Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P1)

Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện của một nhà ngoại giao đào tẩu khỏi điện Kremlin.

Trong vòng ba năm, mọi ngày làm việc của tôi đều bắt đầu theo cùng một cách. 7h30 sáng, tôi thức dậy, đọc báo, rồi lái xe đến Văn phòng Phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Lịch trình luôn dễ dàng và có thể đoán trước, đó là hai trong số những đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của một nhà ngoại giao Nga.

Nhưng ngày 24/02 thì khác. Khi kiểm tra điện thoại của mình, tôi đã thấy một bản tin đột ngột và đau đớn: Không quân Nga đang ném bom Ukraine. Kharkiv, Kyiv, và Odessa đang bị tấn công. Quân đội Nga đang tràn ra khỏi Crimea và tiến về phía nam thành phố Kherson. Tên lửa của Nga đã biến các tòa nhà thành đống đổ nát và buộc người dân phải chạy trốn. Tôi đã xem video về các vụ đánh bom, lắng nghe tiếng còi báo động không kích, và chứng kiến người dân chạy tán loạn. Continue reading “Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P1)”

Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elders defend party charter from Xi onslaught,” Nikkei Asia, 03/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu đang tìm cách ngăn cản Tập trở thành lãnh đạo trọn đời.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đại hội toàn quốc vừa bế mạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể không phải là chiến thắng một chiều của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Đúng là ông đã đại thắng trong các cuộc bổ nhiệm nhân sự. Nhưng trong các khía cạnh khác, Tập đã không giành được tất cả những gì mình muốn. Continue reading “Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập”

06/11/1528: Cabeza de Vaca đến Texas

Nguồn: Spanish explorer Cabeza de Vaca lands in Texas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1528, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alvar Nunez Cabeza de Vaca đã bị đắm tàu gần một hòn đảo cát thấp ngoài khơi Texas. Đói khát và tuyệt vọng, ông đã trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân lên vùng đất của bang Lone Star (Ngôi sao Cô đơn – biệt danh của bang Texas) trong tương lai.

Cuộc hành trình không định trước của Cabeza de Vaca đến Texas ngay từ đầu đã là một thảm họa. Một loạt các tai nạn thảm khốc và các cuộc tấn công của người Mỹ bản địa đã gây khó khăn cho 300 thành viên của đoàn thám hiểm khi họ khám phá phía bắc Florida. Continue reading “06/11/1528: Cabeza de Vaca đến Texas”

05/11/1862: Lincoln loại McClellan khỏi Binh đoàn Potomac

Nguồn: Lincoln removes General McClellan from Army of the Potomac, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, một mối quan hệ sứt mẻ đã chính thức đi đến hồi kết khi Tổng thống Abraham Lincoln loại Tướng George B. McClellan khỏi vị trí chỉ huy Binh đoàn Potomac (Army of the Potomac). McClellan đã khéo léo xây dựng quân đội trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến, nhưng lại là một chỉ huy chiến trường chậm chạp và hoang tưởng, người dường như không đủ can đảm để thực sự đối đầu với Quân đội Bắc Virginia của Tướng Hợp bang Robert E. Lee. Continue reading “05/11/1862: Lincoln loại McClellan khỏi Binh đoàn Potomac”

Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?

Nguồn: Robert D. Kaplan, “The Downside of Imperial Collapse,” Foreign Affairs, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi một đế chế hoặc một cường quốc sụp đổ, hỗn loạn và chiến tranh sẽ lên ngôi.

Chiến tranh là “thời khắc bản lề” của lịch sử. Và những cuộc chiến không được chuẩn bị kỹ càng, khi đóng vai trò là điểm khởi đầu cho sự suy tàn của một quốc gia, có thể trở thành một đòn chí mạng. Điều này đặc biệt đúng đối với các đế chế. Nếu không thất bại trong Thế chiến I, Đế chế Habsburg, vốn đã cai trị Trung Âu suốt hàng trăm năm, hẳn đã có thể tiếp tục tồn tại bất chấp nhiều thập niên suy tàn. Có thể kết luận tương tự với Đế chế Ottoman, nơi mà từ giữa thế kỷ 19 đã được ví von là “bệnh nhân của châu Âu.” Đế chế Ottoman, giống như Đế chế Habsburg, có thể đã sống sót thêm hàng chục năm nữa, và thậm chí tái cấu trúc lại, nếu họ không phải là bên thua cuộc trong Thế chiến I. Continue reading “Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?”

