20/05/1506: Christopher Columbus qua đời

Nguồn: Christopher Columbus dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1506, nhà thám hiểm vĩ đại người Ý Christopher Columbus qua đời tại Valladolid, Tây Ban Nha. Columbus là người châu Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ kể từ khi người Viking thiết lập các thuộc địa ở Greenland và Newfoundland vào thế kỷ thứ 10. Ông đã khám phá vùng West Indies, Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng qua đời trong cảm giác thất vọng vì cảm thấy bị đối xử bất công bởi người bảo trợ của mình, Vua Ferdinand của Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “20/05/1506: Christopher Columbus qua đời”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha

Nguồn: The U.S. acquires Spanish Florida,History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1819, Bộ trưởng Tây Ban Nha Do Luis de Onis và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Quincy Adams đã ký Hiệp ước Chuyển nhượng Florida, trong đó Tây Ban Nha đồng ý nhượng lại phần còn lại của tỉnh Florida cũ của họ cho Hoa Kỳ.

Công cuộc thực dân hóa của Tây Ban Nha trên bán đảo Florida bắt đầu tại St. Augustine vào năm 1565. Thực dân Tây Ban Nha có một thời gian ngắn tương đối ổn định trước khi Florida trở thành mục tiêu tấn công của những người Mỹ bản địa đầy phẫn nộ và lực lượng thực dân Anh đầy tham vọng ở phía bắc trong thế kỷ 17. Continue reading “22/02/1819: Hoa Kỳ giành được Florida từ Tây Ban Nha”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

02/01/1492: Vương quốc Hồi giáo Granada sụp đổ

Nguồn: Reconquest of Spain, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1492, Vương quốc Granada rơi vào tay các lực lượng Thiên chúa giáo của Vua Ferdinand V và Nữ hoàng Isabella I, và người Moor mất đi chỗ đứng cuối cùng của mình ở Tây Ban Nha.

Tọa lạc tại ngã ba sông Darro và Genil ở miền nam Tây Ban Nha, thành phố Granada là một pháo đài của người Moor, nơi đã trỗi dậy mạnh mẽ dưới triều đại Sultan Almoravid vào thế kỷ thứ 11. Năm 1238, Cuộc Tái chinh phục của Thiên chúa giáo đã buộc người Hồi giáo Tây Ban Nha phải rút về phía nam, và vương quốc Granada được thành lập như là nơi ẩn náu cuối cùng cho nền văn minh của người Moor. Continue reading “02/01/1492: Vương quốc Hồi giáo Granada sụp đổ”

21/10/1805: Trận Trafalgar

Nguồn: Battle of Trafalgar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1805, trong trận Trafalgar diễn ra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử, hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Horatio Nelson đã đánh bại hạm đội liên quân Pháp -Tây Ban Nha.

Trên biển, Nelson và Hải quân Hoàng gia Anh luôn cản trở Napoléon Bonaparte, người đã đưa Pháp đến đỉnh cao quyền lực tại lục địa châu Âu. Chiến thắng cuối cùng và vĩ đại nhất của Nelson chống lại người Pháp là Trận Trafalgar, bắt đầu ngay sau khi Nelson bắt gặp một lực lượng Pháp-Tây Ban Nha gồm 33 tàu. Trước khi đối đầu vào ngày 21/10, Nelson đã chia 27 tàu của mình thành hai sư đoàn và đưa ra thông điệp nổi tiếng từ Chiến hạm Victory: “Nước Anh hy vọng các anh sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình.” Continue reading “21/10/1805: Trận Trafalgar”

18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn

Nguồn: Ferdinand and Isabella marry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1469, Ferdinand xứ Aragon đã kết hôn với Isabella xứ Castile tại Valladolid, khởi đầu cho một triều đại sẽ thống nhất tất cả các tiểu quốc dưới quyền thống trị của Tây Ban Nha và đưa nước này trở thành cường quốc thế giới.

