Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’

tw-flag-raising_gettyimages-504952054

Nguồn: Isaac Stone Fish, “Stop Calling Taiwan a ‘Renegade Province’,” Foreign Policy, 15/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) đôi khi gọi Đài Loan là “quận Đài Loan”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường chọn cách gọi “tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc.” Ủy ban Olympic Quốc tế dùng cụm từ “Đài Bắc Trung Hoa” (Chinese Taipei). Chính quyền Đài Bắc tự xưng là “Cộng hòa Trung Hoa.” Washington chỉ gọi là “Đài Loan” với hy vọng không ai hỏi thêm điều gì. Bắc Kinh kiên quyết gọi là “tỉnh Đài Loan,” có lẽ hy vọng rằng việc lặp đi lặp lại cách gọi này sẽ nghiễm nhiên biến nó trở thành sự thật. Nhưng có một cụm từ dường như chỉ tồn tại trên các báo và tạp chí tiếng Anh: “Tỉnh nổi loạn” (renegade province). Nhiều bài báo về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào ngày 16/01 – một cuộc bầu cử có thể có tác động lớn tới mối quan hệ giữa hòn đảo tự trị với Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã dựa vào cách gọi “tỉnh nổi loạn” để mô tả quan điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Continue reading “Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Người Kurd là ai?

Kurdistan-768x448

Nguồn: Matthew Barbari, “Who Are The Kurds?, Foreign Policy Association, 25/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần đây, phương Tây đặt phần lớn sự chú ý của mình vào cuộc xung đột Syria và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), gạt sang một bên những nguyện vọng hình thành nhà nước của người Kurd. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã coi người Kurd là một trong những đồng minh mạnh nhất của họ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Người Kurd là một nhóm dân tộc sống chủ yếu trên bốn quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Iran. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd được đại diện bởi cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP). Tuy đều nỗ lực chấm dứt bạo lực giữa người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cả hai sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Continue reading “Người Kurd là ai?”

Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria

Syria_chemical_weapons

Nguồn: Ahmet Uzumcu, “Syria’s Continuing Chemical Fallout”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt cuộc nội chiến Syria được xem như một bi kịch, đặc biệt là đối với những người dân đã chịu nhiều đau khổ của nước này. Ở một mặt nào đó, những hành động đa phương rõ ràng đã có những tác động tích cực, đó là loại bỏ chương trình vũ khí hóa học của chính quyền Syria. Tuy nhiên, liên tục có những báo cáo chỉ ra rằng các vũ khí hóa học, bao gồm mù tạc lưu huỳnh (thường được gọi là khí mù tạc) và bom clo chống lại người dân, vẫn tiếp tục được sử dụng tại Syria.

Rủi ro là rất lớn. Những thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công chắc chắn phải bị nhận dạng và đưa ra trước công lý. Việc cho phép sử dụng vũ khí hóa học mà không phải chịu sự trừng phạt nào không những làm đảo ngược một trong số những tiến triển đầy hứa hẹn trong cuộc xung đột ở Syria, mà còn đe dọa làm suy yếu các chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng khí độc và các chất độc gây hại cho hệ thần kinh, làm gia tăng khả năng sử dụng các chất này trong các cuộc tấn công khủng bố. Continue reading “Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria”

Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn

_74437142_158342570

Nguồn: Chen Dingding, “Time to Rethink US and South Korean Approaches to North Korea,The Diplomat, 19/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Để đối phó với Bắc Triều Tiên, việc lặp lại các trừng phạt sẽ không có tác dụng.

Một lần nữa, Bắc Triều Tiên lại đẩy tất cả các cường quốc tại Đông Á vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Sau lần khiêu khích mới đây của đất nước này – phóng vệ tinh mới nhất sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo – Hoa Kỳ đã thể hiện sức mạnh và quyết tâm bằng việc cho các chiến đấu cơ F-22 Raptor bay thấp trên không phận Hàn Quốc. Hơn nữa, Hàn Quốc, sau một thời gian dài do dự, hiện đang kết hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ trong việc thảo luận về khả năng triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), điều gây quan ngại cho Trung Quốc. Continue reading “Mỹ và Hàn Quốc cần đổi cách tiếp cận với Bắc Hàn”

Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?

