Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan

extr

Nguồn: Diego Gambetta & Steffen Hertog, “Extremism’s Strange Bedfellow”, Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, chúng ta đang gắn các đảng chính trị cực hữu với làn sóng chống Hồi giáo (Islamophobia) sôi sục. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trên thực tế, mối liên hệ giữa phe cực hữu, đặc biệt là ở châu Âu, và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vô cùng sâu sắc, với việc những người trung thành của cả hai nhóm đều cùng có chung một số đặc điểm.

Những mắt xích này thường rất rõ ràng. Amin al – Husseini, một học giả Hồi giáo (mufti)[1] ở Jerusalem từ 1921 đến 1937, duy trì mối quan hệ gần gũi với chế độ phát xít ở Ý và Đức. Nhiều thành viên Đảng Quốc xã ẩn náu ở Trung Đông sau Thế chiến II, và một số người thậm chí còn cải sang đạo Hồi. Và Julius Evola, nhà tư tưởng phản động người Ý, người truyền cảm hứng cho cánh hữu thời hậu chiến ở châu Âu, tuyệt đối ngưỡng mộ tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và sự hy sinh quên mình mà nó đòi hỏi. Continue reading “Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan”

Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông

asaudi

Nguồn: Andrew Scott Cooper, “How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself”, The New York Times, 12/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một nửa thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã bị thống trị bởi chỉ một quốc gia: Vương quốc Ả-rập Xê-út. Những trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cùng nguồn dầu chưa được khai thác đã cho phép quốc gia này đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá dầu, có thể bơm đầy hay làm cạn kiệt hệ thống cung dầu toàn cầu theo ý muốn.

Lệnh cấm vận dầu khí 1973-74 là minh chứng đầu tiên cho thấy Hoàng gia Ả-rập Xê-út đã sẵn sàng biến thị trường dầu mỏ thành một thứ vũ khí. Vào tháng 10/1973, một liên minh của các quốc gia Ả-rập mà đứng đầu là Ả-rập Xê-út đã đột ngột cho dừng vận chuyển dầu mỏ để trả đũa việc Mỹ hỗ trợ Israel trong suốt cuộc chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng chóng mặt lên gấp 4 lần: cú sốc sau đó đối với các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ ở phương Tây đã dẫn tới giá cả tăng cao, thất nghiệp hàng loạt và bất mãn xã hội ngày càng gia tăng. Continue reading “Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông”

Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?

civil war

Nguồn:Vers une nouvelle intervention en Libye?”, Le Monde Diplomatique, 02/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Sau khi thỏa thuận giữa các Nghị viện đối địch nhau được kí kết, việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia đã mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya. Cuộc can thiệp quân sự nhằm chống lại Tổ chức Nhà nước hồi giáo này có nguy cơ làm gia tăng bạo lực và khiến đối thoại vốn rất mong manh giữa các phe phái đối lập ở đất nước này đổ vỡ.

Việc kí kết hôm 17/12 một thỏa thuận hòa giải dân tộc giữa đại diện của hai Nghị viện Libya tại Skhirat, Maroc, dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã mở đường cho việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia gồm 32 bộ trưởng do doanh nhân gốc Tripoli Fayez Sarraj lãnh đạo. Điều này đã chứng tỏ tính đúng đắn của cuộc đối thoại bắt đầu từ tháng 9/2014. Continue reading “Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?”

Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi

dbt

Nguồn: Mark Varga, “China’s Military Pivot to Africa just Got Serious”, Foreign Policy Blog, 11/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Những đồn đoán về kế hoạch xây dựng một “cơ sở hậu cần” của Trung Quốc tại quốc gia Djibouti ở Đông Phi đã được khẳng định sau một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Cho dù chưa có một lịch trình cụ thể, thỏa thuận sẽ là một hồi kết tự nhiên của một quá trình thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ khi Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden vào năm 2008.