Ferdinand và Isabella đã sáp nhập một số tiểu quốc độc lập vào vương quốc Tây Ban Nha của họ. Năm 1478, hai người thành lập Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha (Spanish Inquisition), một “công cụ” mạnh mẽ và tàn bạo nhằm đồng nhất hóa xã hội Tây Ban Nha. Năm 1492, Tây Ban Nha tái chiếm thành công Granada từ tay người Moor; sau đó, vua và hoàng hậu ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Tây Ban Nha phải cải đạo sang Công giáo hoặc sẽ bị trục xuất. Bốn năm sau, người Hồi giáo Tây Ban Nha cũng nhận được một mệnh lệnh tương tự. Continue reading “18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn”

26/09/1580: Người Anh đầu tiên đi vòng quanh thế giới

Nguồn: Drake circumnavigates the globe, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1580, thủy thủ người Anh Francis Drake trở về Plymouth, Anh, trên chiếc tàu Golden Hind, trở thành nhà hàng hải đầu tiên của Anh đi thuyền vòng quanh trái đất.

Vào ngày 13 tháng 12 năm 1577, Drake khởi hành từ Anh với năm tàu ​​trong một nhiệm vụ  tấn công các vùng đất của Tây Ban Nha nằm trên bờ biển Thái Bình Dương của Tân Thế Giới. Sau khi vượt Đại Tây Dương, Drake đã bỏ hai tàu của mình ở Nam Mỹ và sau đó đi vào Eo biển Magellan với ba chiếc còn lại. Continue reading “26/09/1580: Người Anh đầu tiên đi vòng quanh thế giới”

01/08/1498: Columbus đặt chân tới Nam Mỹ

Nguồn: Columbus lands in South America, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1498, nhà thám hiểm người Italy Christopher Columbus đã đặt chân lên đại lục châu Mỹ lần đầu tiên, tại Bán đảo Paria ở Venezuela ngày nay. Cho rằng đó là một hòn đảo, ông đã đặt tên nó là Isla Santa và tuyên bố nó thuộc về Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “01/08/1498: Columbus đặt chân tới Nam Mỹ”

29/07/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha bị Anh đánh bại

Nguồn: Spanish Armada defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, ngoài khơi bờ biển Gravelines, Pháp, “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada) của Tây Ban Nha đã bị đánh bại bởi một đơn vị hải quân Anh dưới sự chỉ huy của Huân tước Charles Howard và Sir Francis Drake. Sau tám giờ chiến đấu dữ dội, một sự thay đổi hướng gió khiến người Tây Ban Nha phải rời khỏi trận chiến và rút lui về phía Biển Bắc. Với hy vọng xâm lược Anh bị nghiền nát, những chiếc tàu còn lại của Armada bắt đầu một hành trình dài gian khổ để trở lại Tây Ban Nha.

Cuối thập niên 1580, các cuộc tấn công của người Anh chống lại tàu thương mại Tây Ban Nha và sự ủng hộ của Nữ hoàng Elizabeth I đối với các phiến quân Hà Lan ở vùng Hà Lan thuộc Tây Ban Nha đã khiến vua Philip II của Tây Ban Nha lên kế hoạch chinh phục nước Anh. Giáo hoàng Sixtus V đã ban phước lành cho những gì được gọi là “Kế hoạch Nước Anh” (The Enterprise of England) mà ông hy vọng sẽ đưa hòn đảo Tin Lành trở về dưới sự cai quản của Giáo hội Rome. Continue reading “29/07/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha bị Anh đánh bại”

18/07/1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ

Nguồn: Spanish Civil War breaks out, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1936, Nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu khi một cuộc nổi dậy của các sĩ quan cánh hữu trong quân đội Tây Ban Nha tại Morocco thuộc Tây Ban Nha nổ ra và lan sang nước này. Từ quần đảo Canary, tướng Francisco Franco đã phát đi một thông điệp kêu gọi tất cả các sĩ quan quân đội tham gia cuộc nổi dậy và lật đổ chính phủ Cộng hòa cánh tả của Tây Ban Nha. Trong vòng ba ngày, các phiến quân đã chiếm được Morocco, phần lớn miền bắc Tây Ban Nha, và nhiều thành phố trọng yếu ở phía nam.

