Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu

globalmarkets

Nguồn: Anatole Kaletsky, “The Three Fears Sinking Global Markets”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Giêng thường được xem là tháng tốt cho thị trường chứng khoán, với lượng tiền mới tràn vào các quỹ đầu tư, trong khi các đợt bán liên quan đến thuế thường giảm đi vào dịp cuối năm trước. Cho dù dữ liệu về lãi đầu tư ở Mỹ thực ra cho thấy lãi vào tháng Giêng trong lịch sử chỉ cao hơn chút đỉnh so với con số thông thường của mỗi tháng, nhưng niềm tin lan rộng về một “hiệu ứng tháng Giêng” có lợi càng làm cho sự suy yếu của thị trường chứng khoán khắp thế giới đầu năm nay còn gây sốc nhiều hơn nữa.

Nhưng những người bi quan có lý, cho dù họ đôi khi nói quá về phép màu của tháng Giêng. Theo những nhà thống kê tại Reuters, thị trường năm nay khởi đầu với mức suy giảm cao nhất một thế kỷ qua của Phố Wall, và mức giảm 8% hàng tháng của chỉ số MSCI thế giới làm tháng Giêng năm nay trở thành tháng tệ hơn so với 96% số các tháng Giêng từng được ghi nhận. Vậy thì chúng ta phải lo đến mức nào về tình hình kinh tế thế giới? Continue reading “Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu”

Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Industrial-factory-robots-800x430

Nguồn: Larry Hatheway, “Mastering the Fourth Industrial Revolution”, Project Syndicate, 21/01/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những bước tiến của công nghệ từ lâu đã tạo ra hai luồng phản ứng đối nghịch: với nhiều người đó là sự choáng ngợp trước những khả năng mới, với số khác lại là nỗi lo về sự thay đổi tiêu cực. Nhưng hầu hết chúng ta đều thậm chí không nhận thấy điều gì đang diễn ra. Chúng ta coi sự thay đổi đó như một điều hiển nhiên.

Sự sáng tạo của con người còn chưa được công nhận hay xem trọng, đặc biệt là trong thị trường tài chính. Các nhà đầu tư bị ám ảnh bởi những vấn đề cũ rích: nỗi sợ về màn hạ cánh cứng (hard landing) của Trung Quốc, về hậu quả của sụt giảm giá dầu, và nguy cơ một vài cú sốc sẽ đẩy nền kinh tế mong manh của thế giới rơi vào một cuộc suy thoái mới hay tình trạng giảm phát. Continue reading “Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”

Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” 

economichitman

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Khoảng hai năm nay, cuốn “Confessions of an Economic Hit Man” (Nxb Penguin, New York) của John Perkins đã trở nên một “hiện tượng” ở Mỹ (và đang lan ra nhiều nước khác). Dù tác giả là một người trước đây hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách các quyển bán chạy nhất. Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính. Continue reading “Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” “

Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài

RMB-with-Chinese-Knot

Nguồn: Francis Fukuyama, “Exporting the Chinese Model”, Project Syndicate, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi năm 2016 bắt đầu, một cuộc đối đầu lịch sử đang ngấm ngầm diễn ra giữa các mô hình phát triển cạnh tranh lẫn nhau – cụ thể ở đây là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù cuộc đối đầu này chỉ ngầm diễn ra trong tiềm thức của các bên tham gia, nhưng kết quả của nó sẽ là yếu tố quyết định vận mệnh của lục địa Á- Âu trong nhiều thập kỷ tới.

Hầu hết các nước phương Tây đều nhận thấy rằng tỉ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc đang từng bước giảm dần, từ trên 10% trong nhiều thập niên gần đây xuống dưới 7% vào thời điểm hiện tại (hoặc thậm chí có thể thấp hơn). Các nhà lãnh đạo nước này không ngồi yên mà đã tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường dựa trên sản xuất công nghiệp nặng sang một mô hình khác dựa trên tiêu dùng và dịch vụ nội địa. Continue reading “Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài”

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”

Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp

globaleconomy

Nguồn: Christine Lagarde, “The Transitions of 2016,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng |Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại Paris và dòng người tị nạn vào châu Âu chỉ là triệu chứng mới nhất của những căng thẳng chính trị và kinh tế ở Bắc Phi và Trung Đông. Và những sự kiện này không chỉ xảy ra tại những nơi đó. Xung đột cũng đang hoành hành ở những nơi khác, và có gần 60 triệu người đang phải đi tị nạn trên toàn thế giới.

Hơn nữa, năm 2015 đã được dự báo ​​là một trong những năm nóng kỷ lục, với hiện tượng El Niño diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, gây ra những thiên tai liên quan đến thời tiết ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Và việc Mỹ bình thường hóa lãi suất, cùng với sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, đã góp phần làm gia tăng sự bất ổn và biến động kinh tế trên toàn thế giới. Thật vậy, tăng trưởng thương mại toàn cầu đang giảm mạnh, với việc giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nền kinh tế dựa vào tài nguyên. Continue reading “Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”

Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất

interest-rates-crop-600x338

Nguồn: Michael Spence,”Fed’s risks to emerging economies”, Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay). Continue reading “Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất”

Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện

plp laywer at pca

Tác giả: Quách Thị Huyền

Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trốn tránh

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Trước đó, tháng 12/2014, Trung Quốc đã ra văn bản thể hiện quan điểm của mình rằng PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử, vì theo Trung Quốc những gì mà Philippines kiện không thể được phân xử mà không xét đến chủ quyền của các nước, điều mà theo Trung Quốc là PCA không có quyền làm.Tuy nhiên, tháng 10/2015, PCA đã đưa ra phán quyết tiếp tục xét xử vụ này và lắng nghe phần trình bày của phía Philippines. Continue reading “Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo

9e637066-cf71

Tác giả: TS. Nguyễn Thanh Minh

Mở đầu

Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật đã xuất hiện từ lâu gắn liền với những phán quyết của Trọng tài quốc tế, Tòa án thường trực Công lý quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác xa nhau, đồng thời do tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia. Có những vụ việc đã được các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đôi khi những phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp. Continue reading “Một số phán quyết pháp lý về tranh chấp chủ quyền biển đảo”

Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?

20130525_blp502

Nguồn:  “Why have containers boosted trade so much?”, The Economist, 21/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thoạt nhìn chúng có vẻ chỉ là những thùng kim loại đơn giản. Nhưng container (công-ten-nơ) – những chiếc thùng đồng nhất có thể dễ dàng được dịch chuyển giữa các xe tải, xe lửa và tàu biển – đã định hình thương mại toàn cầu trong vài thập niên qua. Tại sao container lại giúp đẩy mạnh thương mại nhiều như vậy? Continue reading “Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?”

Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?

trade-test-centre-india

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Why big oil should kill itself”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, giá dầu đang ổn định về dài hạn ở mức từ 30 USD đến 50 USD mỗi thùng, người sử dụng năng lượng khắp nơi đang được hưởng khoản thu nhập tăng thêm hằng năm trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD. Kết quả cuối cùng gần như sẽ hiển nhiên thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, bởi vì người hưởng lợi từ việc phân phối lại khoản thu nhập khổng lồ này chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình – những người thường tiêu xài tất cả những gì họ kiếm được.

Dĩ nhiên, sẽ có vài đối tượng bị tổn thất nặng nề – chủ yếu là chính phủ các quốc gia sản xuất dầu mỏ, những nước sẽ bị giảm dự trữ ngoại tệ, đồng thời phải vay mượn từ các thị trường tài chính càng lâu càng tốt thay vì cắt giảm chi tiêu công. Rốt cuộc, đó chính là giải pháp mà các chính trị gia mong muốn, đặc biệt khi họ đang phải đương đầu với chiến tranh, chống lại các sức ép địa chính trị hay đối mặt với các cuộc nổi loạn của quần chúng. Continue reading “Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?”

Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm

image

Nguồn: Dani Rodrik, “The Evolution of Work”, Project Syndicate, 09/12/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào giữa tháng 12 (2015), Liên Hợp Quốc đã đưa ra các Báo cáo thường niên mới nhất về Phát triển Con người. Báo cáo năm nay tập trung vào bản chất của việc làm: cách chúng ta kiếm sống đã biến đổi như thế nào do toàn cầu hóa kinh tế, các công nghệ mới cũng như những đổi mới trong tổ chức xã hội. Cụ thể hơn, triển vọng cho các quốc gia đang phát triển rõ ràng là vừa tốt vừa xấu.

Với hầu hết mỗi người trong hầu như mọi thời điểm, công việc là vấn đề gần như chẳng hề thoải mái. Trong lịch sử, làm việc cần cù nặng nhọc là cách để các quốc gia trở nên giàu có. Và trở nên giàu có lại là cách để vài người có cơ hội làm được những công việc thoải mái hơn. Continue reading “Phát triển kinh tế và sự tiến hóa của việc làm”

Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính

Newspaper headlines - finanical crisis on 2008

Nguồn: Howard Davies, “The Political Consequences of Financial Crises”, Project Syndicate, 22/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có lẽ tôi không phải là vị giáo sư tài chính duy nhất mà khi ra đề tài tiểu luận cho sinh viên của mình đã chọn câu hỏi như thế này: “Theo quan điểm của anh/chị, nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính toàn cầu là do chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường tài chính, hay bởi họ đã can thiệp quá ít?” Và khi giải quyết “câu hỏi” này, sinh viên trong lớp mà tôi dạy gần đây nhất đã chia thành ba luồng ý kiến.

Khoảng một phần ba số sinh viên, những người bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn hào nhoáng của Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (Efficient Market Hypothesis), lập luận rằng chính phủ là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Những can thiệp thiếu suy nghĩ của họ – đặc biệt là các hãng kinh doanh các khoản cho vay thế chấp được chính phủ Mỹ hậu thuẫn là Fannie Mae và Freddie Mac, cũng như Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng (Community Reinvestment Act) – đã làm các động cơ thị trường bị bóp méo. Một số thậm chí chấp nhận lập luận của nhà tư tưởng tự do Mỹ Ron Paul, lên án sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong vai trò người cho vay cuối cùng. Continue reading “Hậu quả chính trị của khủng hoảng tài chính”

Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp

greece_bailout-692x360

Nguồn: Yanis Varoufakis, “The Great Greek Bank Robbery”, Project Syndicate, 15/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2008, những đợt giải cứu ngân hàng đã dẫn đến việc chuyển nhiều tổn thất của các cá nhân sang cho người trả thuế ở châu Âu và Mỹ. Đợt giải cứu ngân hàng Hy Lạp gần đây nhất là một cảnh báo về cách mà chính trị (trong trường hợp này là ở châu Âu) đã hướng tới việc tối đa hóa tổn thất của công chúng để mang lại những lợi ích đáng nghi vấn cho các cá nhân như thế nào.

Vào năm 2012, nhà nước Hy Lạp hết khả năng chi trả đã mượn 41 tỉ euro (45 tỉ đô la, tương đương 22% tổng thu nhập quốc gia ngày càng giảm dần của Hy Lạp) từ những người trả thuế châu Âu để tái cấp vốn cho những ngân hàng thương mại Hy Lạp không còn khả năng chi trả. Với một nền kinh tế bị kìm nén trong vòng vây của những khoản nợ không bền vững, và vòng xoáy nợ – giảm phát đi kèm với nó, khoản vay mới và những điều kiện thắt lưng buộc bụng đi kèm chính là những xiềng xích. Ít ra thì người Hy Lạp được hứa là gói cứu trợ này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các ngân hàng nước này từ đó trở đi. Continue reading “Vụ cướp ngân hàng lịch sử ở Hy Lạp”

Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

la-baisse-du-petrole-ne-

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Pourquoi la baisse du pétrole ne relance pas la croissance”, Les Echos, 16/12/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Thu Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trong những ngạc nhiên lớn nhất của nền kinh tế năm 2015 chính là việc sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu thế giới đã không giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc cho giá dầu giảm mạnh từ 115 đô la/thùng ở thời điểm tháng 6 năm 2014 xuống còn 45 đô la/thùng vào tháng 11 năm 2015, phần lớn các mô hình vĩ mô đều cho thấy tác động của giá dầu giảm lên tăng trưởng toàn cầu thực sự kém hiệu quả hơn so với mong đợi, chỉ khoảng 0,5% GDP toàn cầu.

Tin vui là, tác động tích cực nhưng khiêm tốn này có khả năng sẽ không biến mất vào năm 2016. Tuy nhiên điều đáng tiếc là giá dầu giảm sẽ tạo áp lực nặng nề hơn cho những quốc gia xuất khẩu dầu chính trên thế giới. Continue reading “Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?”