Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?

capitol-building-capitol-hill-washington-dc-usa_main

Nguồn: Ana Palacio, “The Indispensable American Partner,” Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước Mỹ đang chuẩn bị cho sự kiện chính trị sôi động nhất (và cũng gây mệt mỏi nhất): cuộc đua giành ghế Tổng thống. Với việc nhiệm kỳ tám năm của Tổng thống Barack Obama sắp kết thúc, và Phó Tổng thống Joe Biden có vẻ sẽ không tham gia tranh cử, cuộc đua sẽ diễn ra mà không có một ứng viên đương nhiệm nào. Bởi thế, cuộc bầu cử sẽ không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về tình hình 8 năm vừa qua mà là một cuộc cạnh tranh về những ý tưởng, với chủ đề chính đang nổi lên là chính sách đối ngoại.

Các ứng cử viên tiềm năng đã khẳng định lập trường của họ về các vấn đề chính sách đối ngoại, chẳng hạn như ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa là Jeb Bush (em trai cựu Tổng thống George W. Bush – ND) đã dành hẳn một bài phát biểu về chủ đề này. Việc phía Đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ đề cử cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (bất chấp những tiết lộ gần đây về việc bà đã sử dụng tài khoản email cá nhân để xử lý các công việc của chính phủ) đã củng cố vị trí trung tâm của chính sách đối ngoại trong cuộc bầu cử. Continue reading “Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?”

Đương đầu với một nước Nga xét lại

russia-east

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Taking on Revisionist Russia,” Project Syndicate, 09/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với một số quốc gia, thất bại trên mặt trận quân sự hay chính trị là không thể chấp nhận và vô cùng nhục nhã, đến mức họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì mà họ xem là một trật tự quốc tế bất công. Một đất nước theo chủ nghĩa xét lại như vậy là Ai Cập, quốc gia đã quyết tâm đảo ngược thất bại của mình trước Israel năm 1967 và giành lại Bán đảo Sinai. Cuối cùng Ai Cập cũng đạt được mục đích này, nhưng chỉ sau khi Tổng thống Anwar Sadat theo đuổi một chiến lược hòa bình bằng chuyến công du lịch sử đến Jerusalem. Tuy nhiên, trường hợp đáng lo ngại nhất vẫn là nước Đức trong những năm 1930, quốc gia đã xé vụn trật tự châu Âu sau Thế chiến I thành từng mảnh. Continue reading “Đương đầu với một nước Nga xét lại”

Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?

In-the-East-or-West-Turkey-and-the-Rest-of-the-World

Nguồn: Martti Ahtisaari, Emma Bonino & Albert Rohan, “An EU- Turkey Reset”, Project Syndicate, 13/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015, cuộc họp thường niên lần thứ mười của nguyên thủ các quốc gia G20 . Sự nổi bật của nước này trên trường quốc tế lại diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi họ nhận ra mình bị bao vây bởi một vòng cung bất ổn đang mở rộng.

Thật vậy, hai trật tự địa chính trị đang dần đổ vỡ ở những nước lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ: Tình trạng hòa dịu thời Hậu Chiến tranh Lạnh với Nga, và các đường biên giới quốc gia ở Trung Đông được xác định bởi Hiệp định Sykes-Picot 1916 và Hòa ước Versailles 1919. Chưa bao giờ Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ lại cần nhau như lúc này, nhưng cũng hiếm khi họ lại xa cách như thế. Continue reading “Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?

_78104276_40gffz6e

Nguồn: Stephen S. Roach, “Steady on the Renminbi”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dữ dội trên toàn thế giới, và Trung Quốc đang chịu đựng gánh nặng chủ yếu. Đồng nhân dân tệ đã lên giá đáng kể trong vài năm vừa qua, xuất khẩu đang chùng xuống, và rủi ro về giảm phát đang tăng. Trong hoàn cảnh này, nhiều người gợi ý rằng một sự đảo ngược trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhằm làm suy yếu đồng nhân dân tệ là cách giải quyết hợp lý nhất. Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế, khi Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tăng trưởng liên tục, việc ép giảm giá đồng tiền là điều cuối cùng nước này cần đến. Điều này cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho kinh tế toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?”

Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro

150105_Open_Europe_Blog_Greece

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “The Costs of Grexit,” Project Syndicate, 28/02/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tuần này (cuối tháng 2), sau những ngày thảo luận căng thẳng, chính quyền mới ở Athens đã đạt được một thỏa thuận với các nước chủ nợ của nó ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bao gồm một gói cải cách cấp tốc và gia hạn chương trình hỗ trợ tài chính thêm 4 tháng. Nhưng dù cả cộng đồng châu Âu đã thở phào nhẹ nhõm, thỏa hiệp này không loại trừ sự cần thiết phải có các cuộc đàm phán cứng rắn hơn nữa về một chương trình hỗ trợ tài chính mới mà các bên sẽ phải đưa ra vào cuối tháng 6.

Trong bất cứ cuộc đàm phán nào, biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi của các bên chủ chốt, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, là cái giá mỗi bên phải trả nếu không đạt được một thỏa thuận chung. Trong trường hợp này, vấn đề là cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro (“Grexit”) – một viễn cảnh được bàn thảo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong suốt quá trình đàm phán gần đây, với nhiều suy đoán đáng kể về lập trường của các bên trong cuộc, đặc biệt là chính phủ Hy Lạp và Đức. Continue reading “Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro”

Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu?

_80114218_80109225

Nguồn: Daniel Gros, “Why Deflation is Good News for Europe,” Project Syndicate, 11/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Nhật Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giá dầu thô được xem là chỉ số giá quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Hơn 80 triệu thùng được sản xuất (và tiêu thụ) mỗi ngày, và phần lớn sản lượng này được giao dịch trên thị trường thế giới. Vì vậy, mức sụt giảm mạnh của giá dầu thô – từ khoảng 110 USD/thùng năm ngoái xuống còn khoảng 60 USD/thùng hiện nay – đang giúp những nhà nhập khẩu dầu tiết kiệm hàng trăm tỉ đô la. Với Liên minh châu Âu và Mỹ, khoản tiết kiệm thu được từ mức giá dầu giảm tương đương 2-3% GDP.

Với châu Âu, những lợi ích từ giá dầu rẻ có thể còn gia tăng trong tương lai, bởi lẽ các hợp đồng cung ứng khí đốt dài hạn phụ thuộc đáng kể vào giá dầu. Điều này cho thấy một lợi thế khác của châu Âu, nơi giá khí tự nhiên cho đến thời gian gần đây vẫn cao hơn nhiều lần so với ở Mỹ, quốc gia được hưởng lợi từ dầu đá phiến vốn có chi phí khai thác thấp hơn. Continue reading “Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu?”

Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi

196713-TTKIM-duo-400

Trần Trọng Kim (1883-1953) là một Học Giả danh tiếng, Thủ Tướng của Việt Nam (1945) tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong một gia đình Nho Giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông Ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông Sự ở Ninh Bình. Continue reading “Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone

Martin-Sutovec-Slovakia-FULL

Nguồn: Alberto Bagnai, Brigitte Granville, Peter Oppenheimer, “The Economic Opportunity of Greece’s Exit”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dòng đầu tiên trong Hiệp ước Rome 1957—văn bản thành lập cho tổ chức rốt cuộc trở thành Liên minh Châu Âu sau này—“kêu gọi một liên minh mãi bền vững giữa các dân tộc Châu Âu.” Tuy nhiên, quan niệm đó gần đây đang bị đe doạ, bị phá hoại bởi chính giới tinh hoa chính trị Âu Châu, những người đã thiết lập một đồng tiền chung nhưng không quan tâm tới những đường đứt gãy báo hiệu sự đổ vỡ của nó.

Ngày nay, những vết rạn đó đã dần lộ ra và ngày càng tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng triền miên của Hy Lạp. Và không ở đâu sự rạn nứt này rõ ràng hơn là trong mối quan hệ giữa Hy Lạp và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc

china-silk-road

Ngun: Brahma Chellaney, “A Silk Glove for China’s Iron Fist,” Project Syndicate, 04/3/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách bao vây Nam Á bằng một “Chuỗi ngọc trai”: một mạng lưới cảng biển nối liền bờ biển phía Đông của Trung Quốc với Trung Đông nhằm tăng cường ảnh hưởng chiến lược và khả năng tiếp cận biển của nước này. Không ngạc nhiên khi Ấn Độ cũng như các quốc gia khác đều rất quan tâm đến tiến trình này.

Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc đang cố gắng che giấu chiến lược của mình, tuyên bố rằng họ muốn tạo ra một Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21 nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa và thương mại. Nhưng lối nói hoa mỹ cũng khó có thể xoa dịu những lo ngại ở châu Á và xa hơn nữa là che giấu mục tiêu chiến lược của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực. Continue reading “Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc”

Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản

610915599_o

Nguồn: Yuriko Koike, “Thomas Piketty’s Japanese Tour,” Project Syndicate, 01/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuốn Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong thế kỷ 21) của Thomas Piketty đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật Bản 6 tháng sau khi tạo nên một làn sóng tranh luận tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng sự khác biệt lớn giữa Nhật Bản và các nước phát triển khác ở phương Tây đã làm cho các lập luận của Piketty có thêm những ý nghĩa độc đáo mới, giống như đã từng xảy ra với nhiều món hàng xuất khẩu khác của phương Tây sang đất nước này.

Luận đề cơ bản của Piketty cho rằng nhân tố hàng đầu làm bất bình đẳng gia tăng ở các nước phát triển là sự tích lũy của cải của những người vốn đã giàu có nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có mức độ bất bình đẳng thấp hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Thật vậy, dù từ lâu Nhật Bản đã là một cường quốc công nghiệp, nó vẫn thường được gọi là đất nước cộng sản thành công nhất thế giới. Continue reading “Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản”

Bài toán khí đốt của Putin

pipeline29

Nguồn: Paul R. Gregory, “Putin’s Gas Problem”, Project Syndicate, 26/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà quan sát Nga hiện đang tập trung vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Ukraine, nhằm tìm cách mổ xẻ những ý định của Tổng thống Vladimir Putin tại đây. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra – điều sẽ gây nên những hậu quả lâu dài sâu sắc cho châu Âu và cho khả năng gây áp lực lên lục địa này của Putin.

Cuối tháng 12 vừa qua, công ty khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và một công ty đường ống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” mới này là sự thay thế cho “Dòng chảy phương Nam” – đường ống từ Nga sang Bulgaria qua Biển Đen – một dự án mà Điện Kremlin đã hủy bỏ cũng trong tháng 12 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU sau sự kiện Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Continue reading “Bài toán khí đốt của Putin”

Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia

338DF03A-1E2B-415D-9DC5-DCBABAE76117_w640_r1_s

Nguồn: Madeleine Willis, “Truth and deception in Cambodian courtroom,” East Asia Forum, 14/2/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mâu thuẫn bên trong và xung quanh phòng xử án không phải là điều gì mới. Nhưng những sự việc hiện thời tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia (ECCC) cho thấy bên biện hộ sẽ còn phải thất vọng nhiều tại tòa án hỗn hợp[1] này. Với nhiều người, điểm khó khăn nhất chính là việc vừa phải cân bằng những thực tế về thể chế và chính trị nguy hiểm, vừa phải đảm bảo tòa án vẫn mang lại một số lợi ích cho xã hội Campuchia. Theo quan điểm của bên biện hộ, cách tiếp cận này đã dẫn đến tình trạng ngầm chấp nhận những sai phạm trong quá trình xét xử.

Vì vậy mà trong khi bản án hồi tháng 8/2014 đối với hai thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan vì tội ác chống lại loài người được công nhận rộng rãi là một thành công tới trễ của ECCC, thì ghi dấu trong quá trình xét xử lại là những nỗ lực không ngừng của bên biện hộ nhằm truất quyền tham gia xét xử của các thẩm phán vì cáo buộc thiên vị pháp lý và can thiệp chính trị nhiều lần. Tháng 12/2014, bên bị đã nộp đơn kháng cáo, và những vấn đề này chắc chắn sẽ tái xuất trong Vụ số 002/02.[2]  Continue reading “Sự thật và dối trá trong xét xử Khmer Đỏ tại Campuchia”

#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc

beijing-china-language-society-main

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “The New China: People, Society, Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 51-67.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Vào mùa thu năm 1989, ngay sau biến cố Thiên An Môn, Tiền Ninh (Qian Ning), con trai của cựu Phó thủ tướng Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen), đạt được học bổng theo học tại Đại học Michigan. Trước khi tới Mỹ, anh này đang ở độ tuổi 30 và làm việc cho tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily). Một vài năm sau, anh ta viết một cuốn sách có tựa đề “Việc học ở nước Mỹ” (Studying in America) và được cho phép xuất bản tại Trung Quốc. Tiền Ninh xuất thân từ một gia đình có truyền thống cộng sản, nhưng những gì được viết trong cuốn sách của anh lại khá nổi loạn. Continue reading “#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc”