Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Nguồn: Heather Stur, “Combat Nurses and Donut Dollies”, The New York Times, 31/01/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Joyce Denke chỉ mới 19 tuổi khi vị hôn phu của cô, hạ sĩ David Ives, nhận lệnh đến Việt Nam. Khi đó là đầu năm 1967 và anh chỉ còn sáu tháng tại ngũ. Cặp đôi trẻ sống tại thành phố Temple, phía nam thành phố Waco, bang Texas, họ quyết định không để cuộc chiến làm ảnh hưởng đến niềm phấn khởi về một tương lai ở bên nhau và đã bắt đầu lên kế hoạch kết hôn khi anh trở về vào tháng 11.

Chỉ bảy tuần sau khi đến Việt Nam, Ives đã tử trận vào ngày 23/04/1967 ở tuổi 20. Denke vẫn còn giữ bức thư cuối anh viết cho cô vào ngày 19/04/1967. Anh kết thư bằng dòng chữ “mối tình sâu đậm nhất của anh, Dave.” Continue reading “Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam”

Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ

Nguồn: Michael Heise, “Rewriting the Monetary-Policy Script,” Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Các ngân hàng trung ương lớn sẽ còn tiếp tục mù quáng dựa vào những luật lệ cứng nhắc để kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng trong bao lâu nữa? Với những lợi ích rõ ràng của chính sách tiền tệ linh hoạt, các nhà điều hành ngân hàng trung ương cần nhìn vào những cơ hội mà sự linh hoạt có thể mang lại.

Từ lâu, quy tắc vàng của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là nếu lạm phát xuống dưới khoảng mục tiêu chính thức, lãi suất ngắn hạn sẽ được điều chỉnh xuống một mức có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Cách tiếp cận này có nghĩa là một khi lãi suất ngân hàng xuống gần đến hoặc đến mức 0%, các ngân hàng trung ương sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt các chương trình mua tài sản lớn với nhiệm vụ kích cầu. Khi tình huống này xảy ra, các nhà hoạch định chính sách tự động đi theo các kịch bản định trước của các mô hình kinh tế tân Keynes. Continue reading “Hãy thay đổi cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ”

Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Amber Batura, “How Playboy Explains Vietnam,” The New York Times, 28/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khoảng giữa bộ phim Apocalypse Now có một cảnh nổi tiếng là khi con tàu chạy sông của Martin Sheen đến được một trạm cung ứng nằm sâu trong rừng rậm, trong lúc thủy thủ đoàn mua dầu diesel, nhân viên cung ứng đã cho họ những tấm vé miễn phí để xem một chương trình – “Các anh biết đấy,” anh ta nói, “những cô thỏ.” Không lâu sau, họ ngồi ở một sân khấu tạm bợ dựng quanh một bãi đáp, xem ba cô người mẫu Playboy nhảy xuống từ trực thăng và nhảy theo bài “Suzie Q.”

Cảnh phim đó là hoàn toàn hư cấu; các người mẫu Playboy gần như chưa bao giờ đến lưu diễn ở Việt Nam, và chắc chắn không phải là theo nhóm. Nhưng ngay cả khi không có cô thỏ nào thì chắc chắn tờ tạp chí vẫn có mặt ở đây. Trên thực tế, khó mà nói hết vai trò hết sức sâu sắc của tạp chí Playboy đối với hàng triệu lính và nhân viên dân sự Mỹ có mặt ở Việt Nam trong suốt cuộc chiến: để giải trí, đúng, nhưng quan trọng hơn nó còn là nguồn tin tức, và thông qua mục trao đổi thư từ dày đặc, nó còn là một nơi để tâm sự và xưng tội. Continue reading “Playboy và lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam”

Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Triều Tiên thử phóng tên lửa thất bại sáng sớm ngày 16/4, chiều cùng ngày,  Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận cảnh báo Triều Tiên không được thử vũ khí hạt nhân. Toàn văn như sau:

Sáng nay Triều Tiên phóng một tên lửa không rõ loại gì, nhưng phía Mỹ-Hàn Quốc nói quả tên lửa này đã phát nổ ngay khi vừa phóng đi.

Hôm qua Triều Tiên tổ chức cuộc diễu binh truyền thống của ngày “Lễ Mặt Trời”, trưng ra ít nhất hai kiểu tên lửa mới, [dư luận] ngờ là tên lửa đạn đạo vượt đại châu và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Đây là lần diễu binh trưng ra nhiều nhất, tập trung nhất sức mạnh tấn công tầm xa mà Triều Tiên mới tăng thêm. Nhưng phần lớn những tên lửa này chưa qua bắn thử, chúng vừa đem lại ấn tượng là kỹ thuật tên lửa của Triều Tiên tiến bộ nhanh lại vừa làm cho người ta nghi ngờ đấy chỉ là trò biểu diễn đẹp mắt nhưng vô dụng mà Bình Nhưỡng trưng ra cho nước ngoài xem. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân”

Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao

Tác giả: Phạm Phú Khải

Năm 1943 nhà báo Mỹ và tác giả Walter Lippmann viết:

Nếu không có nguyên tắc bao trùm rằng quốc gia phải duy trì các mục tiêu và quyền lực của mình trong trạng thái cân bằng, giữ mục đích trong phạm vi phương tiện, và phương tiện bằng với mục đích, giữ các cam kết phù hợp với các nguồn lực và các nguồn lực phù hợp với cam kết, thì sẽ bất khả để nghĩ về các vấn đề ngoại giao.

Quan điểm của Lippmann đã ảnh hưởng sâu rộng lên nền ngoại giao của Mỹ gần một thế kỷ qua. Continue reading “Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao”

Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia

Nguồn: Kheang Un, “Rainsy days for Cambodian democracy”, East Asia Forum, 27/02/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11 tháng 2 năm 2017, Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Rainsy đã nói rõ với công chúng rằng việc ông từ chức là một “biện pháp phủ đầu” để cứu CNRP khỏi bị giải thể khi Thủ tướng Hun Sen đe dọa sẽ ban hành luật mới có thể giải tán bất kỳ đảng phái chính trị có lãnh đạo là tội phạm bị kết án.

Một tuần sau đó, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thực sự đã ban hành một luật mới nhằm sửa đổi Luật chính đảng. Những sửa đổi mới này, cùng với những điều khác, cấm bất kỳ cá nhân bị kết án nào được tham gia tranh cử và giải tán bất kỳ đảng phái chính trị nào có lãnh đạo là tội phạm bị kết án. Những sửa đổi này được cho là nhắm vào CNRP, đảng đối lập chính. Continue reading “Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia”

Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’

Nguồn: Richard N. Haass, “The Politics of Historicide”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế giới hỗn độn, Trung Đông đang nổi bật hơn cả. Trật tự từ sau Thế chiến I đang đổ vỡ khắp khu vực. Nhân dân Syria, Iraq, Yemen, và Libya đã phải trả một cái giá khổng lồ. Nhưng không phải chỉ tương lai hay hiện tại của khu vực này bị ảnh hưởng. Một nạn nhân nữa của bạo lực ngày hôm nay chính là quá khứ.

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) quyết định sẽ phá hủy những thứ mà nó cho là không đủ tính Hồi giáo. Điển hình nhất là ngôi Đền Bal tuyệt đẹp ở Palmyra, Syria.  Khi tôi viết bài này, thành phố Mosul ở phía bắc Syria đang được giải phóng sau hơn hai năm nằm dưới quyền kiểm soát của ISIS. Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra đủ sớm để cứu vãn được những bức điêu khắc đã bị phá hủy, các thư viện bị thiêu rụi, hay những lăng tẩm bị cướp phá. Continue reading “Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’”

Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phóng tên lửa hành trình tấn công sân bay quân sự Shayrat của Syria ngay trước khi ông bắt đầu cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối hôm 6/4 vừa rồi có lẽ đã làm Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/4 ra xã luận dưới tiêu đề Triều Tiên có thể trở thành Syria tiếp theo hay không nhấn mạnh nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, Trung Quốc sẽ có phản ứng “quay ngoặt” chưa từng thấy. Toàn văn bài xã luận như sau:

Biên đội tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang di chuyển về Tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên. Sau khi Mỹ bắn phá mục tiêu quân sự của Syria, động thái của tàu Carl Vinson đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Continue reading “Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?”

Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ

Nguồn: Carmen Reinhart, “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải qua các mức sụt giảm liên tục về tỉ trọng của mình trong chiếc bánh toàn cầu. Nhưng bạn sẽ không biết được điều đó nếu nhìn vào hệ thống tiền tệ quốc tế.

Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng gấp gần 4 lần, đạt khoảng 16% (chỉ sau Mỹ), và các thị trường mới nổi hiện chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, từ mức khoảng 40% trong những năm ngay sau Thế chiến. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến vẫn ảm đạm, những xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn – ngay cả khi đang diễn ra sự giảm tốc rõ rệt ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Continue reading “Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ”

Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ

Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times,  24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.

Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ”

Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 08/04/2017 (giờ Bắc Kinh), ngay sau khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc, trong tình hình hai bên Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về cuộc gặp này, Thời báo Hoàn cầu đã nhanh chóng công bố bài xã luận dưới tiêu đề Hội đàm Tập Cận Bình – Trump tiếp thêm động lực cho mối quan hệ phức tạp Trung – Mỹ. Việc Trung Quốc sớm khẳng định mặt tích cực của sự kiện trên có thể nhằm tạo vị thế cho nhà lãnh đạo của họ và cảnh báo dư luận thế giới đừng trông chờ vào việc ông Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Nguyên văn bài xã luận nói trên như sau: Continue reading “Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập”

Dân chủ hóa Việt Nam: Một cách nhìn không định kiến

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Môi trường chính trị Việt Nam tương đối khó nắm bắt. Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) nắm quyền kiểm soát chính trị một cách tuyệt đối như đã nêu trong hiến pháp của nước này. Điều đó thường dẫn đến việc đàn áp những người hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến. Thành phần chính trị này có khuynh hướng chung là chống đảng cộng sản, họ tuy có thể khác nhau về cách thức hoạt động cũng như mục tiêu, nhưng thường chia sẻ quan điểm chung là ĐCS không hiệu quả trong việc quản lý kinh tế đất nước cũng như trong việc đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hầu hết những người này tin rằng ĐCS nên nhường bước và thậm chí cần được loại bỏ trong tương lai dân chủ của đất nước. Continue reading “Dân chủ hóa Việt Nam: Một cách nhìn không định kiến”

Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông

Biên dịch: Hoàng Lan

Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.

Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang dần nguội đi, thái độ của Philippines – nước thúc đẩy đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế, đã có sự chuyển biến mang tính mâu thuẫn, Tổng thống Duterte đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, bày tỏ rõ ràng việc gác lại tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, điều này đã khiến vấn đề Biển Đông phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tại thời điểm này, Singapore lại khiến người ta bất ngờ khi quan tâm sâu sắc vấn đề Biển Đông trong các hội nghị quốc tế. Continue reading “Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông”

Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Laughing in the Dark,” Project Syndicate, 01/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Là một cựu công dân Liên Xô, tôi có thể nói với bạn điều này: khi giới nghệ sĩ lên tiếng chống lại một hệ thống chính trị thì đó chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt cho hệ thống chính trị đó. Và khi phát ngôn của họ làm người ta lo lắng thấy rõ thì nhiều khả năng là hệ thống đó có vấn đề.

Trong một nền dân chủ, nghệ thuật có thể đơn thuần là bị bỏ qua. Tất nhiên, người ta có thể trân trọng văn hóa, nhưng đó là lựa chọn của mỗi người chứ không phải là điều cần thiết. Sự thờ ơ (đối với nghệ thuật) là một điều xa xỉ được ban cho những người mà các quyền tự do của họ được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, khi các quyền tự do ấy bị đe dọa, nghệ thuật lại trở thành một tuyến phòng thủ quan trọng. Ngày nay, Hoa Kỳ đang học được bài học ấy. Continue reading “Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump”

Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những thế kỷ trước đây, các hoàng đế Trung Hoa sẽ không bao giờ du hành tới một quốc gia khác để gặp các vị tân vương của nước đó. Thay vào đó, tân vương của các nước láng giềng phải thân chinh đến kinh đô Trung Hoa hoặc cử các sứ thần sang để nhận sắc phong từ Thiên Tử.

Vì vậy, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng điều đó có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu Hoa Kỳ không nỗ lực để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu hiện nay của mình. Continue reading “Thế yếu của Mỹ trong Thượng đỉnh Trump – Tập”

Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?

Nguồn: Amitai Etzioni, “China: The Accidental World Leader?”, The Diplomat, 13/02/2017.
Biên dịch: Nam Lê | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống bất thường của Hoa Kỳ đã khơi gợi những phản ứng bất thường. Sự kêu gọi chủ nghĩa cô lập và bảo hộ mậu dịch của ông đã khiến nhiều chuyên gia và truyền thông về chính sách đối ngoại bàn tán về việc tìm kiếm một nguồn gốc cho một trật tự thế giới mới. Tất cả đều nhanh chóng đề xuất Trung Quốc như một ứng cử viên có khả năng và sẵn lòng trở thành một lãnh đạo thế giới mới và làm nên một trật tự thế giới mới.

Đây là sự thay đổi nhận thức đột ngột. Cho đến cuộc bầu cử ở Mỹ hôm mùng 8 tháng 11, Trung Quốc được xếp vào danh sách những mối đe dọa cho trật tự thế giới bởi chính các chuyên gia đối ngoại này, ngay phía dưới Nga và Bắc Triều Tiên, và phía trên Iran. Trung Quốc bị tố rằng đã chiếm đoạt một vùng lớn Biển Đông, và được coi là một mối nguy cho tự do hàng hải, một rào cản cho thương mại tự do (Trung Quốc bị loại trừ khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Continue reading “Trung Quốc tình cờ lãnh đạo thế giới?”

Cần chấm dứt ngay chiến tranh thương mại Trung – Hàn

Nguồn: Lee Jong-wha, “The Sino-Korean Trade War Must End”, Project Syndicate, 22/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, và khiến Trung Quốc nổi giận. Lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), với khả năng giám sát các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa từ lãnh thổ Trung Quốc, sẽ gây hại cho an ninh của họ và phá vỡ cân bằng chiến lược trong khu vực. Nhưng chừng nào Bắc Triều Tiên còn là mối đe dọa sâu sắc đối với an ninh trên bán đảo Triều Tiên, sự phản đối của Trung Quốc đối với hệ thống này là vô ích và hết sức tiêu cực.

Trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc đẩy nhanh tiến độ triển khai THAAD trước khi Hàn Quốc tổ chức bầu cử tổng thống bất thường vào ngày 9 tháng Năm, Trung Quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế với hy vọng buộc vị Tổng thống sắp tới của Hàn Quốc phải cân nhắc lại. Hiện tại các ngành công nghiệp du lịch, sản xuất hàng tiêu dùng và giải trí của Hàn Quốc bị thiệt hại nặng. Continue reading “Cần chấm dứt ngay chiến tranh thương mại Trung – Hàn”

Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Mark K. Updegrove, “Lyndon Johnson’s Vietnam,” The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại sao một vị tổng thống dù hiểu rõ những rủi ro nhưng vẫn lao vào một cuộc chiến không thể thắng?

Sáng ngày 27 tháng 5 năm 1964, chỉ hơn hai tháng trước khi Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ được Quốc hội thông qua, cho phép Nhà Trắng nắm quyền chỉ huy quân đội để làm những việc cần thiết ở Đông Nam Á, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gọi hai cuộc điện thoại.

Cuộc đầu tiên, được nhật ký điện thoại ghi nhận lúc 10:55, là với thượng nghị sĩ Richard B. Russell thuộc Đảng Dân chủ của tiểu bang Georgia, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện. “Ông nghĩ sao về vấn đề Việt Nam?” Johnson hỏi thượng nghị sĩ, một người bạn và cũng là người cố vấn lâu năm. “Tôi muốn nghe ông nói chuyện một chút.” Continue reading “Tại sao Johnson đưa Mỹ lún sâu vào Chiến tranh Việt Nam?”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

Nước Úc trước tương lai bất định

Tác giả: Phạm Phú Khải

Từ 28-30/03/2017, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) triệu tập tất cả các đại sứ, ủy viên cao cấp và tổng lãnh sự từ khắp nơi trên thế giới về thủ đô Canberra để bàn về các mục tiêu ngoại giao, thương mại và chính sách phát triển trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất định hiện nay.

Đây là lần đầu tiên DFAT triệu tập hơn một trăm chuyên viên ngoại giao hàng đầu của mình về thủ đô để cùng nhau vạch ra một sách lược nền tảng làm lộ trình hướng dẫn cả quốc gia đối phó với những thử thách, cơ hội và nguy cơ trong vòng năm đến mười năm tới. Lộ trình này nhằm bảo vệ và phát huy quyền lợi quốc tế của Úc và định hình cung cách can dự của Úc với thế giới. Sách lược hay khung sườn này có tên gọi chính thức là Sách Trắng Chính Sách Ngoại Giao (Foreign Policy White Paper – FPWP). Continue reading “Nước Úc trước tương lai bất định”