31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề

Nguồn: Martin Luther posts 95 theses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách.

Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Lúc bấy giờ, một linh mục dòng Thánh Dominique tên là Johann Tetzel, được ủy nhiệm bởi Tổng Giám mục Mainz và Giáo hoàng Leo X, đang tiến hành một chiến dịch gây quỹ lớn ở Đức để tài trợ cho việc tu bổ Nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Mặc dù hoàng tử Frederick III the Wise (Frederick Khôn ngoan) đã cấm mua bán “giấy xá tội” ở Wittenberg, nhiều thành viên nhà thờ vẫn lặn lội đi mua chúng. Khi họ trở về, họ đưa những giấy xá tội mình đã mua cho Luther, tuyên bố họ không còn phải hối cải vì tội lỗi của mình nữa. Continue reading “31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề”

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn: Stephen Boykewich, “Angels and Demons in the Cold War and Today”, The New York Times, 13/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880. Continue reading “Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?”

30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại

Nguồn: Quebec separatists narrowly defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, với tỷ lệ sít sao 50,6% so với 49,4%, người dân tỉnh Quebec đã bỏ phiếu chọn tiếp tục ở lại trong liên bang Canada. Cuộc trưng cầu dân ý đã yêu cầu các công dân Quebec, đa số là người gốc Pháp, bỏ phiếu quyết định xem họ có nên bắt đầu tiến trình để trở nên độc lập với Canada hay không. Continue reading “30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại”

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Đối với các nước nhỏ phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như Việt Nam, việc tìm kiếm đồng minh quân sự thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu thành công, việc thiết lập liên minh quân sự có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách đáng kể gần như ngay tức khắc. Vì lẽ đó, với những bước tiến lớn mà quan hệ Việt-Mỹ đã đạt được trong những năm gần đây, một số học giả và chuyên gia đã kêu gọi xây dựng một liên minh Việt-Mỹ để thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Continue reading “Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ”

29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái

Nguồn: The British protest against the persecution of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các tu sĩ và các nhân vật chính trị của Anh đã tổ chức một cuộc mít-ting công khai để thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với cuộc bức hại người Do Thái của Đức Quốc xã.

Trong một thông điệp gửi tới cuộc họp, Thủ tướng Winston Churchill đã tóm tắt những tình cảm của tất cả mọi người hiện nay: “Những tội ác có hệ thống mà người Do Thái – nam giới, phụ nữ và trẻ em – đã phải chịu đựng dưới chế độ Đức Quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất của lịch sử, và để lại một vết nhơ không thể tẩy xóa được lên tất cả những kẻ gây ra và kích động chúng. Hãy giải phóng những người đàn ông và phụ nữ này.” Churchill tiếp tục, “phải tố cáo những tội ác này, và khi cuộc đấu tranh của thế giới này kết thúc với chiến thắng của nhân quyền, bức hại chủng tộc sẽ kết thúc.” Continue reading “29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái”

“Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh

Ngày 21/9/2017, trang mạng FreeBeacon (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017.[1] Mặc dù những nội dung trên không được phía Mỹ xác nhận, cách lập luận mới này được đánh giá là một bước chuyển chiến thuật mới thông qua công cụ pháp lý nhằm phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Continue reading ““Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?”

28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp

Nguồn: Italy invades Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này vào năm 1940, quân đội của Mussolini, vốn đang chiếm Albania, đã tiếp tục xâm chiếm Hy Lạp trong một chiến dịch quân sự vô cùng thảm khốc cho lực lượng của Duce (nghĩa là “Lãnh đạo”, Biệt danh của Mussolini).

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp này; thậm chí cả đồng minh của ông, Adolf Hitler, cũng bị bất ngờ, đặc biệt là vì Duce đã khiến Hitler tin rằng ông ta không có ý định như vậy. Hitler tố cáo hành động xâm lược của Duce là một sai lầm chiến lược lớn. Theo Hitler, Mussolini nên tập trung vào Bắc Phi, tiếp tục tiến vào Ai Cập. Continue reading “28/10/1940: Ý xâm lược Hy Lạp”

27/10/1940: De Gaulle thành lập Hội đồng Quốc phòng Đế chế

Nguồn: De Gaulle sets up the Empire Defense Council, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, tướng Charles de Gaulle, đã thay mặt Lực lượng Nước Pháp Tự do (Free French Forces) phát ngôn từ trụ sở tạm thời ở châu Phi xích đạo, kêu gọi mọi đàn ông và phụ nữ người Pháp ở khắp nơi trên thế giới tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ Pháp và “tấn công kẻ thù bất cứ khi nào có thể, huy động mọi nguồn lực quân sự, kinh tế, và đạo đức của chúng ta … để giúp công lý được trị vì.”

De Gaulle có một lịch sử lâu dài chiến đấu với người Đức. Ông đã sống sót sau nhiều lần bị thương ở Verdun trong Thế chiến I. Ông cũng từng trốn khỏi trại tù binh Đức năm lần, nhưng đều bị bắt lại. (Với chiều cao hơn 1m93, thật khó để de Gaulle có thể ngụy trang.) Continue reading “27/10/1940: De Gaulle thành lập Hội đồng Quốc phòng Đế chế”

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Nguồn: Kishore Mahbubani & Klaus Schwab, “What Makes a Great Leader?”, Project Syndicate, 09/08/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây không lâu, trong một bữa tối ở Singapore, chúng tôi đã cố xác định những phẩm chất nào sẽ giúp tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đối với Klaus, có năm yếu tố cốt lõi là trái tim, trí tuệ, sức khỏe, can đảm và tâm hồn. Còn với Kishore, lòng thương cảm, tính cẩn trọng và sự dũng cảm là cốt yếu, tương tự là khả năng xác định tài năng và hiểu được các vấn đề phức tạp. Phạm vi của sự trùng lặp giữa hai ý kiến nói lên được nhiều điều.

Việc hai danh sách trên đều bắt đầu với “trái tim” hoàn toàn không phải là tình cờ. Như lời Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo không thể trở nên vĩ đại mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người dân đó đang phải đối mặt. Continue reading “Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại”

26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức

Nguồn: Brazil declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Brazil tuyên bố quyết định tham gia Thế chiến I, đứng về phía các cường quốc phe Hiệp ước.

Là một trong những nước quan trọng trong thị trường thương mại Đại Tây Dương, Brazil – một quốc gia rộng lớn chiếm gần một nửa lục địa Nam Mỹ – đã ngày càng bị đe doạ bởi chính sách chiến tranh tàu ngầm của Đức trong suốt hai năm đầu của Thế chiến I. Tháng 02/1917, khi Đức khôi phục chính sách này sau thời gian tạm đình chỉ vì áp lực của các quốc gia trung lập như Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã đáp trả bằng cách ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức; Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến cùng với các cường quốc Hiệp Ước vào ngày 06/04/1917. Continue reading “26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức”

Tại sao Papua New Guinea cực kỳ đa dạng về ngôn ngữ?

Nguồn:Papua New Guinea’s incredible linguistic diversity”, The Economist, 20/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Làm thế nào một quốc gia chỉ có 7,6 triệu người trở thành quê hương của gần 850 ngôn ngữ?

Ấn Độ, với 1,3 tỷ người, lãnh thổ rộng lớn và 22 ngôn ngữ chính thức (cùng với hàng trăm ngôn ngữ không chính thức), được biết đến như là một trong những quốc gia đa dạng ngôn ngữ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự đa dạng đó không là gì so với một quốc gia chỉ có 7,6 triệu dân ở Thái Bình Dương: Papua New Guinea. Có gần 850 ngôn ngữ được sử dụng trên đất nước này, làm cho nước này trở thành quốc gia đa dạng ngôn ngữ nhất trên trái đất. Tại sao Papua New Guinea có nhiều ngôn ngữ đến vậy, và người dân địa phương đương đầu với điều này như thế nào? Continue reading “Tại sao Papua New Guinea cực kỳ đa dạng về ngôn ngữ?”

25/10/1971: Trung Quốc giành ghế Hội đồng Bảo an LHQ

Nguồn: The U.N. seats the People’s Republic of China and expels Taiwan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, trong một sự đảo chiều bất ngờ trước cam kết lâu dài của mình đối với chính phủ Đài Loan và chính sách không công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), các đại diện ngoại giao của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu Trung Quốc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Mặc cho sự phản đối từ phía Mỹ, Đài Loan vẫn bị trục xuất. Continue reading “25/10/1971: Trung Quốc giành ghế Hội đồng Bảo an LHQ”

Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Case for Kurdistan”, Project Syndicate, 07/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Kurd, những người sống trên một vùng đất rộng lớn nhiều núi non bao gồm một phần lãnh thổ của các quốc gia Armenia, Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, là tộc người lớn nhất trên thế giới mà không có quốc gia riêng của mình. Đã đến lúc thay đổi điều đó.

Từ đầu thế kỷ 20 người Kurd đã tìm mọi cách để lập quốc, và họ đã bị đàn áp dữ dội. Nhưng có những lý lẽ ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ dành cho Hoa Kỳ trong việc hướng tới xây dựng nên một đất nước cho người Kurd. Đó là sự đóng góp không thể thiếu của lực lượng dân quân người Kurd trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Continue reading “Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?”

24/10/1970: Allende được bầu làm Tổng thống Chile

Nguồn: Leftist Salvador Allende elected president of Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Salvador Allende, một nhà Marxist công khai, đã trở thành Tổng thống của Chile sau khi được xác nhận bởi Quốc Hội. Trong ba năm sau đó, Mỹ đã gây áp lực rất lớn tạo ra bất ổn và lật đổ chính phủ của Allende.

Cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 1970 là nỗ lực lần thứ ba của Allende nhằm giành vị trí này. Năm 1958, và một lần nữa vào năm 1964, Allende ra tranh cử với cương lĩnh dựa trên chủ nghĩa xã hội/chủ nghĩa cộng sản. Trong cả hai cuộc bầu cử này, chính phủ Mỹ (cũng như các doanh nghiệp Mỹ có vốn đầu tư đáng kể ở Chile như International Telephone and Telegraph – ITT) đã cố gắng để đánh bại Allende bằng cách gửi hàng triệu USD viện trợ cho các đối thủ chính trị của ông. Continue reading “24/10/1970: Allende được bầu làm Tổng thống Chile”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Phần 1

Hỏi: Về văn hóa thì sao, phải chăng TQ đã tiến sang giai đoạn khoa học?

CHQ: Đặc điểm của thần học là dựa vào “Mệnh trời” [thiên mệnh]. Huyền học thì coi trọng “suy lý”. Khoa học coi trọng “Chứng cớ thực tế” [thực chứng]. Xin nêu một ví dụ: giai đoạn thần học nói mặt trời không chuyển động; về sau thấy mặt trời mọc phía Đông, lặn phía Tây bèn kết luận mặt trời quay xung quanh trái đất – đó là huyền học, không có chứng cớ thực, nhưng vào thời ấy là một tiến bộ lớn. Trong giai đoạn khoa học, người ta đưa ra thuyết trái đất xoay xung quanh mặt trời. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P2)”

23/10/1941: Liên Xô thay chỉ huy để chặn người Đức

Nguồn: Soviets switch commanders in drive to halt Germans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, tổng tham mưu trưởng của Liên Xô, Georgi K. Zhukov, đã trở thành chỉ huy các chiến dịch của Hồng quân, nhằm ngăn chặn sự tiến quân của Đức vào trung tâm Liên Xô.

Sự nghiệp quân sự của Zhukov bắt đầu kể từ Thế chiến I, khi ông phục vụ trong Quân đội Hoàng gia Nga. Sau đó ông gia nhập Hồng quân vào năm 1918, dành thời gian nghiên cứu khoa học quân sự ở cả Liên Xô và Đức. Khi Thế Chiến II bùng nổ, Zhukov là chỉ huy của lực lượng Liên Xô đóng quân tại biên giới Mãn Châu và dẫn đầu cuộc phản công đánh bại cuộc xâm lược của Nhật Bản vào năm 1939. Continue reading “23/10/1941: Liên Xô thay chỉ huy để chặn người Đức”

Rủi ro chính trị là gì?

Nguồn:What is political risk?”, The Economist, 08/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường đang lo lắng về chính trị nhiều hơn trước đây

Đã có nhiều bàn luận về rủi ro chính trị hơn trước đây sau quyết định bất ngờ của nước Anh về việc rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) và việc Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tập trung phân tích triển vọng các cuộc bầu cử ở Anh (diễn ra vào ngày 08/06/2017), Đức và Ý để tìm ra ai sẽ là người nắm quyền tại mỗi quốc gia. Nhưng bản thân thuật ngữ “rủi ro chính trị” có nghĩa là gì? Continue reading “Rủi ro chính trị là gì?”

Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

Hỏi: Cụ cho rằng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên ba mặt kinh tế, chính trị, văn hóa?

Châu Hữu Quang (CHQ): Về kinh tế, giai đoạn công nghiệp hóa Trung Quốc (TQ) lạc hậu so với phương Tây. Ngày nay công nghiệp hóa TQ có tiến bộ là nhờ công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Mặt kinh tế của cải cách mở cửa là tiếp thu biện pháp “Ngoại bao” [Outsourcing: xí nghiệp gia công sản phẩm; nước ngoài bao cung cấp vốn và bao tiêu thụ sản phẩm], nói trắng ra là dùng sức lao động rẻ tiền của chúng ta để phục vụ cho nước ngoài. Chuyện này chẳng có gì vẻ vang cả, nhưng không đi con đường ấy thì chúng ta không thể phát triển. Ấn Độ cũng dùng cách này để phát triển. Chúng ta là “nhà máy của thế giới”, Ấn Độ là “văn phòng làm việc của thế giới”. Nga phê phán TQ, nói ta vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là chịu sự bóc lột của phương Tây. Là bóc lột, nhưng khác với bóc lột thời xưa. Continue reading “Học giả trăm tuổi Châu Hữu Quang bàn về Trung Quốc (P1)”

22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba

Nguồn: JFK announces a blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy (JFK) tuyên bố trước người Mỹ rằng ông đã ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm phản ứng lại việc phát hiện ra tên lửa của Liên Xô đang được lắp đặt trên đảo. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông lên án nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vì “mưu đồ ám muội, liều lĩnh và đe dọa khiêu khích đối với hòa bình thế giới,” đồng thời cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng trả đũa nếu tên lửa được phóng đi.

Bốn ngày trước đó, Kennedy đã được xem hình ảnh Liên Xô đang lắp đặt 40 tên lửa đạn đạo tại Cuba – với khoảng cách rất gần so với Mỹ. Trong các cuộc họp bí mật, Kennedy và các cố vấn thân cận nhất của ông đồng ý rằng Tổng thống có ba lựa chọn: (1) thương lượng với Liên Xô để di dời các tên lửa; (2) ném bom các địa điểm chứa tên lửa ở Cuba; hoặc (3) tiến hành phong tỏa hải quân hòn đảo. Kennedy đã chọn cách phong tỏa Cuba, và quyết định rằng sẽ chỉ ném bom các địa điểm chứa tên lửa nếu thực sự cần thiết. Continue reading “22/10/1962: JFK thông báo phong tỏa Cuba”

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Tác giả: Thụy Khuê

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc, có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.

Từ 1959 cho đến nay, hai nguồn tư liệu tương đối đầy đủ về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) vẫn chỉ là: Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc(THĐNTĐB) của Hoàng Văn Chí, do Mặt Trận Tự Do Văn Hoá, in ở Sài Gòn năm 1959 và cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận (BNVGPTTADL) của Nxb Sự Thật, in ở Hà Nội, cùng năm 1959. Continue reading “Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm”