Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine

v2-ukraine-10

Nguồn: Stephen Holmes & Ivan Krastev, “The Ukrainian School of War,” Project Syndicate, 25/2/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Ukraine thường được so sánh với cuộc khủng hoảng Nam Tư đầu những năm 1990, và quả thật, giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, đến khi hiểu được tại sao cuộc xung đột giữa chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai do Nga hậu thuẫn vẫn cứ dai dẳng và tại sao, sau một năm chiến sự ngày càng tàn bạo, một giải pháp hòa bình dường như là quá xa vời thì sẽ nhận ra rằng sự khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng là quan trọng hơn nhiều.

Chiến thuật của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine cũng giống như chiến thuật của Tổng thống Serbia Slobodan Milošević trong sự tan rã của Nam Tư. Việc nhắc lại Thế chiến II một cách lạm dụng của Tổng thống Putin trong công tác tuyên truyền, nhằm thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga mãnh liệt, thường được ví như bản sao “cắt và dán” của chiến dịch thông tin sai của Tổng thống Milošević hồi đầu những năm 1990 từng làm dấy lên tư tưởng bài người Croatia trong lòng người Serbia. Continue reading “Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine”

Thế lưỡng nan của Hoàng đế Tập Cận Bình

Xi_2337986b

Nguồn: Chris Patten, “Emperor Xi’s Dilemma,” Project Syndicate, 21/1/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi từng nói chuyện với một nữ học giả người Trung Quốc; cha mẹ bà trốn chạy khỏi quê hương vào những năm 1930 do kinh sợ trước sự tham lam và nạn tham nhũng lan tràn trong nước trước khi cuộc cách mạng cộng sản nổ ra. Họ trở về sau năm 1949, bỏ lại công việc an nhàn trong các trường đại học ở California để giúp xây dựng một Trung Quốc mới.

Cha của nữ học giả này đã phải chịu nhiều đau khổ trong các chiến dịch chống hữu khuynh trong những năm 1950 và trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960 và 1970, và chết trong nghèo khó sau một án tù. Nhưng mẹ của bà vẫn luôn trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà coi những khó nhọc của chồng như cái giá riêng để đổi lấy những thứ tốt hơn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Hoàng đế Tập Cận Bình”

Trung Quốc thao túng tiền tệ không phải là vấn đề

china_yuan

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The Non-Problem of Chinese Currency Manipulation,” Project Syndicate, 20/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bảo Trân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hai đảng chính trị của Mỹ hiếm khi thống nhất với nhau, nhưng có một điều khiến họ đoàn kết chính là sự giận dữ về vấn đề “thao túng tiền tệ,” đặc biệt là của Trung Quốc. Có lẽ do sự tăng giá gần đây của đồng Đô la Mỹ và những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó đang làm giảm xuất khẩu ròng của Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa một lần nữa đang xem xét việc làm luật để đối phó với những gì mà họ cho là định giá thấp tiền tệ một cách không công bằng. Những biện pháp được đề xuất bao gồm áp thuế đối kháng (còn gọi là thuế chống phá giá – NHĐ) lên hàng hóa nhập khẩu từ các nước vi phạm, dù điều này mâu thuẫn với các nguyên tắc thương mại quốc tế. Continue reading “Trung Quốc thao túng tiền tệ không phải là vấn đề”

Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?

_73140347_8fe9854e-c7a2-49d4-83bd-422317f6182c

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Can Minsk 2.0 Save Ukraine?”, Project Syndicate, 19/02/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một thỏa thuận ngừng bắn mới cho Ukraine vừa được kí tại Minsk gần đúng một năm sau ngày các binh lính Nga – mặt che kín và quân hiệu bị tháo bỏ – tiến vào xâm lược bán đảo Crimea. Trong quãng thời gian đó, hàng ngàn người Ukraine đã bị sát hại, hàng trăm ngàn người khác đã trở thành người tị nạn ngay trên đất nước mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người quyết tâm khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng trước đây của đế chế Nga/Xô-viết bằng vũ lực, đã xé tan các quy tắc từng đảm bảo hòa bình ở châu Âu – hay đúng hơn là trên phần lớn thế giới – trong ba thế hệ qua.

Khi Nga bắt đầu tìm cách thu phục Ukraine thì tôi đang ở trong tù với rất ít hy vọng giành lại được tự do cho mình. Chế độ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã hoàn toàn làm theo ý của Kremlin và việc giam giữ tôi chỉ kết thúc nhờ sự dũng cảm của hàng triệu người Ukraine đòi lật đổ chế độ đó. Tuy nhiên, sự tự do của tôi đã có một dư vị cay đắng vì tôi có được tự do khi cuộc chiến tranh chống lại đất nước tôi bắt đầu. Continue reading “Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?”

Bài học đạo đức từ Hy Lạp

eu_greece_crisis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “A Greek Morality Tale”, Project Syndicate, 03/02/2015.

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro bắt đầu nửa thập niên trước, các nhà kinh tế học trường phái Keynes đã dự đoán rằng chính sách thắt chặt chi tiêu (hay thắt lưng buộc bụng – NHĐ) được áp đặt lên Hy Lạp và các nước đang lâm vào khủng hoảng khác sẽ thất bại. Nó sẽ làm kiềm chế tăng trưởng kinh tế và làm tăng tỉ lệ thất nghiệp – và thậm chí còn không thể làm giảm tỉ lệ nợ trên GDP nữa. Các nhà nghiên cứu khác – trong Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và một vài trường đại học – đã nói về sự thu hẹp kinh tế đang lan rộng. Nhưng ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cho rằng, sự thu hẹp kinh tế, ví dụ như sự cắt giảm chi tiêu chính phủ, không có nhiều tác động tiêu cực. Continue reading “Bài học đạo đức từ Hy Lạp”

Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?

full_1184032

Nguồn: Mohammed bin Rashid Al Maktoum, “Renovate or Stagnate”, Project Syndicate, 04/02/2015.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty, cũng như con người, đều già đi. Chúng khởi đầu với quy mô nhỏ và muốn sống sót, được tiếp sức bởi nguồn năng lượng tuổi trẻ và những ý tưởng mới lạ. Chúng cạnh tranh, mở rộng, trưởng thành, và – trừ một vài ngoại lệ – đều lùi vào lãng quên. Điều này cũng đúng với các chính phủ: Họ cũng có thể làm mất sự khao khát và tham vọng của tuổi trẻ và tự hài lòng với chính mình.

Hãy suy nghĩ về việc này: Chỉ 11% những công ty trong danh sách Fortune 500 của năm 1955 vẫn còn tồn tại ngày nay. Thời gian trung bình mà các công ty nằm trong danh sách top 500 đã giảm từ 75 xuống 15 năm. Trong thời đại đầy biến đổi này, những ai tụt hậu sẽ bị gạt sang một bên – chỉ trong chốc lát. Những quốc gia mà chính phủ trở nên già cỗi phải đối mặt với số phận chung với những công ty già cỗi. Lựa chọn quả họ là đơn giản: đổi mới hay thụt lùi. Continue reading “Tại sao các chính phủ cần liên tục đổi mới?”

Vì sao chính khách Mỹ phản đối TPP?

CocC_Banner_Straighton_4-25-2014

Tác giả: Nguyễn Vạn Phú

Chuyện một số chính khách Mỹ phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có gì mới nhưng bài viết của Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren trên tờWashington Post vào tuần trước đáng chú ý vì nêu rõ một nguyên nhân cụ thể của thái độ phản đối này.

Trong bài viết này bà Warren chỉ đề cập đến một điểm duy nhất – đó là cơ chế “Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước” gọi tắt là ISDS. Điều thú vị là lẽ ra người phản đối các điều khoản ISDS này phải là chính phủ các nước nhỏ, doanh nghiệp các nước đang phát triển trước nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia lấn lướt. Chính phủ các nước mạnh như Mỹ có gì phải ngại cái cơ chế đẻ ra để bảo vệ các nhà đầu tư đem vốn ra nước ngoài làm ăn. Continue reading “Vì sao chính khách Mỹ phản đối TPP?”

Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!

debt-free

Nguồn: Paul Krugman, “Nobody Understands Debt”, The New York Times, 09/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế, bao gồm cả Janet Yellen (Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – NBT), chủ yếu nhìn nhận các vấn đề kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 như một câu chuyện xoay quanh quá trình “thoái nợ” (deleveraging) – nỗ lực được các con nợ ở hầu như khắp mọi nơi thực hiện cùng một lúc nhằm giảm số nợ phải trả. Tại sao quá trình thoái nợ lại là một vấn nạn? Bởi vì chi tiêu của tôi là thu nhập của bạn, và chi tiêu của bạn là thu nhập của tôi, vậy nên nếu tất cả mọi người cắt giảm chi tiêu cùng một lúc, thu nhập trên thế giới sẽ bị giảm đi. Continue reading “Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!”

Bế tắc cải cách tại Trung Quốc

121018095950-china-growth-story-top

Nguồn: Keyu Jin, “China’s reform stalemate”, Project Syndicate, 26/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kế hoạch cải cách của Trung Quốc đã đi vào thế bế tắc, với những xung đột lợi ích căn bản và các cơ chế phản kháng tinh vi đang ngăn chặn tiến trình này. Cho tới khi những rào cản này được loại bỏ, gần như không có hi vọng nào về việc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm của Trung Quốc – với chỉ số tăng trưởng 7,4% năm 2014, thấp nhất trong khoảng một phần tư thế kỉ gần đây – có thể dựa vào cải cách để tạo động lực phát triển cần thiết.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quá quen với khó khăn trong việc tiến hành những cải cách quyết liệt. Khi Đặng Tiểu Bình triển khai kế hoạch cấp tiến của mình về “cải cách và mở cửa” vào năm 1978, ông đã đối mặt với sự phản đối dữ dội – hầu hết từ các nhà tư tưởng cực đoan và các nhà cách mạng bảo thủ. Cũng giống như vị thế và sức mạnh của Đặng Tiểu Bình đã giúp ông qua mặt các đối thủ và tiếp tục quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc, sự lãnh đạo quyết đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể vượt qua được các nhóm lợi ích cố hữu để tiến hành những cải cách cần thiết.  Continue reading “Bế tắc cải cách tại Trung Quốc”

Chính sách mới để giải cứu Ukraine

Ukraine Minsk meeting February 2015

Nguồn: George Soros, “A New Policy to Rescue Ukraine,” The New York Review of Books, 05/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp đặt lên Nga sau khi nước này can thiệp vào Ukraine đã phát huy tác dụng nhanh và gây nhiều thiệt hại hơn cho nền kinh tế Nga so với dự đoán. Các biện pháp trừng phạt này có mục đích ngăn các ngân hàng và công ty Nga tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Thiệt hại đối với Nga tăng lên chủ yếu là do giá dầu giảm mạnh, nếu không thì các biện pháp trừng phạt kể trên sẽ kém hiệu quả hơn nhiều. Nga cần giá dầu duy trì quanh mức 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. (Giá dầu hiện nay đang ở mức 55 USD/thùng.)  Giá dầu giảm cộng thêm các biện pháp trừng phạt đã đẩy Nga vào một cuộc khủng hoảng tài chính mà phần nào đó tương tự như cuộc khủng hoảng năm 1998. Continue reading “Chính sách mới để giải cứu Ukraine”

Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam

nguyen tan dung

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Power shifts in Vietnam’s political system”, East Asia Forum, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Trong những năm gần đây, quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia tăng một cách đáng kể. Nếu tiếp tục, xu hướng này sẽ có nhiều tác động tới viễn cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai.

Sự gia tăng quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương trở nên rõ ràng vào tháng 10 năm 2012, khi cơ quan này đảo ngược một quyết định trước đó của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do quản lý kém nền kinh tế. Sau đó, vào tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lần lượt là người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác. Continue reading “Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam”

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?

People's_Republic_of_China_Vietnam_Locator

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Bài liên quan: Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn. Continue reading “Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?”

Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

Tác giả: Mặc Lâm (phỏng vấn)

Bài liên quan: Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Việt Nam có nên liên minh với nước khác để tự bảo vệ cho chính mình hay không là câu hỏi đang cần được trả lời nhất trong hoàn cảnh hiện nay khi Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trên vùng biển đang tranh chấp, trong đó có các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn cơ hội?

Trong thời gian gần đây khi Trung Quốc công khai xem thường dư luận thế giới cho xây dựng quy mô một loạt những đảo nhân tạo lớn trên các dãy đảo đá tại quần đảo Trường Sa. Những căn cứ này có khả năng biến thành cứ điểm quân sự uy hiếp cả một vùng Biển Đông rộng lớn đang có tranh chấp với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Continue reading “Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?”

