Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P2)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những ứng viên sẽ kế nhiệm Dương Khiết Trì

Cả Dương Khiết Trì và Vương Nghị đều không có người kế nhiệm rõ ràng, nhưng các quyết định thuyên chuyển nhân sự cấp cao nhất trong những tháng gần đây cho thấy Tập sẽ sử dụng đại hội đảng và việc kết thúc nhiệm kỳ của các quan chức chính phủ để làm sạch bộ máy. Hai ứng viên nặng ký nhất cho những chức vụ ngoại giao hàng đầu hiện đã bị gạt sang bên lề.

Dựa trên thâm niên, cái tên có nhiều khả năng sẽ kế nhiệm Dương Khiết Trì nhất là Tống Đào, người cho đến đầu tháng 6 vừa qua vẫn giữ chức vụ Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương (ILD), nơi quản lý các thông điệp trao đổi với hơn 500 đảng phái chính trị nước ngoài. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P2)”

26/07/1908: FBI được thành lập

Nguồn: FBI founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (Federal Bureau of Investigation, FBI) đã ra đời khi Tổng Chưởng lý Charles Bonaparte ra lệnh cho một nhóm các nhà điều tra liên bang mới báo cáo cho Trưởng Giám định Stanley W. Finch. Một năm sau, Văn phòng Trưởng Giám định được đổi tên thành Cục Điều tra, và vào năm 1935, nó trở thành Cục Điều tra Liên bang.

Khi Bộ Tư pháp được thành lập vào năm 1870 để thực thi luật liên bang và điều phối chính sách tư pháp, cơ quan này không có điều tra viên thường trực trong biên chế. Lúc đầu, người ta thuê thám tử tư mỗi khi cần điều tra tội phạm liên bang, sau này chuyển sang thuê các điều tra viên từ các cơ quan liên bang khác. Chẳng hạn, nếu điều tra các vụ làm giả tiền, sẽ dùng người từ Cơ quan Mật vụ, được thành lập bởi Bộ Tài chính vào năm 1865. Đến đầu thế kỷ 20, Tổng Chưởng lý được phép tuyển dụng một số điều tra viên thường trực và Văn phòng Trưởng Giám định, với đội ngũ nhân viên chủ yếu là kế toán, được thành lập để xem xét các giao dịch tài chính của các tòa án liên bang. Continue reading “26/07/1908: FBI được thành lập”

Thế giới hôm nay: 26/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Canada, Đức Giáo Hoàng Francis đã đưa ra lời xin lỗi được chờ đợi từ lâu sau nhiều thập niên xảy ra nạn lạm dụng tại các trường nội trú do Công giáo điều hành. Các trường học này đã tách khoảng 150.000 trẻ em bản địa khỏi gia đình và buộc các em phải hòa nhập vào xã hội Công giáo. Hàng nghìn trẻ đã thiệt mạng; lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục trở nên phổ biến. Đức Thánh Cha đã gọi chuyến thăm Canada của Ngài là một “cuộc hành hương sám hối.”

Tập đoàn Gazprom của Nga tuyên bố sẽ cắt giảm hơn nữa dòng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 đến châu Âu qua Đức. Lượng cung khí đốt hàng ngày sẽ giảm xuống 20% công suất của đường ống, từ mức 40% của hiện tại. Phía Gazprom cho biết đường ống này – gần đây đã đóng cửa để sửa chữa – cần phải được bảo trì thêm. Nhưng Bộ Kinh tế Đức khẳng định “không có lý do kỹ thuật” nào để phải cắt giảm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/07/2022”

Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)

Nguồn: Richard McGregor và Neil Thomas, “The next wolf warriors: China readies new generation of tough diplomats,” Nikkei Asia, 06/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội đảng đang đến gần và Tập Cận Bình đã bắt đầu thay thế dàn lãnh đạo chính sách đối ngoại của đất nước.

