25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên

Nguồn: Formal commission is established on the League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris, các đại biểu tham dự hội nghị hòa bình đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban về Hội Quốc Liên.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhất quyết đòi làm chủ tịch ủy ban này – đối với ông, việc thành lập Hội Quốc Liên rõ ràng là trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình. Ông được Thủ tướng Anh David Lloyd George ủng hộ. Dù Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau tỏ ra hoài nghi hơn, tin rằng hòa bình với Đức mới là mục tiêu quan trọng, nhưng ông đã đồng ý với những người đồng cấp từ Mỹ và Anh, để Pháp không bị xem là trở ngại cho việc hình thành Hội Quốc Liên. Ban đầu, uỷ ban đầu bao gồm hai đại diện từ mỗi quốc gia trong nhóm Ngũ Cường – Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật Bản, và Mỹ. Sau đó, khi các quốc gia nhỏ hơn như Bỉ phản đối, nhóm này đã được quyền đề cử thêm đại diện, đầu tiên là 5 và cuối cùng là 9. Continue reading “25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên”

11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles

Nguồn: Germans prepare to protest Versailles Treaty terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong tuần lễ thứ hai của tháng 5, phái đoàn Đức đến tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles, được triệu tập tại Paris sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bắt đầu xem xét nội dung của Hiệp ước Versailles, được đại diện của các nước chiến thắng soạn thảo từ nhiều tháng trước đó, và chuẩn bị để phản đối những gì họ coi là sự đối xử bất công, khắc nghiệt. Continue reading “11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles”

12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris

Nguồn: Leaders of the Big Four nations meet for the first time in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Lloyd George đến Paris, ông đã gặp đại diện của các quốc gia Tứ Cường còn lại – Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý, và Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ – tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong số hơn 100 cuộc họp của bốn người đàn ông. Continue reading “12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris”

02/10/1919: Tổng thống Wilson bị đột quỵ

Nguồn: U.S President Woodrow Wilson suffers massive stroke, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã bị một cơn đột quỵ nặng khiến ông liệt nửa người bên trái, đồng thời buộc phải chấm dứt sự nghiệp tổng thống của mình.

Tại thời điểm bị đột quỵ, Wilson đang dồn toàn bộ sức lực trong giai đoạn cuối cùng nhằm giành được sự ủng hộ của công chúng đối với Hiệp ước Versailles và tầm nhìn hợp tác quốc tế của nó – qua Hội Quốc Liên – sau khi chứng kiến hậu quả tàn khốc của Thế chiến I. Continue reading “02/10/1919: Tổng thống Wilson bị đột quỵ”

09/09/1919: Sở cảnh sát Boston đình công

Nguồn: The Boston police department goes on strike, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đình công của Sở cảnh sát Boston đã nổ ra, gây chấn động khắp nước Mỹ, đồng thời cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của các công đoàn đối với đời sống của người dân nước này.

Giữa bối cảnh xã hội đổi thay trong thế kỷ 20, người ta mong đợi cảnh sát sẽ hành xử chuyên nghiệp hơn, và một vài cách hành xử trước đó của họ đã không còn được ủng hộ nữa. Những lời giải thích tương tự như những gì cảnh sát trưởng Dallas sau đó đưa ra để bào chữa cho các chiến thuật khác thường của mình, rằng “[Hành động] bất hợp pháp là cần thiết để bảo vệ luật pháp”, không còn được công chúng chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử, lực lượng cảnh sát được xếp vào khuôn khổ dịch vụ dân sự và thậm chí còn phải trải qua quá trình đào tạo. Chẳng bao lâu sau, Liên đoàn Lao động Hoa Kỳ (American Federation of Labor, AFL) bắt đầu thành lập các công đoàn cảnh sát địa phương. Continue reading “09/09/1919: Sở cảnh sát Boston đình công”

28/11/1919: Nancy Astor trở thành nữ hạ nghị sĩ đầu tiên của Anh

Nguồn: Lady Astor becomes MP, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Nancy Astor – sinh tại Mỹ, trở thành người phụ nữ đầu tiên chính thức là thành viên Hạ viện Anh. Bà được bầu vào Nghị viện với đa số đáng kể. Phu nhân Astor đã ngồi vào chiếc ghế đảng Bảo thủ của chồng mình, Tử tước Waldorf Astor, người khi ấy vừa nhận được một ghế thừa kế tại Thượng viện.

Sinh năm 1879 tại Danville, Virginia, phu nhân Astor là con gái của một cựu sĩ quan Hợp bang miền Nam, người đã vươn lên trở thành một nhà đấu giá thuốc lá giàu có. Ban đầu, bà kết hôn với Robert Gould Shaw II, người gốc Boston, vào năm 1897, và họ có với nhau một con trai trước khi ly hôn vào năm 1903. Ngay sau đó, Nancy đến thăm Anh, nơi bà gặp và yêu Waldorf Astor, chắt của nhà kinh doanh lông thú người Mỹ, John Jacob Astor. Năm 1906, họ kết hôn. Continue reading “28/11/1919: Nancy Astor trở thành nữ hạ nghị sĩ đầu tiên của Anh”

03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson embarks on tour to promote League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Tổng thống Woodrow Wilson bắt đầu chuyến công du khắp nước Mỹ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ việc Mỹ trở thành thành viên Hội Quốc Liên, một tổ chức quốc tế mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết các xung đột quốc tế và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu khác như cuộc chiến mà họ vừa trải qua – Thế chiến I. Chuyến đi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Wilson.

Thế chiến I, nổ ra vào năm 1914, là minh chứng rõ ràng cho Wilson thấy mối quan hệ khó tránh khỏi giữa ổn định quốc tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Tháng 01/1919, tại Hội nghị Hòa bình Paris – sự kiện chính thức kết thúc Thế chiến I, Wilson kêu gọi các nhà lãnh đạo từ Pháp, Anh và Ý cùng nhiều quốc gia khác soạn thảo Công ước Hội Quốc Liên. Wilson hy vọng một tổ chức như vậy sẽ giúp các nước hòa giải xung đột trước khi chiến tranh bùng phát. Continue reading “03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên”

28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế

Nguồn: Keynes predicts economic chaos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Cung điện Versailles bên ngoài Paris, Đức ký Hiệp ước Versailles với phe Hiệp ước, chính thức kết thúc Thế chiến I. Nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, một thành viên tham dự hội nghị hòa bình nhưng sau đó đã rời đi để phản đối hiệp ước, là một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất đối với thỏa thuận mang tính trừng phạt này.

Trong cuốn The Economic Consequences of the Peace (Hậu quả kinh tế của hoà ước) xuất bản vào tháng 12/1919, Keynes dự đoán rằng khoản bồi thường chiến phí khổng lồ cùng các điều khoản khắc nghiệt khác áp đặt lên Đức sẽ dẫn đến sự sụp đổ tài chính của nước này, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên kinh tế và chính trị ở châu Âu và trên toàn thế giới. Continue reading “28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế”

20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles

Nguồn: German cabinet resigns over Versailles deadlock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong những ngày cuối cùng của Hội nghị Hòa bình Versailles tổ chức tại Paris, Pháp, nội các Đức đã rơi vào bế tắc trước việc có nên chấp nhận các điều khoản được đề xuất cho phái đoàn của họ – chủ yếu đến từ Hội đồng Tứ cường: Pháp, Anh, Mỹ và Ý – và theo đó có nên phê chuẩn Hiệp ước Versailles hay không.

Ngày 07/05/1919, phái đoàn Đức được nghe trình bày về các điều khoản của hiệp ước, sau đó, họ có hai tuần để tìm hiểu tài liệu kỹ hơn, và gửi lại phản hồi chính thức bằng văn bản. Người Đức, vốn đã đặt trọn niềm tin vào quan điểm của Tổng thống Woodrow Wilson về cái gọi là “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đã viện dẫn “Mười bốn điểm” nổi tiếng của ông làm cơ sở cho họ tìm kiếm hòa bình vào tháng 11/1918, nay vô cùng tức giận và vỡ mộng trước nội dung thực sự của bản hiệp ước. Continue reading “20/06/1919: Nội các Đức từ chức vì bế tắc ở Hoà đàm Versailles”

10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát

Nguồn: Revolutionary leader Emiliano Zapata assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, Emiliano Zapata – lãnh đạo của nông dân và người bản địa trong cuộc Cách mạng Mexico – đã bị phục kích và bắn chết tại Morelos bởi lực lượng chính phủ.

Emiliano Zapata là một nông dân sinh năm 1879. Năm 1908, ông bị buộc gia nhập quân đội Mexico sau những nỗ lực giành lại phần đất của làng bị một chủ trang trại chiếm. Sau khi cách mạng nổ ra vào năm 1910, ông đã tập hợp một đội quân nông dân ở bang Morelos, miền nam Mexico dưới khẩu hiệu “Đất đai và Tự do”. Continue reading “10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát”

16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn

Nguồn: Prohibition is ratified by the states, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, bản Tu chính án thứ 18 của Hiến pháp Hoa Kỳ, nghiêm cấm “sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống có cồn cho mục đích giải khát,” đã được phê chuẩn bởi đủ số bang theo luật định.

Phong trào cấm đồ uống có cồn bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Đến cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, tiến hành vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi hạn chế uống rượu trên phạm vi toàn quốc. Tháng 12/1917, Tu chính án thứ 18, còn gọi là Tu chính án Cấm rượu, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn. Continue reading “16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn”

15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”