23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam

Nguồn: The Birdman of Alcatraz is allowed a small taste of freedom, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Robert Stroud, tù nhân nổi tiếng với biệt danh “Người chim Alcatraz” (Birdman of Alcatraz) đã được thả khỏi phòng biệt giam, lần đầu tiên kể từ năm 1916. Stroud đã trở nên cực kỳ nổi tiếng khi tác giả Thomas Gaddis viết một cuốn tiểu sử đánh giá cao kiến thức điểu học của ông ta.

Stroud vào tù lần đầu tiên hồi năm 1909 vì đã sát hại một người pha chế rượu sau một cuộc ẩu đả. Khi gần mãn hạn tù tại Nhà tù Liên bang Leavenworth ở Kansas, ông ta lại đâm chết một lính canh vào năm 1916. Dù ông ta nói rằng mình hành động để tự vệ, Stroud vẫn bị tuyên án treo cổ. Lời cầu xin viết tay từ mẹ của Stroud gửi Tổng thống Woodrow Wilson đã khiến Stroud được giảm án xuống còn chung thân trong phòng biệt giam vĩnh viễn. Continue reading “23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam”

21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến

Nguồn: President Lincoln allegedly writes to mother of Civil War casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, người ta tin rằng Tổng thống Abraham Lincoln đã viết một bức thư cho Lydia Bixby – bà góa phụ là mẹ của 5 người lính đã tử trận trong Nội chiến Mỹ. Một bản sao của bức thư sau đó được xuất bản trên Boston Evening Transcript vào ngày 25/11 và được ký tên “Abraham Lincoln”; tuy nhiên, bản gốc của bức thư chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức thư có nội dung chia buồn với bà Bixby trước cái chết của 5 người con, những người đã chiến đấu để bảo vệ Liên minh miền Bắc trong Nội chiến. Tác giả bày tỏ “bất kỳ lời nói nào của tôi cũng đều yếu ớt và vô vọng trước nỗi mất mát quá lớn của bà.” Ông tiếp tục với lời cầu nguyện “Cha Trên Trời sẽ xoa dịu nỗi đau đớn của bà, và sẽ chỉ để lại ký ức trân quý về người thân yêu đã mất, cùng niềm tự hào xứng thuộc về bà, vì đã đặt một sự hy sinh quý giá như vậy trên bàn thờ Tự do.” Continue reading “21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến”

20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu

Nguồn: Garrett Morgan patents three-position traffic signal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Văn phòng Sáng chế Mỹ đã cấp Bằng sáng chế số 1.475.074 cho đèn giao thông ba tín hiệu của nhà phát minh kiêm nhà báo 46 tuổi Garrett Morgan. Dù phát minh của Morgan không phải là đèn tín hiệu giao thông đầu tiên (chiếc đầu tiên đã được lắp đặt ở London vào năm 1868), nó vẫn là một bước đổi mới quan trọng: nhờ có thêm tín hiệu thứ ba ngoài Dừng và Đi, nó giúp điều phối các phương tiện băng qua đường một cách an toàn hơn so với loại đèn trước đó.

Morgan, con trai của hai người từng là nô lệ, sinh ra ở Kentucky vào năm 1877. Khi mới 14 tuổi, ông chuyển đến Ohio để tìm việc làm. Đầu tiên, ông làm thợ sửa đồ vặt ở Cincinnati; tiếp theo, ông chuyển đến Cleveland, tiếp tục với công việc thợ sửa máy may. Continue reading “20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu”

18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown

Nguồn: Mass suicide at Jonestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Jim Jones, người sáng lập giáo phái Peoples Temple, đã khiến hàng trăm tín đồ của mình tự sát tập thể ngay tại ngôi làng của họ, nằm ở một vùng hẻo lánh của đất nước Nam Mỹ Guyana. Dù nhiều tín đồ của Jones sẵn lòng nuốt chất độc, số khác thực ra đã uống thuốc vì bị chĩa súng vào đầu. Số người chết tại Jonestown ngày hôm ấy là 909 người, một phần ba trong đó là trẻ em.

