Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc

_fil102_47801363

Nguồn: Hu Angang, “Embracing China’s ‘New Normal’”, Foreign Affairs, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Rõ ràng là giờ đây, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được xác định là sẽ chậm dần trong những năm sắp tới, mặc dù các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất về mức độ cũng như độ dài của quá trình này. Vào năm ngoái, tốc độ tăng trường GDP của nước này rớt xuống còn có 7,44%, mức thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ qua, và nhiều người dự đoán rằng chỉ số này sẽ tiếp tục giảm sâu trong năm 2015.

Có hàng tá các quốc gia đang vật lộn để có thể đạt được mức tăng trưởng này, nhưng phần lớn trong số đó lại không buộc phải tạo ra hàng triệu việc làm mới trong vòng một thập kỷ tới như Trung Quốc. Vì vậy, thật dễ hiểu khi một số chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về viễn cảnh tương lai của quốc gia này. Họ lập luận rằng, mô hình tăng trưởng dựa trên động lực sản xuất đã không còn đứng vững nữa và cảnh báo rằng, như cách mà kinh tế gia Paul Krugman phát biểu vào năm 2013, nước này “sẽ va đầu vào Vạn Lý Trường Thành”. Theo cách nhìn này, câu hỏi sẽ không phải là liệu nền kinh tế của Trung Quốc có sụp đổ hay không, mà là khi nào điều đó sẽ xảy ra. Continue reading “Đón nhận tình trạng “bình thường mới” của Trung Quốc”

Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone

Phần 1: Nguồn gốc ra đời đồng tiền chung euro

Các nước châu Âu gây chiến với nhau trong phần lớn lịch sử. Thường các quốc gia có xung đột sẽ không làm ăn chung. Do đó, châu Âu luôn là một châu lục đầy rẫy rào cản thương mại, thuế quan và các đồng tiền khác nhau. Điều này cản trở giao thương quốc tế. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Khủng hoảng Eurozone”

Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy

race_to_the_bottom

Nguồn: David Shambaugh, “China and the US are now engaged in all-out competition”, South China Morning Post, 11/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Mỹ – Trung đã được mô tả một cách chính xác là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Đó cũng là mối quan hệ phức tạp và đáng lo ngại nhất. Hai gã khổng lồ này là hai cường quốc hàng đầu thế giới và được kết nối với nhau theo nhiều cách: song phương, khu vực và toàn cầu. Do đó, việc hiểu được động lực làm nền tảng và vận hành mối quan hệ đang thay đổi này là điều rất quan trọng.

Dù Washington và Bắc Kinh hợp tác trong những lĩnh vực họ có thể hợp tác, vẫn có sự cạnh tranh đang gia tăng đều đặn trong mối quan hệ giữa hai bên. Sự cân bằng giờ đây đã thay đổi, với cạnh tranh là yếu tố chi phối. Có nhiều lý do cho thực trạng này – và một trong số đó là vì an ninh bây giờ đã quan trọng hơn so với kinh tế trong mối quan hệ này. Continue reading “Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy”

Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng”

CHINA_(IT)_140114_Xi_Invokes

Nguồn: Vijay Shankar, “China: The January Storm”, Institute of Peace and Conflict Studies, 12/05/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam| Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mao Trạch Đông phát động cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản” vào ngày 16 tháng 5 năm 1966. Sự việc đã làm nổ ra cuộc đấu đá vũ trang nội bộ phức tạp và khốc liệt, mà bản chất là sự tranh giành quyền lực giữa một Mao Trạch Đông đang nỗ lực giữ vững nguyên trạng và một Lưu Thiếu Kỳ đang cố gắng thúc đẩy cải cách.

Lưu Thiếu Kỳ nhận thấy những thất bại thê thảm từ các chính sách kinh tế của Mao, những hoang tưởng về sự thay đổi đã hằn sâu vào đầu óc Mao và cách lý giải rất hời hợt của Mao về những gì phù hợp với chủ nghĩa Mác và – nguy hiểm hơn nữa – những gì không phù hợp. Continue reading “Mao, Tập và “Cơn bão tháng Giêng””

Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Dương Danh Huy, Massive Island-Building and International Law“, AMTI, 15/06/2015.

Trong thời gian một năm, việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa đã thay đổi quang cảnh địa lý và an ninh ở Biển Đông.

