10/06/1775: John Adams đề xuất thành lập Quân đội Lục địa

Nguồn: John Adams proposes a Continental ArmyHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1775, John Adams đề xuất với Quốc hội, đang họp tại Philadelphia, rằng những người lính đang bao vây Boston nên được coi là một Quân đội Lục địa do một vị tướng lãnh đạo.

Những người lính tự vũ trang và nhanh chóng bao vây các lực lượng Anh  ở Boston sau Trận Lexington và Concord chủ yếu đến từ New England. Tuy nhiên, John Adams, đại diện cho Massachusetts, nhận ra rằng nỗ lực quân sự sẽ chỉ thành công nếu người Anh nghĩ rằng các thuộc địa đã được thống nhất. Continue reading “10/06/1775: John Adams đề xuất thành lập Quân đội Lục địa”

07/06/1942: Trận Midway kết thúc

Nguồn: Battle of Midway endsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway – một trong những chiến thắng mang tính quyết định nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhật Bản – đã kết thúc. Trong bốn ngày giao tranh trên không và trên biển, Hạm đội Thái Bình Dương bị áp đảo về quân số của Hoa Kỳ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản trong khi chỉ mất một tàu Yorktown, từ đó đảo ngược thế trận trước lực lượng hải quân Nhật Bản vốn trước đó được coi là “bất khả chiến bại”. Continue reading “07/06/1942: Trận Midway kết thúc”

05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu

Nguồn: Six-Day War begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan. Continue reading “05/06/1967: Chiến tranh Sáu ngày bắt đầu”

03/06/1800: TT John Adams chuyển vào một quán rượu ở Washington

Nguồn: President John Adams moves into a tavern in Washington D.C., History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1800, John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, trở thành tổng thống đầu tiên cư trú tại Washington, D.C., khi ông ngụ tại Union Tavern ở Georgetown.

Thành phố Washington được thành lập để thay thế Philadelphia trở thành thủ đô Hoa Kỳ nhờ vào vị trí địa lý của nó nằm ở trung tâm của nước cộng hòa mới. Các tiểu bang Maryland và Virginia đã nhượng lại diện tích đất xung quanh sông Potomac để hợp thành Quận Columbia, và công tác xây dựng Washington bắt đầu vào năm 1791. Continue reading “03/06/1800: TT John Adams chuyển vào một quán rượu ở Washington”

Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?

Nguồn: Why are Indians falling out of love with gold?, The Economist, 20/05/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Lễ hội Akshaya Tritiya của người Hindu, được tổ chức vào ngày 07 tháng 05 năm nay, được coi là thời điểm tốt lành để mua vàng. Những hàng người bên ngoài các cửa hàng trang sức Ấn Độ trở nên dài đến nỗi các lều tạm đã được dựng lên để đáp ứng cơn sốt này. Nhân viên thu ngân đếm bằng tay hàng núi tiền trong điều kiện ồn ào như trong một nhà hàng thức ăn nhanh bận rộn. Các nhân viên bán hàng phục vụ một mức cầu cao đáng kể. Nhìn chung, người Ấn Độ mua nhiều vàng hơn bất kỳ dân tộc nào khác ngoại trừ người Trung Quốc (quốc gia này đã chiếm vị trí hàng đầu kể từ năm 2014). Các hộ gia đình Ấn Độ được cho là có một kho vàng trị giá 800 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường Ấn Độ đã không còn lớn như trước đây. Sức mua đối với kim loại quý này đã giảm khoảng một phần năm kể từ mức đỉnh vào năm 2010. Tại sao vàng lại mất đi sự huy hoàng của nó? Continue reading “Tại sao người Ấn Độ không còn ưa chuộng vàng?”

31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Three U.S. presidents close chapters on the Cold War, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này trong lịch sử, ba vị tổng thống Hoa Kỳ trong ba năm khác nhau đã thực hiện những bước quan trọng để kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Bắt đầu từ ngày 28 tháng 05 năm 1988, Tổng thống Ronald Reagan đã gặp Tổng Bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh bốn ngày tại Nga. Sau cuộc bầu cử năm 1980, Reagan đã từ bỏ những nỗ lực của Nixon, Ford và Carter nhằm xua tan căng thẳng chính trị giữa hai siêu cường và thay vào đó đã tăng cường chạy đua vũ trang và luận điệu chống Liên Xô. Liên Xô không thể theo kịp với khoản chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Hoa Kỳ và điều này, cùng với chính sách của Gorbachev về việc trao quyền tự do ngày càng tăng cho công dân Liên Xô (chính sách glasnost), đã giúp làm xói mòn chủ nghĩa cộng sản cứng rắn ở Nga. Continue reading “31/05/1988: Ba tổng thống Hoa Kỳ kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris

Nguồn: Controversial ballet Le Sacre du printemps performed in Paris, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1913, đoàn ba lê Ballet Russes của Nga đã biểu diễn vở ba lê Le Sacre du printemps (Nghi lễ mùa xuân) của Igor Stravinsky, được biên đạo bởi vũ công nổi tiếng Vaslav Nijinsky, tại Nhà hát Champs-Elysees ở Paris.

Khi thành lập vũ đoàn Ballet Russes vào năm 1909, vị nghệ sĩ nổi tiếng Serge Diaghilev đã tìm kiếm phiên bản Gesamtkunstwerk (nghệ thuật tổng thể) của riêng mình, một khái niệm được giới thiệu bởi nhà soạn nhạc người Đức nhiều ảnh hưởng Richard Wagner trong cuốn sách Oper und Drama (Opera và Kịch, 1850-51). Continue reading “29/05/1913: Vở Le Sacre du printemps được biểu diễn tại Paris”

27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams

Nguồn: Thomas Jefferson writes to John Adams, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1813, cựu Tổng thống Thomas Jefferson viết thư cho cựu Tổng thống John Adams để báo cho ông biết rằng người bạn chung của họ, Tiến sĩ Benjamin Rush, đã qua đời.

Việc Rush qua đời khiến cho Jefferson phải suy ngẫm về sự ra đi của thế hệ đã tiến hành Cách mạng Mỹ. Ông viết: “Chúng ta rồi cũng sẽ phải ra đi; và điều đó sẽ sớm xảy ra. Tôi tin rằng hiện chỉ còn một vài người trong số chúng ta; ý tôi là những người đã ký bản Tuyên ngôn.” Continue reading “27/05/1813: Thomas Jefferson viết thư cho John Adams”

24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn

Nguồn: Brooklyn Bridge opens, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1883, sau 14 năm và với 27 người thiệt mạng trong quá trình xây dựng, Cầu Brooklyn bắc qua sông Đông được khánh thành, lần đầu tiên trong lịch sử kết nối các thành phố lớn New York và Brooklyn. Hàng ngàn cư dân của Brooklyn và Đảo Manhattan đã tới để chứng kiến ​​buổi lễ khánh thành do Tổng thống Chester A. Arthur và Thống đốc New York Grover Cleveland chủ trì. Được thiết kế bởi John A. Roebling, cầu Brooklyn là cây cầu treo lớn nhất từng được xây dựng cho đến thời điểm đó. Continue reading “24/05/1883: Khánh thành cầu Brooklyn”

22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền

Nguồn: Jimmy Carter reaffirms his commitment to human rights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1977, trong một bài phát biểu tại Đại học Notre Dame, Tổng thống Jimmy Carter đã tái khẳng định cam kết của mình đối với nhân quyền như là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và phê phán “sự sợ hãi quá mức đối với chủ nghĩa cộng sản, điều đã từng khiến chúng ta ủng hộ bất kỳ nhà độc tài nào chia sẻ cùng chúng ta nỗi sợ hãi đó.” Bài phát biểu của Carter đã đánh dấu một hướng đi mới cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ, điều đã mang đến cả sự khen ngợi cũng như tranh cãi. Continue reading “22/05/1977: Jimmy Carter tái khẳng định cam kết về nhân quyền”

Điều gì đã xảy ra với chế độ quân chủ Romania?

Nguồn: What happened to Romania’s monarchy?, The Economist, 12/10/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Chế độ quân chủ Romania đã không còn tồn tại từ năm 1947. Nhưng gia đình hoàng tộc vẫn được hưởng phần lớn các đặc quyền danh nghĩa vốn có. Họ chủ trì các sự kiện trong Lâu đài Peles đẹp như truyện cổ tích, từng là nhà của họ, giờ là một bảo tàng. Hồi năm 2016, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập triều đại đã được tổ chức với sự phô trương đáng kể: những người lính bồng súng, một ban nhạc lớn và máy bay để lại những vệt khói mang màu quốc kỳ. Nhiều người Romania vẫn quan tâm đến các vấn đề hoàng gia. Tháng 12/2017, hàng chục ngàn người đã xếp hàng trên đường phố Bucharest để theo dõi lễ quốc tang long trọng được tổ chức cho vị vua cuối cùng, Michael. Thành viên của một số gia đình hoàng tộc nước ngoài cũng tham dự. Continue reading “Điều gì đã xảy ra với chế độ quân chủ Romania?”

21/05/1542: Nhà thám hiểm De Soto qua đời

Nguồn: De Soto dies in the American wilderness, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1542, trên bờ sông Mississippi ở khu vực Louisiana ngày nay, nhà chinh phục người Tây Ban Nha Hernando de Soto đã qua đời, kết thúc cuộc hành trình kéo dài ba năm để tìm kiếm vàng vốn đã đưa ông đi qua một nửa chặng đường xuyên Hoa Kỳ ngày nay. Để giấu không cho người da đỏ biết về cái chết của ông và từ đó bác bỏ những tuyên bố về sự thần thánh (bất tử) của de Soto, những người lính đã chôn xác của ông dưới dòng sông Mississippi.

Vào cuối tháng 5 năm 1539, de Soto đặt chân lên bờ biển phía tây Florida với 600 binh sĩ, người hầu và nhân viên, 200 con ngựa, và một đàn chó săn. Từ đó, đội quân bắt đầu việc chinh phục người bản địa, thu giữ bất kỳ vật có giá trị nào mà họ gặp phải, và chuẩn bị để vùng đất này sau này trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Continue reading “21/05/1542: Nhà thám hiểm De Soto qua đời”

20/05/1506: Christopher Columbus qua đời

Nguồn: Christopher Columbus dies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1506, nhà thám hiểm vĩ đại người Ý Christopher Columbus qua đời tại Valladolid, Tây Ban Nha. Columbus là người châu Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ kể từ khi người Viking thiết lập các thuộc địa ở Greenland và Newfoundland vào thế kỷ thứ 10. Ông đã khám phá vùng West Indies, Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng qua đời trong cảm giác thất vọng vì cảm thấy bị đối xử bất công bởi người bảo trợ của mình, Vua Ferdinand của Tây Ban Nha.

Columbus sinh ra ở Genoa, Ý, vào năm 1451. Người ta biết rất ít về cuộc sống thuở thiếu thời của ông, nhưng ông đã làm thủy thủ và sau đó là một thương nhân thuyền buồm. Ông trở nên bị ám ảnh về khả năng mở ra một tuyến đường biển phía tây đến Cathay (Trung Quốc), Ấn Độ, và các đảo vàng và gia vị huyền thoại của châu Á. Continue reading “20/05/1506: Christopher Columbus qua đời”

17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện

Nguồn: Washington criticizes “taxation without representation”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1769, George Washington đưa ra một bài phát biểu lập pháp chỉ trích các nỗ lực về mặt tài khóa và tư pháp của Vương quốc Anh nhằm duy trì sự kiểm soát của mình đối với các thuộc địa Mỹ. Với mục tiêu phản đối chính sách “đánh thuế mà không có đại diện” của Anh (tức người dân thuộc địa phải nộp thuế nhưng không có đại diện tại Nghị viện Anh), Washington đã đề xuất một gói các nghị quyết không nhập khẩu ra trước Viện Lập pháp Virginia (Virginia House of Burgesses). Continue reading “17/05/1769: Washington chỉ trích chính sách đánh thuế mà không có đại diện”

15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh

Nguồn: First Allied jet flies, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1941, máy bay phản lực Gloster-Whittle E 28/39 đã bay thành công trên không phận Cranwell, Anh, trong cuộc thử nghiệm máy bay phản lực đầu tiên của lực lượng Đồng minh. Động cơ tua bin phản lực của máy bay có thể tạo ra một lực đẩy mạnh với không khí nóng. Động cơ này đã được phát minh bởi Frank Whittle, một kỹ sư hàng không và phi công người Anh, người thường được coi là cha đẻ của động cơ phản lực.

Sinh ra ở Coventry năm 1907, Whittle là con trai của một thợ cơ khí. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Lực lượng Không quân Hoàng gia (RAF) trong vai trò thợ học việc máy bay tại Cranwell, và năm 1926 đã vượt qua bài kiểm tra sức khỏe để trở thành phi công và gia nhập trường sĩ quan RAF. Ông đã nổi tiếng là một phi công gan dạ và vào năm 1928 đã viết một luận án chuyên sâu mang tên Những Phát triển Tương lai trong Thiết kế Máy bay, trong đó thảo luận về khả năng chế tạo một loại động cơ phản lực. Continue reading “15/05/1941: Máy bay phản lực đầu tiên của phe Đồng minh”

13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela

Nguồn: Vice President Nixon is attacked, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1958, trong một chuyến thăm hữu nghị tới châu Mỹ Latinh, chiếc xe của Phó tổng thống Richard Nixon đã bị một đám đông giận dữ tấn công và suýt bị lật khi đi qua Caracas, Venezuela. Vụ việc là điểm nhấn ấn tượng của một chuyến đi bị bao trùm bởi sự tức giận của người dân Mỹ Latinh đối với một số chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ.

Đến năm 1958, quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ Latinh đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Người dân Mỹ Latinh phàn nàn rằng việc Hoa Kỳ tập trung vào Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng không giải quyết được nhu cầu kinh tế và chính trị cấp bách của nhiều quốc gia Mỹ Latinh. Continue reading “13/05/1958: Phó tổng thống Nixon bị tấn công ở Venezuela”

Điều gì sẽ xảy ra với báo cáo của Mueller?

Nguồn: What happens with the Mueller report, The Economist, 04/03/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 17/05/2017, Rod Rosenstein, Phó Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, đã ký một lệnh bổ nhiệm Robert Mueller, cựu công tố viên liên bang và giám đốc FBI, làm điều tra viên đặc biệt, chịu trách nhiệm về việc điều tra “bất kỳ mối liên hệ và/hoặc sự hợp tác nào giữa chính phủ Nga và các cá nhân liên quan tới chiến dịch tranh cử của Donald Trump”, cũng như “bất kỳ vấn đề nào phát sinh hoặc có thể phát sinh trực tiếp từ cuộc điều tra.” Cuộc điều tra của ông cho đến nay đã đưa ra 37 cáo trạng và cáo buộc phạm tội. Trong số những người đưa ra lời buộc tội có năm người từng làm việc cho Trump, bao gồm chủ tịch chiến dịch cũ của ông (Paul Manafort), cố vấn an ninh quốc gia (Michael Flynn) và cựu luật sư (Michael Cohen). Một bản báo cáo cuối cùng từ ông Mueller dự kiến ​​sẽ sớm được công bố. Điều gì xảy ra sau đó? Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra với báo cáo của Mueller?”

10/05/1869: Mỹ hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa

Nguồn: Transcontinental railroad completed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1869, chủ tịch của các công ty đường sắt Union Pacific và Central Pacific đã gặp nhau tại Promontory, Utah và đóng chiếc đinh cuối cùng mang tính nghi thức vào một đường ray để kết nối các tuyến đường sắt của họ. Điều này khiến cho du lịch đường sắt xuyên lục địa lần đầu tiên trở nên khả thi trong lịch sử Hoa Kỳ. Những du khách ở mạn tây sẽ không còn phải thực hiện một hành trình dài và nguy hiểm bằng xe ngựa, và bờ Tây chắc chắn sẽ mất đi một phần sự quyến rũ hoang dã của nó khi được kết nối với bờ Đông văn minh. Continue reading “10/05/1869: Mỹ hoàn thành tuyến đường sắt xuyên lục địa”

08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời

Nguồn: Harry S. Truman is born, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1884, Harry S. Truman được sinh ra ở Lamar, Missouri. Là con trai của một nông dân, Truman không đủ khả năng tài chính để đi học đại học. Ông gia nhập quân đội khi ở độ tuổi 33 vào năm 1916 để chiến đấu trong Thế chiến I. Sau chiến tranh, ông đã mở một cửa hàng đồ xén ở thành phố Kansas. Khi công việc kinh doanh bị phá sản vào năm 1922, ông đã tham gia chính trường tại Missouri. Truman tiếp tục thăng tiến để phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 1934 cho đến khi ông được chọn làm Phó Tổng  thống thứ tư của Franklin D. Roosevelt (FDR) vào năm 1945. Chính trong các nhiệm kỳ Thượng viện sĩ của mình, ông đã gây dựng danh tiếng về sự trung thực và liêm chính. Continue reading “08/05/1884: Tổng thống Harry Truman chào đời”

06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập

Nguồn: First four-minute mile, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, tại Oxford, Anh, chàng sinh viên y khoa Roger Bannister, 25 tuổi, đã phá vỡ rào cản nổi tiếng nhất của môn điền kinh: chạy một dặm (1.609 m) trong bốn phút. Bannister, người đang chạy cho Hiệp hội Thể thao Nghiệp dư trong cuộc đua đối đầu với trường cũ của mình, Đại học Oxford, đã giành chiến thắng trong cuộc đua một dặm với thời gian 3 phút và 59,4 giây.

Trong nhiều năm, rất nhiều vận động viên đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chạy một dặm trong vòng chưa đầy bốn phút, điều vẫn được coi là bất khả thi về mặt thể lực. Kỷ lục thế giới cho cự li một dặm là 4 phút và 1,3 giây, được thiết lập bởi Gunder Hagg của Thụy Điển vào năm 1945. Bất chấp điều đó, hoặc bị thôi thúc vì bí ẩn tâm lý xung quanh rào cản bốn phút, nên một số vận động viên vào đầu những năm 1950 đã tìm cách để trở thành người đầu tiên đạt được mức ba phút. Continue reading “06/05/1954: Kỷ lục điền kinh ‘bốn phút một dặm’ được thiết lập”