07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng

07

Nguồn: Pearl Harbor bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lúc 7 giờ 55 phút sáng, theo giờ Hawaii, một máy bay ném bom của Nhật Bản với biểu tượng Húc Nhật kỳ đã xuất hiện trên bầu trời đảo Oahu, theo sau là 360 máy bay chiến đấu cũng của Nhật. Tất cả tấn công dữ dội vào căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng. Cuộc tấn công bất ngờ này giáng một đòn nghiêm trọng lên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và buộc Mỹ phải chính thức tham gia Thế chiến II.

Sau thất bại trong đàm phán ngoại giao với Nhật Bản, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và các cố vấn của ông biết rằng sẽ có khả năng người Nhật tấn công, nhưng chẳng có biện pháp nào được thực hiện để tăng cường an ninh tại căn cứ hải quân quan trọng ở Trân Châu Cảng. Continue reading “07/12/1941: Nhật tấn công Trân Châu Cảng”

Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản

kamikaze-1

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tạp chí Aeroplane (Anh) số tháng 10/2003 có đăng bài “Tinh thần Nhật Bản” của Nick Stroud thuật lại cuộc phỏng vấn Muraoka Hideo, nguyên thiếu tá, sĩ quan chỉ huy một phi đội đặc công Kamikaze đánh bom tự sát từng chiến đấu trong Thế chiến II hiện còn sống. Dưới đây là tóm tắt nội dung câu chuyện của Muraoka.

Cũng như mọi thiếu niên Nhật khác, từ nhỏ Muraoka Hideo đã được gia đình giáo dục theo tinh thần Võ Sĩ Đạo cực kỳ khắc nghiệt nhằm rèn được ý chí ngoan cường và tinh thần bất khuất. Năm 14 tuổi, Muraoka vào học trong một trường lục quân. Năm 1939, khi tốt nghiệp anh lại được trường hàng không Topu tuyển vào học, đào tạo nghề lái máy bay. Muraoka kể: “Tôi trở thành ngưới lái máy bay hoàn toàn chỉ vì tôi không muốn lăn lê bò toài trên đất bùn như lính bộ binh. Tôi thích bay trên bầu trời. Nhưng về sau, khi hiểu được nhiệm vụ nặng nề của một phi công chiến đấu, tôi đã ân hận vì sự lựa chọn của mình.” Continue reading “Chuyện kể của một phi công cảm tử Nhật Bản”

Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)

nazi-1

Tác giả: Mai Lễ Nô En

I. NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM XÓA BỎ HÒA ƯỚC VERSAILLES (1933-1936)

Trong quan hệ quốc tế từ năm 1933 đến năm 1936, mối quan tâm duy nhất của Hitler là làm sao để Đức có thể trở thành một cường quốc nhằm thực hiện mục tiêu địa chính trị lâu dài, thống trị Tây Âu và mở rộng lãnh thổ về phía Đông. Một trong những bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là vô hiệu hóa Hòa ước Versailles. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, Hitler chú trọng thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng từng bước một xóa bỏ Hòa ước Versailles

Hitler rút lui khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và Hội Quốc liên trên cơ sở cho rằng Pháp không đồng ý bình đẳng vũ khí cho Đức. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Đức đã sẵn sàng để giải giới nếu như các nước khác cũng làm như vậy và ông chỉ muốn hòa bình. Đây là một trong những chiến thuật “yêu chuộng hòa bình” của Hitler. Hitler luôn có những hành động táo bạo, trong khi đó lại đưa ra hàng loạt bài phát biểu yêu chuộng hòa bình vì ông biết họ muốn nghe. Hơn nữa, hành động đó có thể hạn chế sự kiểm soát của nước ngoài đối với Đức. Continue reading “Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)”

25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức

25

Nguồn: London Council of Foreign Ministers meeting begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trong bối cảnh mà một tờ báo gọi là “bầu không khí u ám hoàn toàn”, đại diện của Mỹ, Pháp, Anh, và Liên Xô đã nhóm họp để thảo luận về số phận của châu Âu thời hậu chiến, với trọng tâm là tương lai của nước Đức.

Bầu không khí thực sự rất ảm đạm và đến tháng 12, cuộc họp đã kết thúc trong mâu thuẫn và chống đối lẫn nhau. Vấn đề xác định tương lai nước Đức – vốn đã bị chia thành nhiều phần khác nhau và bị lực lượng từ bốn nước chiếm đóng kể từ khi Thế chiến kết thúc vào năm 1945 – là chìa khóa để hiểu sự thất bại của cuộc họp này. Continue reading “25/11/1947: Hội đồng Ngoại trưởng London họp về nước Đức”

Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới

21

Nguồn: Nazi chief architect requests POWs to labor for a new Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Albert Speer, Kiến trúc sư trưởng của Adolf Hitler và Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đế chế, đã yêu cầu đưa 30.000 tù nhân chiến tranh người Liên Xô đến làm nô lệ để bắt đầu một chương trình xây dựng quy mô lớn tại Berlin.

Speer sinh ngày 19/03/1905, tại Mannheim, Đức. Ở tuổi 22, ông đã nhận được Chứng chỉ Kiến trúc sư sau khi học tại ba trường kỹ thuật ở Đức. Speer trở thành người ủng hộ Đức Quốc xã cuồng nhiệt sau khi nghe Hitler diễn thuyết tại một cuộc biểu tình vào cuối năm 1930, sau đó, ông gia nhập Đảng vào tháng 1/1931. Hitler, người luôn trọng dụng giới trí thức, nghệ sĩ và các kỹ thuật viên tài năng, đã chọn Speer làm kiến trúc sư của riêng mình. Một trong số các dự án được Führer (Quốc trưởng, chỉ Hitler) giao phó cho Speer thiết kế là quảng trường diễu hành của Đại hội Đảng Quốc xã tại Nürnberg năm 1934. Đây cũng là nơi đạo diễn Leni Riefenstahl đã quay bộ phim tuyên truyền nổi tiếng của bà, Triumph of the Will. Continue reading “21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới”

16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ

16

Nguồn: German scientists brought to United States to work on rocket technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong một động thái gây nhiều tranh cãi, các tàu Mỹ đã đưa 88 nhà khoa học Đức sang Mỹ để hỗ trợ nước này nghiên cứu về công nghệ tên lửa. Hầu hết trong số họ đều đã phục vụ dưới chế độ Đức Quốc xã. Điều đó khiến các nhà phê bình ở Mỹ đặt ra câu hỏi về mặt đạo đức khi đưa những người này về phục vụ nước Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ lúc này đang tuyệt vọng mong muốn có được bí mật đằng sau bộ đôi tên lửa hủy diệt V-1 và V-2 của Đức trong Thế chiến II, và còn lo sợ Liên Xô cũng sẽ bắt các nhà khoa học Đức với lý do tương tự. Do vậy, họ đã rất hoan nghênh những nhà khoa học tên lửa Đức. Continue reading “16/11/1945: Các nhà khoa học Đức bị bắt đưa sang Mỹ”

13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập

13

Nguồn: Congress revises the Neutrality Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Quốc Hội Mỹ đã quyết định sửa đổi Đạo luật Trung lập năm 1935, theo đó cho phép tàu buôn Mỹ được qua lại các vùng chiến sự, và do đó cũng đưa các tàu Mỹ đến sát bờ vực chiến tranh.

Tháng 8/1935, vì dự đoán sẽ diễn ra một cuộc chiến tranh châu Âu và cũng bởi đang theo đuổi một chính sách đối ngoại biệt lập, Quốc Hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Trung lập, cấm các tập đoàn Mỹ bán vũ khí cho bất kỳ bên tham chiến nào trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trong tương lai. Đây là một tín hiệu không mấy tốt đẹp cho tất cả các chính phủ và các ngành công nghiệp tư nhân, cả trong và ngoài nước, rằng Mỹ sẽ không tham gia vào những cuộc chiến tranh nước ngoài. Chưa đầy hai năm sau, một Đạo luật Trung lập thứ hai được thông qua, cấm xuất khẩu vũ khí cho cả hai phe trong Nội chiến Tây Ban Nha. Continue reading “13/11/1941: Quốc Hội Mỹ sửa đổi Đạo luật Trung lập”

09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái

cua-kinh-vo

Nguồn: Nazis launch Kristallnacht, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, trong một sự kiện báo hiệu trước Thảm sát Holocaust, quân Đức Quốc xã đã khởi động một chiến dịch khủng bố các cơ sở kinh doanh của người Do Thái tại Đức và Áo. Đợt tấn công, kéo dài tới ngày 10/11, sau này được biết đến với tên gọi Kristallnacht (Đêm của những cửa kính vỡ).

Hàng loạt cửa sổ của những cửa hàng của người Do Thái đã bị đập vỡ, khoảng 100 người Do Thái bị thiệt mạng, 7.500 cơ sở kinh doanh của người Do Thái bị hư hại và hàng trăm hội đường, nhà cửa, trường học, nghĩa trang bị phá hoại. Ước tính có khoảng 30.000 người Do Thái đã bị bắt giữ, nhiều người trong số này sau đó được gửi đến các trại tập trung trong vài tháng và chỉ được thả ra khi họ hứa sẽ rời khỏi nước Đức. Kristallnacht là dấu hiệu của sự leo thang các chiến dịch do Adolf Hitler khởi xướng vào năm 1933, khi ông ta lên làm Thủ tướng và tuyên bố sẽ “thanh tẩy” dân Do Thái khỏi nước Đức. Continue reading “09/11/1938: Đức Quốc xã khủng bố người Do Thái”

07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ

07

Nguồn: Soviet master spy is hanged by the Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Richard Sorge đã bị người Nhật treo cổ. Ông là một gián điệp, một con lai mang hai dòng máu Liên Xô – Đức, người đã sử dụng thân phận một nhà báo Đức để làm gián điệp cho Liên Xô tại Đức và Nhật Bản.

Hồi Thế chiến I, Sorge đã chiến đấu trong quân đội Đức, và sau đó giành được học vị Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Hamburg. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1919 và đến Liên Xô năm 1924. Nhiệm vụ lớn đầu tiên mà tình báo Liên Xô giao cho Sorge là những năm cuối thập niên 1920, khi ông được gửi đến Trung Quốc để tổ chức một đường dây gián điệp. Continue reading “07/11/1944: Gián điệp của Liên Xô bị Nhật treo cổ”

30/10/1941: Roosevelt phê duyệt viện trợ Lend-Lease cho Liên Xô

30-10-1941-fdr-approves-lend-lease-aid-to-the-ussr

Nguồn: FDR approves Lend-Lease aid to the USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Roosevelt, người luôn cố gắng để nước Mỹ đứng ngoài Thế chiến II nhưng vẫn giúp đỡ những đồng minh bị sa lầy, đã phê duyệt khoản vay 1 tỷ USD cho Liên Xô theo Chương trình Lend-Lease. Cụm từ “Lend-Lease” ở đây mang nghĩa là cho vay không lấy lãi và việc trả nợ sẽ bắt đầu 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Continue reading “30/10/1941: Roosevelt phê duyệt viện trợ Lend-Lease cho Liên Xô”

25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử

25-10-1944-first-kamikaze-attack-of-the-war-begins

Nguồn: First kamikaze attack of the war begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Trận chiến Vịnh Leyte (Battle of the Leyte Gulf), quân Nhật đã triển khai các máy bay kamikaze (神風,thần phong). Đây là phương thức đánh bom liều chết nhằm chống lại tàu chiến Mỹ. Tuy nhiên, kamikaze sau đó sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

Sau thất bại trước quân Mỹ trong những cuộc đụng độ trên biển và trên không, người Nhật quyết định sử dụng máy bay tấn công cảm tử để đánh hạm đội Mỹ tại Leyte, một hòn đảo của Philippines. Đại úy Hải quân Nhật Motoharu Okamura tuyên bố: “Tôi tin chắc rằng cách duy nhất để xoay chuyển tình thế sang có lợi cho chúng ta là sử dụng máy bay đâm trực tiếp … Sẽ có rất nhiều người tình nguyện làm việc này để cứu lấy đất nước.” Continue reading “25/10/1944: Nhật bắt đầu tấn công bằng máy bay cảm tử”

15/10/1946: Herman Goering tự tử

15-10-1964-herman-goering-dies

Nguồn: Herman Goering dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, Herman Goering đã tự tử. Ông ta từng là Tổng chỉ huy Không quân Đức, Chủ tịch Nghị viện (Reichstag), người đứng đầu Lực lượng cảnh sát mật của Đức Quốc xã (Gestapo), cựu Thủ tướng nước Phổ, Bộ trưởng Lâm nghiệp của Đế chế, trưởng ban quản lý các bất động sản bị phong tỏa, cục trưởng Cục Thời tiết Quốc gia, và là người được Hitler chỉ định sẽ kế nhiệm mình. Continue reading “15/10/1946: Herman Goering tự tử”

05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad

05-10-1942-stalingrad-must-not-be-taken-by-the-enemy

Nguồn: Stalingrad must not be taken by the enemy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô, đã gửi điện tín tới mặt trận chống Đức của Liên Xô tại Stalingrad, nhằm động viên lực lượng của ông giành chiến thắng. “Những phần thuộc về Stalingrad đã bị chiếm đóng nay phải được giải phóng.”

Stalingrad là chìa khóa để chiếm được Liên Xô, và chiếm được thành phố này cũng quan trọng không kém việc chiếm được chính thủ đô Moskva. Stalingrad nằm giữa nước Nga cũ và mới, là trung tâm đường sắt và đường thủy, cũng như công nghiệp và thương mại của nước Nga cũ. Bảo toàn Stalingrad là bảo vệ nền văn minh Nga trong quá khứ và hiện tại. Continue reading “05/10/1942: Stalin kêu gọi giải phóng Stalingrad”

02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc

02-10-1944-warsaw-uprising-ends

Nguồn: Warsaw Uprising ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khởi nghĩa Warsaw đã kết thúc khi những người còn sống sót của phe nổi dậy Ba Lan đầu hàng trước quân Đức.

Hai tháng trước đó, việc Hồng quân Liên Xô áp sát chuẩn bị giải phóng Warsaw đã kích thích lực lượng kháng chiến Ba Lan tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Phe nổi dậy, gồm những người ủng hộ chính phủ dân chủ Ba Lan đang lưu vong ở London, hy vọng có thể giành quyền kiểm soát thành phố trước khi Liên Xô “giải phóng” nó. Người Ba Lan sợ rằng nếu họ thất bại trong việc chiếm thành phố thì những “kẻ xâm lược” Liên Xô sẽ thiết lập một chế độ cộng sản thân Liên Xô ở Ba Lan. Continue reading “02/10/1944: Khởi nghĩa Warsaw kết thúc”

01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ

Konoe

Nguồn: Japanese prime minister requests a summit meeting with FDR”, History.com (truy cập ngày 28/08/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt để ngăn chặn các cuộc xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc mở rộng thành chiến tranh thế giới.

Konoye – một luật sư được đào tạo bài bản và am hiểu triết học phương Tây, văn học, và kinh tế – tham gia thượng viện Nhật Bản nhờ địa vị hoàng tử của mình và ngay lập tức theo đuổi một chương trình cải cách. Ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông là việc cải cách bộ tổng tham mưu quân đội để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của cơ quan này vào các quyết định chính sách đối ngoại. Ông cũng tìm cách gia tăng sức mạnh của quốc hội. Là một người chống chủ nghĩa phát xít, Konoye cũng ủng hộ việc chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt trong cấu trúc chính trị Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Mãn Châu bắt đầu vào năm 1931. Continue reading “28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ”

25/08/1944: Paris được giải phóng

parislib

Nguồn: “Liberation of Paris”, History.com (truy cập ngày 25/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Tướng Pháp Jacques Leclerc đã tiến vào thủ đô nước Pháp tự do trong tư thế chiến thắng. Những ổ kháng cự của quân Đức vẫn tồn tại, nhưng Paris đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đức.

Hai ngày trước đó, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã bắt đầu tiến về thủ đô. Các thành viên của phong trào kháng chiến, lúc này được gọi là Lực lượng Kháng chiến Nội địa Pháp (French Forces of the Interior), đã tiến hành giải thoát cho tất cả các tù nhân dân sự người Pháp ở Paris. Người Đức vẫn còn phản công, đốt cháy cung điện Grand Palais, vốn bị lực lượng kháng chiến chiếm lại, và giết chết các nhóm nhỏ binh sĩ kháng chiến khi bắt gặp họ trong thành phố. Continue reading “25/08/1944: Paris được giải phóng”