Cho đến nay việc xây đảo này đã tạo ra hơn tám triệu mét vuông đất tại các vùng biển rộng, vượt xa các hoạt động cải tạo của các nước khác cho đến nay, và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng trăm triệu tấn cát đã được vét từ đáy biển và đổ trên các rạn san hô mỏng manh, những thành phần quan trọng của hệ sinh thái biển. Các chuyên gia hải dương học dự đoán rằng việc này đã và đang gây tác hại không thể đảo ngược về môi trường. Continue reading “Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế”

Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot

505464449OH030_CAMBODIANS_A

Nguồn: Charles Parkinson, Alice Cuddy và Daniel Pye, “The Pol Pot dilemma”, Phnompenh Post, 29/5/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Phạm Thị Thoa

Một kho tư liệu hơn 500.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ từ năm 1978 do WikiLeaks công bố hôm thứ Tư bao gồm hàng trăm bức điện đã vẽ nên một bức tranh sống động về một chính quyền Mỹ bị giằng xé giữa nỗi khiếp sợ sự tàn bạo của chính quyền Pol Pot và lo sợ về ảnh hưởng của Việt Nam nếu chính quyền Pol Pot sụp đổ.

“Chúng tôi tin rằng một nước Campuchia phải tồn tại ngay cả khi chúng tôi tin rằng chế độ Pol Pot là chế độ vi phạm quyền con người tồi tệ nhất thế giới”, theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến 6 đại sứ quán Mỹ tại châu Á vào ngày 11 tháng 10 năm 1978. “Chúng tôi không thể ủng hộ chính quyền Pol Pot, nhưng một Campuchia độc lập phải tồn tại”. Continue reading “Thế lưỡng nan của Mỹ đối với chế độ Pol Pot”

Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?

FederalReserve

Nguồn: Martin Feldstein, “The Inflation Puzzle,” Project Syndicate, 29/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tỉ lệ lạm phát thấp ở Hoa Kỳ là một điều có vẻ khó hiểu, nhất là với những nhà kinh tế tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Xét cho cùng thì trong quá khứ, việc tăng và giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền cơ sở (tiền trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương) cuối cùng cũng tạo ra – hoặc ít nhất cũng kéo theo – sự tăng và giảm của tỉ lệ lạm phát. Và bởi vì tiền cơ sở do ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp mà không do các ngân hàng thương mại tạo ra, nên nhiều người cho rằng đây là thước đo tốt nhất cho ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Ví dụ, lượng tiền cơ sở của Mỹ đã tăng với tốc độ hằng năm là 9% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 6% trong thập niên tiếp theo. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ này được đi kèm với sự giảm nhịp của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 3,5% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 2,5% trong thập niên 1995-2005. Continue reading “Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?”

Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “How China’s Land Reclamation Fits in Its Regional Strategy for Dominance”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là bài thứ hai trong loạt bài của Patrick Cronin về chiến lược thống trị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem Phần 1 tại đây.

Một số nhà phân tích cho rằng “đội hình” đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông không đáng gây ra bận tâm lo lắng vì chúng có thể bị “xử” dễ dàng một khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, họ không nhìn ra được cách thức mà những hòn đảo này gắn kết vào chiến lược “chậm mà chắc” đưa Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực luôn muốn vừa tối đa hóa hợp tác, lại vừa tối thiểu hoá xung đột. Chính điều này đã đẩy chúng ta rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trước các hành động hung hăng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc, ví dụ như hành vi xây đắp các đảo nhân tạo. Trung Quốc đang tích cực gia tăng gấp đôi diện tích đất trên Biển Đông mà họ có ban đầu. Họ tìm cách biến tuyên bố chủ quyền mập mờ về đường chín đoạn, bao phủ gần hết toàn bộ Biển Đông (điều theo Hoa Kỳ là không có cơ sở pháp lý), thành một “chuyện đã rồi”. Bắc Kinh cũng đã từ chối không tham gia vào vụ kiện được đệ trình bởi Philippines trước Tòa Trọng tài về Luật Biển (ITLOS). Điều này đặt một dấu hỏi lớn về các lợi ích thực sự của Trung Quốc liên quan tới việc tuân thủ pháp luật quốc tế. Continue reading “Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc”

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng

MARKETS-GLOBAL/

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Currency Manipulation Charade”, Project Syndicate, 27/05/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Quốc hội Mỹ loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây tranh cãi – vốn là hiệp định thương mại then chốt của Tổng thống Barack Obama– thì xuất hiện một trở ngại lớn. Vào ngày 22 tháng 5, Thượng nghị viện đã tránh được trở ngại ấy bằng việc bỏ phiếu sát nút 51/48 để bác bỏ một đề xuất bổ sung điều khoản về “thao túng tiền tệ” vào một dự luật vốn sẽ trao cho Obama “quyền đàm phán nhanh” (fast-track authority) để thương thảo Hiệp định TPP. Nhưng vấn đề này có thể lại bị đưa ra khi cuộc tranh luận chuyển đến Hạ viện, nơi có sự ủng hộ rất lớn đối với “các quy định về tiền tệ có thể được thi hành.”

Trong ít nhất một thập niên gần đây, Quốc hội đã tập trung vào sự thao túng tiền tệ – một sự cáo buộc nhắm vào các nước công khai can thiệp vào thị trường ngoại hối để làm giảm giá nội tệ và dùng cách đó để trợ cấp xuất khẩu. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ trong tưởng tượng”

Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới

china-_WORKERS_IN_BEIJING

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Pursuit of a New Economic Order”, Project Syndicate, 02/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà kinh tế học đang ngày càng bất đồng ý kiến về tương lai kinh tế của Trung Quốc. Những người lạc quan đề cao khả năng học hỏi và tích lũy nguồn vốn con người nhanh chóng của đất nước này. Những người bi quan lại tập trung vào sự sụt giảm đáng kể về lợi thế nhân khẩu, tỉ lệ nợ trên GDP cao, sự thu hẹp của các thị trường xuất khẩu, và sự dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc. Nhưng cả hai nhóm đều bỏ qua một yếu tố quyết định cơ bản hơn đối với những viễn cảnh kinh tế của Trung Quốc: trật tự thế giới.

Câu hỏi rất đơn giản: Liệu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong giới hạn của trật tự toàn cầu hiện nay, bao gồm cả các nguyên tắc thương mại của nó, hay trật tự thế giới mà Hoa Kỳ đang thống trị cần phải thay đổi đáng kể để có thể thích nghi với sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc? Tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Trung Quốc theo đuổi trật tự kinh tế quốc tế mới”

Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?

1378227600000

Nguồn: James Laurenceson & Hannah Bretherton, “What Australians really think about a rising China”, East Asia Forum, 27/5/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy thành một cường quốc của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nước Úc? Câu trả lời phụ thuộc vào người được hỏi là ai.

Trong tháng 3 năm 2015, biên tập viên chuyên mục quốc tế của tờ Sydney Morning Herald, Peter Hartcher, đã mô tả Trung Quốc như một quốc gia phát-xít chèn ép chính người dân của mình cũng như các quốc gia láng giềng. Điều đó phần nào nói lên quan điểm nhìn nhận Trung Quốc như một mối đe dọa, “mối đe dọa Trung Quốc”.

Tuy nhiên, cũng không thiếu các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEOs) bộc lộ sự tán dương đối với các chính sách của Chính phủ Trung Quốc vốn dự kiến sẽ giúp hơn 850 triệu dân Trung Quốc vươn lên hàng ngũ tầng lớp trung lưu trong thập niên tiếp theo. Continue reading “Người Úc nghĩ gì về một Trung Quốc đang trỗi dậy?”

Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc

_73379040_73379039

Nguồn: Daniel A. Bell, “Chinese Democracy Isn’t Inevitable,” The Atlantic, 29/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những nhược điểm trong hệ thống chính trị của Trung Quốc là rất rõ ràng. Thậm chí chính phủ còn không thèm giả vờ tổ chức các cuộc bầu cử cấp quốc gia và trừng phạt những ai công khai kêu gọi một chính quyền đa đảng. Truyền thông bị kiểm duyệt khắt khe còn Internet thì bị chặn. Các nhà lãnh đạo cấp cao không bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Thậm chí đáng lo ngại hơn là đàn áp đã được đẩy mạnh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, cho thấy rằng chế độ ngày càng lo lắng về tính chính danh của nó.

Một số chuyên gia về Trung Quốc – gần đây nhất là David Shambaugh từ Đại học George Washington – giải thích những dấu hiệu đáng ngại này là bằng chứng cho thấy hệ thống chính trị của Trung Quốc đang trên bờ sụp đổ. Nhưng một kết cục như vậy là rất khó xảy ra trong tương lai gần. Continue reading “Chế độ trọng dụng nhân tài và những giới hạn của dân chủ ở Trung Quốc”

Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi

maxresdefault

Nguồn: The China Model: A Dialogue between Francis Fukuyama and Zhang WeiweiNew Perspective Quarterly, Vol 28, No. 4, Fall 2011.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Francis Fukuyama là thành viên cao cấp Olivier Nomellini, thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford, đồng thời là tác giả các cuốn sách nổi tiếng “Sự cáo chung của Lịch sử”; “Con người cuối cùng và cội nguồn của các trật tự chính trị”. Trương Duy Vi (, Zhang Weiwei) là giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Genève (Thụy Sĩ), thành viên cao cấp tại Viện Xuân Thu (Chungqiu) và giáo sư thỉnh giảng của Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của cuốn sách “Làn sóng Trung Quốc: sự trỗi dậy của một nhà nước văn hiến ”. (Chú thích của THD: Trương Duy Vi từng là người thông dịch cho Đặng Tiểu Bình khi Đặng sang Mỹ).

Francis Fukuyama: Trong lịch sử thế giới, sự phát triển của nhà nước Trung Quốc có một tầm quan trọng đặc biệt. Ở Phương Tây, người ta quen mô tả sự phát triển của các thể chế theo những chuẩn mực dựa trên thực tiễn Châu Âu, trong khi đó lại quên một sự thật: Trung Quốc là nơi đầu tiên mà nhà nước đã được hình thành, tức là khoảng 1700 – 1800 năm sớm hơn Châu Âu. Continue reading “Mô hình Trung Quốc: Đối thoại giữa Francis Fukuyama và Trương Duy Vi”

Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông

mod6

Nguồn: Joseph S. Nye, “Avoiding Conflict in the South China Sea,” Project Syndicate, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chiếc máy bay trinh sát P8-A của Hải quân Hoa Kỳ bay tới gần đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông mới đây, nó đã tám lần nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực từ Hải quân Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là vững như bàn thạch.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đáp lại, “Không nên lầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, chạy tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới.” Vậy có phải là một cuộc xung đột Mỹ – Trung trên biển Đông sắp xảy ra? Continue reading “Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông”

Vì sao thế giới nghiện vay nợ?

debt

Nguồn:  “Why the world is addicted to debt”, The Economist, 17/05/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

NỢ là “không khí cần cho sự sống của thương mại hiện đại”. Những lời này được Daniel Webster, một thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu vào năm 1834 khi thị trường trái phiếu của Mỹ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Ngày nay thế giới đang bị tê liệt bởi quá nhiều nợ. Các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính tăng từ 246% GDP năm 2000 lên 286% ngày nay.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007, tỉ lệ nợ trên GDP của 41 trong 47 nền kinh tế lớn đã tăng lên, theo theo dõi của McKinsey, một công ty tư vấn. Với mỗi một đô la tăng thêm của sản lượng, thế giới lại tạo ra một khoản nợ lớn hơn một đô la. Khi mạng lưới các khoản nợ dày đặc hơn bao giờ hết này co lại quá một mức độ nào đó thì điều đó là không tốt đối với tăng trưởng, làm cho các doanh nghiệp và các hộ gia đình dễ bị tổn thưởng trước những cú sốc và tình trạng vỡ nợ gây thiệt hại lớn. Vì sao thế giới lại nghiện vay nợ đến vậy? Continue reading “Vì sao thế giới nghiện vay nợ?”

Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ

ARP3782495

Nguồn: Aryeh Neier, ‘Turkey’s Historical Responsibility’, Project Syndicate, 27/4/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Một trăm năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các quan chức của đế chế Ottoman đã vây bắt rồi trục xuất 250 lãnh đạo và trí thức Armenia ở Constantinople. Đó là sự mở đầu của một cuộc thảm sát lịch sử khiến 1,5 triệu trên tổng số 2 triệu người Armenia sống ở đây bị sát hại.

Trong những tuần lễ ngay trước dịp kỉ niệm 100 năm cuộc thảm sát đó, những cuộc tranh luận xem liệu cuộc giết chóc đó có bị coi là hành động diệt chủng hay không lại bùng lên lần nữa, như đã được dự đoán. Giáo hoàng Francis và Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng ủng hộ những người có ý kiến khẳng định (đó là sự diệt chủng) – dẫn đến sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và những người khác trong chính phủ của ông. Continue reading “Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”

AIIB và chiến lược của Trung Quốc

ST_20141029_STBIHUGH_777459e

Nguồn: Yuriko Koike, “The AIIB and Chinese Strategy”, Project Syndicate, 27/5/2015

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tháng 6, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ tổ chức cuộc họp toàn thể lần đầu tiên với mục đích chính thức đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2015. Và hiện nay Trung Quốc đang nhân đôi nỗ lực của mình nhằm bảo đảm vai trò kiểm soát ở ngân hàng mới bằng cách gia tăng khoản đầu tư ban đầu từ 50 tỷ USD theo kế hoạch lên 100 tỷ USD.

Những khoản đầu tư bổ sung của Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường chỉ số tín nhiệm của AIIB. Nhưng Trung Quốc lẽ ra nên duy trì quyền kiểm soát ngân hàng, bởi số lượng các  quốc gia đồng ý tham gia vào AIIB đã vượt xa con số mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc dự đoán. Continue reading “AIIB và chiến lược của Trung Quốc”