Tác động từ TPP và ứng phó của Trung Quốc

china-us-flag

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Trong những năm gần đây, Mỹ cùng với các nước đã tiến hành rất nhiều vòng đàm phán và đã đạt được thoả thuận cuối cùng cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10 năm 2015.  Rất nhanh chóng, TPP đã trở thành một đề tài nóng và nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới học giả trong và ngoài nước. TPP là một trong những Hiệp định có ảnh hưởng nhiều mặt đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Á. Việc phân tích chính sách và chiến lược của Hiệp định do Mỹ dẫn dắt là điều cần thiết. Cùng với đó, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy một cách mạnh mẽ không chỉ phương diện kinh tế mà còn chính trị và quân sự. Vậy TPP sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Bắc Kinh? Nó có phải là lực đẩy đẩy Trung Quốc đi xa hơn hay nó sẽ là lực hút đối với Trung Quốc? Và những đối sách của Bắc Kinh sẽ là gì? Tất cả những vấn đề này đáng được chúng ta tìm hiểu, phân tích và đưa ra dự đoán. Continue reading “Tác động từ TPP và ứng phó của Trung Quốc”

Thế nào là một siêu đại biểu?

45

Nguồn:What is a superdelegate?“, History.com, 22/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống hiện tại được sử dụng bởi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ để chọn ứng cử viên tổng thống đã được hình thành sau cuộc bầu cử năm 1968, khi một Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ hỗn loạn ở Chicago đã đưa Hubert Humphrey vào vị trí ứng cử viên dù ông không thể thắng được bất kỳ một cuộc bầu cử sơ bộ nào. Kể từ đó, hầu hết các đại biểu trong các hội nghị của đảng bị ràng buộc phải bầu theo ý muốn của cử tri và ủng hộ người chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ hoặc trong cuộc họp kín tại bang của họ. Nhưng trong số 4.763 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ vào mùa hè này tại Philadelphia, có 712 người (khoảng 15%) được gọi là siêu đại biểu (superdelegates), những người có thể ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào mà họ lựa chọn và có thể thay đổi sự ủng hộ của họ bất cứ lúc nào, cho đến khi có ứng cử viên được đề cử. Continue reading “Thế nào là một siêu đại biểu?”

Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp

referendum

Nguồn: Peter Singer, “Direct Democracy and Brexit”, Project Syndicate, 07/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc trưng cầu ý dân nên đóng vai trò gì trong một nền dân chủ? Vấn đề này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau kết quả trưng cầu ý dân ở Vương quốc Anh với tỷ lệ 52% quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu so với 48% muốn ở lại – và cũng đột ngột chấm dứt sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Anh David Cameron.

Những người phản đối “Brexit” cho rằng các cuộc trưng cầu ý dân không được hiến pháp Anh công nhận, Quốc hội phải đưa ra quyết định cuối cùng và kết quả này nên được loại bỏ. Họ có đúng không? Continue reading “Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp”

17/07/1972: Giao tranh ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị

quangtribt

Nguồn: South Vietnamese paratroopers fight for Citadel”, History.com (truy cập ngày 17/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1972, lính dù Nam Việt Nam đã chiến đấu để tiếp cận vào khu vực cách thành cổ Quảng Trị 200m, nơi được các phóng viên chiến trường mô tả là một thành phố đổ nát và đầy tro tàn. Người dân từ các khu dân cư được lính dù chiếm lại đã gia nhập vào dòng người tị nạn đổ về phía Nam hướng về Huế qua Quốc lộ 1 để tránh cảnh giao tranh tiếp diễn ở Quảng Trị.

Quân đội Bắc Việt đã chiếm được thị xã Quảng Trị vào ngày 1 tháng 5 trong chiến dịch Nguyễn Huệ, một cuộc tấn công lớn của quân đội Bắc Việt được bắt đầu vào ngày 31/3. Lực lượng tấn công gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 bộ đội và khoảng 1.200 xe tăng và xe bọc thép khác. Mục tiêu chính của quân đội Bắc Việt ngoài Quảng Trị ở phía bắc còn có Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở xa hơn về phía nam. Continue reading “17/07/1972: Giao tranh ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị”

Tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra không phải công dân Anh là ai?

Martin van Burens

Nguồn:Who was the first president born an American citizen?“, History.com, ngày 27/04/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống thứ tám của Hoa Kỳ, Martin van Buren, một thành viên Đảng Dân chủ tại vị từ năm 1837-1841, là Tổng thống đầu tiên mà lúc sinh ra không phải là công dân Anh. Bảy người khác từng giữ chức vụ chính trị cao nhất của đất nước trước ông đều được sinh ra trước năm 1776, khi 13 thuộc địa Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh. Van Buren được sinh ra sáu năm sau, vào năm 1782. Continue reading “Tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra không phải công dân Anh là ai?”

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy

baodaihcm

Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Từ hơn nửa thế kỷ qua, đối với người dân Huế, mỗi lần nhắc đến lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta lại nhớ đến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt thời đại quân chủ ở Việt Nam và nhớ đến chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đã mời ông vua vừa thoái vị làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946). Là một người nghiên cứu Huế, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế, tôi đã sưu tầm được khá nhiều tư liệu lịch sử có liên quan đến mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cố vấn Vĩnh Thụy. Tôi xin trích 4 tư liệu sau đây để độc giả thưởng lãm và nhớ đến Bác. Continue reading “Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy”

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC)

opec

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries), viết tắt OPEC, là một tổ chức liên chính phủ được thành lập tại Hội nghị Baghdad năm 1960. Năm nước thành viên sáng lập của OPEC là Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Xêút, và  Venezuela. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2009, OPEC có tất cả 12 thành viên, bao gồm Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Ảrập Xêút, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, và Venezuela. Indonesia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á từng là thành viên của OPEC từ năm 1962 đến tháng 1 năm 2009. Indonesia rút ra khỏi OPEC sau khi nước này tuyên bố trở thành nước nhập khẩu dầu lửa vào tháng 5 năm 2008. Trụ sở của OPEC đặt tại Viên, Áo và được điều hành bởi một Tổng Thư ký. Continue reading “Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC)”

15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc

nixonCN2

Nguồn: “Nixon announces visit to communist China”, History.com (truy cập ngày 15/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1971, trong một chương trình truyền hình và phát thanh trực tiếp, Tổng thống Richard Nixon đã làm cả nước bất ngờ bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ đến thăm nước Trung Quốc cộng sản vào năm sau. Tuyên bố này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung – Mỹ, cũng như một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nixon không phải lúc nào cũng háo hức tiếp cận Trung Quốc. Kể từ khi những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, Nixon đã là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất các nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Uy tín chính trị của ông được xây dựng trên nền tảng chống cộng mạnh mẽ, và ông là một nhân vật quan trọng trong làn sóng “Red Scare” (tố cộng) thời kỳ hậu Thế chiến II, trong đó chính phủ Hoa Kỳ đã phát động các cuộc điều tra lớn vào các âm mưu lật đổ có thể có của những người cộng sản ở Mỹ. Continue reading “15/07/1971: Nixon tuyên bố sẽ thăm Trung Quốc”

Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?

Orthodox

Nguồn:Why Orthodox patriarchs are meeting after centuries“, The Economist, 21/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có những tuyên ngôn tôn giáo về thế giới đã làm nên lịch sử và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của hàng triệu người. Một trong số đó là Pacem in Terris (Hòa bình trên trái đất), một bản cáo trạng lên án chiến tranh được công bố vào năm 1963 bởi Giáo Hoàng John XXIII. Còn một cột mốc trước đó trong giáo huấn Công giáo là De Rerum Novarum (Về những điều mới) vào năm 1891 vốn đã chấp nhận quyền của người lao động trong việc thành lập công đoàn. Trong khi đó, gần đây các nhà lãnh đạo của 200 triệu người Thiên chúa Chính thống giáo trên thế giới lại hiếm khi nỗ lực để thảo luận cùng nhau và đưa ra một thông điệp rõ ràng cho nhân loại. Có lẽ một phần với hy vọng để làm điều đó mà các giám mục của giáo hội sẽ gặp mặt tại Crete trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 26/6. Điều gì đã khiến họ tốn quá nhiều thời gian cho điều này và họ hi vọng sẽ đạt được những gì? Continue reading “Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?”

Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông

Philippines-vs-China

Tác giả: Việt Long

Vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông đã kết thúc bằng phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước liên hợp quốc về Luật biển. Có thể coi đây là vụ kiện thế kỷ vì nhiều lý do. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, nước Trung Hoa – “trung tâm thế giới” bị một nước nhỏ đơn phương kiện về tranh chấp biển. Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp phức tạp, có nhiều bên tham gia, nhiều nước quan tâm nhất. Lần đầu tiên Tòa phải trả lời và giải thích cụ thể điều 121.3 của UNCLOS và qua đó góp phần phát triển luật biển quốc tế. Nội dung phán quyết không chỉ tác động đến các bên liên quan chính của vụ kiện mà còn ảnh hưởng đến nhiều nước trong và ngoài khu vực, đến tiến trình thực thi và phát triển của luật biển, luật quốc tế. Continue reading “Vụ kiện thế kỷ và bước ngoặt Biển Đông”

Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?

strprt

Nguồn: H.D.P (David) Envall & Ian Hall, “Strategic Partnerships: helping or hindering security?”, East Asia Forum, 15/06/2016

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ đối tác chiến lược đang trở thành trung tâm trong việc quản trị an ninh quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tất cả các cường quốc và rất nhiều các nước nhỏ hơn đã tham gia vào các quan hệ đối tác phức tạp với cả bạn bè và các đối thủ chiến lược tiềm tàng. Ví dụ, Trung Quốc đã miệt mài xây dựng gần 50 quan hệ đối tác chiến lược ở khu vực và xa hơn, với cả các nước có sự khác biệt như Afghanistan, Úc và Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ có khoảng 20 quan hệ đối tác và Nhật Bản là 10.

Như chúng tôi đã lập luận trong các bài viết khác, quan hệ đối tác chiến lược là một hình thức thực hành an ninh mới trong khu vực. Khi khái niệm này mới nổi lên, một số nhà phân tích đã lập luận rằng quan hệ đối tác xảy ra khi hai nhà nước có chung tầm nhìn về việc an ninh khu vực nên được quản trị như thế nào. Nhưng khi các quan hệ đối tác chiến lược mới được hình thành giữa các nhà nước với tầm nhìn và lợi ích mâu thuẫn nhau, giải thích về sự nổi lên của quan hệ đối tác chiến lược đó đã trở nên kém thuyết phục. Continue reading “Đối tác chiến lược: Thúc đẩy hay cản trở an ninh?”

Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?

saudi-iran-630x350

Nguồn: Robert Harvey, “Who’s Winning the Middle’s East Cold War?”, Project Syndicate, 21/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra tại vùng chảo lửa của thế giới. Địa chính trị là nhân tố chủ chốt trong cuộc ganh đua phe phái giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni tại Trung Đông, khi Iran đối đầu với Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của nước này trong cuộc chiến giành vị thế thống trị khu vực.

Như cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, trong cuộc xung đột này, hai đối thủ chính không hề giao tranh quân sự trực tiếp, ít nhất là cho tới lúc này. Tuy nhiên cả hai bên đã đối đầu về ngoại giao, ý thức hệ và kinh tế – đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ – và thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chẳng hạn như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen. Ít có vấn đề nào tại khu vực Trung Đông mà không thể truy ngược nguồn gốc tới sự cạnh tranh quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran. Continue reading “Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?”

Phó Tổng thống Mỹ có bị giới hạn số nhiệm kỳ không?

US

Nguồn:Are there term limits for U.S. vice presidents“, History.com, ngày 06/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các Tổng thống Mỹ chỉ được cầm quyền hai nhiệm kỳ bốn năm (hoặc tối đa là 10 năm trong trường hợp một tổng thống được thăng cấp từ vị trí Phó Tổng thống) theo quy định của Tu chính án thứ 22 được phê chuẩn vào năm 1951. Tuy nhiên, các Phó Tổng thống, cũng giống như các thành viên của Quốc hội Mỹ, không phải đối mặt với những hạn chế về số nhiệm kỳ. Tuy nhiên, đến nay, chưa có Phó Tổng thống nào phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ. Trong thực tế, chỉ có tám Phó Tổng thống đã phục vụ đủ tám năm: John Adams, Daniel Tompkins, Thomas Marshall, John Nance Garner, Richard Nixon, George H.W. Bush, Al Gore và Dick Cheney. Continue reading “Phó Tổng thống Mỹ có bị giới hạn số nhiệm kỳ không?”

Những bài học từ thất bại của Perestroika

cccp

Nguồn: Gavril Popov, “The lessons of Perestroika, 20 years after”, Project Sydicate, 30/11/2005

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika (cải tổ), nhiều người vẫn than vãn về tốc độ cải cách chậm chạp ở Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng cải cách nhanh có thể xảy ra được không? Điều này không phải là một bất ngờ bởi vì quãng thời gian hỗn độn thời Gorbachev và Yeltsin nắm quyền đã làm nước Nga kiệt quệ. Vậy ai có thể đổi lỗi cho dân Nga vì tiến độ cải cách chậm chạp đó?

Nhưng nếu Nga muốn trở lại trên đôi chân của mình, thì cần phải có nhiều cải cách hơn nữa. Tuy nhiên, trước một chu kỳ cải cách mới, chúng ta phải hiểu rõ vài nguyên tắc cơ bản về năng lực chính trị của Nga. Continue reading “Những bài học từ thất bại của Perestroika”

Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa

gloablisation

Nguồn: Carmen Reinhart, “Brexit’s Blow to Globalization”, Project Syndicate, 29/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc trưng cầu dân ý Brexit của Vương quốc Liên hiệp Anh đã làm chao đảo thị trường vốn và tài chính trên toàn thế giới. Giống như trong những hồi trước của cuộc rối loạn tài chính mang tính lây lan, chiến thắng của phe “Rời đi” đã dẫn các nhà đầu tư toàn cầu bất an tìm đến những nơi trú ẩn an toàn thường gặp. Trái phiếu chính phủ Mỹ lên giá; đồng dollar, franc Thụy Sĩ và yên Nhật cùng tăng giá một cách rõ rệt nhất so với đồng bảng Anh.

Khi thất bại của phe “Ở lại” đã trở nên rõ ràng, sự trượt giá của đồng bảng dường như diễn ra theo hướng lặp lại mức mất giá lịch sử 14% trong cuộc khủng hoảng đồng bảng năm 1967. Nhưng những hậu quả đầy biến động trong thị trường vốn toàn cầu mà chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ diễn ra sau những sự kiện như Brexit. Continue reading “Đòn giáng của Brexit vào toàn cầu hóa”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”

Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA

pca4

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh

Ngày mai (12/7), Tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Cho dù kịch bản nào diễn ra, vụ kiện chắc chắn sẽ có tác động với cục diện tại Biển Đông, tới các bên trong tranh chấp và Việt Nam.

Vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc là vụ kiện tại Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Philippines phải đáp ứng được các điều kiện: (i) chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Philippines và Trung Quốc; (ii) hai bên đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp mà không đạt được kết quả và (iii) hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay cho UNCLOS. Trung Quốc cho rằng Philippines không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này. Continue reading “Dự báo tình hình Biển Đông sau phán quyết của PCA”

Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?

Hong Kong

Nguồn:Why Hong Kong remains vital to China’s economy“, The Economist, 30/9/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi các cuộc biểu tình làm tê liệt Hồng Kông và những mối lo lắng gia tăng về cách mà Trung Quốc sẽ có thể phản ứng, một trong những câu hỏi đáng quan tâm nhất của các cư dân thành phố này là liệu số phận của họ có quan trọng đối với phần còn lại của Trung Quốc hay không. Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với thế giới, nối liền các dòng chảy thương mại và đầu tư theo cả hai chiều. Vai trò này đã suy giảm trong những năm gần đây khi Trung Quốc mở cửa biên giới và tham gia trực tiếp vào nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Hồng Kông cảnh báo rằng tình trạng bất ổn hiện tại sẽ chỉ dẫn tới việc các doanh nghiệp Trung Quốc bỏ qua Hồng Kông nhiều hơn. Xét theo quy mô, họ có lý: Hồng Kông rõ ràng đã trở nên ít quan trọng hơn so với trong quá khứ. GDP của lãnh thổ này đã giảm từ 16% GDP Trung Quốc vào năm 1997, năm mà nó đã được trả lại cho Trung Quốc, xuống còn 3% vào thời điểm hiện tại. Điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết luận rằng Hồng Kông đang dần mờ nhạt về mặt vai trò kinh tế. Liệu có phải vậy không? Continue reading “Tại sao Hồng Kông quan trọng với kinh tế Trung Quốc?”