Tập Cận Bình dự kiến sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba kéo dài 5 năm tại đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh vào cuối năm nay, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc trong việc xóa bỏ những quy định về tuổi nghỉ hưu và trở thành lãnh đạo trọn đời.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính sách đối ngoại lại là một câu chuyện rất khác: hai quan chức ngoại giao cấp cao nhất của đất nước chuẩn bị rời đi trong sự kiện sẽ trở thành đợt thay máu nhân sự hàng đầu lớn nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc suốt nhiều thập niên qua. Continue reading “Ai sẽ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc sau Đại hội 20? (P1)”

24/07/1969: Tàu Apollo 11 trở về Trái Đất an toàn

Nguồn: Apollo 11 safely returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lúc 12:51 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tàu vũ trụ Apollo 11 của Mỹ, vốn đã đưa các phi hành gia đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng, đã trở về Trái Đất an toàn.

Nỗ lực của người Mỹ để đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng bắt nguồn từ lời kêu gọi nổi tiếng của Tổng thống John F. Kennedy trong phiên họp chung đặc biệt của Quốc hội vào ngày 25/05/1961: “Tôi tin rằng đất nước chúng ta nên cam kết đạt được mục tiêu này, trước khi thập niên này kết thúc, hãy đưa một người đàn ông lên Mặt Trăng và đưa anh ta trở về Trái Đất an toàn.” Continue reading “24/07/1969: Tàu Apollo 11 trở về Trái Đất an toàn”

23/07/1918: Chuỗi cái chết bí ẩn vây quanh người phụ nữ Nebraska

Nguồn: A string of mysterious deaths surrounds a Nebraska woman, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Della Sorenson đã sát hại nạn nhân đầu tiên trong số 7 nạn nhân của mình ở vùng nông thôn Nebraska, bằng cách đầu độc con gái sơ sinh của chị dâu, Viola Cooper. Trong bảy năm sau đó, bạn bè, người thân, và người quen của Sorenson đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn, trước khi mọi người cuối cùng cũng nhận ra rằng đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Hai năm sau khi cô bé Viola qua đời, Wilhelmina Weldam, mẹ chồng của Sorenson, bị đầu độc. Bà ta sau đó đã truy sát chính gia đình của mình, giết chết con gái, Minnie, và chồng, Joe, chỉ trong vòng hai tuần của tháng 9. Continue reading “23/07/1918: Chuỗi cái chết bí ẩn vây quanh người phụ nữ Nebraska”

Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin

Nguồn: Robert Uniacke, “Libya Could Be Putin’s Trump Card,” Foreign Policy, 08/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã cảm nhận được sức ép từ việc các mỏ dầu Libya ngưng hoạt động do tác động từ lính đánh thuê Nga.

Khi đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner, Vladimir Andonov, mật danh “Vakha,” bị giết trong một trận chiến ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 6, một binh sĩ Ukraine đã vô tình chấm dứt chuỗi tội ác chiến tranh kéo dài đến tận Libya. Wagner là một mạng lưới lính đánh thuê hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà thầu quân sự tư nhân Nga. Là một người tham gia trò chơi phiêu lưu quân sự gián tiếp của Điện Kremlin, từ Ukraine, đến Syria, đến vùng ngoại ô phía nam Tripoli, thủ đô của Libya, Andonov bị tình nghi có dính líu đến nhiều vụ giết người ngoài tư pháp (extrajudicial killings). Continue reading “Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin”

21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống”

Nguồn: Hitler to Germany: “I’m still alive”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Adolf Hitler đã lên sóng phát thanh thông báo rằng nỗ lực ám sát ông đã thất bại và “mọi chuyện sẽ được giải quyết.”

Hitler đã sống sót sau một vụ nổ bom nhằm lấy đi mạng sống của ông. Ông đã bị thủng màng nhĩ, bỏng ở một vài chỗ, và có những vết thương nhỏ, nhưng không có gì có thể ngăn ông giành lại quyền kiểm soát chính phủ và truy sát những kẻ nổi loạn. Trên thực tế, cuộc đảo chính diễn ra song song với vụ ám sát Hitler đã bị dập tắt chỉ trong 11 tiếng rưỡi. Continue reading “21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống””

Thế giới hôm nay: 21/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nội tình chính phủ của Mario Draghi, Thủ tướng Ý, đã được làm sáng tỏ vào hôm thứ Tư khi các nhà lãnh đạo của hai đảng cực hữu trong liên minh của ông không chịu tham gia cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Draghi đã chiến thắng với tỷ lệ phiếu 95-38, nhưng đó là một chiến thắng vô nghĩa vì bị tẩy chay. Silvio Berlusconi, của Đảng Nước Ý Tiến lên (Forza Italia), và Matteo Salvini, của Liên đoàn phương Bắc, đã yêu cầu loại trừ Phong trào Năm Sao theo chủ nghĩa dân túy khỏi liên minh cầm quyền – một điều kiện mà Draghi từ chối. Ông dự kiến sẽ nộp đơn từ chức vào thứ Năm, một động thái có khả năng thúc đẩy các cuộc bầu cử sớm.

Tổng thống Joe Biden đã công bố các hành động hành pháp khác nhau liên quan đến khí hậu, vài ngày sau khi đạo luật khí hậu mà ông đề xuất được trình lên Quốc hội. Một trong số các chỉ thị là thúc đẩy phát triển năng lượng gió ngoài khơi ở Vịnh Mexico, trước đây là địa điểm đặt các dàn khoan dầu khí, và ở các vùng biển dọc theo bờ biển phía đông nam nước Mỹ. Nhưng Biden đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về biến đổi khí hậu, như một số nhà hoạt động kỳ vọng. Một sắc lệnh như vậy sẽ đảm bảo nguồn ngân sách liên bang lớn hơn cho các nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/07/2022”

Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?

Nguồn: Naoya Yoshino, “Japan after Abe: Political stability under threat?,” Nikkei Asia, 13/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ quả là phe bảo thủ thiếu vắng lãnh đạo, thách thức kinh tế nổi lên, và tương lai bất định dành cho Thủ tướng Kishida.

Ngày 08/07, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến vận động tranh cử ở phía tây thành phố Nara, trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra hai ngày sau đó. Đó là một buổi diễn thuyết của một chính khách lão luyện: Abe vui vẻ giao tiếp với khán giả và phát biểu ủng hộ ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

Trong lúc ông còn đang phát biểu, hai tiếng nổ lớn vang lên, và Abe ngã xuống đất, trọng thương vì khẩu súng tự chế của tên sát thủ. Continue reading “Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?”

Thế giới hôm nay: 20/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo hãng tin Reuters, tập đoàn Gazprom của Nga sẽ tái khởi động việc cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 vào thứ Năm, nhưng công suất sẽ giảm. Đường ống này đã bị đóng vào tuần trước để bảo trì, nhưng trước đó Ủy ban châu Âu cho biết họ không mong đợi nó sẽ mở cửa trở lại đúng hạn. Một số người nghi ngờ Nga đang dùng đường ống khí đốt làm công cụ chính trị để trả đũa các lệnh trừng phạt của EU.

Một thẩm phán ở Delaware đã ấn định rằng phiên tòa giữa Elon MuskTwitter sẽ diễn ra vào tháng 10 này, từ chối yêu cầu xét xử vào năm sau của Musk. Các luật sư lập luận rằng sự chậm trễ kéo dài và sự bất định xung quanh thỏa thuận đã gây hại cho Twitter “mỗi giờ mỗi ngày.” Tập đoàn truyền thông đã kiện Musk sau khi ông tìm cách hủy bỏ thỏa thuận mua lại với giá 44 tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/07/2022”

Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dramatic final curtain on special Abe-Tập relationship,” Nikkei Asia, 14/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành sự tôn trọng khác thường cho kỳ phùng địch thủ suốt 10 năm qua của mình.