Khác với các quốc gia NATO và Nhật, những nước cũng tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Djibouti, Trung Quốc hiện tại không có căn cứ hải quân dài hạn tại khu vực. Theo lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei, “Trong lúc thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn thực sự trong việc bổ sung quân số cũng như cung cấp nhiên liệu và lương thực, và thấy rằng có một cơ sở hỗ trợ hậu cần hiệu quả và gần bên là một điều rất cần thiết.” Continue reading “Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi”

Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước

1-1

Nguồn:Prince El Hassan bin Talal & Sundeep Waslekar, “Managing the Politics of Water”, Project Syndicate, 17/03/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày Nước Thế giới (hay còn gọi là Ngày Nước sạch Thế giới) được tổ chức vào ngày 22 tháng 3, là cơ hội để nhấn mạnh một chuyện đã trở thành thực tế khắc nghiệt ở nhiều quốc gia: sự sẵn có của nước sạch ngày càng là yếu tố chiến lược mang  tính quyết định trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Nếu các nguồn nước sạch không được quản lý với sự quan tâm đặc biệt thì hậu quả có thể rất khủng khiếp.

Vào năm ngoái, Báo cáo Phát triển Nước sạch Thế giới của Liên Hợp Quốc một lần nữa nhấn mạnh sự gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu có thể tạo ra xung đột như thế nào. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh giá khủng hoảng nước là mối đe dọa toàn cầu đáng lo ngại nhất, nguy hiểm hơn cả những cuộc tấn công khủng bố hay khủng hoảng tài chính, và có nhiều khả năng xảy ra hơn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và một nghiên cứu của Nhóm Dự báo Chiến lược đã cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý sáng suốt: các quốc gia cùng nhau tham gia vào việc quản lý nguồn tài nguyên nước thì rất ít có khả năng gây chiến (với nhau). Continue reading “Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước”

Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại

cainabel

Tác giả:  Nghiêm Anh Thảo

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe qua câu chuyện về Cain và Abel trong Kinh Thánh. Cain và Abel là hai người con trai đầu tiên của Adam và Eve. Cain làm ruộng, và Abel chăn chiên. Chuyện kể rằng, khi hai người mang lễ vật của mình đến dâng lên Chúa Trời, Ngài chỉ nhận lễ vật của Abel, còn khước từ phần của Cain. Điều này làm Cain rất buồn bực và tức tối trong lòng. Một ngày nọ khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Cain đã xông đến tấn công và giết chết em trai mình.

Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, nhưng đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc: “Tại sao Chúa chỉ nhận lễ vật của Abel?” “Cain đã có lòng mang của tế lễ đến dâng hiến, tại sao Ngài lại từ chối?” “Nếu Chúa nhận của cả hai người thì chẳng phải mọi chuyện đã tốt đẹp cả rồi sao? Tại sao Ngài lại có một quyết định gây hiềm khích như vậy?” Continue reading “Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ

su-bin

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) số ra ngày 24/3/2016 đăng xã luận dưới tiêu đề “Chúng ta nên cảm ơn hay là kêu oan cho Tô Bân?” Nguyên văn như sau:

Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra thông cáo cho biết một người Trung Quốc tên là Tô Bân [Su Bin – Stephen Su] đã thú nhận tội xâm nhập hệ thống máy tính của nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ để đánh cắp tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại máy bay tiên tiến như máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải hạng nặng C-17.

Thông cáo nói: trong bản nhận tội thỏa thuận được với Bộ Tư pháp Mỹ, ông Tô Bân thừa nhận đã “đóng vai trò quan trọng trong một âm mưu từ Trung Quốc”, có kết hợp với hai người “không rõ lai lịch” sống ở Trung Quốc. Có báo Mỹ phỏng đoán hai người đó là quân nhân Trung Quốc. Continue reading “Về vụ gián điệp TQ đánh cắp thông tin mật của Mỹ”

Quốc gia thất bại (Failed states)

failed states

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia thất bại là một quốc gia không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản của một quốc gia – dân tộc trong hệ thống thế giới hiện đại: Thứ nhất, quốc gia đó không thể thực hiện được quyền kiểm soát đối với lãnh thổ và dân cư và không thể bảo vệ được các đường biên giới quốc gia của mình. Thông thường, quốc gia đó sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, quyền lực nằm trong tay các băng nhóm tội phạm, các nhóm vũ trang, các lãnh chúa cát cứ… Trong nhiều trường hợp, các quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng nội chiến, gây nên những thảm họa nhân đạo cho người dân. Thứ hai, quốc gia đó có năng lực quản trị quá yếu kém đến mức không thể đảm nhiệm được các chức năng hành chính và tổ chức cần thiết nhằm quản lý dân cư và tài nguyên quốc gia và không thể cung cấp được các dịch vụ công tối thiểu. Chính vì vậy, công dân của quốc gia đó không còn tin vào tính chính đáng của chính phủ, và nhà nước của quốc gia đó cũng trở thành bất hợp pháp trong con mắt của cộng đồng quốc tế. Continue reading “Quốc gia thất bại (Failed states)”

Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?

Wanted terrorists

Nguồn: Raphaël Hadas-Lebel, “France’s Citizenship Test,” Project Syndicate, 10/03/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tháng 11 năm ngoái ở Paris, đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa về việc có nên tước quốc tịch của những người bị buộc tội khủng bố hay không. Trong khi có giá trị biểu tượng đáng kể, động thái này sẽ có ít ảnh hưởng thực tế. Tuy nhiên những bất đồng sâu sắc về vấn đề này vẫn tiếp tục lấn át thảo luận về những chủ đề quan trọng hơn, như tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao – và nhiều khả năng sẽ tiếp tục như vậy.

Vấn đề tước quốc tịch được đưa ra vào ngày 16/11/2015, chỉ ba ngày sau các vụ tấn công khủng bố, khi Tổng thống François Holland công bố một loạt các biện pháp bảo vệ chống lại mối đe doạ khủng bố, bao gồm kéo dài thêm 3 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố trong đêm diễn ra các vụ tấn công. Continue reading “Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?”

Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh

DV1444686

Nguồn: Fu Ying, “How China Sees Russia – Beijing and Moskva  Are Close, but Not Allies, Foreign Affairs, 14/12/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng  Trang

Vào thời điểm khi quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đang ngày càng lạnh đi, mối quan hệ tương đối ấm áp giữa Trung Quốc và Nga đã và đang thu hút sự chú ý. Các học giả, các nhà báo phương Tây tranh luận về bản chất của quan hệ đối tác Trung – Nga và tự hỏi liệu nó có phát triển thành một liên minh hay không.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quan điểm chính có xu hướng định hình đánh giá của phương Tây về mối quan hệ Trung – Nga và những dự đoán về tương lai của mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Moskva dễ bị tổn thương, mang tính thời cơ và được đặc trưng bởi những bất ổn – một kiểu “hôn nhân vụ lợi”, cụm từ được nhiều người ủng hộ lập luận này ưa chuộng, những người không cho rằng hai nước sẽ trở nên quá gần gũi và rất có thể sẽ bắt đầu xa cách. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh”

Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp

sr

Nguồn: Jeffrey Sachs, “Ending Syrian War”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Syria là một thảm họa nhân đạo lớn nhất và cũng là điểm nóng địa chính trị nguy hiểm nhất trên thế giới. Người dân Syria bị tàn sát đẫm máu, với hơn 400.000 người chết và mười triệu người bị mất nhà cửa.

Những nhóm thánh chiến Hồi giáo hung bạo được những thế lực bảo trợ bên ngoài hậu thuẫn đang phá hoại đất nước một cách tàn nhẫn, tấn công và cướp bóc người dân. Tất cả các bên của cuộc xung đột – chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các lực lượng chống đối Assad do Mỹ và đồng minh hỗ trợ, cùng Nhà nước Hồi giáo – đã và tiếp tục phạm phải những tội ác chiến tranh nghiêm trọng.

Đã đến lúc cần tìm ra một giải pháp. Nhưng một giải pháp như vậy cần phải dựa trên một cách đánh giá minh bạch, thực tế về những nguyên nhân gốc rễ đã gây ra cuộc chiến ngay từ đầu. Continue reading “Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp”

Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?

e9b83526-1df8

Nguồn: John Andrews, “More war than peace”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ người chết mới được chứng kiến chiến tranh kết thúc”, câu nói của George Santayana[1] dường như đặc biệt thích hợp với tình hình hiện nay ở thế giới Ả Rập, từ Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia – khu vực được coi là chảo dầu sôi của bạo lực. Afghanistan bị mắc kẹt trong cuộc chiến với Taliban; Trung Phi bị nguyền rủa bởi các cuộc chạy đua đẫm máu nhằm giành các nguồn tài nguyên – thường dọc theo các chiến tuyến sắc tộc, tôn giáo. Ngay cả sự bình yên của châu Âu cũng bị đe dọa – châu lục này phải chứng kiến cuộc xung đột li khai tại Ukraina, một cuộc chiến đã làm chết hơn 6.000 người trước khi các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn hiện nay.

Điều gì giải thích cho việc người ta phải dùng đến xung đột vũ trang nhằm giải quyết các vấn nạn của thế giới? Continue reading “Tại sao chiến tranh gia tăng trên thế giới?”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria

20160220_LDP002_0

Nguồn:The peril of inaction, The Economist, 20/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Trong một cuộc chiến tranh khốc liệt như ở Syria, một số bài học đau thương trở nên rõ ràng hơn cả: cuộc chiến càng kéo dài, càng trở nên đẫm máu, càng nhiều quốc gia bị kéo vào vòng xoáy và, những phương án lựa chọn để chấm dứt, hoặc ít nhất là kìm hãm cuộc chiến càng trở nên nan giải hơn. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống bị các lực lượng nguy hiểm lấp đầy: chiến binh thánh chiến, các lực lượng dân quân Shia và giờ là một nước Nga đang ngày càng liều lĩnh hơn.

Syria là nơi hội tụ gớm ghiếc của nhiều cuộc chiến trong một cuộc chiến: một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài; một cuộc đụng độ giáo phái giữa người Sunni và Alawite (và các đồng minh dòng Shia); một cuộc tàn sát nội bộ giữa những người Sunni Ả Rập; một cuộc đấu tranh giành chốn nương thân của người Kurd; một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran; và một cuộc so tài địa chính trị giữa một nước Mỹ e dè và một nước Nga đang trỗi dậy. Continue reading “Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Người Kurd là ai?

Kurdistan-768x448

Nguồn: Matthew Barbari, “Who Are The Kurds?, Foreign Policy Association, 25/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần đây, phương Tây đặt phần lớn sự chú ý của mình vào cuộc xung đột Syria và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), gạt sang một bên những nguyện vọng hình thành nhà nước của người Kurd. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã coi người Kurd là một trong những đồng minh mạnh nhất của họ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Người Kurd là một nhóm dân tộc sống chủ yếu trên bốn quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Iran. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd được đại diện bởi cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP). Tuy đều nỗ lực chấm dứt bạo lực giữa người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cả hai sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Continue reading “Người Kurd là ai?”

Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria

Syria_chemical_weapons

Nguồn: Ahmet Uzumcu, “Syria’s Continuing Chemical Fallout”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt cuộc nội chiến Syria được xem như một bi kịch, đặc biệt là đối với những người dân đã chịu nhiều đau khổ của nước này. Ở một mặt nào đó, những hành động đa phương rõ ràng đã có những tác động tích cực, đó là loại bỏ chương trình vũ khí hóa học của chính quyền Syria. Tuy nhiên, liên tục có những báo cáo chỉ ra rằng các vũ khí hóa học, bao gồm mù tạc lưu huỳnh (thường được gọi là khí mù tạc) và bom clo chống lại người dân, vẫn tiếp tục được sử dụng tại Syria.

Rủi ro là rất lớn. Những thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công chắc chắn phải bị nhận dạng và đưa ra trước công lý. Việc cho phép sử dụng vũ khí hóa học mà không phải chịu sự trừng phạt nào không những làm đảo ngược một trong số những tiến triển đầy hứa hẹn trong cuộc xung đột ở Syria, mà còn đe dọa làm suy yếu các chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng khí độc và các chất độc gây hại cho hệ thần kinh, làm gia tăng khả năng sử dụng các chất này trong các cuộc tấn công khủng bố. Continue reading “Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria”