17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: U.S. approves end to internment of Japanese Americans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.

Vào ngày 19 tháng 02 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự. Continue reading “17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật

Nguồn: MacArthur orders end of Shinto as Japanese state religion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur, với tư cách là Tư lệnh Tối cao của Đồng minh ở Thái Bình Dương, đã ra lệnh chấm dứt việc xem Shinto (Thần đạo) là quốc giáo của Nhật Bản. Hệ thống Shinto bao gồm niềm tin rằng Hoàng Đế, trong trường hợp này là Hirohito, là thần thánh.

Ngày 02/09/1945, trên tàu USS Missouri ở vịnh Tokyo, MacArthur đã đại diện cho phe Đồng minh ký vào bản hiệp ước đầu hàng của Nhật Bản. Tuy nhiên, trước khi những cải cách kinh tế và chính trị mà các đồng minh đưa ra cho tương lai của Nhật Bản có thể được ban hành, nước này phải được phi quân sự hóa. Continue reading “15/12/1945: MacArthur chấm dứt ‘quốc giáo’ Shinto ở Nhật”

25/11/1970: Nhà văn Mishima tự sát

Nguồn: Mishima commits ritual suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, nhà văn Nhật Bản nổi tiếng thế giới Yukio Mishima tự sát sau khi thất bại trong việc giành sự ủng hộ của công chúng cho những niềm tin chính trị cực đoan của mình.

Sinh năm 1925, Mishima bị ám ảnh bởi những gì anh thấy là sự cằn cỗi về tâm linh của cuộc sống hiện đại. Ông yêu nước Nhật thời trước chiến tranh, với lòng yêu nước nồng nhiệt và các giá trị truyền thống, hơn là nước Nhật vật chất, Tây hóa kể sau năm 1945. Trên tinh thần này, ông đã thành lập Shield Society, một đội quân cá nhân gây tranh cãi gồm khoảng 100 sinh viên với mục đích bảo vệ hoàng đế trong trường hợp nổi dậy của phe cánh tả. Continue reading “25/11/1970: Nhà văn Mishima tự sát”

Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh

Nguồn: The Superfortress takes flight, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1942, chiếc B-29 Superfortress của Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Seattle, Washington. Đây là chiếc máy bay ném bom lớn nhất từng được sử dụng trong chiến tranh bởi bất kỳ quốc gia nào.

Chiếc B-29 được thai nghén từ năm 1939 bởi Tướng Hap Arnold, người lo sợ rằng chiến thắng của Đức ở châu Âu có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bị mất đi căn cứ ở phía đông Đại Tây Dương để thực hiện các cuộc phản công. Sẽ cần có một chiếc máy bay bay nhanh hơn, xa hơn, và cao hơn bất kỳ chiếc máy bay nào hiện có, vì vậy Boeing đã bố trí để tạo ra chiếc máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ. Continue reading “21/09/1942: ‘Siêu pháo đài bay’ cất cánh”

05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea

Nguồn: U.S. forces seize more of New Guinea, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Trung đoàn lính dù số 503 của Tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ và chiếm đóng Nazdab, ngay phía đông Lae, một thành phố cảng phía đông bắc Papua New Guinea, đặt Hoa Kỳ vào vị thế hoàn hảo để tiến hành các chiến dịch trong tương lai trên đảo quốc này.

New Guinea đã bị Nhật chiếm đóng kể từ tháng 03 năm 1942. Các cuộc tấn công của lực lượng Đồng minh trước đó đã gặp phải sự phản kháng dữ dội, và họ thường bị đánh lui bởi các lực lượng chiếm đóng của Nhật. Phần lớn phản ứng của quân Đồng minh được dẫn dắt bởi các lực lượng của Australia, vì quốc gia này bị đe dọa nhiều nhất bởi sự hiện diện của Nhật trên khu vực đó. Continue reading “05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea”

29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ

Nguồn: Red Cross announces Japan refuses passage of supplies for U.S. POWs, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Hội Chữ thập đỏ quốc tế tiết lộ rằng Nhật Bản đã từ chối cho phép tự do đi qua đối với các tàu chở thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho các tù binh chiến tranh Mỹ do Nhật Bản giam giữ .

Vào tháng 01 năm 1941, chính phủ Mỹ yêu cầu Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình hiến máu để tạo ra nguồn cung huyết tương và huyết thanh sẵn sàng và dồi dào để truyền cho các binh lính bị thương. Hơn 13 triệu lượt đóng góp (mỗi lượt khoảng một pint, tương đương 0,47 lít) đã được thu thập. Continue reading “29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ”

14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai

Nguồn: Japan’s surrender made public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một thông báo chính thức về việc đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản trước quân Đồng Minh đã được công bố cho người dân Nhật Bản.

Mặc dù Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản, trước sự thúc giục của Hoàng đế Hirohito, đã đệ trình một tuyên bố đầu hàng chính thức lên quân Đồng minh, thông qua các đại sứ của nước này vào ngày 10 tháng 8, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra giữa Nhật Bản và Liên Xô ở Mãn Châu, và giữa Nhật Bản với Mỹ ở Nam Thái Bình Dương. Thực ra, chỉ hai ngày sau khi Hội đồng Chiến tranh đồng ý đầu hàng, một tàu ngầm của Nhật đã đánh chìm Oak Hill, một tàu đổ bộ của Mỹ, và Thomas F. Nickel, một tàu khu trục Mỹ, cả hai đều đang ở phía đông Okinawa. Continue reading “14/08/1945: Việc đầu hàng của Nhật Bản được công khai”

30/06/1943: Chiến dịch Cartwheel bắt đầu

Nguồn: Operation Cartwheel is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Douglas MacArthur phát động Chiến dịch Cartwheel, một cuộc tấn công đa hướng nhắm vào Rabaul và một số hòn đảo ở Biển Solomon ở Nam Thái Bình Dương. Phải mất chín tháng để hoàn thành chiến dịch, nhưng nó đã thành công trong việc chiếm lại nhiều lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát và tiếp tục làm suy giảm uy quyền của họ ở phương Đông.

Mục đích của Chiến dịch Cartwheel là phá hủy rào cản mà Nhật Bản đã xây dựng trong quần đảo Bismark, một tập hợp các hòn đảo phía đông New Guinea ở Biển Solomon. Người Nhật coi khu vực này là rất quan trọng để bảo vệ các cuộc chinh phục của họ ở Đông Ấn Hà Lan (tức Indonesia) và Philippines. Đối với phe Đồng minh, Rabaul, ở New Britain, là chìa khóa để giành quyền kiểm soát trong chiến dịch này, vì nơi đây là trụ sở hải quân và căn cứ chính của Nhật Bản. Continue reading “30/06/1943: Chiến dịch Cartwheel bắt đầu”

Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?

Nguồn:After 150 years, why does the Meiji restoration matter”, The Economist, 05/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 1 năm 1868, một số samurai trẻ tuổi và những thương gia ủng hộ họ đã lật đổ chế độ Mạc Phủ Tokugawa của Nhật Bản cùng với bảy thế kỷ chế độ phong kiến. Cái gọi là Minh Trị Duy Tân đã mở đường cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng mà ngay cả những cải cách gần đây của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Phong trào này đã đưa Nhật Bản bước vào hàng ngũ các cường quốc lớn trên thế giới. Chính phủ của ông Shinzo Abe đang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện này. Đối với ngài thủ tướng, câu chuyện tự hào về Minh Trị Duy Tân là một bài học về cách mà mọi người nên đón nhận sự hiện đại và thay đổi, trong khi vẫn tôn trọng truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người Nhật không cảm thấy thoải mái với cách diễn giải này. Continue reading “Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?”

04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời

Nguồn: Yamamoto Isoroku, Japan’s mastermind of the Pearl Harbor attack, is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Yamamoto Isoroku, chiến lược gia có lẽ là vĩ đại nhất của Nhật Bản và là người đã lên kế hoạch cho cuộc không kích bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, đã ra đời vào ngày này năm 1884.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Nhật Bản năm 1904, Yamamoto làm tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, D.C., từ năm 1926 đến năm 1927. Trong 15 năm tiếp theo, ông đã được thăng chức nhiều lần, từ thứ trưởng hải quân Nhật Bản đến đô đốc của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 8 năm 1941. Continue reading “04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời”

09/03/1981: Nhà máy điện Nhật rò rỉ chất thải phóng xạ

Nguồn: Japanese power plant leaks radioactive waste, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một tai nạn hạt nhân tại nhà máy của Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản ở Tsuruga, Nhật, đã làm 59 công nhân bị phơi nhiễm phóng xạ. Thay vì thực hiện đúng quy trình như với các vụ tai nạn điện hạt nhân, nhóm quan chức phụ trách lại không thông báo kịp thời cho công chúng và người dân gần đó, khiến họ gặp phải những nguy hiểm không cần thiết.

Tsuruga nằm gần vịnh Wakasa ở bờ biển phía tây của Nhật Bản. Có khoảng 60.000 người sống trong khu vực xung quanh nhà máy điện nguyên tử. Vào ngày 09/03, một công nhân đã quên đóng một van quan trọng, khiến bể chứa bùn phóng xạ bị tràn. Năm mươi sáu công nhân đã được gửi đến để xử lý chất thải phóng xạ trước khi rò rỉ có thể thoát ra khỏi tòa nhà, nhưng kế hoạch đã không thành công và 16 tấn chất thải đã đổ xuống Vịnh Wakasa. Continue reading “09/03/1981: Nhà máy điện Nhật rò rỉ chất thải phóng xạ”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima

Nguồn: U.S. flag raised on Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong trận chiến đẫm máu ở Iwo Jima, Thủy quân lục chiến Mỹ thuộc Trung đội 3, Đại đội E, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 đã chiếm được đỉnh núi Suribachi, điểm cao nhất đồng thời là vị trí chiến lược nhất của hòn đảo, và đã dựng lên lá cờ Mỹ. Nhiếp ảnh gia hải quân Louis Lowery đã ghi lại hình ảnh lịch sử này.

Những người lính Mỹ tham gia chiến đấu giành quyền kiểm soát sườn núi Suribachi đã reo hò khi lá cờ được giương lên, và vài giờ sau, nhiều lính thủy đã tiến đến với một lá cờ lớn hơn. Joe Rosenthal, nhiếp ảnh gia của Associated Press, đã gặp họ trên đường đi và chụp lại hình ảnh lá cờ thứ hai cùng với một nhiếp ảnh gia và một thợ quay phim của thủy quân lục chiến. Continue reading “23/02/1945: Cờ Mỹ được dựng lên tại Iwo Jima”

Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?

Nguồn:Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.

Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Continue reading “Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?”

21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội”

Nguồn: Tojo makes himself “military czar”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quyền lực của Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo ngày một nhiều thêm khi ông giữ vai trò Tổng Tư lệnh, một vị trí cho phép ông trực tiếp kiểm soát quân đội Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường huấn luyện Sĩ quan Quân đội, Tojo được gửi tới Berlin làm tùy viên quân sự của Nhật sau Thế chiến I. Nổi danh về sự khắc nghiệt và tính kỷ luật, Tojo được bổ nhiệm làm chỉ huy Trung đoàn I Bộ binh khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng Đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi về nước, Tojo đảm nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng đi đầu trong việc giúp quân đội tăng cường kiểm soát chính sách đối ngoại, ủng hộ việc ký Hiệp ước Ba bên năm 1940 với Đức và Ý, từ đó đưa Nhật trở thành một cường quốc phe Trục. Continue reading “21/2/1944: Tojo tự xưng là “Tổng Tư lệnh quân đội””

10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway

Nguồn: Japanese sub bombards Midway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm của Nhật đã bắt đầu một cuộc tấn công dữ dội lên Midway, một đảo san hô được sử dụng làm căn cứ cho Hải quân Mỹ. Đó là lần thứ tư các tàu Nhật Bản tấn công vào đảo này kể từ ngày 07/12.

Việc chiếm giữ Midway là một phần quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm tạo ra tuyến phòng thủ kéo dài từ Quần đảo Aleutian ở phía bắc, đến các quần đảo Midway, Wake, Marshall và Gilbert ở phía nam, sau đó rẽ sang phía tây đến Tây Ấn Hà Lan (Indonesia). Chiếm được Midway cũng có nghĩa là tước khỏi tay nước Mỹ một căn cứ tàu ngầm, đồng thời tạo ra bệ phóng hoàn hảo cho một cuộc tấn công toàn diện lên Hawaii. Continue reading “10/02/1942: Nhật Bản tấn công Midway”

23/12/1948: Cựu Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị treo cổ

Nguồn: Japanese war criminals hanged in Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, tại Tokyo, Nhật Bản, Hideki Tojo, cựu Thủ tướng Nhật và chỉ huy trưởng Quân đội Quan Đông, đã bị xử tử cùng với sáu nhà lãnh đạo hàng đầu khác của Nhật vì tội ác chiến tranh của họ trong Thế chiến II. Bảy trong số các bị cáo cũng bị tuyên phạm các tội ác chống nhân loại, đặc biệt là liên quan đến nạn diệt chủng có hệ thống của họ đối với nhân dân Trung Quốc. Continue reading “23/12/1948: Cựu Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị treo cổ”

18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông

Nguồn: Japan invades Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân Nhật đã đổ bộ vào Hồng Kông và tiến hành một cuộc thảm sát. Một cuộc không kích Hồng Kông, thuộc địa của Anh, đã diễn ra suốt một tuần từ ngày 17/12. Cùng lúc các sứ giả Nhật đã đến gặp Sir Mark Young, Thống đốc người Anh tại Hồng Kông. Thông điệp của các sứ giả rất đơn giản: Quân Anh chỉ đơn giản là phải đầu hàng – mọi phản kháng đều vô ích. Các sứ giả này đã bị đuổi về cùng lời phản đối: “Thống đốc và Tổng Tư lệnh Hồng Kông tuyệt đối từ chối tham gia đàm phán việc Hồng Kông đầu hàng …” Continue reading “18/12/1941: Nhật xâm chiếm Hồng Kông”

10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông. Continue reading “10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông”