc đột kích của Đại Úy Jimmy Doolittle vào năm 1942. Mục tiêu của chiếc dịch này là nhà máy sản xuất máy bay Nakajima (Nakajima Aircraft Works).

Mùa thu năm 1944 đã chứng kiến một đợt đánh bom chiến lược kéo dài lên Nhật Bản. Nó bắt đầu với một chuyến bay trinh sát tới Tokyo bởi chiếc Tokyo Rose, một máy bay ném bom B-29 Superfortress lái bởi Đại úy Ralph D. Steakley, người đã chụp hơn 700 bức ảnh khu vực bị đánh bom trong vòng 35 phút. Sau đó, bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 11, Mỹ đã tiến hành hàng loạt các cuộc đột kích B-29, thả hàng trăm tấn chất nổ lên Iwo Jima nhằm khiến cho các máy bay chiến đấu của Nhật Bản tại đây không thể cất cánh và trở nên vô dụng trong việc phản công. Sau đó, họ bay đến Tokyo. Continue reading “24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo”

12/11/1990: Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: Akihito enthroned as emperor of Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Thái tử Akihito đã lên ngôi hoàng đế Nhật Bản hai năm sau cái chết của cha mình. Ông trở thành Nhật Hoàng thứ 125 trong một triều đại có niên đại từ năm 660 TCN.

Akihito, con trai duy nhất của Hoàng đế Hirohito, là quốc vương đầu tiên của Nhật Bản cai trị trong vai trò như một lãnh đạo “hữu danh vô thực” trong một chế độ quân chủ lập hiến. Cha của ông, Hirohito, bắt đầu trị vì từ năm 1926 và trên lý thuyết, đã cai trị theo chế độ quân chủ chuyên chế, mặc dù quyền lực của ông bị giới hạn trong thực tế. Continue reading “12/11/1990: Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản”

10/11/1928: Nhật hoàng Hirohito lên ngôi

Nguồn: Hirohito crowned in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124, thuộc một triều đại có niên đại bắt đầu từ năm 660 TCN.

Nhật hoàng Hirohito đã trị vì một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất trong lịch sử nước ông. Từ sự bành trướng quân sự nhanh chóng bắt đầu từ năm 1931 đến thất bại trước quân đội Đồng minh năm 1945, Hirohito đã cai trị người Nhật theo chế độ quân chủ chuyên chế, nhưng ông lại là một Hoàng đế với quyền lực bị hạn chế rất nhiều trong thực tế. Continue reading “10/11/1928: Nhật hoàng Hirohito lên ngôi”

09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki

Nguồn: Atomic bomb dropped on Nagasaki, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã bị Mỹ ném xuống Nhật Bản, tại Nagasaki, dẫn tới việc Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Quả bom tàn phá khinh hoàng ở Hiroshima đã không đủ để thuyết phục Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam. Thật ra, Mỹ đã lên kế hoạch thả quả bom nguyên tử thứ hai, có tên là “Fat Man,” vào ngày 11/08, trong trường hợp Nhật vẫn ngoan cố, nhưng vì lý do thời tiết xấu nên họ đã dời lên ngày 09/08. Lúc 1 giờ 56 phút sáng, một máy bay ném bom B-29, được gọi là “Bock’s Car” (Xe hơi của Bock, đặt theo tên phi công hay điều khiển nó, Frederick Bock) đã rời khỏi đảo Tinian với Thiếu tá Charles W. Sweeney là người cầm lái. Continue reading “09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki”

Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?

Nguồn:Why is the Japanese monarchy under threat”, The Economist, 02/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới đang suy yếu dần.

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới không thuộc về nước Anh. Với 1.200 năm, nó chỉ là một đứa trẻ so với gia đình hoàng tộc Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Akihito, Nhật hoàng hiện tại (thứ ba từ trái sang trong hình), có tổ tiên là Hoàng đế Jimmu (hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu) 2.600 năm trước. Cha của ông, Nhật hoàng Hirohito trong thời chiến tranh gây nhiều tranh cãi, được coi là arahito-gami – một vị thần trong hình dạng con người. Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên thần thánh, vị Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật nặng nề của con người: ở tuổi 83, ông sống sót sau khi mắc ung thư tiền liệt tuyến và một cuộc phẫu thuật tim. Ông đã đề nghị được thoái vị dù vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, bao gồm việc khai mạc quốc hội và thực hiện các nghi lễ và nghi thức với tư cách là người đứng đầu Shinto, tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Điều đó đã gây ra nhiều lo lắng cho các nhà truyền thống chủ nghĩa. Tại sao họ lại lo lắng? Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?”

20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo

Nguồn: Nerve gas attack on Tokyo subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong giờ cao điểm buổi sáng tại Tokyo, Nhật Bản, năm nhóm khủng bố (mỗi nhóm gồm hai người) đến từ giáo phái Aum Shinrikyo, đã đón các chuyến tàu điện ngầm riêng biệt. Họ gặp nhau tại ga Kasumigaseki và bí mật thả khí sarin gây chết người vào không khí. Những kẻ khủng bố sau đó đã uống thuốc giải độc sarin và trốn thoát trong khi các hành khách, bị khói làm cho mù mắt và thiếu không khí, vội vã tìm lối thoát.

Đã có 12 người chết tại hiện trường, 5.500 người khác được điều trị tại bệnh viện, một số người thậm chí đã rơi vào tình trạng hôn mê. Hầu hết những người sống sót đã hồi phục, nhưng một số nạn nhân đã vĩnh viễn bị tổn thương mắt, phổi, và hệ tiêu hóa. Một ủy ban từ Thượng viện Mỹ sau đó ước tính rằng nếu khí sarin lan rộng hơn tại ga Kasumigaseki, điểm trung chuyển của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, thì hàng chục ngàn người có thể đã chết. Continue reading “20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo”

28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại

Nguồn: Burma Road is reopened, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một phần của “Đường Miến Điện” (Burma Road) – đoạn đường dài 717 dặm chạy từ Lashio, Myanmar đến Côn Minh, Trung Quốc, đã được quân Đồng minh mở cửa trở lại để tiếp tục cung cấp tiếp viện cho Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Trung -Nhật nổ ra. Khi ấy, do bị người Nhật chiếm đóng bờ biển, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường để đưa các hàng tiếp viện quan trọng từ bên ngoài vào nội địa, tránh được vòng vây của Nhật Bản. Con đường được hoàn thành vào năm 1939, và kể từ đó, hàng hóa đến Trung Quốc qua hai chặng: đường biển đến Rangoon, và sau đó là đường tàu hỏa đến Lashio. Tuy nhiên, vào tháng 04/1942, khi Nhật Bản chiếm được phần lớn Miến Điện, tuyến đường từ Lashio sang Trung Quốc bị đóng cửa, và dòng tiếp viện bị cắt. Continue reading “28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại”

25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ

Nguồn: Thailand declares war on the United States and England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thái Lan – “quốc gia bù nhìn” trong tay Nhật Bản, đã tuyên chiến với các nước Đồng minh.

Khi Thế chiến nổ ra ở châu Âu vào tháng 09/1939, Thái Lan đã tuyên bố trung lập. Điều này khiến cho Pháp và Anh vô cùng thất vọng. Hai nước này đều có thuộc địa xung quanh đất Thái và đã hy vọng người Thái sẽ hỗ trợ Đồng minh ngăn chặn Nhật Bản xâm lược các lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương. Nhưng người Thái thậm chí còn đi ngược lại mong muốn của các nước châu Âu, khi “làm bạn” với Nhật Bản và thêm vào sách giáo khoa bản đồ tương lai của “nước Thái Lan rộng lớn” với một phần lãnh thổ nằm trên đất Trung Quốc. Continue reading “25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ”

24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam

Nguồn: Japanese soldier found hiding on Guam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, sau 28 năm lẩn trốn trong rừng rậm của đảo Guam, trung sĩ người Nhật Shoichi Yokoi đã được các nông dân địa phương phát hiện. Khi được tìm thấy, ông thậm chí còn không biết rằng Thế chiến II đã kết thúc.

Guam là một hòn đảo rộng 200 dặm vuông nằm về phía tây Thái Bình Dương. Năm 1898, người Mỹ đã giành được hòn đảo này sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Năm 1941, Nhật Bản tấn công và chiếm lấy Guam. Đến năm 1944, sau ba năm bị người Nhật chiếm đóng, lực lượng của Mỹ đã tái chiếm hòn đảo. Đây cũng là thời điểm mà Yokoi, sau khi bị đồng đội bỏ rơi trong lúc rút lui, đã quyết định bỏ trốn chứ không chịu đầu hàng người Mỹ. Continue reading “24/01/1972: Lính Nhật được tìm thấy đang trốn ở Guam”

Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?

Nguồn:Why Japan and Russia never formally ended the second world war“, The Economist, 12/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 15/12, nơi ông cùng với ông Shinzo Abe ghé thăm các suối nước nóng tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản ở Nagato. Ông Abe hy vọng sẽ sử dụng dịp này để giải quyết bế tắc kéo dài 70 năm kể từ giai đoạn kết thúc Thế chiến II, khi Liên Xô đột nhiên tham cùng quân Đồng minh tấn công Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình (mặc dù một một tuyên bố chung năm 1956 đã phục hồi quan hệ ngoại giao và kết thúc tình trạng chiến tranh). Quan hệ song phương đã luôn căng thẳng kể từ đó. Tại sao giữa Nga và Nhật Bản chưa bao giờ chính thức kết thúc Thế chiến II? Continue reading “Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?”

11/12/1915: Viên Thế Khải trở thành Hoàng đế Trung Hoa

11

Nguồn: Yuan Shih-kai accepts Chinese throne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi chiến tranh đang hoành hành khắp châu Âu, thì xung đột cũng ngự trị ở vùng Viễn Đông giữa hai kẻ thù truyền thống là Nhật Bản và bên kia là một Trung Quốc đang chia rẽ nội bộ. Vào ngày này năm 1915, vị Đại tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, Viên Thế Khải, người lên nắm quyền trong bối cảnh Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự sụp đổ của triều đại Mãn Thanh vào năm 1912, đã chấp nhận danh hiệu Hoàng đế Trung Hoa. Continue reading “11/12/1915: Viên Thế Khải trở thành Hoàng đế Trung Hoa”

25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử

25-10-1944-first-kamikaze-attack-of-the-war-begins

Nguồn: First kamikaze attack of the war begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Trận chiến Vịnh Leyte (Battle of the Leyte Gulf), quân Nhật đã triển khai các máy bay kamikaze (神風,thần phong). Đây là phương thức đánh bom liều chết nhằm chống lại tàu chiến Mỹ. Tuy nhiên, kamikaze sau đó sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

Sau thất bại trước quân Mỹ trong những cuộc đụng độ trên biển và trên không, người Nhật quyết định sử dụng máy bay tấn công cảm tử để đánh hạm đội Mỹ tại Leyte, một hòn đảo của Philippines. Đại úy Hải quân Nhật Motoharu Okamura tuyên bố: “Tôi tin chắc rằng cách duy nhất để xoay chuyển tình thế sang có lợi cho chúng ta là sử dụng máy bay đâm trực tiếp … Sẽ có rất nhiều người tình nguyện làm việc này để cứu lấy đất nước.” Continue reading “25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử”

31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa

Convention of Kanagawa

Nguồn:Treaty of Kanagawa signed with Japan,” History.com (truy cập ngày 30/03/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1854, tại Tokyo, Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry, đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ, đã ký Hiệp ước Kanagawa với chính phủ Nhật Bản, mở các hải cảng Shimoda và Hakodate cho Hoa Kỳ vào giao thương và cho phép thành lập tòa lãnh sự Mỹ tại Nhật Bản. Continue reading “31/03/1854: Mỹ-Nhật ký Hiệp ước Kanagawa”

08/02/1904: Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ

Treaty_of_Portsmouth

Nguồn:The Russo-Japanese War begins,” History.com (truy cập ngày 03/02/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1904, sau sự kiện Nga bác bỏ kế hoạch của Nhật đòi phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào cảng Lữ Thuận, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Hạm đội của Nga đã chịu nhiều thiệt hại.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật sau đó, Nhật Bản đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, đất nước đã đánh giá thấp tiềm năng quân sự của đối thủ không thuộc phương Tây này. Tháng 1 năm 1905, căn cứ hải quân chiến lược Lữ Thuận của Nga rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản dưới quyền Đô đốc Tōgō Heihachirō. Continue reading “08/02/1904: Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ”