Jim Jones là một nhà truyền giáo rất có sức hút; trong thập niên 1950, ông ta đã thành lập Peoples Temple, một nhánh nhỏ thuộc Thiên Chúa Giáo, ở Indianapolis. Jones thường thuyết giảng chống lại sự phân biệt chủng tộc và giáo đoàn đa chủng tộc của ông ta đã nhanh chóng thu hút nhiều người Mỹ gốc Phi. Năm 1965, ông đưa các tín đồ đến định cư ở Ukiah, miền bắc California, sang năm 1971 thì chuyển đến San Francisco. Continue reading “18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown”

16/11/1532: Francisco Pizarro đánh lừa Hoàng đế Inca Atahualpa

Nguồn: Francisco Pizarro traps Incan emperor Atahualpa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1532, Francisco Pizarro, nhà thám hiểm và chinh phục người Tây Ban Nha, đã đánh lừa Hoàng đế Atahualpa của người Inca. Chỉ có chưa đến 200 lính chống lại vài nghìn người, Pizarro quyết định dụ Atahualpa đến tham gia bữa tiệc để tôn vinh hoàng đế, rồi sau đó nổ súng vào những người Inca không vũ trang. Lính của Pizarro tàn sát người Inca và bắt giữ Atahualpa, buộc ông phải cải đạo sang Thiên Chúa Giáo trước khi giết Hoàng đế.

Thời cơ khi ấy thật hoàn hảo cho Pizarro. Năm 1532, Đế chế Inca đã bị kéo vào một cuộc nội chiến khiến cho dân số ngày một suy giảm và lòng dân ngày một chia rẽ. Atahualpa, con trai của cựu vương Huayna Capac, vừa phế truất người anh cùng cha khác mẹ là Huascar, và đang còn trong quá trình thống nhất vương quốc của mình thì Pizarro đặt chân đến đế chế vào năm 1531, mang theo giấy ủy quyền của Vua Tây Ban Nha, Charles V. Trước đó, Pizarro đã hay biết về nội chiến Inca và bắt đầu tuyển mộ những người lính vẫn trung thành với Huascar. Continue reading “16/11/1532: Francisco Pizarro đánh lừa Hoàng đế Inca Atahualpa”

15/11/1867: Mã chứng khoán đầu tiên ra đời

Nguồn: First stock ticker debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1867, mã chứng khoán đầu tiên đã chính thức lên sàn tại Thành phố New York. Sự ra đời của mã chứng khoán đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường nhờ khả năng cập nhật giá liên tục từng phút cho các nhà đầu tư trên khắp đất nước. Trước đây, thông tin từ Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, được thành lập từ năm 1792, vẫn được truyền qua thư từ hoặc người đưa tin. Continue reading “15/11/1867: Mã chứng khoán đầu tiên ra đời”

14/11/1985: Núi lửa Nevado del Ruiz phun trào ở Colombia

Nguồn: Volcano erupts in Colombia and buries nearby towns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, một vụ phun trào núi lửa ở Colombia đã giết chết tổng cộng hơn 20.000 người sau khi các thị trấn lân cận ngọn núi bị chôn vùi trong bùn đất, băng và dung nham.

Núi lửa Nevado del Ruiz nằm ở trung tâm miền bắc của Colombia. Trước đây hàng thế kỷ, nhiều vụ phun trào khác nhau đã hình thành các vũng bùn lớn trong khu vực thung lũng bên dưới núi lửa. Sau đó thì ngọn núi ngừng phun trào suốt một thời gian dài, và người ta bắt đầu xây dựng các thị trấn, sinh sống trên các khu vực có bùn và băng tích tụ gần miệng núi lửa. Continue reading “14/11/1985: Núi lửa Nevado del Ruiz phun trào ở Colombia”

13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra

Nguồn: Ballinger-Pinchot scandal erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1909, Bê bối Ballinger-Pinchot đã nổ ra khi tạp chí Colliers cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Richard Ballinger thực hiện những giao dịch mờ ám tại các mỏ than Alaska. Đây thực chất là cuộc xung đột nảy sinh từ những ý tưởng trái ngược nhau về cách tốt nhất để sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở miền Tây nước Mỹ.

Ballinger được bổ nhiệm bởi Tổng thống William Taft, người kế nhiệm vị Tổng thống theo chủ nghĩa bảo tồn Theodore Roosevelt. Roosevelt đã phát triển hầu hết các chính sách thân thiện với môi trường của mình với sự hỗ trợ từ Trưởng Cục Kiểm lâm Gifford Pinchot. Đến năm 1909, Roosevelt, Pinchot và các nhà bảo tồn khác lo sợ rằng Taft (thật ra cũng là một đảng viên Cộng hòa) và Ballinger đang phá hoại một cách có hệ thống thành tựu của chính quyền tiền nhiệm bằng cách cho phép tái khai thác các vùng đất công mà trước đó đã bị đóng cửa. Continue reading “13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra”

11/11/1778: Thảm sát Thung lũng Anh đào

Nguồn: Poor leadership leads to Cherry Valley Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, vị Đại tá của phe Ái Quốc, Ichabod Alden, đã từ chối tin vào thông tin tình báo về một lực lượng quân địch đang đến gần. Kết quả là, trong sự kiện mà ngày nay được biết đến với tên gọi Thảm sát Thung lũng Anh đào (Cherry Valley Massacre), một lực lượng gồm lính Trung Quân và người Mỹ bản địa đã bất ngờ tấn công giữa đêm tuyết, giết chết hơn 40 lính Ái Quốc, gồm cả Alden, và bắt giữ thêm ít nhất 70 tù nhân. Cuộc tấn công diễn ra ở phía đông Cooperstown, New York, thuộc Hạt Otsego ngày nay. Continue reading “11/11/1778: Thảm sát Thung lũng Anh đào”

09/11/1862: Ambrose Burnside trở thành chỉ huy Binh đoàn Potomac

Nguồn: Ambrose Burnside assumes command of the Union Army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tướng Ambrose Burnside đã lên nắm quyền chỉ huy Binh đoàn Potomac của Quân đội Liên minh miền Bắc, sau khi George B. McClellan bị bãi nhiệm.

McClellan được rất nhiều binh lính yêu mến và cũng có một số đồng minh trung thành trong hàng lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều người khác lại ghét ông, và người kế nhiệm ông chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc dung hòa giữa phe ủng hộ và chống đối McClellan trong giới lãnh đạo quân đội. Continue reading “09/11/1862: Ambrose Burnside trở thành chỉ huy Binh đoàn Potomac”

07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn

Nguồn: Tacoma Narrows Bridge collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Cầu Tacoma Narrows đã bị sập do gió lớn.

Công trình này được xây dựng tại bang Washington trong những năm 1930 và chính thức khánh thành cho xe lưu thông vào ngày 01/07/1940. Cây cầu bắc qua Vịnh hẹp Puget, nối liền Cảng Gig đến tận Tacoma, cách Seattle 40 dặm về phía nam. Vùng nước nơi cây cầu bắc qua vịnh rộng khoảng một dặm. Sở hữu thiết kế đẹp và mảnh, nó là cây cầu treo dài thứ ba trên thế giới lúc bấy giờ, với chiều dài tổng cộng 1,8km. Continue reading “07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn”

06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào

Nguồn: Teddy Roosevelt travels to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1906, Tổng thống Theodore “Teddy” Roosevelt đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 17 ngày tới Panama và Puerto Rico, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến công du ngoại giao chính thức ra bên ngoài nước Mỹ.