Định mệnh đã gắn kết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suốt cả một thập niên.

Tập được chọn làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2012. Một tháng sau, Đảng Dân chủ Tự do của Abe giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, quay trở lại nắm quyền và giúp Abe giữ chức Thủ tướng lần thứ hai. Continue reading “Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe”

19/07/1848: Khai mạc Hội nghị Seneca Falls về quyền của phụ nữ

Nguồn: Seneca Falls Convention begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1848, tại Nhà nguyện Wesleyan ở Seneca Falls, New York – lần đầu tiên ở Mỹ – một hội nghị về quyền của phụ nữ đã được tổ chức với gần 200 phụ nữ tham dự. Những người tổ chức sự kiện này là Lucretia Mott và Elizabeth Cady Stanton, hai phụ nữ ủng hộ bãi nô đã gặp nhau tại Hội nghị Chống Nô lệ Thế giới Năm 1840 ở London. Vì là phụ nữ, Mott và Stanton đã bị cấm tham gia hội nghị, sự phẫn nộ đã khơi dậy trong hai người động lực thúc đẩy họ thành lập phong trào quyền phụ nữ ở Mỹ. Continue reading “19/07/1848: Khai mạc Hội nghị Seneca Falls về quyền của phụ nữ”

Thế giới hôm nay: 19/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Anh đã ban hành cảnh báo “nhiệt độ cực cao” lần đầu tiên trong lịch sử, với nhiệt độ dự kiến sẽ chạm mức cao kỷ lục 410C vào thứ Hai. Cuối tuần qua, các trận cháy rừng đã tàn phá miền nam nước Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Bắc Phi, cũng như nhiều khu vực thuộc Croatia, Hy Lạp, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiệt độ tăng vọt trên 450C ở một số nơi, làm gia tăng lo ngại về biến đổi khí hậu. Hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi nhà của mình ở vùng Gironde của Pháp, tỉnh Málaga của Tây Ban Nha, và một số vùng của Morocco.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã gặp Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliev, để ký một thỏa thuận mới về cung cấp năng lượng. Thỏa thuận cam kết tăng gấp đôi lượng khí đốt từ Azerbaijan đến EU, trong lúc khối này tìm cách loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo của Azerbaijan và giúp nước này giảm phát thải khí methane. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/07/2022”

Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Nguồn: Richard K. Betts, “Thinking About the Unthinkable in Ukraine“, Foreign Affairs, 04/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân?

Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. “Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử,” Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro: đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, “rất khó xảy ra” vẫn là điều không đủ tốt. Continue reading “Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?”

17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian

Nguồn: Superpowers meet in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, như một phần trong sứ mệnh phát triển khả năng cứu hộ không gian, tàu vũ trụ Apollo 18 của Mỹ và tàu vũ trụ Soyuz 19 của Liên Xô đã ghép nối với nhau ngay trong không gian vũ trụ. Khi cửa sập giữa hai tàu được mở ra, chỉ huy Thomas P. Stafford và Aleksei Leonov đã bắt tay, và trao nhau những món quà nhân kỷ niệm cuộc gặp đầu tiên giữa hai kẻ thù trong Chiến tranh Lạnh trên không gian. Còn tại Trái Đất, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường đã thực hiện thành công Dự án Thử nghiệm Apollo-Soyuz, đồng thời ca ngợi tinh thần hợp tác và hòa bình chưa từng có của họ trong việc lập kế hoạch và thực hiện sứ mệnh. Continue reading “17/07/1975: Các siêu cường gặp nhau trong không gian”

16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết

Nguồn: Romanov family executed, ending a 300-year imperial dynasty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại Yekaterinburg, Nga, Sa hoàng Nicholas II và gia đình đã bị những người Bolshevik hành quyết, kết thúc triều đại Romanov kéo dài ba thế kỷ.

Đăng quang vào năm 1896, Nicholas không được đào tạo trở thành người cai trị và cũng không mong muốn lên ngôi. Điều đó chẳng giúp ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông tìm cách duy trì giữa một dân tộc đang khao khát thay đổi. Kết quả thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã mở đường cho Cách mạng Nga năm 1905, cuộc cách mạng chỉ kết thúc sau khi Nicholas phê chuẩn thành lập một nghị viện mang tính đại diện – tức Duma – và hứa sẽ cải cách hiến pháp. Continue reading “16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết”

Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ

Nguồn: Gideon Rachman, “Johnson, Trump and how to get rid of a strongman leader,” Financial Times, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế độc lập và các cử tri quan tâm đến chúng là yếu tố sống còn trong việc bảo tồn nền dân chủ.

“Trump của người Anh” là biệt danh mà Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ, đặt cho Boris Johnson, thủ tướng sắp mãn nhiệm của Vương quốc Anh.

Nhiều người ở Anh từ lâu đã phản đối phép so sánh giữa Johnson và Trump. Rốt cuộc thì, “Boris thân thương” của họ vẫn có khả năng tự cười nhạo bản thân, được đào tạo chuyên nghiệp, và có thể viết lách trôi chảy – tất cả các đặc điểm đó đều rất khác với Trump. Tôi thực sự đã gặp khó khăn với so sánh này khi viết cuốn sách gần đây của mình, Age of the Strongman (Thời đại của Những lãnh đạo cứng rắn). Có thực sự công bằng khi viết hẳn một chương sách về Johnson, giống như về Trump – đấy là chưa nói đến những người như Vladimir Putin và Tập Cận Bình? Continue reading “Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ”

14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng

Nguồn: Quentin Roosevelt, Theodore Roosevelt’s youngest son, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quentin Roosevelt, một phi công thuộc Không quân Mỹ và là con trai thứ tư của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, đã bị máy bay Fokker của Đức bắn rơi và giết chết trên sông Marne ở Pháp.

Chàng trai trẻ Roosevelt khi ấy đã đính hôn với Flora Payne Whitney, cháu gái của Cornelius Vanderbilt, một trong những người đàn ông giàu nhất nước Mỹ. Cặp đôi gặp nhau tại một vũ hội ở Newport, Rhode Island vào tháng 08/1916, và nhanh chóng rơi vào lưới tình, dù quan hệ thông gia giữa Roosevelts khiêm tốn, thuộc tầng lớp địa chủ cũ, với gia đình Vanderbilt-Whitneys giàu có, hào hoa lúc đầu đã gây tranh cãi cho đôi bên. Continue reading “14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng”

Thế giới hôm nay: 14/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lạm phát ở Mỹ đã đạt 9,1% vào tháng 6, mức cao nhất trong vòng 41 năm, vì chi phí nhiên liệu và thực phẩm cao ngất ngưởng đã làm tăng giá các mặt hàng khác. Hôm thứ Tư, Cục Thống kê Lao động nước này báo cáo rằng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 1,3% trong tháng 6, sau khi tăng 1% trong tháng 5. Để giải quyết vấn đề, Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm vào cuối tháng này.

Ranil Wickremesinghe, chính trị gia kỳ cựu, người giữ chức thủ tướng Sri Lanka từ tháng 5, và bất ngờ trở thành tổng thống lâm thời của nước này, đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Trong bối cảnh kinh tế suy sụp, tổng thống sắp mãn nhiệm, Gotabaya Rajapaksa, đã chạy trốn đến Maldives trên một chiếc máy bay quân sự trước rạng sáng ngày thứ Tư, vài giờ trước thời điểm ông phải từ chức. Người biểu tình tiếp tục xuống đường trong cơn giận dữ; cảnh sát phải bắn hơi cay; còn ông Wickremesinghe tuyên bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cho đến sáng thứ Năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/07/2022”