Phe Cộng hòa đã thành công trong việc dập tắt cuộc nổi dậy ở các khu vực khác, bao gồm Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha. Phe Cộng hòa và Phe Quốc gia , như tên phe phiến quân thường được gọi, sau đó tiến hành bảo vệ các vùng lãnh thổ của mình bằng cách hành quyết hàng ngàn đối thủ chính trị bị nghi ngờ. Trong khi đó, Franco bay tới Morocco và chuẩn bị đưa Quân đoàn Châu Phi về chính quốc. Continue reading “18/07/1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ”

26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát

Nguồn: Conqueror of the Incas assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1541, Francisco Pizarro, thống đốc Peru và là người chinh phục nền văn minh Inca, đã bị các đối thủ người Tây Ban Nha ám sát ở Lima.

Là con ngoài giá thú của một người đàn ông Tây Ban Nha, Pizarro phục vụ dưới quyền Chinh phục Tướng công (conquistador) Alonso de Ojeda trong chuyến thám hiểm tới Colombia năm 1510, và sau đó lại theo phục vụ Vasco Nunez de Balboa khi ông này phát hiện ra Thái Bình Dương năm 1513. Biết đến truyền thuyết về sự giàu có của người Inca ở Nam Mỹ, Pizarro đã thành lập một liên minh với một Chinh phục Tướng công khác là Diego de Almagro vào năm 1524 và giong buồm trở về châu Mỹ. Trong chuyến thám hiểm đầu tiên, họ chỉ đi được tới Ecuador ngày nay, nhưng trong chuyến thứ hai, họ đã tiến xa hơn và phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của Vương quốc Inca. Continue reading “26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát”

31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha

Nguồn: Jews to be expelled from Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Công giáo đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia trong đó tuyên bố rằng tất cả những người Do Thái từ chối cải đạo sang Công giáo sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.

Hầu hết người Tây Ban Nha gốc Do Thái đã chọn con đường lưu vong thay vì từ bỏ tôn giáo và văn hoá của họ, và nền kinh tế Tây Ban Nha đã phải chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một phần quan trọng trong lực lượng lao động của mình. Continue reading “31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha”

21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh

Nguồn: Spain declares war against Great Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Tây Ban Nha đã tuyên chiến với Anh và tạo ra một liên minh trên thực tế với người Mỹ.

Vua Charles III của Tây Ban Nha không chấp nhận một hiệp định liên minh với Mỹ. Việc một đế quốc khuyến khích thuộc địa của một đế quốc khác nổi dậy là trò chơi nguy hiểm mà ông không muốn tham gia. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp, Charles Gravier, bá tước xứ Vergennes, đã thương lượng một hiệp ước để Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến chống lại người Anh. Trở thành đồng minh của đồng minh của Mỹ, Tây Ban Nha đã gián tiếp hậu thuẫn cuộc nổi dậy với một khoảng cách ngoại giao thận trọng. Continue reading “21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh”

19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi

Nguồn: Spanish Armada sets sail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1588, hạm đội khổng lồ của Tây Ban Nha, được mệnh danh là “Hạm đội Bất khả chiến bại” (Invincible Armada), đã khởi hành từ Lisbon để thực hiện sứ mệnh giành quyền kiểm soát Eo biển Manche và đưa đội quân xâm lược của Tây Ban Nha từ Hà Lan tới Anh.

Cuối những năm 1580, vì Nữ hoàng Elizabeth đã hậu thuẫn cho phe nổi dậy Hà Lan ở tỉnh Hà Lan thuộc Tây Ban Nha (Spanish Netherlands) nên vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch xâm lược nước Anh. Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha đã được hoàn tất vào năm 1587, nhưng cuộc đột kích táo bạo của Sir Francis Drake vào cảng Cadiz đã trì hoãn chuyến ra khơi của Armada mãi cho đến tháng 05/1588. Continue reading “19/05/1588: Hạm đội Armada của Tây Ban Nha ra khơi”

15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu

Nguồn: The Seven Years War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1756, Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, đã chính thức bắt đầu khi Anh tuyên chiến với Pháp. Tuy nhiên, các trận chiến và đụng độ giữa Anh và Pháp đã diễn ra ở Bắc Mỹ từ nhiều năm trước.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – năm chính thức bắt đầu Chiến tranh Bảy năm – người Anh đã phải hứng chịu một loạt thất bại trước Pháp và mạng lưới liên minh người Mỹ bản địa rộng lớn của họ. Continue reading “15/05/1756: Chiến tranh Bảy năm bắt đầu”

10/12/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc

10

Nguồn: Treaty of Paris ends Spanish-American War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, tại Pháp, Hiệp ước Paris được ký, chính thức kết thúc Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, đồng thời giúp Mỹ chiếm được những thuộc địa đầu tiên ở nước ngoài.

Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bắt nguồn từ cuộc nổi loạn chống lại chính quyền Tây Ban Nha ở Cuba vào năm 1895. Các biện pháp đàn áp mà Tây Ban Nha dùng để ngăn chặn chiến tranh du kích, như việc đưa người dân nông thôn Cuba vào các thị trấn nhiều bệnh tật, đã trở thành những bức biếm họa trên báo Mỹ và khiến dư luận bất bình. Tháng 01/1898, bạo lực tại Havana khiến chính quyền Mỹ ra lệnh cho chiến hạm USS Maine đến cảng này để bảo vệ các công dân Mỹ. Continue reading “10/12/1898: Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kết thúc”

19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar

19

Nguồn: Hitler urges Spain to grab Gibraltar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã yêu cầu Ngoại trưởng Tây Ban Nha Serano Suner thực hiện thỏa thuận tấn công Gibraltar, một khu vực do Anh kiểm soát. Điều này sẽ giúp phong tỏa Địa Trung Hải và giữ chân quân Anh tại Bắc Phi.

Tây Ban Nha vừa mới thoát khỏi cuộc Nội chiến kéo dài ba năm (1936-1939), và Tướng Francisco Franco trở thành lãnh đạo độc tài của nước này. Mặc dù lực lượng phe Quốc gia của Franco đã nhận viện trợ từ chính quyền phát xít Đức và Ý trong cuộc chiến chống lại phe Cộng hòa cánh tả, ông vẫn duy trì vị trí “trung lập” khi Thế chiến II nổ ra. Continue reading “19/11/1940: Hitler thúc giục Tây Ban Nha chiếm Gibraltar”

Tại sao Catalonia muốn độc lập khỏi Tây Ban Nha?

Catalan

Nguồn:Catalan’s independence movement“, The Economist, 14/10/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính quyền Catalonia, khu vực phía đông bắc giàu có và đông dân của Tây Ban Nha, đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không mang tính ràng buộc về nền độc lập vào ngày 09/11/2014. Nhưng kế hoạch này đã bị hoãn lại khi Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đình chỉ cuộc bỏ phiếu. Tòa án đã cân nhắc tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý, và dự kiến là sẽ tuyên bố nó vi hiến vào một thời điểm trong năm tháng sau đó. Nhưng Catalonia đã không nản lòng. Ngày 14/10/2014, Thủ hiến Catalonia, Artur Mas, đã thông báo rằng một hình thức “tham vấn” nào đó, có liên quan đến “lá phiếu và hòm phiếu”, sẽ được thực hiện vào ngày 09/11/2014, bất kể quyết định của Tòa án ra sao. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với nền độc lập của Catalonia? Continue reading “Tại sao Catalonia muốn độc lập khỏi Tây Ban Nha?”

Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?

gibraltar

Nguồn:Why is Gibraltar British territory”, The Economist, 07/08/2013.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tây Ban Nha đang một lần nữa phản đối Anh về một dải đá nằm ở lối vào Địa Trung Hải. Gibraltar, một bán đảo có diện tích 6,7 km vuông, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người, vốn là một lãnh thổ thuộc Anh mà Tây Ban Nha từ lâu đã tuyên bố chủ quyền. Tuần này, cuộc tranh cãi cũ lại nổi lên khi các quan chức Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới, làm giao thông ở khu vực biên giới chậm lại và Thủ tướng Tây Ban Nha cảnh báo áp đặt mức phí đi qua biên giới lên tới 67 USD, khiến người dân ở cả hai bên biên giới lo lắng. Các biện pháp này dường như là để phản ứng lại quyết định của chính quyền Gibraltar cho thả các khối bê tông có đinh nhọn xuống biển để ngăn chặn những ngư dân Tây Ban Nha bị cáo buộc đánh trộm cá của Gibraltar. Continue reading “Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?”