03/11/1969: Tổng thống Nixon kêu gọi ủng hộ của “đa số im lặng”

Nguồn: President Nixon calls on the “silent majority”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon đã xuất hiện trên truyền hình và đài phát thanh để kêu gọi đoàn kết dân tộc về vấn đề Chiến tranh Việt Nam và kêu gọi ủng hộ các chính sách của ông. Hành động này là một nỗ lực nhằm ngăn cản phong trào phản chiến mới được hồi sinh.

Tuyên bố rằng Mỹ sẽ “giữ vững cam kết của chúng ta ở Việt Nam,” Nixon nói rằng lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi những người cộng sản đồng ý với một nền hòa bình công bằng và danh dự, hoặc cho đến khi Nam Việt Nam có thể tự vệ. Ông khẳng định đã rút 60.000 lính Mỹ và sẽ cắt giảm thêm khi tình hình cho phép. Continue reading “03/11/1969: Tổng thống Nixon kêu gọi ủng hộ của “đa số im lặng””

Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết

Nguồn: Jack Stone Truitt, “U.S. midterm elections: Five things Asia should know,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng của Biden có khả năng mất đa số trong Quốc hội. Vậy hàm ý cho châu Á là gì?

Chỉ còn một tuần nữa, cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra, và kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, cũng như định hình kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Nhưng không chỉ có chính sách đối nội mới bị ảnh hưởng, vì những gì xảy ra ở Mỹ thường có ảnh hưởng lan rộng sang phần còn lại của thế giới nói chung, và châu Á nói riêng. Các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại chính sẽ bị ảnh hưởng bởi câu hỏi: Ai sẽ là người kiểm soát hai viện của Quốc hội Mỹ – Hạ viện và Thượng viện – Đảng Dân chủ của Biden hay Đảng Cộng hòa đối lập? Continue reading “Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết”

‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Putin Is Onto Us,” New York Times, 25/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine, thế giới đang lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều đó là có thể – nhưng hiện tại, tôi cho rằng Putin đang chuẩn bị một loại vũ khí khác. Đó là một quả bom dầu khí mà ông ta đang chế tạo ngay trước mắt chúng ta và với sự giúp đỡ vô tình của chúng ta, và ông ta sẽ kích nổ nó trong mùa đông này.

Nếu ông ta làm vậy, giá dầu sưởi ấm nhà ở và giá xăng sẽ bị đẩy lên trời. Putin hy vọng rằng thất bại chính trị đó sẽ chia rẽ liên minh phương Tây và thúc đẩy nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ, nơi những thành viên ủng hộ Trump của Đảng Cộng hòa và những người cấp tiến đều bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng của cuộc xung đột Ukraine – vội vã tìm kiếm một thỏa thuận với ông chủ Điện Kremlin. Continue reading “‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin”

01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên

Nguồn: United States tests first hydrogen bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, người Mỹ đã cho nổ vũ khí nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới, bom hydro, tại Đảo san hô vòng Enewetak ở Thái Bình Dương. Vụ thử nghiệm đã mang lại cho Mỹ một lợi thế ngắn ngủi trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô cho nổ thành công một thiết bị nguyên tử vào tháng 09/1949, Mỹ đã đẩy nhanh chương trình vũ khí nguyên tử sang giai đoạn tiếp theo: phát triển một quả bom nhiệt hạch. Continue reading “01/11/1952: Mỹ thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên”

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước. Continue reading “Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78

Nguồn: Seth Mydans, “Ngo Vinh Long, Lightning Rod for Opposing the Vietnam War, Dies at 78,” New York Times, 23/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị bắt ở Việt Nam vì quan điểm phản chiến, Ngô Vĩnh Long trở thành người Việt phản chiến nổi bật nhất tại Mỹ.

