Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?

trade-test-centre-india

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Why big oil should kill itself”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, giá dầu đang ổn định về dài hạn ở mức từ 30 USD đến 50 USD mỗi thùng, người sử dụng năng lượng khắp nơi đang được hưởng khoản thu nhập tăng thêm hằng năm trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD. Kết quả cuối cùng gần như sẽ hiển nhiên thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, bởi vì người hưởng lợi từ việc phân phối lại khoản thu nhập khổng lồ này chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình – những người thường tiêu xài tất cả những gì họ kiếm được.

Dĩ nhiên, sẽ có vài đối tượng bị tổn thất nặng nề – chủ yếu là chính phủ các quốc gia sản xuất dầu mỏ, những nước sẽ bị giảm dự trữ ngoại tệ, đồng thời phải vay mượn từ các thị trường tài chính càng lâu càng tốt thay vì cắt giảm chi tiêu công. Rốt cuộc, đó chính là giải pháp mà các chính trị gia mong muốn, đặc biệt khi họ đang phải đương đầu với chiến tranh, chống lại các sức ép địa chính trị hay đối mặt với các cuộc nổi loạn của quần chúng. Continue reading “Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?”

Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm

image

Nguồn: Dani Rodrik, “The Evolution of Work”, Project Syndicate, 09/12/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào giữa tháng 12 (2015), Liên Hợp Quốc đã đưa ra các Báo cáo thường niên mới nhất về Phát triển Con người. Báo cáo năm nay tập trung vào bản chất của việc làm: cách chúng ta kiếm sống đã biến đổi như thế nào do toàn cầu hóa kinh tế, các công nghệ mới cũng như những đổi mới trong tổ chức xã hội. Cụ thể hơn, triển vọng cho các quốc gia đang phát triển rõ ràng là vừa tốt vừa xấu.

Với hầu hết mỗi người trong hầu như mọi thời điểm, công việc là vấn đề gần như chẳng hề thoải mái. Trong lịch sử, làm việc cần cù nặng nhọc là cách để các quốc gia trở nên giàu có. Và trở nên giàu có lại là cách để vài người có cơ hội làm được những công việc thoải mái hơn. Continue reading “Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm”

Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính

Newspaper headlines - finanical crisis on 2008

Nguồn: Howard Davies, “The Political Consequences of Financial Crises”, Project Syndicate, 22/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ tôi không phải là vị giáo sư tài chính duy nhất mà khi ra đề tài tiểu luận cho sinh viên của mình đã chọn câu hỏi như thế này: “Theo quan điểm của anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là do chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tài chính, hay bởi họ đã can thiệp quá ít?” Và khi giải quyết “câu hỏi” này, sinh viên trong lớp mà tôi dạy gần đây nhất đã chia thành ba luồng ý kiến.

Khoảng một phần ba số sinh viên, những người bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn hào nhoáng của Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), lập luận rằng chính phủ là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Những can thiệp thiếu suy nghĩ của họ – đặc biệt là các hãng kinh doanh các khoản cho vay thế chấp được chính phủ Mỹ hậu thuẫn là Fannie Mae và Freddie Mac, cũng như Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (Community Reinvestment Act) – đã làm các động cơ thị trường bị bóp méo. Một số thậm chí chấp nhận lập luận của nhà tư tưởng tự do Mỹ Ron Paul, lên án sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong vai trò người cho vay cuối cùng. Continue reading “Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ

shutterstock_175228745

Nguồn: Martin Wolf, “Understanding the new global oil economy”, The Financial Times, 01/12/2015

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mức nhập khẩu của Mỹ giảm, tầm quan trọng của một Trung Đông ổn định đối với Mỹ sẽ giảm trong khi lại tăng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại sao giá dầu giảm? Đây có phải là một hiện tượng tạm thời hay nó phản ánh một thay đổi mang tính cấu trúc của thị trường dầu quốc tế? Nếu mang tính cấu trúc, nó sẽ có nhiều hệ quả quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, địa chính trị và khả năng kiềm chế biến đổi khí hậu của chúng ta.

