02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến

Nguồn: Woodrow Wilson asks U.S. Congress for declaration of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Thế giới phải là nơi an toàn cho dân chủ,” Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã tuyên bố như vậy vào ngày này năm 1917, khi ông xuất hiện trước Quốc Hội để yêu cầu tuyên chiến với Đức.

Dưới thời Wilson, người từng giữ chức Hiệu trưởng Đại học Princeton và Thống đốc bang New Jersey, sau đó trở thành ông chủ Nhà Trắng vào năm 1912, Mỹ đã tuyên bố trung lập từ giai đoạn đầu Thế chiến I (mùa hè năm 1914.) Ngay cả khi khi quân Đức đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 05/1915 – khiến 1.201 người thiệt mạng, trong đó có 128 người Mỹ, gây ra sự phẫn nộ trên toàn nước Mỹ và buộc Wilson phải gửi lời cảnh báo mạnh mẽ đến Đức – thì tới năm 1916, ông vẫn tái đắc cử Tổng thống nhờ nền tảng tranh cử trung lập nghiêm ngặt. Cuối năm đó, Wilson thậm chí còn cố gắng làm trung gian hòa giải giữa hai phe, Đồng minh Hiệp ước và Liên minh Trung Tâm. Việc này được Đức hoan nghênh, nhưng cuối cùng lại bị Pháp và Anh bác bỏ. Continue reading “02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến”

01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ

Nguồn: Zimmermann Telegram published in United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) đã được công bố trên trang nhất của rất nhiều tờ báo ở khắp nước Mỹ. Nó là một bức điện mà Ngoại trưởng Đức, Arthur Zimmermann, gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico, trong đó đề xuất thành lập liên minh Mexico – Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Đức.

Trong bức điện, do tình báo Anh chặn được và giải mã hồi tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị cho vị đại sứ, Bá tước Johann von Bernstorff, đưa ra đề nghị viện trợ tài chính cho Mexico nếu nước này đồng ý trở thành đồng minh của Đức trong bất kỳ xung đột Mỹ – Đức nào trong tương lai. Nếu người Đức giành chiến thắng, họ cũng hứa sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ”

09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Ukraine signs peace treaty with Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 2 giờ sáng tại Berlin, hòa ước đầu tiên của Thế chiến I đã được ký khi Ukraine – đất nước vừa mới tuyên bố độc lập –chính thức chấp nhận hòa hoãn với phe Liên minh Trung tâm.

Theo nội dung hòa ước, Liên minh Trung tâm (gồm chính phủ các nước Áo-Hung, Bulgaria, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Ukraine khỏi Nga. Họ cũng đồng ý viện trợ và bảo vệ quân sự cho Ukraine trước lực lượng Bolshevik đang xâm chiếm lãnh thổ nước này. Đổi lại, Cộng hòa Ukraine sẽ cung cấp 100 triệu tấn thực phẩm đến Đức. Continue reading “09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm”

18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc

Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.

Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến. Continue reading “18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

21/10/1918: Đức chấm dứt chiến tranh tàu ngầm

21-10-1918-germany-ceases-unrestricted-submarine-warfare

Nguồn: Germany ceases unrestricted submarine warfare, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, một chiếc tàu ngầm U-boat của Đức đã bắn quả ngư lôi cuối cùng của Thế chiến I, khi nước này chấm dứt chính sách “chiến tranh tàu ngầm không hạn chế” (unrestricted submarine warfare).

Đầu năm 1915, chiến tranh tàu ngầm không hạn chế xuất hiện lần đầu trong Thế chiến I, khi Đức tuyên bố khu vực xung quanh Quần đảo Anh là khu vực chiến tranh – nơi mà mọi tàu buôn đi qua, kể cả tàu của các nước trung lập, đều sẽ bị hải quân Đức tấn công. Trước Hải quân Anh với ưu thế áp đảo, người Đức đã sử dụng thứ vũ khí nguy hiểm nhất của mình – tàu ngầm U-boat tàng hình. Vậy là hàng loạt các vụ tấn công tàu buôn bắt đầu, mà đỉnh điểm là vụ tàu ngầm U-boat đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 7/1915. Continue reading “21/10/1918: Đức chấm dứt chiến tranh tàu ngầm”

28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler

28-09-1918-adolf-hitler

Nguồn: British soldier allegedly spares the life of an injured Adolf Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 28/09/1918, đã xảy ra một biến cố được ghi nhận trong lịch sử Thế chiến I. Mặc dù các chi tiết của sự kiện này vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng Binh nhì Henry Tandey – một người lính Anh đang phục vụ gần làng Marcoing, Pháp – đã báo cáo về việc gặp một người lính Đức bị thương, tuy nhiên, ông lại không bắn người này. Điều đó đã giữ lại mạng sống cho chuẩn hạ sĩ Adolf Hitler, khi ấy mới 29 tuổi. Continue reading “28/09/1918: Lính Anh tha mạng cho Adolf Hitler”

