Chính sách tị nạn của Đức từ góc độ chính trị và pháp lý

0,,18705980_303,00

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Khủng hoảng tỵ nạn là hậu quả của chính sách sai lầm của các cường quốc khi can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực trong suốt nhiều thập kỷ qua. Và nay châu Âu đang phải đối mặt với vấn đề đó ngay tại sân nhà. Nước Đức và châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị chia rẽ sâu sắc.

Nước Đức chào đón người tị nạn

Sự việc bắt đầu bằng dòng người tỵ nạn từ Syria tràn ngập nhà ga trung tâm thủ đô Budapest của Hungari cuối tháng 8 năm 2015 đòi được đi tiếp sang Đức và Áo. Ban đầu chính quyền Badapest còn ngăn cản, cố giữ trật tự trong chừng mực có thể, nhưng rồi họ cũng “đầu hàng” trước sức ép của dòng người di cư lớn chưa từng có. Trong bối cảnh đó Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận những người này, chính thức kích hoạt cho dòng di cư từ các nước Bắc Phi và Trung Đông, đặc biệt là từ Syria, tràn vào Đức và châu Âu. Cho đến cuối năm 2015 đã có 1,1 triệu người tỵ nạn đến Đức, chưa kể số người không đăng ký, vượt xa số 800 ngàn mà chính quyền dự đoán trước đó. Continue reading “Chính sách tị nạn của Đức từ góc độ chính trị và pháp lý”

Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến

jihad-5

Nguồn: George Soros, “How to fight Jihadi terrorism”, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những xã hội mở luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ và châu Âu ngày nay do những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và nhiều nơi khác, cũng như vì cách mà Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, đã phản ứng lại các cuộc tấn công đó.

Những tổ chức khủng bố thánh chiến, như Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và Al Qaeda, đã khám phá ra gót chân Achilles của xã hội phương Tây: đó là nỗi sợ hãi trước cái chết. Bằng việc châm ngòi cho nỗi sợ hãi đó qua những cuộc tấn công kinh hoàng và những video tàn bạo, những kẻ tuyên truyền cho ISIS đã đánh thức và khuếch đại tâm lý đó, dẫn tới tình trạng những con người vốn vẫn thường lý trí trong các xã hội mở trở nên không còn lý trí nữa. Continue reading “Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”

Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất

interest-rates-crop-600x338

Nguồn: Michael Spence,”Fed’s risks to emerging economies”, Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay). Continue reading “Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện

plp laywer at pca

Tác giả: Quách Thị Huyền

Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trốn tránh

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Trước đó, tháng 12/2014, Trung Quốc đã ra văn bản thể hiện quan điểm của mình rằng PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử, vì theo Trung Quốc những gì mà Philippines kiện không thể được phân xử mà không xét đến chủ quyền của các nước, điều mà theo Trung Quốc là PCA không có quyền làm.Tuy nhiên, tháng 10/2015, PCA đã đưa ra phán quyết tiếp tục xét xử vụ này và lắng nghe phần trình bày của phía Philippines. Continue reading “Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa

saudi-arabia-oil

Nguồn: Gassan Al-Kibsi, “The Kingdom Beyond Oil”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng |Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong mấy tuần qua, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành một cuộc tổng kết chính sách chiến lược chưa từng có tiền lệ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này. Chi tiết đầy đủ của cuộc tổng kết này được dự kiến công bố vào tháng 1/2016 nhưng rõ ràng là Saudi Arabia – nền kinh tế lớn thứ mười chín trên thế giới – đang cực kì cần một cuộc cải cách sâu rộng.

Có hai nguyên nhân lý giải tại sao việc thay đổi chính sách lại trở nên cấp thiết. Nguyên nhân đầu tiên là do giá dầu thế giới giảm đột ngột, từ trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 40 USD/thùng hiện nay. Với việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 90% thu nhập của chính phủ, nền tài chính của Saudi Arabia đang phải chịu áp lực cực lớn; cán cân tài chính chuyển từ thặng dư thấp năm 2013 sang thâm hụt hơn 21% GDP trong năm 2015, theo các dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa”

Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo

9e637066-cf71

Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Minh

Mở đầu

Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật đã xuất hiện từ lâu gắn liền với những phán quyết của Trọng tài quốc tế, Tòa án thường trực Công lý quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác xa nhau, đồng thời do tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia. Có những vụ việc đã được các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đôi khi những phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp. Continue reading “Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo”

“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản

cn tu ban

Tác giả: Huỳnh Thế Du

Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) lại xuất hiện.

Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc Âu cho thấy rất rõ điều này.

Mô hình thị trường tự do kiểu Mỹ

Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình. Continue reading “Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản”

Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?

trade-test-centre-india

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Why big oil should kill itself”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, giá dầu đang ổn định về dài hạn ở mức từ 30 USD đến 50 USD mỗi thùng, người sử dụng năng lượng khắp nơi đang được hưởng khoản thu nhập tăng thêm hằng năm trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD. Kết quả cuối cùng gần như sẽ hiển nhiên thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, bởi vì người hưởng lợi từ việc phân phối lại khoản thu nhập khổng lồ này chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình – những người thường tiêu xài tất cả những gì họ kiếm được.

Dĩ nhiên, sẽ có vài đối tượng bị tổn thất nặng nề – chủ yếu là chính phủ các quốc gia sản xuất dầu mỏ, những nước sẽ bị giảm dự trữ ngoại tệ, đồng thời phải vay mượn từ các thị trường tài chính càng lâu càng tốt thay vì cắt giảm chi tiêu công. Rốt cuộc, đó chính là giải pháp mà các chính trị gia mong muốn, đặc biệt khi họ đang phải đương đầu với chiến tranh, chống lại các sức ép địa chính trị hay đối mặt với các cuộc nổi loạn của quần chúng. Continue reading “Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?”

Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm

image

Nguồn: Dani Rodrik, “The Evolution of Work”, Project Syndicate, 09/12/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào giữa tháng 12 (2015), Liên Hợp Quốc đã đưa ra các Báo cáo thường niên mới nhất về Phát triển Con người. Báo cáo năm nay tập trung vào bản chất của việc làm: cách chúng ta kiếm sống đã biến đổi như thế nào do toàn cầu hóa kinh tế, các công nghệ mới cũng như những đổi mới trong tổ chức xã hội. Cụ thể hơn, triển vọng cho các quốc gia đang phát triển rõ ràng là vừa tốt vừa xấu.

Với hầu hết mỗi người trong hầu như mọi thời điểm, công việc là vấn đề gần như chẳng hề thoải mái. Trong lịch sử, làm việc cần cù nặng nhọc là cách để các quốc gia trở nên giàu có. Và trở nên giàu có lại là cách để vài người có cơ hội làm được những công việc thoải mái hơn. Continue reading “Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm”

Karl Marx: Một nhà nhân văn lãng mạn

BRAND_BIO

Nguồn: Terry Eagleton, “Ein romantischer Humanist“, Zeit, 23/05/2011.

Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Ca ngợi Karl Marx có lẽ cũng khó lọt tai như nói một điều gì dễ thương về Thiền vu Hung Nô Attila. Chẳng phải những ý tưởng của Marx là đầu mối của độc tài, giết chóc quy mô lớn và tàn phá kinh tế đó sao? Còn có gì để bênh vực cha đẻ của những học thuyết từng dẫn thẳng đến các trại cải tạo và tệ sùng bái một gã nông dân Gruzia hoang tưởng, được biết đến với cái tên Stalin? Chẳng phải một học trò khác của Marx, Mao Trạch Đông, là thủ phạm gây ra vụ tàn sát dân chúng có lẽ lớn nhất trong lịch sử hiện đại đó sao?

Nhưng bắt Marx phải chịu trách nhiệm về Mao thì đại loại cũng giống như nhè đầu Jesus mà đổ cho tội của các Tòa án Dị giáo La Mã. Tay của nền văn minh Thiên chúa giáo cũng vấy máu biết bao nhiêu nạn nhân vô tội. Nhưng chúng ta không đem những điều kinh hoàng đó ra để cáo buộc các tác giả của Kinh Tân ước, cũng hệt như chúng ta không lấy nạn đói khổng lồ ở Ái Nhĩ Lan hay Đại chiến Thế giới I để quy trách nhiệm cho các nhà tư tưởng cấp tiến vĩ đại đã góp công vào việc lí giải xã hội tư bản hiện đại. Continue reading “Karl Marx: Một nhà nhân văn lãng mạn”

Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc

Youwei_EndOfReform3_0

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Institutional Challenge”, Project Syndicate, 17/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Douglass North, người đã áp dụng lí thuyết kinh tế vào lịch sử để tìm hiểu sự thay đổi thể chế và xã hội, đã qua đời tại nhà riêng ở Michigan. Nhưng ý tưởng của ông còn sống mãi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Mặc dù North chưa bao giờ tập trung rõ rệt vào sự phát triển thể chế của Trung Quốc, nhưng lí thuyết của ông được chứng minh là vô giá với các nhà lãnh đạo đất nước này khi họ trải qua giai đoạn tiếp theo của cải cách thể chế.

Trong bài giảng nhận giải Nobel của ông năm 1993, North chỉ ra 3 bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra từ nghiên cứu của ông. Continue reading “Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”

Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?

_79526381

Nguồn: Nicholas Farrelly, What happens when the Thai king’s gone?, East Asia Forum, 01/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 2 năm 2005, Đảng Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai) của ông Thaksin Shinawatra tái đắc cử với đa số phiếu bầu. Nhưng khi ông Thaksin củng cố quyền lực hơn bao giờ hết thì các đối thủ của ông đã trở nên lo lắng. Đảng Dân chủ lo ngại không bao giờ có thể kiểm soát được những đòn bẩy của Chính phủ, khi nhà tỷ phú ngành viễn thông nổi tiếng thẳng thắn đã cơ bản độc quyền hóa sự kiểm soát tiến trình chính trị. Ảnh hưởng của ông đối với các đề bạt trong quân đội và giới quan chức ám chỉ rằng ông sẽ không dừng lại cho đến khi nào tất cả các vị trí chủ chốt được nắm giữ bởi những trợ lý đáng tin cậy của ông.

Trước cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tấn công bởi một loạt sự chỉ trích dựa trên luân lý đơn thuần. Nhưng Thaksin vẫn còn cảm thấy tự tin. Nhiều người cho rằng các lực lượng vũ trang bị chính trị hóa sâu sắc của Thái Lan đã “quay lại với các doanh trại của mình” mãi mãi. Chúng ta biết rằng nói như thế là quá sớm. Continue reading “Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?”

Báo cáo thường niên 2015

baocao2015

I. Giới thiệu Dự án Nghiencuuquocte.net

1. Sứ mệnh

Ra đời ngày 9/5/2013, Nghiencuuquocte.net là một dự án phi chính trị, phi lợi nhuận nhằm mục đích phát triển nguồn học liệu chuyên  ngành nghiên cứu quốc tế bằng tiếng Việt và thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Việt Nam. Continue reading “Báo cáo thường niên 2015”

8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ

roman-empire

Nguồn: 8 Reasons Why Rome Fell”, History.com, 14/01/2014.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thế kỷ thứ IV, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ sau gần 500 năm thống trị như một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới. Theo các sử gia, kết quả này là do hàng trăm yếu tố khác nhau gây nên, từ thua trận, thuế má bất ổn, cho tới thiên tai và thậm chí là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, Đế chế La Mã không hẳn đã suy tàn vào năm 476 SCN, bởi nửa phía đông của đế chế này vẫn tồn tại thêm một nghìn năm nữa dưới tên gọi Đế chế Byzantine. Dù những câu hỏi về việc Đế chế này sụp đổ như thế nào và vào lúc nào vẫn đang là đề tài tranh luận, một vài giả thiết nổi bật nhất đã lý giải về sự suy yếu và tan rã của Đế quốc Tây La Mã. Cùng tìm hiểu 8 lý do dưới đây để biết tại sao cuối cùng một trong những đế chế huyền thoại nhất trong lịch sử lại suy tàn. Continue reading “8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ”

Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời

thatcher

Nguồn: Nghiêm Tú, Tuỳ bút (Trung Quốc), số 1/ 2004

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thanh niên thời nay ít ai biết đến tên tuổi bà Thatcher.[1] Bà từng làm Thủ tướng nước Anh 11 năm liền vào cuối thế kỷ trước, và có biệt danh “Bà đầm thép” [Iron Lady] vì đã áp dụng một đường lối cứng rắn nhằm vực dậy nền kinh tế ốm yếu của nước tư bản già cỗi này. Sau khi nghỉ hưu, Bà đầm thép bị rơi vào lãng quên, chẳng thấy ai nhắc tới.

Báo The Sunday Times ngày 3 tháng 8 năm ngoái [2003] có đăng bài nói về nhân vật tiếng tăm lừng lẫy một thời này, nay xin kể lại cho bạn đọc cùng nghe. Continue reading “Chuyện bà Thatcher lúc cuối đời”