Nếu lấy giá tiêu dùng Mỹ làm hệ số giảm phát, thì giá dầu thực tế đã giảm hơn một nửa từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2015. Vào tháng 10/2015, giá dầu thực tế thấp hơn giá trung bình kể từ năm 1970 đến 17%, cho dù vẫn cao hơn mức giá đầu thập niên 1970 và thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000 (xem biểu đồ). Continue reading “Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ”

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

world-bank-20140807

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Được thành lập vào năm 1944 và có trụ sở chính ở thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm của Hệ thống Bretton Woods. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới không phải là một ngân hàng thông thường. Tổ chức này bao gồm hai cơ quan phát triển đặc biệt được sở hữu bởi 186 nước thành viên: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), và Tổ chức Phát triển Quốc Tế (International Development Association – IDA). Mỗi cơ quan có một vai trò khác nhau, nhưng luôn hợp tác với nhau trong việc thực hiện mục tiêu làm cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình mang tính bền vững và đồng đều hơn. Continue reading “Ngân hàng Thế giới (World Bank)”

Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP

5310

Nguồn: Koichi Hamada, “The Fraught Politics of the TPP,” Project Syndicate, 31/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lịch sử. Phạm vi của TPP rất lớn. Nếu được phê chuẩn và triển khai thực hiện, nó sẽ có tác động to lớn đối với thương mại và dòng vốn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Thật vậy, nó sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi liên tục của trật tự quốc tế. Thật không may, liệu điều này sẽ có xảy ra hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Khía cạnh kinh tế học về thương mại và tài chính tạo nên nền tảng của TPP khá đơn giản, và đã được biết đến từ khi nhà kinh tế chính trị học người Anh David Ricardo mô tả chúng trong thế kỷ 19. Bằng cách cho phép các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình, tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại lợi ích kinh tế ròng, mặc dù nó có thể làm tổn thương các nhóm nhất định vốn được hưởng lợi từ sự bảo hộ thuế quan trước đây. Continue reading “Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP”

Điều gì đang đẩy các công ty Nhật ra khỏi Trung Quốc?

eca86bd9e2e0154c037d5d

Nguồn: Rumi Aoyama, “What’s pushing Japanese firms out of China?,” East Asia Forum, 21/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đầu năm 2015, các công ty Nhật là Panasonic và Toshiba tuyên bố họ sẽ dừng sản xuất tivi ở Trung Quốc.  Khi Nhật tiếp tục giảm đầu tư ở Trung Quốc, việc dần rút lui của hai tập đoàn đa quốc gia có vẻ nhấn mạnh xu hướng chung là các công ty Nhật rời khỏi Trung Quốc. Vào ngày 23 tháng Hai năm 2015, tờ Nikkei News đưa tin công ty Citizen Watch Company đột nhiên đóng của nhà máy linh kiện tại Quảng Châu, cho thôi việc hơn 1.000 lao động tại đó.

Mối quan hệ Trung-Nhật đã chạm đáy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Các cuộc hội đàm cấp cao, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh, đã bị đình chỉ từ khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9 năm 2012 và thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni vào tháng 12 năm 2013. Với chiến lược Một Vành đai Một Con đường năm 2013, Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch tấn công ngoại giao để cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, và nối lại các quan hệ liên chính phủ với Nhật Bản. Continue reading “Điều gì đang đẩy các công ty Nhật ra khỏi Trung Quốc?”

Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc

Globe and China Flag for background

Nguồn: Malcolm Cook, “Southeast Asia’s China illusion”, Business World Online, 12/10/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan niệm phổ biến thường không sáng suốt và mang tính ảo tưởng nhiều hơn thực tế. Ngày nay, ở khắp Đông Nam Á, việc Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế tối quan trọng trong khu vực và sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên được coi là một thực tế đương nhiên không cần soát lại.

Quan niệm phổ biến này đang định hình cách các nhà lãnh đạo và phân tích chính trị trong khu vực nhìn nhận quan hệ của nước mình với Trung Quốc và các nước khác. Ứng cử viên tổng thống Philippines Jejomar C. Binay trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông đầu năm nay đã sử dụng tầm quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với Philippines để biện minh cho việc ông ủng hộ thái độ nhẹ nhàng hơn trong tranh chấp lãnh thổ tại biển Tây Philippines (tức Biển Đông – NBT), tập trung vào cách tiếp cận ưa thích của Trung Quốc là hợp tác cùng phát triển. Continue reading “Ảo giác của Đông Nam Á về sức mạnh kinh tế Trung Quốc”

Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản

750x-1

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan’s TPP Transformation”, Project Syndicate, 30/10/2015.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày 5/10, sau nhiều năm ròng thương lượng miệt mài và kỹ lưỡng, cuối cùng, mười hai quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó hứa hẹn nhiều điều từ tăng cường thương mại đến bảo vệ môi trường. Những cuộc đàm phán này đã khiến mái tóc đen của ông Akira Amari, Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, chuyển hẳn sang màu muối tiêu. Tuy nhiên, niềm an ủi của ông là TPP sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho “Thế kỷ Châu Á”.

Tiền thân của TPP, trước khi có sự tham gia của ông Amari, là một hiệp định thương mại được ký năm 2006 giữa bốn nước Singapore, New Zealand, Chile và Brunei – được gọi là “Pacific 4”. Sau đó, Mỹ, Úc, Peru và Việt Nam, nhận thấy triển vọng về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp tại châu Á, đã tham gia đàm phán vào tháng 3/2010. Vậy là, trong phút chốc chiếc thuyền nhỏ bé của P-4 bỗng trở thành chiếc tàu biển khổng lồ. Continue reading “Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản”

Cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP: Cần đánh giá tác động toàn diện

cong nhan

Tác giả: Phạm Trọng Nghĩa

Ngày 5 tháng 10 năm 2015, tại Atlanta, Hoa Kỳ, 12 quốc gia thành viên tham gia đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) tuyên bố kết thúc đàm phán. Một tháng sau, ngày 5 tháng 11 năm 2015, bản dự thảo Hiệp định TPP (tiếng Anh) được công bố. Theo công bố,[1] ngoài Lời nói đầu và các Phụ lục, Hiệp định TPP gồm 30 chương, 516 điều.[2] Hiệp định TPP có phạm vi rộng, bao phủ toàn diện, xác lập các tiêu chuẩn cao, cam kết mở cửa trên 20 lĩnh vực khác nhau với phạm vi và mức độ cam kết sâu rộng hơn so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thông thường mà Việt Nam đã tham gia. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ như các FTA khác, Hiệp định TPP yêu cầu các nước cam kết trên nhiều lĩnh vực mới như mua sắm chính phủ, lao động, môi trường, đầu tư, doanh nghiệp nhà nước … Bên cạnh đó, Hiệp định còn có các quy định chung, xuyên suốt nhằm bảo đảm thực thi Hiệp định như giải quyết tranh chấp, các ngoại lệ và các điều khoản về thể chế… Đối với Việt Nam, trong tổng số 14 FTA mà Việt Nam tham gia,[3] Hiệp định TPP là FTA đầu tiên có chương riêng về lao động.[4]  Continue reading “Cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP: Cần đánh giá tác động toàn diện”

Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam

tppok_mlxe

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment,” ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 2015, 04/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hôm mùng 5 tháng 10 vừa qua đã được mười hai nước tham gia ca ngợi là một bước ngoặt đối với hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là có tác động chiến lược sâu rộng trong cả khu vực cũng như toàn cầu. Là một thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này về cả mặt kinh tế và chiến lược, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Cách Việt Nam tận dụng cơ hội và xử lý thách thức có thể sẽ định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị, và chiến lược của đất nước này trong những năm tới. Continue reading “Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam”

Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?

technology

Nguồn: Kemal Dervis, “Will technology kill convergence?”, Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong các cuộc họp thường niên vào tuần trước của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Lima (Peru), một vấn đề nổi lên trong các buổi thảo luận chính là sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi. Nếu như sau khủng hoảng tài chính năm 2008, những nền kinh tế mới nổi được tung hô là động lực mới của kinh tế thế giới thì giờ đây chúng lại trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhiều người tranh luận rằng kỷ nguyên bùng nổ tăng trưởng và những nỗ lực của các nền kinh tế mới nổi nhằm bắt kịp mức thu nhập của các quốc gia tiên tiến đã kết thúc. Vậy những quan điểm bi quan này có đúng?

Hẳn có lý do để lo lắng, bắt đầu từ Trung Quốc. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức gần hai con số, kinh tế Trung Quốc dường như đang trải qua đợt sụt giảm nghiêm trọng mà nhiều người cho rằng, thực tế còn tệ hơn cả những gì các số liệu chính thức đưa ra. Continue reading “Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?”

Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Ngun: Daniel Gros, “The End of German Hegemony,” Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cán cân quyền lực nội tại của châu Âu đang có sự dịch chuyển mà không mấy ai chú ý. Vị trí áp đảo của Đức, vốn dường như trở nên tuyệt đối kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đang dần suy yếu, tạo nên những hệ quả sâu rộng đối với Liên minh Châu Âu.

Tất nhiên, từ góc độ sức mạnh mềm, chỉ riêng việc nhiều người tin Đức là một quốc gia hùng mạnh đã đủ để củng cố tư thế chiến lược cũng như địa vị của quốc gia này. Tuy nhiên, họ sẽ sớm bắt đầu nhận ra rằng yếu tố chính dẫn đến niềm tin đó – rằng nền kinh tế Đức đã tiếp tục tăng trưởng trong khi những nền kinh tế khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) phải trải qua một cơn suy thoái kéo dài – chỉ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều sẽ sớm kết thúc. Continue reading “Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức”

Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

Tại sao nên ủng hộ TPP?

TPP+Logo

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Why Support the TPP?Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận giữa các nhà đàm phán đến từ 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đại diện cho một chiến thắng hiếm có. Những trở ngại chính trị to lớn, cả trong nước và quốc tế, đã được vượt qua để đạt được thỏa thuận. Và bây giờ là lúc những người chỉ trích việc phê chuẩn TPP, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nên đọc thỏa thuận này với một đầu óc cởi mở.

Đa số các vấn đề xung quanh TPP đã được đóng khung, ít nhất theo thuật ngữ chính trị Hoa Kỳ, theo kiểu phe tả đối đầu với phe hữu. Thái độ thù địch không ngừng của phe tả đối với thỏa thuận – thường với lý do là nội dung của thỏa thuận trong suốt quá trình đàm phán đã không được thông báo cho Quốc hội Hoa Kỳ – mang đến hai mối nguy hiểm. Continue reading “Tại sao nên ủng hộ TPP?”

Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế

tax-haven-a

Nguồn: Bradford DeLong & Micheal DeLong, “Sunlight on Tax Havens“, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thiên đường thuế được thiết kế một cách kín đáo và ít minh bạch. Toàn bộ lý do cho sự tồn tại của những thiên đường này là để che giấu đống của cải đang được đặt đâu đó bên trong chúng. Và cuốn sách mới của Gabriel Zucman, có tựa đề Ca ci ct giu ca các quc gia: Tai ho thiên đường thuế (The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens), lần đầu tiên tiết lộ vai trò của chúng lớn đến đâu trong nền kinh tế toàn cầu.

Zucman kiểm tra sự chênh lệch trong các tài khoản thanh toán quốc tế để cung cấp những số liệu chính xác và đáng tin cậy nhất có thể có được về số tiền được cất trữ tại các thiên đường thuế. Ông ước tính khoảng 8% của cải tiền bạc của thế giới – tương đương 7,6 nghìn tỉ đô la Mỹ – được giấu tại những nơi như Thụy Sỹ, Bermuda, Quần đảo Cayman, Singapore, và Luxembourg. Con số này còn nhiều hơn số của cải sở hữu bởi nửa số dân nghèo khó trong số 7,4 tỉ người trên thế giới. Continue reading “Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế”

Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?

A man protesting the Trans-Pacific Partnership (TPP) holds a sign over U.S. Trade Representative Michael Froman (R) as he testifies before a Senate Finance Committee hearing on "President Obama's 2015 Trade Policy Agenda" on Capitol Hill in Washington January 27,  2015. The top U.S. trade official urged Congress to back the administration's trade agenda on Tuesday and said an ambitious Pacific trade pact is nearing completion.  Froman said the administration looked to lawmakers to pass bipartisan legislation allowing a streamlined approval process for trade deals, such as the 12-nation Trans-Pacific Partnership.  REUTERS/Kevin Lamarque   (UNITED STATES - Tags: POLITICS BUSINESS CIVIL UNREST) - RTR4N6JM

Nguồn: Richard Katz, “Will US Republicans torpedo the TPP?”, East Asia Forum, 18/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một diễn tiến đáng kinh ngạc, các Đảng viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ và một số đồng minh trong giới doanh nghiệp của họ giờ đây lại là những người đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Khi thỏa thuận cuối cùng được công bố vào ngày 05/10, không hề có một nhà lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa, hay bất kỳ một hiệp hội doanh nghiệp rộng lớn nào đứng ra ủng hộ nó. Việc TPP nhận được ủng hộ của Đảng Cộng hòa là điều rất quan trọng vì hầu hết các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đều phản đối và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton thì vừa tuyên bố chống lại TPP (dù khi còn tại chức bà đã ủng hộ nó.) Continue reading “Liệu Đảng Cộng hòa Mỹ có bác bỏ Hiệp định TPP?”

Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?

APTOPIX US Russia Obama Mexico G20 Summit

Nguồn: Richard A. Werner & Vladimir I. Yakunin, “Are Sanctions Saving Russia?”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 3 năm 2014 quả thực vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu làm suy yếu tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế chúng còn gây ra tác động ngược lại, khiến Nga và người đứng đầu đất nước này trở nên mạnh hơn trước.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu ước tính đã bị thiệt hại 100 tỉ đô la Mỹ trong giao thương với Nga, gây tác động nặng nề tới một số ngành nghề, tiêu biểu là những người nông dân nuôi bò sữa ở Bavaria và các công ty xuất khẩu công nghiệp ở miền đông nước Đức. GDP của Nga vốn tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2014, đã sụt giảm khoảng 4,6% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng rúp đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ trong nửa cuối năm ngoái, gây ra lạm phát, và lạm phát  vào tháng 7 lại tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?”