03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng

hideki_tojo

Nguồn:The order is given: Bomb Pearl Harbor,” History.com (truy cập ngày 02/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã nhận được Lệnh tối mật số 1: Trong thời gian 34 ngày (đến mùng 7 tháng 12), căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ trên quần đảo Hawaii sẽ bị đánh bom, cùng với bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Hà Lan (thuộc địa của Hà Lan, nay là Indonesia), và Philippines.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Đông Dương năm 1940 và gây nguy cơ đe dọa tiềm ẩn lên Philippines (được Hoa Kỳ bảo hộ), cùng với việc Nhật Bản chiếm được căn cứ hải quân ở Cam Ranh vốn chỉ cách Manila 800 dặm (tương đương 1.300 cây số theo đường chim bay). Continue reading “03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng”

Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới

Emperor-Meiji

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Triều đại Hoàng đế Mutsuhito – thời kỳ Minh Trị (tức nền hòa bình được khai sáng) – chứng kiến Nhật Bản từ một đất nước bị đe dọa bởi sự thống trị của Phương Tây trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới. Để đạt được điều này, ông đã phải đưa ra quyết định khó khăn khi áp dụng nhiều đường lối và phong tục của phương Tây ở một đất nước vốn dĩ rất tự hào về nền văn hóa bản địa của mình. Rất nhiều thủ lĩnh Phiên bang căm hận sự pha trộn những tư tưởng ngoại bang. Tuy nhiên bằng cách thi hành những thay đổi này, Nhật Hoàng đã sử dụng chính các phương thức của người phương Tây để bảo tồn ý chí và độc lập của Nhật trong bối cảnh ngoại xâm, bảo vệ đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Châu Âu và đưa Nhật trở thành một thế lực trên toàn cầu. Continue reading “Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới”

03/05/1946: Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo bắt đầu xét xử

kemp1

Nguồn:Japanese war crimes trial begins,” History.com (truy cập ngày 02/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 3 tháng 5 năm 1946, ở Tokyo, Nhật Bản, Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông bắt đầu xét xử 28 quan chức chính phủ và sĩ quan quân đội Nhật Bản bị cáo buộc phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người trong Thế chiến II.

Phiên tòa kéo dài đến ngày 4 tháng 11 năm 1948, kết quả là 25 trên 28 bị cáo bị tuyên là có tội. Hai trong số ba bị cáo còn lại đã chết trong thời gian phiên tòa diễn ra, một người còn lại được tuyên bố là mất trí. Ngày 12 tháng 11 cùng năm, Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo thông qua án tử hình đối với 7 người, trong đó có Đại tướng Tōjō Hideki, Thủ tướng Nhật Bản trong thời gian chiến tranh, và một số quan chức cấp cao khác, trong đó có Đại tướng Matsui Iwane, người tổ chức vụ Thảm sát Nam Kinh, và Kimura Heitarō, người tiến hành bạo hành tù binh chiến tranh của quân đội Đồng Minh. 16 người khác bị kết án tù chung thân, 2 người còn lại cũng phải chịu án tù. Ngày 23 tháng 12 năm 1948, Tōjō và 6 người khác bị hành quyết (bằng cách treo cổ) tại Tokyo. Continue reading “03/05/1946: Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo bắt đầu xét xử”

Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia

Abeaustralia

Tác giả: Evelyn Goh | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Australia có thể đang bỏ quên mất chiến lược lâu dài bằng cách ủng hộ Nhật Bản chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình – Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chuẩn bị nhiều sửa đổi có tính quyết định về những hạn chế sử dụng vũ lực trong hiến pháp Nhật Bản. Ông cũng đã không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế chống lại những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông Á. Ông đã hoàn thành trọn vẹn 18 tháng ngoại giao con thoi quanh khu vực Đông Nam Á và có một chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần đến Australia. Continue reading “Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia”