Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?

NDL

Nguồn: Andrew Chubb, “Did China just clarify the nine-dash line?”, East Asia Forum, 14/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau những tranh cãi bề nổi, phản hồi của chính quyền Trung Quốc trước vụ kiện trọng tài liên quan đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong tuần này bao hàm nhiều chỉ dấu tích cực cho thấy Trung Quốc, dưới vỏ bọc quan điểm cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, đang nhẹ nhàng đưa các yêu sách biển của mình vào khuôn khổ phù hợp với UNCLOS.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, được đưa ra nhằm phản hồi trực tiếp trước tòa trọng tài, ngụ ý mạnh mẽ rằng thực chất Trung Quốc không hề yêu sách các quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực biển trong đường chín đoạn. Cách hiệu quá rộng này đối với đường chín đoạn chưa bao giờ là một quan điểm chính sách chính thức [của Trung Quốc]. Tuy vậy, cách hiểu này lại là cơ sở của các động thái đáng lo ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là chương trình tuần tra và các hành động cưỡng chế dọc theo rìa của đường chín đoạn. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?”

24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện

machupc

Nguồn: “Machu Picchu discovered”, History.com (truy cập ngày 24/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1911, nhà khảo cổ học người Mỹ Hiram Bingham đã nhìn thấy Machu Picchu lần đầu tiên. Đây là một khu định cư của người Inca cổ đại ở Peru và bây giờ là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới.

Nằm tách biệt ở vùng nông thôn nhiều núi đá về phía tây bắc thành phố Cuzco (Peru), Machu Picchu được tin là địa điểm nghỉ mát mùa hè dành cho các nhà lãnh đạo người Inca, những người mà nền văn minh của họ đã hầu như bị xóa sổ bởi những kẻ xâm lược Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 16. Trong hàng trăm năm sau đó, sự tồn tại của nó là một bí mật mà chỉ những người nông dân sống trong khu vực biết đến. Tất cả điều đó đã thay đổi trong mùa hè năm 1911, khi Bingham đã đến với một nhóm nhỏ các nhà thám hiểm để tìm kiếm thành phố “bị thất lạc” nổi tiếng của người Inca. Continue reading “24/07/1911: Di tích Machu Picchu được phát hiện”

Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?

JP babies

Nguồn:Why the Japanese are having so few babies“, The Economist, 23/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 6/2014, một quan chức địa phương ở tỉnh Aichi đã đưa ra một đề nghị táo bạo. Tomonaga Osada gợi ý rằng các nhà chức trách có thể phân phối bao cao su bị làm thủng một cách bí mật cho các cặp vợ chồng trẻ, những người sau đó sẽ giúp tăng tỷ lệ sinh. “Mưu đồ” không chính thống của ông được rất ít người ủng hộ, nhưng nó phản ánh một mối quan ngại chung về bối cảnh nhân khẩu học của Nhật Bản. Năm 2013, chỉ hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra, ít hơn rất nhiều so với số lượng cần thiết để duy trì dân số, được dự kiến sẽ giảm từ 127 triệu người xuống còn khoảng 87 triệu người vào năm 2060. Tại sao những người trẻ Nhật Bản lại miễn cưỡng trong việc sinh con như vậy? Continue reading “Tại sao người Nhật ngày càng ít sinh con?”

Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn & Đặng Cẩm Tú

Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Dường như không nằm ngoài quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013 đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “chiến lược hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục có những động thái hung hăng, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông. Continue reading “Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII”

Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc

scs11

Nguồn: Jerome A. Cohen, “Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China”, East Asia Forum, 11/07/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Truyền thông quốc tế đã dồn sự chú ý vào phán quyết ngày 12/07/2016 vốn được mong đợi từ lâu trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Các chiến dịch tuyên truyền và vận động ngoại giao dồn dập vừa qua của Trung Quốc càng làm vụ kiện được chú ý hơn. Tranh chấp liên quan đến ít nhất 15 vấn đề, trong đó nhiều điểm mang tính kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng điểm cơ bản của vụ kiện – là phán quyết có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc và Philippines hay không – khá rõ ràng. Tuy vậy, dường như vẫn còn nhiều hiểu nhầm xung quanh vấn đề này.

Chúng ta nên hiểu rằng đây không phải là quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đặt tại La Haye như nhiều báo chí đưa tin. Cơ quan này hỗ trợ hành chính cho phiên tòa trọng tài được thành lập trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi tòa trọng tài UNCLOS, bao gồm năm chuyên gia hàng đầu thế giới về luật biển. Continue reading “Lý do phán quyết Tòa Trọng tài ràng buộc với Trung Quốc”

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

sigla_nato_1

Tác giả: Lê Thành Lâm

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được phát triển từ Hiệp ước Phòng thủ tập thể Brussels do Anh, Pháp và ba nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) ký tháng 3 năm 1948. Tổ chức này ra đời một phần do tâm lý lo sợ chiến tranh của các nước, nhất là sau cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc. Mục đích chính của NATO là ngăn chặn Liên Xô, bảo vệ an ninh và duy trì ổn định ở Tây Âu. Ngày 04/04/1949, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký ở Washington và chính thức có hiệu lực vào tháng 8/1949. 12 quốc gia tham gia Hiệp ước bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, ba nước Benelux, Ý, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Ai-len và Canada. Kể từ khi thành lập, NATO đã 6 lần mở rộng và hiện bao gồm 28 thành viên. Ngoài 12 thành viên ban đầu, các thành viên được kết nạp thêm gồm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Cộng hòa Liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary (1997), Bungari, Estonia, Litva, Latvia, Rumani, Slovakia, Slovenia (2004), Anbani và Croatia (2009).  Trụ sở chính của tổ chức được đặt tại thành phố Brussels (Bỉ). Continue reading “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”

Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang chống Mỹ

thonhikydaochinh

Nguồn:After the coup, Turkey turns against America”, The Economist, 18/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí các quan chức chính phủ cáo buộc Mỹ dính líu vào âm mưu đảo chính.

Từ những năm 1960, bất cứ khi nào các tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ trỗi dậy nắm quyền lực, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm. Sau cuộc đảo chính bất thành vào ngày 15 tháng 7 của một nhóm các tướng lĩnh cấp trung và các sĩ quan cấp thấp, phản xạ cũ lại xuất hiện trở lại. Bộ trưởng Lao động của Thổ Nhĩ Kỳ, Suleyman Soylu, tuyên bố rằng Mỹ đứng đằng sau các nỗ lực lật đổ vị Tổng thống theo chủ nghĩa Hồi giáo của đất nước, Recep Tayyip Erdogan. (Ông mơ hồ trích dẫn những “hoạt động” của các tạp chí Mỹ giấu tên làm bằng chứng.) Các phương tiện truyền thông ủng hộ chính phủ thì sử dụng các thuyết âm mưu. Trong một bài báo trên nhật báo Yeni Safak, Aydin Unal, một nghị sĩ Đảng Công lý và Phát triển (AK) của ông Erdogan, cho rằng các sĩ quan quân đội Mỹ đã tham gia vào đảo chính. Trong những thập niên trước, những cáo buộc như thế có thể bị bỏ qua. Nhưng lần này chúng là một phần của một cuộc khủng hoảng ngoại giao ngày càng nghiêm trọng hơn. Continue reading “Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang chống Mỹ”

Thủ đô châu Phi nào đặt tên theo một Tổng thống Mỹ?

Map of Sierra Leone and Liberia.

Nguồn:Which African nation’s capital is named for a U.S. president?“, History.com, ngày 17/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quốc gia Tây Phi Liberia được thành lập vào năm 1822 bởi Hiệp hội Thực dân hóa Hoa Kỳ (ACS) như là một nơi định cư cho những người nô lệ Mỹ được giải phóng. Thủ đô của quốc gia này, Monrovia, được đặt theo tên tổng thống Hoa Kỳ thứ năm, James Monroe, người đã phục vụ tại Nhà Trắng từ năm 1817 đến năm 1825 và là một người ủng hộ ACS. Tổ chức này được thành lập năm 1816, tám năm sau khi một bộ luật liên bang có hiệu lực quy định về việc cấm nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ (buôn bán nô lệ trong nước vẫn tiếp tục và chế độ nô lệ đã không được bãi bỏ cho đến khi Tu chính án thứ 13 được phê chuẩn vào năm 1865). Continue reading “Thủ đô châu Phi nào đặt tên theo một Tổng thống Mỹ?”

Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?

middleeastpp1

Nguồn: Timur Kuran, “The Roots of Middle East Mistrust”, Project Syndicate, 08/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà không nhận ra những ngờ vực đang lan tỏa khắp Trung Đông. Nhiều thí nghiệm có kiểm soát đã cho thấy: người Ả Rập có rất ít niềm tin vào người lạ, ở cả trong và ngoài nước, ít hơn rất nhiều so với người châu Âu chẳng hạn. Điều này cản trở sự tiến bộ trên nhiều mặt, từ phát triển kinh tế đến cải cách chính phủ.

Các xã hội có niềm tin thấp thường ít tham gia vào thương mại quốc tế và thu hút đầu tư cũng giảm. Và, quả thật, theo tổ chức World Values Survey cũng như các nghiên cứu có liên quan, sự tin tưởng giữa các cá nhân ở Trung Đông đã xuống thấp tới mức làm hạn chế giao dịch thương mại, chỉ còn lại giao dịch giữa những người đã biết nhau từ trước, hoặc là giao dịch thông qua người quen. Cũng vì thiếu lòng tin, người Ả Rập thường bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh béo bở nhờ vào các hoạt động trao đổi. Continue reading “Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?”

Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia

shevardnadze

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Silver Fox of Dictatorship and Democracy”, Project Syndicate, 09/07/2014

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt những năm cầm quyền với biệt danh “con cáo bạc”, con đường thăng tiến của Eduard Shevardnadze dường như rất thuận lợi, từ vị trí lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết Gruzia, Ủy viên Bộ Chính trị của Điện Kremlin đến chức Bộ trưởng Ngoại giao mang tư tưởng cải cách của Mikhail Gorbachev. Sau khi Liên Xô tan rã, ông trở thành Tổng thống Gruzia thân phương Tây và trớ trêu thay, lại là nhân vật chống Gorbachev. Ông tự coi mình là vị anh hùng đã giải phóng Gruzia khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của Nga. Ông cũng là một trong những chính khách tham nhũng nhiều nhất mà đất nước ông từng chứng kiến. Continue reading “Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia”

Sự quá đà của EU đã đẩy Anh ra ngoài như thế nào?

brexit12

Nguồn: “How EU Overreach Pushed Britain Out”, Project Syndicate, 28/06/2016

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người bạn Anh sâu sắc nói với tôi vài ngày trước cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Liên hiệp Anh rằng anh sẽ bầu cho “Ở lại” vì anh lo lắng về sự bất định kinh tế sẽ xảy ra nếu Anh rời EU. Nhưng anh cũng nói thêm rằng anh sẽ không ủng hộ quyết định gia nhập EU năm 1973 của Anh nếu biết rằng EU sẽ tiến triển như thế này.

Dù các cử tri chọn “Ra đi” vì nhiều lý do, rất nhiều người quan ngại về mức độ lạm quyền của các lãnh đạo EU, tạo ra một tổ chức cồng kềnh và mang tính can thiệp hơn bao giờ hết. Continue reading “Sự quá đà của EU đã đẩy Anh ra ngoài như thế nào?”

20/07/1944: Âm mưu ám sát và đảo chính Hitler thất bại

wolflair

Nguồn: Assassination plot against Hitler fails”, History.com (truy cập ngày 20/7/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Hitler đã thoát chết khi một quả bom được cài trong một chiếc cặp phát nổ nhưng không giết nổi ông ta.

Một số quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm cho rằng Hitler phải bị giết. Ông ta đã lãnh đạo nước Đức bước vào một cuộc chiến tranh tự sát trên hai mặt trận, và tiến hành ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Một cuộc đảo chính sẽ diễn ra sau đó, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn bởi quân Đồng minh. Đó là kế hoạch. Còn đây là thực tế: Continue reading “20/07/1944: Âm mưu ám sát và đảo chính Hitler thất bại”

Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi

chinap

Nguồn: Christopher Hill, “China’s bad neighbor policy is bad business”, Project Syndicate, 30/06/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây tình trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề. Đã từng được ca ngợi như là một mô hình phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu” kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.

Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc kết hợp đúng đắn các đòn bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia này phải thúc đẩy quá trình cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục tiêu dài hạn. Continue reading “Chính sách láng giềng xấu của TQ là chính sách tồi”

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

trumpchina

Tác giả: Donald Trump

“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.

Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi.

Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Continue reading “Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc”

Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc

vnindia

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

An ninh quốc phòng có thể được xem là lĩnh vực hợp tác đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Ấn Độ trong vòng hai năm trở lại đây. Mối bang giao truyền thống giữa hai nước giúp tạo lập nền tảng vững chắc cho các bước tiến quan hệ gần đây, nhưng nhiêu đó vẫn chưa đủ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng cứng rắn, của Trung Quốc mới chính là chất xúc tác khiến hai nước đẩy mạnh các trao đổi về quốc phòng.

Tiềm năng mua bán vũ khí rộng mở

Chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong việc đẩy mạnh mua bán các sản phẩm quốc phòng giữa hai bên. Continue reading “Hợp tác quốc phòng Việt – Ấn tăng tốc”

Phán quyết Biển Đông: Lợi và hại đối với Việt Nam

TS

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc là một cột mốc lịch sử trong tiến trình tranh chấp Biển Đông. Là một trong những bên tranh chấp chính, Việt Nam đã hoan nghênh việc Tòa ra phán quyết, và nói rằng sẽ đưa ra một tuyên bố riêng về nội dung của phán quyết này. Tuyên bố dự kiến sẽ giúp làm sáng tỏ cách hiểu của Việt Nam đối với phán quyết, đồng thời cung cấp các manh mối về việc Việt Nam có thể sẽ xử lý tranh chấp như thế nào trong tương lai.

Tác động của phán quyết đối với Việt Nam

Việt Nam được hưởng lợi đáng kể từ phán quyết, nhưng cũng phải đối mặt với một số tác động tiêu cực đối với các tuyên bố chủ quyền của mình ở Quần đảo Trường Sa. Continue reading “Phán quyết Biển Đông: Lợi và hại đối với Việt Nam”

Đằng sau nỗi sợ Cộng sản của Indonesia là gì?

Indonesiapki

Nguồn: Gatra Priyandita, “Behind Indonesia’s Red Scare”, The Diplomat, 14/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao quân đội Indonesia lại cảnh báo một lần nữa về một cuộc cách mạng cộng sản có thể diễn ra?

50 năm sau ngày Đảng Cộng sản Indonesia (Partai Komunis Indonesia – PKI) bị triệt hạ, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã trỗi dậy một lần nữa để trả thù những người theo chủ nghĩa dân tộc vốn đã cứu đất nước khỏi tan rã – chí ít thì đó là điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Rycadu nghĩ. Trong những tháng vừa qua, những người theo lập trường cứng rắn trong giới lãnh đạo quân đội đã khơi gợi những nỗi lo ngại của công chúng về sự trở lại của chủ nghĩa cộng sản ở Indonesia. Các nhân vật quan trọng trong quân đội đã cảnh báo về những nỗ lực ngầm của những người cộng sản nhằm bắt đầu một cuộc cách mạng và nhắc nhở người dân phải tránh xa chủ nghĩa cộng sản nếu họ không muốn bị bỏ tù. Thêm vào đó, một số tổ chức có liên quan đến quân đội, nổi bật nhất là Diễn đàn Liên lạc của Con em Cựu chiến binh Indonesia (FKPPI), đã tổ chức biểu tình và giăng băng rôn khắp đảo Java để cảnh báo về khả năng trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “Đằng sau nỗi sợ Cộng sản của Indonesia là gì?”

Tác động từ TPP và ứng phó của Trung Quốc

china-us-flag

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Trong những năm gần đây, Mỹ cùng với các nước đã tiến hành rất nhiều vòng đàm phán và đã đạt được thoả thuận cuối cùng cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10 năm 2015.  Rất nhanh chóng, TPP đã trở thành một đề tài nóng và nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới học giả trong và ngoài nước. TPP là một trong những Hiệp định có ảnh hưởng nhiều mặt đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Á. Việc phân tích chính sách và chiến lược của Hiệp định do Mỹ dẫn dắt là điều cần thiết. Cùng với đó, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy một cách mạnh mẽ không chỉ phương diện kinh tế mà còn chính trị và quân sự. Vậy TPP sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Bắc Kinh? Nó có phải là lực đẩy đẩy Trung Quốc đi xa hơn hay nó sẽ là lực hút đối với Trung Quốc? Và những đối sách của Bắc Kinh sẽ là gì? Tất cả những vấn đề này đáng được chúng ta tìm hiểu, phân tích và đưa ra dự đoán. Continue reading “Tác động từ TPP và ứng phó của Trung Quốc”

Thế nào là một siêu đại biểu?

45

Nguồn:What is a superdelegate?“, History.com, 22/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hệ thống hiện tại được sử dụng bởi Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ để chọn ứng cử viên tổng thống đã được hình thành sau cuộc bầu cử năm 1968, khi một Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ hỗn loạn ở Chicago đã đưa Hubert Humphrey vào vị trí ứng cử viên dù ông không thể thắng được bất kỳ một cuộc bầu cử sơ bộ nào. Kể từ đó, hầu hết các đại biểu trong các hội nghị của đảng bị ràng buộc phải bầu theo ý muốn của cử tri và ủng hộ người chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ hoặc trong cuộc họp kín tại bang của họ. Nhưng trong số 4.763 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị Quốc gia Đảng Dân chủ vào mùa hè này tại Philadelphia, có 712 người (khoảng 15%) được gọi là siêu đại biểu (superdelegates), những người có thể ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào mà họ lựa chọn và có thể thay đổi sự ủng hộ của họ bất cứ lúc nào, cho đến khi có ứng cử viên được đề cử. Continue reading “Thế nào là một siêu đại biểu?”

Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp

referendum

Nguồn: Peter Singer, “Direct Democracy and Brexit”, Project Syndicate, 07/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc trưng cầu ý dân nên đóng vai trò gì trong một nền dân chủ? Vấn đề này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết sau kết quả trưng cầu ý dân ở Vương quốc Anh với tỷ lệ 52% quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu so với 48% muốn ở lại – và cũng đột ngột chấm dứt sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Anh David Cameron.

Những người phản đối “Brexit” cho rằng các cuộc trưng cầu ý dân không được hiến pháp Anh công nhận, Quốc hội phải đưa ra quyết định cuối cùng và kết quả này nên được loại bỏ. Họ có đúng không? Continue reading “Brexit và mặt trái của dân chủ trực tiếp”