Roosevelt nhậm chức vào năm 1901 với mong muốn khẳng định ảnh hưởng của Mỹ đối với nền chính trị Trung và Nam Mỹ, một phần xuất phát từ chính những trải nghiệm trong quá khứ của ông tại khu vực này. Năm 1897, ông trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley. Chính quyền của tổng thống McKinley đã làm việc để đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các cảng và các ngành công nghiệp ở các nước gần kề. Vào thời điểm Roosevelt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân, sức mạnh trên biển của Mỹ đang trên đà trỗi dậy, tạo điều kiện cho nước này trở thành một tác nhân có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Continue reading “06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào”

04/11/2016: Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu có hiệu lực

Nguồn: Paris Agreement comes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu chính thức có hiệu lực. Thể hiện cam kết quốc tế sâu rộng nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon, thỏa thuận này là một bước ngoặt trong lịch sử về quan hệ của con người với khí hậu Trái Đất.

Mục tiêu của thỏa thuận là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 20C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp bằng cách cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon, đồng thời hướng đến mục tiêu giữa cho mức tăng không quá 1,50C. Các đảo quốc nhỏ đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu 1,50C vì họ là nhóm nước có nguy cơ cao nhất trước bất kỳ thay đổi nào trong mực nước biển. Continue reading “04/11/2016: Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu có hiệu lực”

02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng

Nguồn: Truck explosion kills 3,000 in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một chiếc xe tải đã phát nổ trong Đường hầm Salang ở Afghanistan, làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, hầu hết là binh lính Liên Xô đang trên đường đến Kabul.

Sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan chắc chắn là một thảm họa, nhưng có lẽ sự cố tồi tệ nhất chính là vụ nổ Đường hầm Salang năm 1982. Khi đó, một đoàn dài xe quân sự đang đi từ Liên Xô đến Kabul qua thành phố biên giới Hairotum. Họ đã sử dụng Đường hầm Salang – dài 2,73 km, rộng 5,2m, cao 7,6m – một trong những đường hầm cao nhất thế giới nằm ở độ cao 3.352m, được người Liên Xô xây dựng vào thập niên 1970. Continue reading “02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng”

31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ

Nguồn: The U.S. Congress admits Nevada as the 36th state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, nhằm nhận được sự ủng hộ cần thiết của Lãnh thổ Nevada (vốn do đảng Cộng hòa thống trị) để Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử, Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng chấp nhận lãnh thổ này trở thành tiểu bang thứ 36 của Liên bang Hoa Kỳ.

Ở thời điểm năm 1864, Nevada chỉ có 40.000 cư dân, thấp hơn đáng kể so với yêu cầu để trở thành tiểu bang – 60.000 cư dân. Nhưng việc phát hiện ra các mỏ bạc vô cùng lớn và phong phú vào năm 1859 tại Thành phố Virginia đã nhanh chóng đưa lãnh thổ này trở thành một trong những khu vực quan trọng và giàu có nhất ở miền Tây. Continue reading “31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ”

30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams

Nguồn: John Adams is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1735, John Adams, con trai của một nông dân và là hậu duệ của những người hành hương Plymouth Rock, đã chào đời ở Braintree, Massachusetts. Ông theo học tại Đại học Harvard vào năm 16 tuổi, sau đó tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu về luật trước khi trở thành Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Adams không chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng, nhưng là người có công trong việc xây dựng nền tảng của chính phủ Mỹ. Năm 1776, ông xuất bản ẩn danh cuốn Thoughts on Government (Tư tưởng về Chính phủ), trong đó đề xuất hệ thống chính phủ ba nhánh: cơ quan lập pháp lưỡng viện, cơ quan tư pháp độc lập và cơ quan hành pháp mạnh mẽ. Continue reading “30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams”

28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai

Nguồn: Chuck Berry goes on trial for the second time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, cái gọi là “Phiên tòa Apache” (Apache trials) thứ hai xét xử ca sĩ rock-and-roll Chuck Berry đã bắt đầu. Trước đó, bản án kết tội ông vận chuyển một đứa trẻ vị thành niên đi xuyên qua biên giới các tiểu bang với mục đích vô đạo đức – vi phạm Đạo luật Mann – đã bị tòa phúc thẩm bác bỏ, tuy nhiên, phía công tố đã quyết định xét xử lại Berry. Continue reading “28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam

Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.

Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”