Ngô Vĩnh Long là một học giả người Mỹ gốc Việt tích cực tham gia chính trị, đồng thời là một cây bút rất sung sức. Trong và sau Chiến tranh Việt Nam, tính thẳng thắn đã khiến ông thường xuyên bị đe dọa và thậm chí đã có lần bị ám sát hụt. Ngày 12/10 vừa rồi, ông qua đời tại Bệnh viện Thánh Joseph ở Bangor, Maine, hưởng thọ 78 tuổi. Continue reading “Giáo sư Ngô Vĩnh Long qua đời ở tuổi 78”

30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản

Nguồn: “Sense and Sensibility” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, cuốn Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility) của Jane Austen đã được xuất bản dưới dạng ẩn danh. Một nhóm nhỏ độc giả, bao gồm cả Hoàng thân Nhiếp chính vương, đã biết được danh tính thực sự của nữ nhà văn, nhưng hầu hết công chúng Anh chỉ biết rằng cuốn sách nổi tiếng này được viết “bởi một Tiểu thư.”

Austen sinh năm 1775, là con thứ bảy trong số tám người con của một giáo sĩ ở Steventon, một làng quê ở Hampshire, Anh. Bà rất thân thiết với chị gái của mình, Cassandra, người vẫn là biên tập viên và nhà phê bình trung thành của bà trong suốt cuộc đời. Hai chị em có 5 năm đi học chính thức, sau đó thì ở nhà học với cha của họ. Jane đã đọc ngấu nghiến nhiều cuốn sách và bắt đầu viết truyện khi mới 12 tuổi, hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 14 tuổi. Continue reading “30/10/1811: Cuốn “Lý trí và Tình cảm” của Jane Austen được xuất bản”

29/10/1998: John Glenn trở lại vũ trụ

Nguồn: John Glenn returns to space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, gần 40 năm sau khi trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, Thượng nghị sĩ John Herschel Glenn, Jr., đã được phóng lên vũ trụ một lần nữa với tư cách là chuyên gia về tải trọng (payload) trên tàu con thoi Discovery. Ở tuổi 77, Glenn trở thành người già nhất từng du hành trong không gian. Trong nhiệm vụ kéo dài 9 ngày, ông là một thành viên tham gia vào nghiên cứu của NASA về các vấn đề sức khỏe liên quan đến lão hóa. Continue reading “29/10/1998: John Glenn trở lại vũ trụ”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân

Nguồn: The United States and Soviet Union step back from brink of nuclear war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, cuộc đàm phán phức tạp và đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cuối cùng đã dẫn đến một kế hoạch chấm dứt cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba vốn đã kéo dài hai tuần. Vậy là giai đoạn đáng sợ – trong đó thế giới cận kề nguy cơ hủy diệt hạt nhân – cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “27/10/1962: Mỹ và Liên Xô lùi bước trước bờ vực chiến tranh hạt nhân”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Continue reading “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại

Nguồn: Doctor is killed by anti-abortion radical, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, bác sĩ Barnett Slepian đã bị một kẻ chống phá thai cực đoan bắn chết ngay tại nhà mình ở Amherst, New York. Đây là lần thứ năm liên tiếp một bác sĩ chuyên cung cấp dịch vụ phá thai ở ngoại ô New York và Canada trở thành nạn nhân của một vụ tấn công bằng súng bắn tỉa.

Slepian và gia đình khi đó vừa trở về sau buổi lễ tại giáo đường Do Thái thì một viên đạn đã bất ngờ xuyên qua cửa sổ nhà bếp và găm thẳng vào lưng ông. Trong năm vụ tấn công, bốn vụ đầu tiên không gây chết người, xảy ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 năm đó. Continue reading “23/10/1998: Bác sĩ Barnett Slepian bị một người chống phá thai sát hại”