05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I

ferdinandwilhelm

Nguồn: “Germany gives Austria-Hungary blank check assurance”, History.com (truy cập ngày 5/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1914, tại Berlin, Hoàng đế Wilhelm II của Đức đã cam kết dành sự hỗ trợ vô điều kiện của Đức cho bất cứ hành động nào mà Áo-Hung tiến hành trong cuộc xung đột với Serbia. Quan hệ kình địch lâu nay giữa Áo-Hung và Serbia càng rơi vào khủng hoảng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ bị một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát ngày 28 tháng 6 trong một chuyến thăm chính thức tới Sarajevo, Bosnia.

Chỉ một tuần sau khi Franz Ferdinand bị ám sát, Bộ Ngoại giao Áo đã gửi một phái viên tên là Alexander Graf von Hoyos đến Berlin. Hoyos mang theo một công thư của Bộ trưởng Ngoại giao Áo Leopold Berchtold bày tỏ sự cần thiết phải hành động tại khu vực Balkans hỗn loạn, đi kèm là một bức thư riêng với nội dung tương tự của Hoàng đế Áo Franz Josef gửi Hoàng đế Đức Wilhelm. Continue reading “05/07/1914: Đức ủng hộ Áo-Hung, mở đường Thế chiến I”

Tại sao Thế chiến I không phải là cuộc thế chiến đầu tiên?

Thế chiến I

Nguồn:Why the first world war wasn’t really“, The Economist, 01/07/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới – hay ít ra những quốc gia tham gia vào những sự kiện ban đầu của cuộc Thế chiến I – gần đây đã thể hiện mối quan tâm lớn đối với cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này. Sự khởi đầu gần như ngẫu nhiên của nó – khoảng thời gian từ ngày 28/6/1914, khi người thừa kế ngai vàng của Áo-Hung bị ám sát bởi một người Bosnia theo chủ nghĩa dân tộc, đến những ngày đầu tiên của tháng Tám, khi Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, kéo theo đồng minh của họ là Anh – đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các nhà sử học. Trong khi đó, những thảm kịch sau đó đã thu hút sự chú ý của tất cả mọi người, dù rằng theo một cách tương đối khác. Nhưng liệu đó có phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên? Nó chắc chắn là một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng nó chắc chắn không phải là cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên. Continue reading “Tại sao Thế chiến I không phải là cuộc thế chiến đầu tiên?”

28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ

28012016

Nguồn:Germans sink American merchant ship“, History.com (truy cập ngày 27/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1915, trong cuộc tấn công đầu tiên của Đức chống lại các lợi ích hàng hải của Mỹ trên biển, thuyền trưởng của một tuần dương hạm Đức đã ra lệnh phá hủy tàu buôn Mỹ có tên William P. Frye.

William P. Frye, một tàu thép bốn cột buồm được đóng ở Bath, Maine, năm 1901 và được đặt tên theo tên Thượng nghị sĩ William Pierce Frye (1830-1911) nổi tiếng của Maine. Con tàu chờ lúa mì và đang trên đường tới Anh. Vào ngày 27/01, nó bị chặn bởi một tuần dương hạm của Đức ở phía Nam Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển Brazil và được lệnh phải vứt bỏ hàng hóa vì Đức cho rằng đó là hàng buôn lậu. Khi thủy thủ đoàn của con tàu Mỹ không thực hiện đầy đủ mệnh lệnh vào ngày hôm sau, thuyền trưởng người Đức đã ra lệnh phá hủy con tàu. Continue reading “28/01/1915: Đức đánh chìm tàu buôn Mỹ”

22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk

Russian-German Armistice

Nguồn:Russian-German peace talks begin at Brest-Litovsk,” History.com (truy cập ngày 21/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1917, đúng một tuần sau khi hiệp ước đình chiến trong Thế chiến I được ký giữa Nga và Đức và gần ba tuần sau khi một thỏa thuận ngừng bắn được tuyên bố trên mặt trận phía Đông (bao gồm các chiến trường ở Đông và Trung Âu), phái đoàn đại diện hai nước đã bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk, gần biên giới Ba Lan, nay là thành phố Brest ở Belarus.

Lãnh đạo phái đoàn Nga là Leon Trotsky, Dân ủy Bolshevik về Quan hệ Đối ngoại. Max Hoffmann, chỉ huy các lực lượng Đức trên mặt trận phía Đông, là một trong những trưởng đoàn đàm phán của Đức. Sự bất đồng ý kiến lớn giữa hai nước ở Brest-Litovsk là về vấn đề quân đội Đức dừng xâm chiến lãnh thổ Nga: phía Nga đề nghị một hòa ước mà không bị sáp nhập lãnh thổ hoặc bồi thường chiến tranh còn người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này. Tháng 2 năm 1918, Trotsky tuyên bố ông sẽ rút Nga khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Continue reading “22/12/1917: Nga-Đức đàm phán Hòa ước Brest-Litovsk”

03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến

Tropas-otomanas

Nguồn:First Balkan War ends,” History.com (truy cập ngày 02/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1912, Bulgaria, Serbia, Hy Lạp, và Montenegro đã ký một hiệp ước đình chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc Chiến tranh Balkan lần I. Trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng, một liên minh quân sự giữa Hy Lạp, Serbia, Bulgaria, và Montenegro – được gọi là Liên minh Balkan – đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mọi vùng lãnh thổ châu Âu trước đây của đế quốc Ottoman, ngoại trừ Constantinople (nay là Istanbul). Vào tháng 1 năm 1913, một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cuộc chiến tiếp tục bùng nổ, nhưng Liên minh Balkan sau này đã giành được chiến thắng một lần nữa. Continue reading “03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến”

11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt

The_Signing_of_Peace

Nguồn:World War I ends,” History.com (truy cập ngày 10/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1918, cuộc Đại Chiến (Great War – tên gọi ban đầu của Thế chiến I) chấm dứt. Lúc 5 giờ sáng ngày hôm đó, vốn đã suy kiệt về cả nhân lực lẫn vật lực và phải đối mặt với một cuộc xâm lược sắp diễn ra, Đức ký một thỏa thuận ngừng bắn với phe Hiệp ước (Anh, Pháp, và Đế quốc Nga, sau này có thêm Hoa Kỳ và một số quốc gia khác) trong một toa tàu bên ngoài Compiègne, Pháp. Thế chiến I đã tước đi sinh mạng của hơn 9 triệu binh lính và khiến 21 triệu người bị thương, trong đó Đức, Nga, Áo-Hung, Pháp, và Anh mỗi nước đã mất gần 1 triệu người hoặc hơn. Bên cạnh đó còn có ít nhất 5 triệu dân thường đã chết vì bệnh tật, đói khát, hoặc bom đạn. Continue reading “11/11/1918: Thế chiến I chấm dứt”

Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?

2015-11-03-02-1

Nguồn: “Were they always called World War I and World War II?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không phải ngay từ đầu hai cuộc chiến tranh thế giới đã được gọi là “Thế Chiến I” (World War I) và “Thế Chiến II” (World War II), hay “Chiến tranh Thế giới thứ Nhất” và “Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, song rất khó xác định chính xác thời điểm mà những tên gọi này xuất hiện. Rõ ràng là trong Thế Chiến I, không ai biết rằng sẽ có một cuộc xung đột toàn cầu thứ hai diễn ra sau cuộc chiến thứ nhất, vì vậy không cần thiết phải xác định thứ tự cho cuộc chiến. Ban đầu các tờ báo ở Mỹ gọi đây là “Chiến tranh Châu Âu” (European War), nhưng sau đó đã đổi thành “Chiến tranh Thế giới” (World War) khi Mỹ chính thức tham chiến năm 1917. Trong khi đó ở bên kia Đại Tây Dương, người Anh sử dụng tên gọi “cuộc Đại Chiến” (the Great War) cho đến những năm 1940 – ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý là khi Winston Churchill sử dụng tên gọi “Chiến tranh Thế giới” trong cuốn hồi ký “Cuộc Khủng hoảng Thế giới” của ông xuất bản năm 1927. Continue reading “Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?”

Bức điện Zimmermann là gì?

2015-10-03

Nguồn: “What was the Zimmermann Telegram?”, History.com (truy cập ngày 3/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Phần lớn các nhà sử học đều cho rằng tính đến đầu năm 1917 việc Mỹ tham gia vào Thế Chiến I là không thể tránh khỏi, nhưng việc đi đến quyết định tham chiến rõ ràng đã bị đẩy nhanh bởi một bức thư nổi tiếng của ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1917, các chuyên gia giải mật mã của Anh đã chặn được một bức điện mật của Zimmermann gửi cho Heinrich von Eckardt, đại sứ Đức ở Mexico. Bức thư truyền cho đại sứ Eckardt một số chỉ thị mà ngày nay đã trở nên nổi tiếng: nếu nước Mỹ trung lập tham gia vào cuộc chiến cùng với phe Đồng Minh, von Eckardt sẽ phải tìm đến tổng thống Mexico và bí mật đề nghị thành lập một liên minh chiến tranh. Đức sẽ hỗ trợ về quân sự và tài chính để Mexico tấn công Mỹ, và đổi lại Mexico sẽ được tái sáp nhập “những vùng lãnh thổ đã mất ở Texas, New Mexico và Arizona”. Ngoài ra, von Eckardt còn được dặn phải dùng Mexico làm trung gian để lôi kéo Đế quốc Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến của Đức. Continue reading “Bức điện Zimmermann là gì?”

15/09/1916: Xe tăng được sử dụng lần đầu trong lịch sử

Mark_IV

Nguồn: “Tanks introduced into warfare at the Somme“, History.com, truy cập ngày 14/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1916 trong trận Somme (Pháp), quân Anh khởi động một cuộc tấn công lớn chống lại Đức, trong đó xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử. Tại Flers Courcelette, khoảng 40 chiếc xe tăng sơ khai đã tiến khoảng hơn một dặm vào phòng tuyến kẻ thù nhưng do di chuyển quá chậm nên không thể để giữ vững được vị trí của mình sau các cuộc phản công của quân Đức và gặp phải các sự cố về cơ khí. Tuy nhiên, Tướng Douglas Haig, chỉ huy lực lượng Đồng Minh tại Somme, nhìn thấy sự hứa hẹn của công cụ chiến tranh mới này và yêu cầu Bộ Quốc phòng cho sản xuất thêm hàng trăm cỗ xe tăng mới. Continue reading “15/09/1916: Xe tăng được sử dụng lần đầu trong lịch sử”

03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến

Nguồn:Germany and France declare war on each other,” History.com (truy cập ngày 02/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiều mùng 3 tháng 8 năm 1914, hai ngày sau khi tuyên bố chiến tranh với Nga, Đức tuyên chiến với Pháp, đẩy mạnh một chiến lược dài hạn được định hình bởi cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Alfred von Schlieffen cho một cuộc chiến trên cả hai mặt trận chống Pháp và Nga. Chỉ vài giờ sau đó, Pháp cũng tuyên chiến với Đức, sẵn sàng điều động quân đội vào các tỉnh Alsace và Lorraine, những vùng đất mà Pháp phải bồi thường cho Đức theo thỏa thuận kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Việc Đức chính thức tuyên chiến với Pháp và Nga, cùng với vụ Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo ngày 28 tháng 6 năm 1914, và cơn bế tắc ngoại giao sau đó giữa một bên là Áo-Hung và một bên là Serbia và quốc gia Slavơ ủng hộ mạnh mẽ của nó là Nga, cuộc xung đột ban đầu tập trung tại khu vực Balkan hỗn loạn đã bùng lên thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến”

28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ

worldwarone-960x496

Nguồn:Austria-Hungary declares war on Serbia,” History.com (truy cập ngày 27/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 7 năm 1914, đúng một tháng sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo cùng vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo, Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, làm bùng nổ Thế chiến I.

Bị đe dọa trước tham vọng của người Serbia trong một khu vực Balkan đầy biến động của châu Âu, Áo-Hung đã quyết định rằng phản ứng thích hợp để đáp lại vụ ám sát là chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự nhằm vào Serbia. Sau khi đảm bảo sự hỗ trợ vô điều kiện của đồng minh hùng mạnh của mình là Đức, Áo-Hung gửi một bức tối hậu thư tới Serbia vào ngày 23 tháng 7, yêu cầu mọi biện pháp tuyên truyền chống Áo trong lãnh thổ Serbia phải bị đàn áp, và Áo-Hung phải được phép tiến hành điều tra riêng về vụ ám sát Thái tử, cùng một số yêu cầu khác. Continue reading “28/07/1914: Thế chiến I bùng nổ”

06/04/1917: Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I

US-National-Archives-World-War-I-photos_1

Nguồn: “U.S. enters World War I“, History.com (truy cập ngày 05/04/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Ngày 6 tháng 4 năm 1917, hai ngày sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu tuyên bố chiến tranh với nước Đức với kết quả 82 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Hạ viện Mỹ cũng chính thức thông qua quyết định trên với số phiếu là 373 phiếu thuận và 50 phiếu chống. Nước Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I.

Khi Thế chiến I mới nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết nước Mỹ giữ trung lập, một lập trường được ủng hộ bởi đại đa số người Mỹ thời bấy giờ. Tuy nhiên, Vương quốc Anh lại là một trong những đối tác thương mại gần gũi nhất của Mỹ. Căng thẳng giữa Mỹ và Đức sớm nổ ra xoay quanh việc nước Đức cố tìm cách cô lập nước Anh. Continue reading “06/04/1917: Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I”