2064

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Huệ Việt

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. [1] Continue reading “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”

5 hiểu lầm về bom nguyên tử

bom

Nguồn: Gregg Herken, “Five myths about the atomic bomb”, The Washington Post, 31/7/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Một quả bom khác đã được thả vào ngày 9 tháng 8 ở Nagasaki. Nhiều thập niên sau đó, những tranh cãi và thông tin sai lệch vẫn bao quanh quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Thế chiến II. Kỷ niệm lần thứ 70 của sự kiện này là một cơ hội để sửa lại cho đúng năm quan điểm sai lầm đã được ghi nhận rộng rãi về bom nguyên tử.

  1. Bom nguyên tử đã kết thúc chiến tranh

Đối với người Mỹ và hầu như tất cả các sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ, quan điểm cho rằng bom nguyên tử đã dẫn đến sự đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã là kiến thức mặc định về việc cuộc chiến đã kết thúc như thế nào và tại sao.  Continue reading “5 hiểu lầm về bom nguyên tử”

Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?

st_20160220_xannview_2079089-1536x1022

Nguồn: Prashanth Parameswaran,Why the US-ASEAN Sunnylands Summit Matters,The Diplomat, 11/02/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Trung tâm Sunnylands lịch sử ở Rancho Mirage, California. Trong khi các quan sát viên có lẽ dõi theo các vấn đề nổi cộm như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầm quan trọng đích thực của hội nghị nằm ở ý nghĩa mà nó mang lại đối vị trí hiện tại và tương lai của khu vực Đông Nam Á và ASEAN trong chính sách của Mỹ. Continue reading “Vì sao Thượng đỉnh Sunnylands quan trọng?”

Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản

yasukuni

Tác giả: Đỗ Trọng Quang

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng? Continue reading “Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản”

Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?

s-400

Nguồn: Timothy R. Heath, “How China’s New Russian Air Defense System Could Change Asia“, War on the Rocks, 21/01/2016.

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tên lửa đất đối không (SAM) TRIUMF S-400 của Nga (SA-21 – theo cách gọi của NATO) đã lọt vào tầm ngắm của giới truyền thông vào cuối năm 2015 – thời điểm mà Moscow triển khai hệ thống này sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga gần biên giới Syria vào ngày Lễ Tạ ơn. Động thái này của người Nga buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng các hoạt động không quân của mình và được cho là cũng đã tác động đến các hoạt động không quân của Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực. Điều đó đã minh chứng cho sức mạnh của hệ thống phòng không tối tân này.

Sự việc này đã cho thấy tiềm năng chiến lược của S-400, một tiềm năng mà Trung Quốc – quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu hệ thống này – đang tìm kiếm để tận dụng trong trường hợp khủng hoảng xảy ra trong tương lai. Vào tháng 4 năm 2015, Nga thông báo đã bán 4 đến 6 tiểu đoàn S-400 cho Trung Quốc. Continue reading “Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?”

Vấn đề của khái niệm ‘dân chủ phi tự do’

ildem

Nguồn: Jan-Werner Mueller, “The Problem with Illiberal Democracy”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái chuyển hướng sang chế độ chuyên chế của Ba Lan đã rung lên hồi chuông báo động cho Liên minh châu Âu và khối NATO. Từ khi lên nắm quyền hồi tháng 10, Đảng Pháp luật và Công lý của Jarosław Kaczyński (PiS) đã tấn công Toà án Hiến pháp Ba Lan, chính trị hoá nhánh tư pháp và bộ máy công chức, đồng thời tấn công vào sự đa nguyên của giới truyền thông.

Những người phê bình chính phủ PiS do Thủ tướng Beata Szydlo dẫn dắt (Kaczyński điều hành từ hậu trường vì ông không có vị trí chính thức nào) đã miêu tả hành động của PiS là một cuộc tấn công bất ngờ nhằm thiết lập một nền “dân chủ phi tự do”, tương tự với điều Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã làm ở Hungary trong 6 năm qua. Tuy vậy, việc gọi những gì đang diễn ra ở Ba Lan là một nền “dân chủ phi tự do” là hoàn toàn gây hiểu lầm – và theo một cách nào đó sẽ làm xói mòn những nỗ lực nhằm kiềm chế những nhà độc tài tự xưng như Kaczyński và Orbán. Cuối cùng, không chỉ chủ nghĩa tự do bị tấn công, mà cả nền dân chủ cũng vậy. Continue reading “Vấn đề của khái niệm ‘dân chủ phi tự do’”

Các chuỗi đảo và chiến lược quốc phòng tại Châu Á

JP-204

Tổng hợp: Nguyễn Thế Phương

Tại sao các đảo và quần đảo vẫn hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng ở Châu Á ngày nay? Các chuỗi đảo ở phía Tây Thái Bình Dương là đặc điểm địa lý hàng hải đóng vai trò hết sức quan trọng về mặt chiến lược vốn thay đổi theo thời gian. Các cường quốc khác nhau đã diễn giải, và lại tái diễn giải và tái định nghĩa lại giá trị của các chuỗi đảo này, về vai trò mà chúng có thể có trong tổng thể chiến lược quốc phòng quốc gia.

Các chiến lược gia Trung Quốc tiêu biểu như Đô đốc Lưu Hoa Thanh đã dành nhiều sự chú ý vào các chuỗi đảo Tây Thái Bình Dương từ giữa những năm 1980, nghiên cứu xem các chuỗi đảo này có thể giúp ích gì cho chiến lược hải dương của Trung Quốc. Tuy nhiên từ trước đó, các chiến lược gia từ Đức, Nhật Bản cho tới Mỹ cũng đã cố gắng cân nhắc và suy nghĩ tới vị thế địa chính trị của các chuỗi đảo trong cả thời bình lẫn thời chiến. Continue reading “Các chuỗi đảo và chiến lược quốc phòng tại Châu Á”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

Tại sao Litvinenko bị ám sát?

_84461771_litvinenko_ap

Nguồn: Alex Goldfarb, “Justice for Litvinenko”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2006, Alexander Litvinenko, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nga (FSB), trước gọi là KGB, đã bị đầu độc tại London bằng loại phóng xạ polonium-210. Trong một thập niên qua, goá phụ Marina Litvinenko đã tiến hành một cuộc đấu tranh khó khăn nhằm tìm kiếm công lý cho chồng bà. Cuối cùng, bà đã thắng thế.

Bà Litvinenko không chỉ đối chọi với điện Kremlin, những người bị cáo buộc đã cử hai đặc vụ tới London để thực hiện cuộc ám sát, mà bà còn đương đầu cả với chính phủ Anh Quốc khi họ không muốn phá vỡ mối quan hệ với Nga. Vào thời điểm ba năm về trước, bà đứng trước Toà án Công lý Hoàng gia với đôi mắt đẫm lệ, nơi các vị thẩm phán đã từ chối bảo vệ bà chống lại những thiệt hại pháp lý vốn có thể rất cao nếu bà không thể buộc chính phủ mở một cuộc điều tra. Continue reading “Tại sao Litvinenko bị ám sát?”

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà

“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 

LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử? Continue reading “ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung”

Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh

missile

Nguồn:N Korea rocket launch chills Beijing-Seoul ties”, The New York Times, 11/02/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ là Hàn Quốc vào năm 2014, đó dường như là sự khởi đầu của một mối quan hệ gần gũi đầy hứa hẹn.

Người đón tiếp ông Tập, Tổng thống Park Geun-hye, đã đáp lại bằng cách đến Bắc Kinh năm ngoái để tham dự một cuộc diễu binh mà các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay, một cử chỉ mà ông Tập có thể đã tin rằng sẽ khiến bà Park ngày càng cách xa Washington hơn.

Về phần mình, bà Park hy vọng rằng người bạn mới ở Bắc Kinh – đối tác kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc – sẽ giúp kiềm chế tham vọng không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Continue reading “Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh”

Duy trì trật tự châu Á

asia

Nguồn: Brahma Chellaney, “Upholding the Asian Order”, Project Syndicate, 22/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham vọng định hình lại trật tự châu Á của Trung Quốc không có gì bí mật. Từ kế hoạch “một vành đai, một con đường” cho đến Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh, các sáng kiến chủ đạo của Trung Quốc đang triển khai một cách chậm rãi nhưng chắc chắn mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là định hình một châu Á lấy nước này làm trung tâm (a Sino-centric Asia). Như những nước láng giềng của Trung Quốc đều đã biết rõ, việc nước này tìm kiếm địa vị thống trị khu vực có thể gây tổn thất – và thậm chí nguy hiểm – đối với họ. Thế nhưng các cường quốc khác trong khu vực hầu như không hành động gì để phát triển một chiến lược có phối hợp nhằm ngăn cản kế hoạch bá quyền của Trung Quốc. Continue reading “Duy trì trật tự châu Á”

Hiện đại hoá PLA: Thông tin và những nghi vấn

Tổng hợp: Nguyễn Thế Phương

Hiện nay có rất nhiều thông tin đề cập tới quá trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc vốn đang là tâm điểm chú ý của giới phân tích. Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin nào được đề cập trên các bài báo hay các blog chính trị đều đúng. Các thông tin chính xác cần được tổng hợp và tham khảo từ các nguồn chính thống của nhà nước Trung Quốc như từ trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ China Daily hay hãng tin Tân Hoa Xã.

Những gì chúng ta đã biết chính xác tập trung vào bốn mảng cải cách chính: (1) quy mô và cấu trúc lực lượng; (2) tổ chức chỉ huy từ Quân uỷ Trung ương (CMC) xuống các đơn vị chiến đấu; (3) khả năng tác chiến hiện đại thể hiện qua các “lực lượng chiến đấu kiểu mới” và (4) năng lực huấn luyện chuyên nghiệp của quân đội Trung Quốc (PLA) thông qua các trường, các học viện quân sự của nước này. Continue reading “Hiện đại hoá PLA: Thông tin và những nghi vấn”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?

tsai

Nguồn: Nick Frisch, “How China Lost Taiwan”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào một ngày thứ ba nhiều mưa vào đầu tháng này, Chen Li-hung, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, sải bước trên sân khấu ở Chương Hóa, miền trung Đài Loan, và bắt đầu một bài diễn văn đầy tâm huyết, thêm lửa cho những thành viên nhiệt huyết của Dân Tiến Đảng đã tụ họp ở đó.

“Ba mẹ chúng tôi đến từ Đại Lục,” ông nói với khán giả. “Nhưng tôi được sinh ra ở Đài Loan. Tôi lớn lên ở Đài Loan. Vậy thì vì sao những thầy cô trong trường nói với tôi rằng tôi vẫn là người Trung Quốc? Từ nhỏ, tôi đã cảm thấy tôi không phải là người Trung Quốc, tôi là người Đài Loan!” Ông đả kích tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu. “Tám năm trước, Tổng thống Mã giành được một chiến thắng khá thuyết phục ở thùng phiếu, nhưng ông ấy lại dẫn dắt chúng ta đến gần Trung Quốc hơn bao giờ hết, và Đài Loan có trở nên tốt đẹp hơn chút nào không?” Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan như thế nào?”