Ai ám sát Boris Nemtsov?

nemtsov-murder-cctv-russia.si

Ngun: Nina L. Khrushcheva, “Kremlin Murder Incorporated,” Project Syndicate, 2/3/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vở Murder in the Cathedral (Án mạng trong nhà thờ), T. S. Eliot mô tả vụ ám sát Tổng Giám mục Anh Thomas Becket là một động thái được âm thầm ra lệnh. Quốc vương Henry II của Anh không cần phải trực tiếp ra lệnh; những hiệp sĩ của ông ta biết phải làm gì với những ai bị cho là phá hoại đất nước.

Eliot có thể đã lấy bối cảnh của vở kịch là nước Anh thế kỷ 12, nhưng ông viết nó vào năm 1935, chỉ 2 năm sau khi Hitler lên nắm quyền ở Đức. Thế nên vở kịch chí ít phần nào là lời cảnh báo về sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Đáng buồn là vở kịch vẫn còn nguyên tính thời sự. Ngày nay, vở kịch của Eliot có thể được hiểu như lời cảnh báo về đường lối của nước Nga, nơi nền chính trị dưới quyền Tổng thống Vladimir Putin ngày một trở nên đẫm máu như thời Trung cổ. Continue reading “Ai ám sát Boris Nemtsov?”

Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603

Andries-van-Eertvelt-xx-Dutch-Ships-Running-Down-Onto-a-Rocky-Shore

Nguồn: Navin Rajagobal, “Roots of international law in 1603 incident off Changi,” The Straits Times, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi muốn nhân cơ hội này để nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng với những hậu quả toàn cầu lâu dài diễn ra rất gần hòn đảo của chúng ta. Rất ít người dân Singapore nhận thức được sự kiện này, và tôi không trách cứ gì họ, bởi nó diễn ra năm 1603. Thứ Tư này, 25 tháng 2, đánh dấu 412 năm sự kiện diễn ra.

Sự kiện tôi đang đề cập đến diễn ra gần bờ biển phía Đông của Singapore, gần Changi. Santa Catarina, con tàu buôn Bồ Đào Nha với thuyền trưởng Sebastian Serrao, đã bị một tàu nhỏ hơn do Jacob van Heemskerk đến từ Hà Lan tấn công và bắt giữ. Santa Catarina và hàng hóa quý giá của nó: lụa, đồ sứ, long não, và các chiến lợi phẩm khác nhanh chóng được lai dắt về Amsterdam. Khi bán đấu giá, số tiền thu được lên tới gần 300.000 bảng Anh, một khoản tiền lớn đối với Bắc Âu thế kỷ 17. Continue reading “Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603”

Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?

China-North-Korea

Tác giả: Vương Hồng Quang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây, chuyên gia vấn đề Triều Tiên là giáo sư Lý Đôn Cầu của Đại học Triết Giang viết bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng “Có một số học giả chiến lược kiến nghị Trung Quốc từ bỏ Triều Tiên, vấn đề cực kỳ quan trọng”.

Tôi không đồng ý quan điểm của GS Lý Đôn Cầu, bởi lẽ hiện nay Trung Quốc không tồn tại vấn đề từ bỏ Triều Tiên.

Thứ nhất, giáo sư Lý nói “Trung Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia độc lập”, điểm này tôi hoàn toàn tán thành, nhưng nói “Hai nước Trung Quốc-Triều Tiên có lợi ích nhất trí” thì tôi không dám gật đầu bừa. Trung Quốc-Triều Tiên mỗi nước có lợi ích của mình, có lợi ích có thể gần nhau hoặc nhất trí, có lợi ích thì khác nhau nhiều. Continue reading “Trung Quốc có “từ bỏ Triều Tiên” hay không?”

Tại sao khủng hoảng 2008 nổ ra?

Stock-Market-Crash

Nguồn:  J. Bradford Delong, “What failed in 2008?”, Project Syndicate, 28/01/2015.

Biên dịch: Trần Nguyễn Dạ Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Để giải quyết một vấn đề, chỉ biết phải làm gì là chưa đủ. Bạn cần phải thực sự thi hành giải pháp – và chấp nhận thay đổi cách làm nếu như hóa ra bạn không thực sự biết nhiều như bạn tưởng. Đó là thông điệp của hai cuốn sách mới, trong đó chúng cùng nói cho bạn tất cả những gì bạn cần biết về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008: Điều gì gây ra nó, điều gì có thể làm để nó không tái diễn, và tại sao những điều này chưa được thực hiện.

Cuốn thứ nhất là “The Shifts and the Shocks” (Các thay đổi và cú sốc), viết bởi nhà báo phái bảo thủ ngưới Anh Martin Wolf. Ông bắt đầu bằng cách liệt kê ra những thay đổi quan trọng đã tạo ra thảm họa kinh tế mà hiện nay vẫn còn tiếp tục định hình thế giới. Khởi điểm của ông là sự tăng vọt lượng tài sản của những người giàu trong nhóm 0,1% và 0,01% và hậu quả là áp lực khiến mọi người, chính phủ và các công ty ngày càng gánh vào những mức nợ không bền vững. Continue reading “Tại sao khủng hoảng 2008 nổ ra?”

Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc

chinese-students-graduate

Nguồn: Minxin Pei, “China’s War on Western Values,” Project Syndicate, 10/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Phần lớn tin tức từ Trung Quốc trong những ngày này đều ám màu ảm đạm do chính quyền tăng cường đàn áp những người chỉ trích. Nhưng rất ít các nhà quan sát, đặc biệt là các nhà phân tích kinh tế nhận ra một điều rằng: cuộc chiến của giới lãnh đạo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa tự do và “các giá trị phương Tây” đang trực tiếp phá hoại những nỗ lực của chính họ trong công cuộc loại bỏ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy cải cách và khả năng kinh doanh, và tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài. Nền chính trị trên đà thoái hóa của chính quyền sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.

Thứ nhất, chính phủ đã tăng cường kiểm duyệt Internet, chặn người dùng truy cập các cổng thông tin và các trang phổ biến, bao gồm cả Google, Facebook, và tờ New York Times. Hơn nữa, nhiều luật sư về nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt giữ, trong đó có Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) – người ủng hộ tự do ngôn luận, đã bị giam hơn sáu tháng trong khi các công tố viên đang cố gắng buộc tội ông. Continue reading “Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc”

3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc

U138P200T1D332909F8DT20100809073737

Nguồn: Shannon Tiezzi, “3 goals of China’s military diplomacy”, The Diplomat, 30/01/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc tìm cách hoàn thành ba việc trong chính sách ngoại giao quân sự: răn đe, lập chương trình nghị sự và tái trấn an.

Hôm thứ Năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (đồng thời là Chủ tịch UB Quân ủy Trung ương) nói rằng Trung Quốc sẽ quan tâm hơn tới ngoại giao quân sự như là một phần của tổng thể chiến lược đối ngoại. Ông Tập đã phát biểu tại một cuộc họp với các cơ quan quân đội và các quan chức quân sự khác liên quan đến công tác ngoại giao. Cán bộ tham dự bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long (Fan Changlong), một Phó Chủ tịch quân ủy khác kiêm Tư lệnh không quân Trung Quốc Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thường Vạn Toàn; Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Tư lệnh hải quân Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Continue reading “3 Mục tiêu ngoại giao quân sự của Trung Quốc”

Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu

Putin-Merkel-Hollande

Nguồn: Yuriy Gorodnichenko, Gérard Roland & Edward Walker; “Putin’s European Fifth Column”, Project Syndicate, 15/02/2015.

Biên dịch:  Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Nếu thế giới đã học được điều gì đó từ sự căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Nga và phương Tây, thì đó là không bao giờ được đánh giá thấp tham vọng chiến lược và kỹ năng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phương Tây nên xem xét những lời đề nghị gần đây của Putin với một số nước trong Liên minh châu Âu theo hướng như vậy.

Cho dù Putin có thực sự tin rằng cuộc nổi dậy chống Nga năm ngoái ở Ukraine là hệ quả trực tiếp từ sự can thiệp của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hay không, thì một điều không thể nghi ngờ là ông ta nhận thức được rằng những lý tưởng thân châu Âu – và khả năng trở thành thành viên EU của Ukraine – đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đấu tranh ở Ukraine và hạn chế những hành động của ông. Continue reading “Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu”