Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan

rtr4bew2

Nguồn: Christopher Hill, “The Kingdom and the Power”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã “giải quyết xong bất đồng” với Nhà vua Ả-rập Xê-út Salman trước cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại thủ đô Riyadh của nước này. Nếu xét mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên – vốn đã kéo dài trong nhiều năm – thì đây có lẽ là kết quả tích cực nhất mà người ta có thể trông đợi. Nhưng như thế là chưa đủ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út dựa trên phương thức tiếp cận cho-và-nhận thực dụng, nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích chung, trong đó quan trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh tương đối tại khu vực bất ổn nhưng có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế toàn cầu này. Song, phương thức này nhanh chóng trở nên lỗi thời. Quả thực, chúng ta đã bước vào một thời đại tư tưởng mới mà ở đó, việc dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thay vì các giá trị chung, ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan”

Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường

20160409_map503

Nguồn: The superpowers’ playground, The Economist, 09/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Huyền & Vũ Hồng Trang

Cứ đến 2 giờ chiều, cuộc sống bắt đầu dừng lại tại đất nước Châu Phi nhỏ bé mang tên Djibouti. Mặt trời thiêu đốt trên cao khiến người dân phải về nhà tránh nắng, ngoại trừ một số ít người nằm tận hưởng bóng râm trên các lối đi được xây từ thời thuộc địa, nhai lá qat (một loại lá gây kích thích – NBT) để rồi chìm vào trạng thái ngà ngà say.

Trong cái nóng dễ đưa người ta vào giấc ngủ, sẽ là điều dễ hiểu nếu cho rằng thời gian đã bỏ quên đất nước có kích thước chỉ bằng tiểu bang New Jersey này. Tuy nhiên sự ổn định yên bình dù nằm ở khu vực Sừng Châu Phi đầy biến động lại khiến quốc gia chỉ với 875.000 dân này trở thành nơi tập trung của các siêu cường. Continue reading “Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường”

Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”

Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông

_85857073

Nguồn: Schlomo Ben – Ami, Russia’s Middle East Success, Project Syndicate, 12/4/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều năm bị gạt ra bên lề, nước Nga đã trở lại trung tâm của cuộc chơi địa chính trị ở Trung Đông. Trong bối cảnh chính sách mập mờ của Hoa Kỳ, sự can thiệp có tính toán của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria là một trường hợp hiếm hoi mà ở đó việc sử dụng sức mạnh hạn chế ở khu vực đã đem lại một sự biến đổi lớn về cục diện ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeffrey Goldberg, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiết lộ suy nghĩ của ông về một số lĩnh vực đối ngoại then chốt, đặc biệt là Trung Đông. Không màng tới những đồng minh châu Âu và những cố vấn an ninh của mình, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người ủng hộ can thiệp quân sự ở Syria, ông Obama không ngần ngại nói thẳng khi miêu tả về khu vực đầy bất ổn này. Continue reading “Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông”

Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập

aca

Nguồn: Barak Barfi, “Egypt for Sale”, Project Syndicate, 15/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Ai Cập hồi tuần trước của Vua Ả Rập Saudi Salman, hai nước đã ký kết 22 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận dầu khí trị giá 22 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế đang hấp hối của Ai Cập. Nhưng sự trợ giúp hào phóng nào cũng có cái giá của nó: Ai Cập đã phải trả hai hòn đảo trên Biển Đỏ mà Ả Rập Saudi đã nhượng lại cho nước này vào năm 1950. Động thái này đã vạch trần luận điệu của giới lãnh đạo Ai Cập, rằng nước này vẫn là một cường quốc khu vực, chỉ là một lời nói dối. Thật vậy, Ai Cập thậm chí còn không thể xử lý được những thách thức trong nước, do dân số phát triển quá nhanh và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp mà chính phủ không có khả năng chi trả. Đây là tình thế mà các phần tử thánh chiến đang khai thác khá thành công. Vậy làm thế nào mà Ai Cập lại rơi vào hoàn cảnh này? Continue reading “Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran

Mousavi

Nguồn: Robin Wright, “The Bride Wore Green: What a Wedding Says about Iran’s Future”, The New Yorker, 08/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc một bộ váy lộng lẫy màu xanh và một chuỗi ngọc trai dài xuống đến hông, Narges Mousavi lấy chồng vào ngày thứ Sáu vừa qua ở Tehran. Cô dâu, một họa sĩ, sinh ra trong một gia đình tinh hoa cách mạng. Cha của cô, Mir-Hossein Mousavi, là thủ tướng Iran trong 8 năm. Trong thập niên 1980, ông lãnh đạo nước Cộng hòa Hồi giáo non trẻ qua 8 năm chiến tranh đẫm máu với Iraq trong thời gian mà phần lớn thế giới đứng về phía Saddam Hussein, và vào năm 2009 ông tranh cử tổng thống. Mẹ của cô dâu là Zahra Rahnavard, một điêu khắc gia và là nữ hiệu trưởng đại học đầu tiên của nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong chiến dịch tranh cử của chồng bà, giới truyền thông Iran so sánh hình ảnh sống động của bà Rahnavard với Michelle Obama. Continue reading “Cô dâu mặc váy xanh và câu chuyện về tương lai Iran”

Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông

asaudi

Nguồn: Andrew Scott Cooper, “How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself”, The New York Times, 12/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một nửa thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã bị thống trị bởi chỉ một quốc gia: Vương quốc Ả-rập Xê-út. Những trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cùng nguồn dầu chưa được khai thác đã cho phép quốc gia này đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá dầu, có thể bơm đầy hay làm cạn kiệt hệ thống cung dầu toàn cầu theo ý muốn.

Lệnh cấm vận dầu khí 1973-74 là minh chứng đầu tiên cho thấy Hoàng gia Ả-rập Xê-út đã sẵn sàng biến thị trường dầu mỏ thành một thứ vũ khí. Vào tháng 10/1973, một liên minh của các quốc gia Ả-rập mà đứng đầu là Ả-rập Xê-út đã đột ngột cho dừng vận chuyển dầu mỏ để trả đũa việc Mỹ hỗ trợ Israel trong suốt cuộc chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng chóng mặt lên gấp 4 lần: cú sốc sau đó đối với các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ ở phương Tây đã dẫn tới giá cả tăng cao, thất nghiệp hàng loạt và bất mãn xã hội ngày càng gia tăng. Continue reading “Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông”

Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?

civil war

Nguồn:Vers une nouvelle intervention en Libye?”, Le Monde Diplomatique, 02/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Sau khi thỏa thuận giữa các Nghị viện đối địch nhau được kí kết, việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia đã mở đường cho một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Libya. Cuộc can thiệp quân sự nhằm chống lại Tổ chức Nhà nước hồi giáo này có nguy cơ làm gia tăng bạo lực và khiến đối thoại vốn rất mong manh giữa các phe phái đối lập ở đất nước này đổ vỡ.

Việc kí kết hôm 17/12 một thỏa thuận hòa giải dân tộc giữa đại diện của hai Nghị viện Libya tại Skhirat, Maroc, dưới sự chủ trì của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã mở đường cho việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia gồm 32 bộ trưởng do doanh nhân gốc Tripoli Fayez Sarraj lãnh đạo. Điều này đã chứng tỏ tính đúng đắn của cuộc đối thoại bắt đầu từ tháng 9/2014. Continue reading “Phương Tây chuẩn bị tái can thiệp quân sự vào Libya?”

Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi

dbt

Nguồn: Mark Varga, “China’s Military Pivot to Africa just Got Serious”, Foreign Policy Blog, 11/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Những đồn đoán về kế hoạch xây dựng một “cơ sở hậu cần” của Trung Quốc tại quốc gia Djibouti ở Đông Phi đã được khẳng định sau một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng hai nước đã đạt được một thỏa thuận. Cho dù chưa có một lịch trình cụ thể, thỏa thuận sẽ là một hồi kết tự nhiên của một quá trình thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia, bắt đầu từ khi Trung Quốc tham gia chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden vào năm 2008.

Khác với các quốc gia NATO và Nhật, những nước cũng tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Djibouti, Trung Quốc hiện tại không có căn cứ hải quân dài hạn tại khu vực. Theo lời của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hong Lei, “Trong lúc thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn thực sự trong việc bổ sung quân số cũng như cung cấp nhiên liệu và lương thực, và thấy rằng có một cơ sở hỗ trợ hậu cần hiệu quả và gần bên là một điều rất cần thiết.” Continue reading “Trung Quốc tăng cường ‘xoay trục’ quân sự qua châu Phi”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”

Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp

sr

Nguồn: Jeffrey Sachs, “Ending Syrian War”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Syria là một thảm họa nhân đạo lớn nhất và cũng là điểm nóng địa chính trị nguy hiểm nhất trên thế giới. Người dân Syria bị tàn sát đẫm máu, với hơn 400.000 người chết và mười triệu người bị mất nhà cửa.

Những nhóm thánh chiến Hồi giáo hung bạo được những thế lực bảo trợ bên ngoài hậu thuẫn đang phá hoại đất nước một cách tàn nhẫn, tấn công và cướp bóc người dân. Tất cả các bên của cuộc xung đột – chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các lực lượng chống đối Assad do Mỹ và đồng minh hỗ trợ, cùng Nhà nước Hồi giáo – đã và tiếp tục phạm phải những tội ác chiến tranh nghiêm trọng.

Đã đến lúc cần tìm ra một giải pháp. Nhưng một giải pháp như vậy cần phải dựa trên một cách đánh giá minh bạch, thực tế về những nguyên nhân gốc rễ đã gây ra cuộc chiến ngay từ đầu. Continue reading “Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp”

Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)

ottoman

Tác giả: Đặng Văn Chương & Trần Đình Hùng

Lịch sử ra đời, phát triển của đế quốc phong kiến – quân sự Ottoman có quan hệ khá chặt chẽ với sự khủng hoảng, suy yếu rồi diệt vong của đế quốc Byzantine.  Ottoman thì có tham vọng lớn, muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, nhưng gặp phải “chướng ngại” lớn là đế quốc Byzantine đang kiểm soát một vùng rộng lớn về phía Tây Bắc của khu vực này. Vì thế, trong một thời gian dài quan hệ giữa hai nước luôn nằm trong tình trạng  đối đầu căng thẳng, xung đột và chiến tranh. Mối quan hệ giữa hai đế quốc diễn biến phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Continue reading “Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria

20160220_LDP002_0

Nguồn:The peril of inaction, The Economist, 20/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Trong một cuộc chiến tranh khốc liệt như ở Syria, một số bài học đau thương trở nên rõ ràng hơn cả: cuộc chiến càng kéo dài, càng trở nên đẫm máu, càng nhiều quốc gia bị kéo vào vòng xoáy và, những phương án lựa chọn để chấm dứt, hoặc ít nhất là kìm hãm cuộc chiến càng trở nên nan giải hơn. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống bị các lực lượng nguy hiểm lấp đầy: chiến binh thánh chiến, các lực lượng dân quân Shia và giờ là một nước Nga đang ngày càng liều lĩnh hơn.

Syria là nơi hội tụ gớm ghiếc của nhiều cuộc chiến trong một cuộc chiến: một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài; một cuộc đụng độ giáo phái giữa người Sunni và Alawite (và các đồng minh dòng Shia); một cuộc tàn sát nội bộ giữa những người Sunni Ả Rập; một cuộc đấu tranh giành chốn nương thân của người Kurd; một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran; và một cuộc so tài địa chính trị giữa một nước Mỹ e dè và một nước Nga đang trỗi dậy. Continue reading “Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria”

Khái quát lịch sử thành cổ Babylon

babylon

Tác giả: George S. Clason

Khi đề cập đến sự phồn thịnh của một đất nước, nhiều người thường nghĩ đến những lâu đài xa hoa lộng lẫy, những vùng đất nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú như rừng cây, quặng mỏ và thời tiết khí hậu ôn hòa…

Nhưng đối với Babylon, một vương quốc giàu có bậc nhất thời cổ đại, thì không phải như vậy! Vương quốc Babylon tọa lạc bên cạnh dòng sông Euphrate, trong một thung lũng bằng phẳng, nhưng khô cằn và nắng hạn. Nó không hề có những rừng cây, quặng mỏ và đá để xây dựng các công trình quân sự hay dân sự, cũng không nằm trên con đường giao thương thuận lợi. Continue reading “Khái quát lịch sử thành cổ Babylon”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Người Kurd là ai?

Kurdistan-768x448

Nguồn: Matthew Barbari, “Who Are The Kurds?, Foreign Policy Association, 25/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần đây, phương Tây đặt phần lớn sự chú ý của mình vào cuộc xung đột Syria và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo (ISIS), gạt sang một bên những nguyện vọng hình thành nhà nước của người Kurd. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ từ lâu đã coi người Kurd là một trong những đồng minh mạnh nhất của họ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại ISIS.

Người Kurd là một nhóm dân tộc sống chủ yếu trên bốn quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Iran. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd được đại diện bởi cả Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Đảng Dân chủ Nhân dân (HDP). Tuy đều nỗ lực chấm dứt bạo lực giữa người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, cả hai sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Continue reading “Người Kurd là ai?”

Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria

Syria_chemical_weapons

Nguồn: Ahmet Uzumcu, “Syria’s Continuing Chemical Fallout”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc chấm dứt cuộc nội chiến Syria được xem như một bi kịch, đặc biệt là đối với những người dân đã chịu nhiều đau khổ của nước này. Ở một mặt nào đó, những hành động đa phương rõ ràng đã có những tác động tích cực, đó là loại bỏ chương trình vũ khí hóa học của chính quyền Syria. Tuy nhiên, liên tục có những báo cáo chỉ ra rằng các vũ khí hóa học, bao gồm mù tạc lưu huỳnh (thường được gọi là khí mù tạc) và bom clo chống lại người dân, vẫn tiếp tục được sử dụng tại Syria.

Rủi ro là rất lớn. Những thủ phạm đứng đằng sau các cuộc tấn công chắc chắn phải bị nhận dạng và đưa ra trước công lý. Việc cho phép sử dụng vũ khí hóa học mà không phải chịu sự trừng phạt nào không những làm đảo ngược một trong số những tiến triển đầy hứa hẹn trong cuộc xung đột ở Syria, mà còn đe dọa làm suy yếu các chuẩn mực quốc tế trong việc sử dụng khí độc và các chất độc gây hại cho hệ thần kinh, làm gia tăng khả năng sử dụng các chất này trong các cuộc tấn công khủng bố. Continue reading “Nguy cơ tiếp diễn về vũ khí hóa học ở Syria”

Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria

20160213_blp537

Nguồn:A questionable agreement to stop the war in Syria“, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thỏa thuận đạt được vào đêm thứ Năm tại Hội nghị An ninh Munich thường niên giữa John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, và Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Nga – và một số đại diện các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế, hứa hẹn sẽ cung cấp các hàng cứu trợ nhân đạo trong vài ngày tới cho các thị trấn bị bao vây của Syria, nơi nhiều người dân tuyệt vọng đối mặt với nạn đói. Theo dự kiến, trong vòng một tuần sau đó sẽ là một giai đoạn “chấm dứt thù địch”, điều sẽ giúp chuẩn bị điều kiện cho một lệnh ngừng bắn chính thức hơn.

Các cuộc đàm phán hòa bình bị tạm ngưng ở Geneva được lên kế hoạch sẽ nhóm họp lại vào ngày 25 tháng 2, nhưng sẽ chỉ diễn ra nếu phe đối lập Syria tin rằng tất cả các bên tham gia đàm phán, trong đó bao gồm chế độ Bashar al-Assad với những người bảo trợ là Nga và Iran, sẽ tuân thủ các điều khoản của Nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua hồi tháng 12/2015. Continue reading “Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria”