Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh

koh-i-noor

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Jewel in the Crown”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng cố vấn pháp lý Ấn Độ, ông Ranjit Kumar, mới đây đã tuyên bố rằng Ấn Độ không tìm cách thu hồi viên kim cương Kohinoor – một trong những viên kim cương lâu đời và giá trị nhất thế giới – từ phía Anh, quốc gia đã được Ấn Độ “tặng” báu vật này. Tuyên bố của ông đã gây sốc cho Ấn Độ và châm ngòi cho một loạt những cuộc tranh luận sôi nổi. Trên thực tế, những tranh cãi này đã diễn ra theo chiều hướng tiêu cực đến mức chính phủ phải tuyên bố lại rằng họ vẫn muốn lấy lại viên kim cương. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ trong việc đòi lại Kohinoor nói một cách nhẹ nhàng là vẫn vô cùng không thuyết phục. Continue reading “Kim cương Kohinoor và di sản chủ nghĩa thực dân Anh”

Những nhà cải cách ‘bất thường’

Gty_pope_sanders_mm_150922_16x9_992

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Improbable Reformers”, Project Syndicate, 28/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Suốt những năm qua, Đức Giáo hoàng Francis đã hồi sinh thông điệp cốt lõi của Giáo hội Công giáo thông qua những chỉ trích nhiệt tâm đối với “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát”, đi kèm một thế giới quan mới tiến bộ hơn. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Mỹ, chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders cũng đang làm điều tương tự đối với Đảng Dân chủ – và rộng hơn là cho chính trường Mỹ.

Thông điệp của Sanders vay mượn khá nhiều từ phong trào “Chiếm Phố Wall” (Occupy Wall Street – OWS), cũng như lời kêu gọi dùng vũ lực chống lại bất bình đẳng kinh tế của phong trào này. Nhưng thậm chí còn trước cả khi Sanders nổi lên như một ứng viên có thể trở thành đại diện của Đảng Dân chủ, Giáo hoàng Francis đã giành được trái tim của hàng triệu người với một thông điệp tương tự. Continue reading “Những nhà cải cách ‘bất thường’”

Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu

brx

Nguồn: Joseph S. Nye, “Brexit and the Balance of Power,” Project Syndicate, 11/04/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1973, Anh gia nhập tổ chức mà sau này là Liên minh châu Âu (EU). Nước này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 tới về việc có rời bỏ EU hay không. Vậy Anh có nên rời EU?

Những cuộc thăm dò hiện tại cho thấy cử tri đang rất chia rẽ. Thủ tướng David Cameron tuyên bố rằng những nhượng bộ mà ông giành được từ các đối tác EU có thể xoa dịu lo ngại về việc mất chủ quyền trước EU và một dòng nhập cư lao động từ Đông Âu. Nhưng Đảng Bảo thủ của Cameron và nội các của ông đang chia rẽ sâu sắc, trong khi thị trưởng dân túy của London, Boris Johnson, đã gia nhập phe ủng hộ Anh rời EU (“Brexit”). Continue reading “Brexit và cán cân quyền lực toàn cầu”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Nhạc rock và các chế độ độc tài

1225778_1280x720

Nguồn: Ian Buruma, “Gimme Shelter From Dictatorship,” Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau chuyến thăm  lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Cuba thì một buổi biểu diễn miễn phí của ban nhạc Rolling Stones ở Havana có vẻ chỉ là một sự kiện tương đối nhỏ. Obama đã hồi sinh mối quan hệ với Cuba sau hơn một nửa thế kỷ thù địch sâu sắc. Chỉ là các thành viên tuổi bảy mươi của ban nhạc chơi mấy bài nhạc ầm ĩ.

Tuy nhiên, về mặt biểu tượng, buổi biểu diễn này không nhỏ chút nào. Để hiểu được tầm quan trọng của việc ban nhạc Rolling Stones biểu diễn trước hàng trăm ngàn người Cuba hâm mộ, ta phải hiểu nhạc rock and roll có ý nghĩa như thế nào đối với những người sống dưới các chế độ chuyên chế cộng sản. Continue reading “Nhạc rock và các chế độ độc tài”

Tinh thần kinh doanh: Một công cụ ngoại giao mới

Entrepreneurship

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Elmira Bayrasli, “Entrepreneurship as a Diplomatic Tool”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy

Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ bất hoà từ lâu. Bị chia rẽ bởi quá khứ đau thương, hai quốc gia láng giềng này không có quan hệ ngoại giao, và biên giới hai nước vẫn trong tình trạng đóng cửa.

Bất chấp điều đó, vào tháng 11 năm 2014, một nhóm người Thổ Nhĩ Kỳ đã tới Armenia để tham dự sự kiện Triển lãm Khởi nghiệp Cuối tuần, một sự kiện nơi mà các doanh nhân nhiệt huyết hoàn thiện và giới thiệu các ý tưởng của mình tới các nhà đầu tư và các chuyên gia. Trong một nhóm chung, những người Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi làm việc cùng nhau để xây dựng những dự án đầu tư mạo hiểm. “Chúng tôi không quan tâm đến việc là người Armenia hay Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi chỉ quan tâm đến việc trở thành những doanh nghiệp tốt nhất”,  một thành viên người Thổ Nhĩ Kỳ nói. Continue reading “Tinh thần kinh doanh: Một công cụ ngoại giao mới”

Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran

Mousavi

Nguồn: Robin Wright, “The Bride Wore Green: What a Wedding Says about Iran’s Future”, The New Yorker, 08/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc một bộ váy lộng lẫy màu xanh và một chuỗi ngọc trai dài xuống đến hông, Narges Mousavi lấy chồng vào ngày thứ Sáu vừa qua ở Tehran. Cô dâu, một họa sĩ, sinh ra trong một gia đình tinh hoa cách mạng. Cha của cô, Mir-Hossein Mousavi, là thủ tướng Iran trong 8 năm. Trong thập niên 1980, ông lãnh đạo nước Cộng hòa Hồi giáo non trẻ qua 8 năm chiến tranh đẫm máu với Iraq trong thời gian mà phần lớn thế giới đứng về phía Saddam Hussein, và vào năm 2009 ông tranh cử tổng thống. Mẹ của cô dâu là Zahra Rahnavard, một điêu khắc gia và là nữ hiệu trưởng đại học đầu tiên của nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong chiến dịch tranh cử của chồng bà, giới truyền thông Iran so sánh hình ảnh sống động của bà Rahnavard với Michelle Obama. Continue reading “Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran”

Cái chết của Chủ nghĩa Tự do

2933-1710_s885x516

Ngun: Roger Cohen, “The Death of Liberalism”, The New York Times, 14/04/2016.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chủ nghĩa tự do đã chết. Hay ít nhất thì cũng đang bị tròng dây vào cổ. Mặc dù đã đứng trên đỉnh vinh quang từ cách đây một phần tư thế kỉ, khi nền dân chủ tự do dường như đã chiến thắng dứt khoát trước những xứ thiên đường độc tài đẫm máu, song giờ đây chủ nghĩa tự do đang bị tấn công từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Chủ nghĩa dân tộc & chủ nghĩa chuyên quyền, được trợ đỡ bằng công nghệ, đã cùng nhau thiết đặt những hình thức kiểm soát & thao túng mới lên loài người, vì sau cùng thì sự mềm yếu của loài người trước lòng tham, định kiến, ngu xuẩn, chi phối, phục tùng, và sợ hãi đâu có biến mất sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Continue reading “Cái chết của Chủ nghĩa Tự do”

Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump

pw

Nguồn: Chris Patten, “From Tolstoy to Trump,” Project Syndicate, 18/03/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những mối ưu tư của Lev Tolstoy là bản chất và những giới hạn của quyền lực. Điều gì đã khiến Pháp trở thành một kẻ thù đáng gờm, đặc biệt là đối với Nga? Câu hỏi này là trọng tâm cuốn tiểu thuyết vĩ đại của ông, Chiến tranh và hòa bình, mãnh liệt đến nỗi Tolstoy đôi khi vẫn cho rằng cuốn sách của ông không phải là tiểu thuyết, mà là một nghiên cứu về triết học của lịch sử.

Về những giới hạn của quyền lực, Tolstoy có lẽ đã suy nghĩ nhiều hơn một chút về cái mà sau này Thống chế Anh Quốc thời Thế chiến II Bernard Law Montgomery gọi là quy tắc đầu tiên về chiến tranh. “Đừng tiến vào Moskva.” Mùa đông là một nhân tố thực tế đáng gờm hơn cả những vị tướng người Đức đã giúp Nga trong cuộc phòng thủ thành công trước Napoleon (một bài học mà Hitler, may mắn thay, đã không để ý đến). Continue reading “Về bản chất và giới hạn quyền lực: Từ Tolstoy đến Trump”

Vai trò quan trọng của tự do báo chí

fpr

Nguồn: Lucy P. Marcus, “Why Press Freedom is Good Business”, Project Syndicate, 15/03/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2015 (2015 World Press Freedom Index), tự do báo chí và báo chí độc lập, một thành phần chủ yếu của nền dân chủ trên toàn thế giới, đang suy giảm với một tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, sự minh bạch và cảnh giác mà một nền báo chí tự do và độc lập cung cấp là rất quan trọng không chỉ đối với nền dân chủ. Chúng còn là những thứ vũ khí mạnh mẽ chống lại các lực lượng từ tham nhũng tới các hoạt động kinh doanh xấu đang hủy hoại sự thịnh vượng kinh tế. Đơn giản là, nếu không có một nền báo chí chất lượng cao, việc xây dựng các nền kinh tế tốt hơn, mạnh hơn và vững chắc hơn là không thể. Continue reading “Vai trò quan trọng của tự do báo chí”

Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ

jobseekers

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The New Generation Gap”, Project Syndicate, 16/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một điều thú vị đã xuất hiện trong mẫu hình bầu cử trên cả hai bờ Đại Tây Dương (ở cả châu Âu và Mỹ): Cách những người trẻ bỏ phiếu khác biệt rõ rệt so với những người lớn tuổi. Có vẻ như một sự phân chia rõ rệt đã xuất hiện, không dựa nhiều vào thu nhập, giáo dục, hay giới tính mà phụ thuộc vào việc người bỏ phiếu thuộc thế hệ nào.

Sự phân chia này xuất phát từ những nguyên nhân dễ hiểu. Thế hệ trẻ và thế hệ những người lớn tuổi hiện nay có cuộc sống khác nhau. Quá khứ của họ khác nhau, và cả những triển vọng của họ cũng khác nhau. Continue reading “Khoảng cách thế hệ trong chính trị Âu – Mỹ”

Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy

Donald-Trump-Make-America-Great-600x353

Nguồn: Dani Rodrik, “The Politics of Anger”, Project Syndicate, 09/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ, điều duy nhất đáng ngạc nhiên về phản ứng dân túy, điều đã áp đảo nền chính trị của nhiều nền dân chủ lâu đời, là nó đã xảy đến quá chậm. Thậm chí từ hai thập niên trước, khá dễ để dự đoán rằng sự miễn cưỡng của các chính trị gia dòng chính trong việc đề xuất giải pháp cho sự bất ổn và bất bình đẳng trong kỷ nguyên siêu toàn cầu hóa sẽ tạo nên một không gian chính trị cho các nhà đại dân túy với các giải pháp dễ dãi. Trước đây, đó là Ross Perot và Patrick Buchaman; ngày nay đó là Donald Trump, Marine Le Pen và nhiều nhân vật khác.

Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng dù sao, bài học của nó vẫn vô cùng quan trọng. Chúng ta cần gợi nhớ lại rằng thời kỳ đầu tiên của toàn cầu hóa, vốn đạt đến đỉnh điểm trong vài thập niên trước Thế chiến I, sau cùng đã sản sinh ra một phản ứng chính trị thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Continue reading “Lý giải thành công của các chính trị gia dân túy”

Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?

b1182a6f94ec49bec895818256d3fcc4

Nguồn: Robert J. Shiller, “Is Russia’s National Character Authoritarian?Project Syndicate, 14/03/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Nga xâm lược Ukraine và sự phục tùng của công chúng nước này đối với sự kiểm soát trực tiếp báo chí của chính phủ đã khiến nhiều người tự hỏi có phải người Nga có thiên hướng chuyên chế hay không. Cách đặt vấn đề này có vẻ hợp lý. Nhưng từ kinh nghiệm bản thân, tôi cho rằng chúng ta phải rất thận trọng khi kết luận về bản sắc của một dân tộc trên cơ sở những sự kiện riêng lẻ.

Năm 1989, tôi được mời tham dự một hội nghị kinh tế tại Moskva, khi đó thuộc Liên Xô, được đồng tài trợ bởi cơ quan nghiên cứu IMEMO (hiện có tên là Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov) của Liên Xô và Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Hoa Kỳ. Những hội nghị chung kiểu này là một phần của bước đột phá lịch sử bắt nguồn từ sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Xô. Các nhà kinh tế Liên Xô có vẻ hồ hởi với việc chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường, và tôi đã ngạc nhiên về thái độ cởi mở của họ khi nói chuyện với chúng tôi những khi nghỉ giữa giờ hay trong bữa tối. Continue reading “Chuyên chế là bản sắc dân tộc của nước Nga?”

Đằng sau việc Anh muốn rời EU

brx

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Brexit Conspiracy”, Project Syndicate, 11/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khả năng Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu là không thể phủ nhận. Trong suốt nhiều thập niên, các chính trị gia Anh nổi tiếng đã thể hiện thái độ khinh thị đối với châu Âu; kết quả là, chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (euroscepticism) ngày càng phát triển tại Anh. Vào ngày 23/6 tới, khi nước này tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên tiếp tục là thành viên EU hay không, nhiều cử tri có thể không muốn bỏ phiếu để ở lại.

Một số yếu tố đã thúc đẩy Brexit (Anh muốn rời EU). Trước tiên là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Sau khi Anh phê chuẩn Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, chính trị gia người Anh Nigel Farage đã rời Đảng Bảo thủ và lập nên Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UK Independence Party). Continue reading “Đằng sau việc Anh muốn rời EU”

Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại

gettyimages-166657345

Nguồn: Stephen M. Walt, “It’s Time to Abandon the Pursuit for Great Leaders,” Foreign Policy, 03/03/2016.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ Napoleon đến Donald Trump, việc trao quyền cho những cá nhân có vẻ phi thường luôn có sức hấp dẫn. Và nó cũng luôn là một sai lầm.

Mọi người còn nhớ thời kỳ hồ hởi ngay sau Chiến tranh Lạnh, khi toàn cầu hóa trở thành một cụm từ thời thượng, dân chủ lan nhanh như cháy rừng, còn hệ thống chính trị và kinh tế của nước Mỹ trông có vẻ như một mô hình hấp dẫn không? Các học giả đáng lẽ ra nên hiểu rõ hơn thì lại tin rằng chủ nghĩa hiện thực sẽ bị ném vào thùng rác của lịch sử, và nhiều người học cao hiểu rộng cho rằng các bạo chúa, độc tài, chuyên quyền và những kẻ chuyên chế khác sẽ không còn tồn tại được bao lâu nữa. Họ tin rằng tiếng nói của công chúng (vox populi) sẽ trở nên ngày càng lớn, ngày càng nhiều quốc gia sẽ áp dụng các chính thể đại diện, chấp nhận nền kinh tế thị trường, và bảo vệ các quyền con người, rồi rất nhanh chúng ta sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi ở vườn địa đàng như mong ước của Immanuel Kant. Continue reading “Đã đến lúc từ bỏ việc tìm kiếm các nhà lãnh đạo vĩ đại”

Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu

00069ab9-642

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Election and the Global Economy”, Project Syndicate, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những thay đổi lớn đang diễn ra tại Hoa Kỳ khi quốc gia này hướng tới việc bầu ra một vị tổng thống mới, một phần ba Thượng viện, và toàn bộ Hạ viện vào tháng 11 này. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ mang lại những hệ quả toàn diện đối với chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, và do đó đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vào thời điểm hiện tại, Hillary Clinton vẫn đang là người dẫn đầu đề cử của đảng Dân chủ, mặc dù bà vẫn chưa vượt xa khỏi đối thủ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngài tỷ phú khoa trương Donald Trump đang dẫn đầu tại đảng Cộng hòa, tiếp theo đó là Thượng nghị sĩ Ted Cruz của bang Texas, Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một người bảo thủ dòng chính tài năng đến từ Florida, và sau nữa là vị Thống đốc được yêu mến của Ohio John Kasich và nhà giải phẫu thần kinh Ben Carson. Continue reading “Tác động của bầu cử Mỹ tới kinh tế toàn cầu”

Putin, Giáo hoàng và Đức Thượng phụ

pope-meets-patriarch

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Putin, the Pope, and the Patriarch”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm làm việc tại KGB dạy cho Tổng thống Nga Vladimir Putin cách lợi dụng người khác. Trong cuốn hồi ký xuất sắc mới ra, The New Tsar (Vị Sang hoàng mới), cựu trưởng văn phòng của tờ The New York Times tại Moskva Steven Lee Myers đã miêu tả cách Putin dùng điểm yếu của đối thủ để phục vụ cho các mục tiêu của Liên Xô trong thời gian Putin làm việc ở Đông Âu trong những năm suy tàn của chủ nghĩa cộng sản.

Cuộc gặp lịch sử hôm nay (12/2/2016) giữa Giáo hoàng Francis và Đức Thượng phụ Krill của Chính thống giáo Nga ở Cuba sẽ là một dịp khác Putin sẽ tận dụng nhằm đạt được mục đích của mình. Cuộc gặp này là cuộc gặp đầu tiên giữa một Giáo hoàng Công giáo La Mã và một Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga từ sau cuộc Đại ly giáo năm 1054, chia cắt Thiên chúa giáo thành hai nhánh Tây phương và Đông phương. Continue reading “Putin, Giáo hoàng và Đức Thượng phụ”

Điều gì giúp đánh bại tham nhũng?

tnhung

Nguồn: Lucy P. Marcus, “What beats corruption?”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham nhũng là một vấn nạn toàn cầu, đôi khi ăn sâu tại nhiều quốc gia đến mức chống lại nó dường như là điều không thể. Vào tháng 1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng thường niên, trong đó nhấn mạnh rằng vấn đề này “vẫn là một căn bệnh tồn tại khắp thế giới”.

Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa mới cảnh báo Ukraine rằng khoản cứu trợ tài chính trị giá 40 tỉ đôla có thể bị cắt vì những lo ngại rằng các quan chức tham nhũng sẽ ăn cắp hoặc đục khoét những khoản tiền này. Và trong chuyến thăm gần đây đến Mexico, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các lãnh đạo của Mexico – mà một số những cá nhân đó (bao gồm tổng thống và phu nhân) đang bị dính vào những bê bối về xung đột lợi ích – chống lại tham nhũng. Continue reading “Điều gì giúp đánh bại tham nhũng?”

Thách thức từ những nhà ‘đại dân túy’

trump_sanders_split

Nguồn: Jacek Rostowski, “The Great Populists”, Project Syndicate, 05/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thách thức đầu tiên đối với bá quyền phương Tây sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở châu Âu là sự trỗi dậy của những nước thuộc nhóm BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – vào thập niên 2000. Tăng trưởng nhanh chóng và chiếm gần một nửa dân số thế giới, sự trỗi dậy của nhóm BRICS dường như có thể làm cán cân quyền lực bị dịch chuyển khỏi Mỹ và Tây Âu.

Ngày nay, nhóm BRICS không còn là một mối đe dọa địa chính trị lớn đến như vậy đối với châu Âu nữa. Nga, Brazil, và Nam Phi đang gặp nhiều khó khăn kinh tế, và Trung Quốc cũng đang lung lay. Chỉ có Ấn Độ vẫn còn giữ được ánh hào quang. Nhưng giờ đây phương Tây tiếp tục chịu sức ép, bao gồm ngay ở trên sân nhà. Lần này, thách thức là về mặt chính trị chứ không phải kinh tế: sự trỗi dậy của những chính trị gia thích xung đột và coi thường luật pháp trong nước và quốc tế cũng như các lề thói dân chủ. Continue reading “Thách thức từ những nhà ‘đại dân túy’”

Chế độ đẳng cấp của Ấn Độ đã tồn tại như thế nào?

caste

Nguồn: Shashi Tharoor, “How India’s Caste System Survives”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 17 tháng 1, Rohith Vemula, một nghiên cứu sinh của Đại học Hyderabad bang Telangana Ấn Độ, đã treo cổ tự tử. Dù là trong một đất nước với 1,2 tỉ dân, nhưng một cái chết cũng đủ tạo sức ảnh hưởng lớn.

Vemula là người Dalit – tầng lớp từng bị coi là “không đáng đụng tới”, nằm dưới đáy trong chế độ đẳng cấp của Ấn Độ giáo. Anh cũng là Hội trưởng Hội Sinh viên Ambedkar trường Đại học Hyderabad, với mục đích nâng cao quyền của người Dalit. Bằng cái chết của mình, Vemula đã có được những thứ mà chính anh hẳn chưa hề nghĩ đến: Anh trở thành một anh hùng dân tộc, bi kịch của anh biểu trưng cho sự tồn tại dai dẳng của chế độ đẳng cấp trong câu chuyện phát triển của Ấn Độ. Continue reading “Chế độ đẳng cấp của Ấn Độ đã tồn tại như thế nào?”