‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Putin Is Onto Us,” New York Times, 25/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine, thế giới đang lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều đó là có thể – nhưng hiện tại, tôi cho rằng Putin đang chuẩn bị một loại vũ khí khác. Đó là một quả bom dầu khí mà ông ta đang chế tạo ngay trước mắt chúng ta và với sự giúp đỡ vô tình của chúng ta, và ông ta sẽ kích nổ nó trong mùa đông này.

Nếu ông ta làm vậy, giá dầu sưởi ấm nhà ở và giá xăng sẽ bị đẩy lên trời. Putin hy vọng rằng thất bại chính trị đó sẽ chia rẽ liên minh phương Tây và thúc đẩy nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ, nơi những thành viên ủng hộ Trump của Đảng Cộng hòa và những người cấp tiến đều bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng của cuộc xung đột Ukraine – vội vã tìm kiếm một thỏa thuận với ông chủ Điện Kremlin. Continue reading “‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin”

01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên

Nguồn: United States tests first hydrogen bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, người Mỹ đã cho nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới, bom hydro, tại Đảo san hô vòng Enewetak ở Thái Bình Dương. Vụ thử nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô cho nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào tháng 09/1949, Mỹ đã đẩy nhanh chương trình vũ khí nguyên tử sang giai đoạn tiếp theo: phát triển một quả bom nhiệt hạch. Continue reading “01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên”

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước. Continue reading “Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78

Nguồn: Seth Mydans, “Ngo Vinh Long, Lightning Rod for Opposing the Vietnam War, Dies at 78,” New York Times, 23/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị bắt ở Việt Nam vì quan điểm phản chiến, Ngô Vĩnh Long trở thành người Việt phản chiến nổi bật nhất tại Mỹ.

Ngô Vĩnh Long là một học giả người Mỹ gốc Việt tích cực tham gia chính trị, đồng thời là một cây bút rất sung sức. Trong và sau Chiến tranh Việt Nam, tính thẳng thắn đã khiến ông thường xuyên bị đe dọa và thậm chí đã có lần bị ám sát hụt. Ngày 12/10 vừa rồi, ông qua đời tại Bệnh viện Thánh Joseph ở Bangor, Maine, hưởng thọ 78 tuổi. Continue reading “Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78”

30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản

Nguồn: “Sense and Sensibility” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, cuốn Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility) của Jane Austen đã được xuất bản dưới dạng ẩn danh. Một nhóm nhỏ độc giả, bao gồm cả Hoàng thân Nhiếp chính vương, đã biết được danh tính thực sự của nữ nhà văn, nhưng hầu hết công chúng Anh chỉ biết rằng cuốn sách nổi tiếng này được viết “bởi một Tiểu thư.”

Austen sinh năm 1775, là con thứ bảy trong số tám người con của một giáo sĩ ở Steventon, một làng quê ở Hampshire, Anh. Bà rất thân thiết với chị gái của mình, Cassandra, người vẫn là biên tập viên và nhà phê bình trung thành của bà trong suốt cuộc đời. Hai chị em có 5 năm đi học chính thức, sau đó thì ở nhà học với cha của họ. Jane đã đọc ngấu nghiến nhiều cuốn sách và bắt đầu viết truyện khi mới 12 tuổi, hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 14 tuổi. Continue reading “30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản”

29/10/1998: John Glenn trở lại vũ trụ

Nguồn: John Glenn returns to space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, gần 40 năm sau khi trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, Thượng nghị sĩ John Herschel Glenn, Jr., đã được phóng lên vũ trụ một lần nữa với tư cách là chuyên gia về tải trọng (payload) trên tàu con thoi Discovery. Ở tuổi 77, Glenn trở thành người già nhất từng du hành trong không gian. Trong nhiệm vụ kéo dài 9 ngày, ông là một thành viên tham gia vào nghiên cứu của NASA về các vấn đề sức khỏe liên quan đến lão hóa. Continue reading “29/10/1998: John Glenn trở lại vũ trụ”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Continue reading “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại

Nguồn: Doctor is killed by anti-abortion radical, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, bác sĩ Barnett Slepian đã bị một kẻ chống phá thai cực đoan bắn chết ngay tại nhà mình ở Amherst, New York. Đây là lần thứ năm liên tiếp một bác sĩ chuyên cung cấp dịch vụ phá thai ở ngoại ô New York và Canada trở thành nạn nhân của một vụ tấn công bằng súng bắn tỉa.

Slepian và gia đình khi đó vừa trở về sau buổi lễ tại giáo đường Do Thái thì một viên đạn đã bất ngờ xuyên qua cửa sổ nhà bếp và găm thẳng vào lưng ông. Trong năm vụ tấn công, bốn vụ đầu tiên không gây chết người, xảy ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm đó. Continue reading “23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại”

22/10/2012: Lance Armstrong bị tước bảy danh hiệu Tour de France

Nguồn: Cyclist Lance Armstrong is stripped of his seven Tour de France titles, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, Lance Armstrong đã chính thức bị tước bảy danh hiệu Tour de France mà ông giành được từ năm 1999 đến năm 2005, và bị cấm tham gia thi đấu đua xe đạp suốt đời. Nam vận động viên bị buộc tội lạm dụng các loại thuốc kích thích và truyền máu, ngoài ra còn buộc một số đồng đội cùng thi đấu trong khuôn khổ giải Tour phải dùng thuốc để giúp ông giành chiến thắng trong các cuộc đua. Đây được xem là cú trượt dài của biểu tượng đua xe đạp toàn cầu một thời, người đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người sau khi vượt qua căn bệnh ung thư, rồi trở thành một trong những tay đua cừ khôi nhất trong lịch sử cuộc đua cam go của nước Pháp, nơi thu hút những vận động viên đua xe đạp hàng đầu hành tinh. Continue reading “22/10/2012: Lance Armstrong bị tước bảy danh hiệu Tour de France”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”