Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)

36fca81220617adf13a84f7794029974

Tác giả: Trần Nam Tiến

“Mở cửa” là chính sách của Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc đầu thế kỷ 20 nhằm tìm kiếm thị phần ở quốc gia này. Chính sách này được Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Hay trình bày trong công hàm gửi các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và Ý vào tháng 9 năm 1899, đòi duy trì việc mở cửa Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài và tạo ra những cơ hội đồng đều cho tất cả các nước trong buôn bán với Trung Quốc. Continue reading “Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)”

Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia

b90b36ea6a81482ca37e9b0ce509e239_18

Nguồn: Gareth Evans, “Indonesia’s Forgotten Genocide, Project Syndicate, 02/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Duy Hiếu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 vừa qua đánh dấu 50 năm kể từ ngày diễn ra một trong những cuộc thảm sát tồi tệ nhất thế kỷ hai mươi được gây ra bởi lực lượng quân đội Indonesia. Dù vậy, lần kỷ niệm này trôi qua một cách gần như yên ắng. Cuộc thảm sát khoảng 500.000 thành viên và những người ủng hộ Đảng Cộng sản Indonesia (Indonesian Communist Party – PKI) trong giai đoạn 1965 – 1966 là cuộc diệt chủng ít được nhắc tới nhất của thế kỷ trước.

Việc vén bức màn về cuộc tắm máu đến giờ là đã quá chậm trễ, nhưng những người có quá khứ muốn che dấu dường như vẫn chống lại những nỗ lực này. Những người tổ chức Lễ hội Ubud dành cho Tác giả và Độc giả vốn nổi tiếng ở Bali đã nếm mùi một làn sóng kiểm duyệt mạnh tay mới, với việc các quan chức địa phương đe dọa sẽ hủy bỏ toàn bộ lễ hội nếu những phiên thảo luận được đề xuất về các cuộc thảm sát được tiến hành. Continue reading “Cuộc diệt chủng bị lãng quên ở Indonesia”

Chân dung một Karl Marx đời thực

fd482c137fba5f5e01acb0e3d4f401ec

Nguồn: John Gray, “The Real Karl Marx“, New York Review of Books, 05/2013.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Jonathan Sperber cho rằng, theo nhiều cách, Marx là “một nhân vật nhìn về quá khứ”, người có tầm nhìn về tương lai được định khuôn theo những hoàn cảnh khác hoàn toàn so với bất kì hoàn cảnh nào phổ biến ngày nay:

Quan điểm của Marx trong vai trò một người có những ý tưởng định hình nên thế giới hiện đại giờ đã hoàn tất vai trò lịch sử của mình, và đã đến lúc cần một hiểu biết mới về ông như một khuôn mặt của một thời kì lịch sử trong quá khứ, một thời kì càng lúc càng cách xa chúng ta: thời đại của Cách mạng Pháp, của triết học Hegel, của những năm tháng đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá tại Anh và của nền kinh tế chính trị bắt nguồn từ đó.

Continue reading “Chân dung một Karl Marx đời thực”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố

PAKISTAN_-_sangue_peshawar

Nguồn: Bogdan Aurescu & José García-Margallo y Marfil, “The War on Terror Begins Anew,” Project Syndicate, 13/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc tấn công khủng bố trên khắp Paris đêm 13 tháng 11 khiến ít nhất 120 người chết là lời nhắc nhở bi thảm về sự phổ biến của chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Riêng trong năm nay, các phần tử cực đoan bạo lực đã nhân danh tôn giáo hay chính trị để giết hại những người vô tội ở Pháp, Tunisia, Kenya, Israel, Nigeria, và dĩ nhiên ở cả Syria và Iraq – và đây mới chỉ là một số ít quốc gia. Cũng như bệnh dịch hạch đen ở châu Âu thời trung cổ, chủ nghĩa khủng bố đang rình rập thế giới hiện đại, và xóa bỏ nó đã trở thành một điều cấp thiết trên toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế từ lâu đã lo ngại về mối đe dọa mà chủ nghĩa khủng bố đem lại. Nhiều nước đã ban hành đạo luật an ninh, thành lập các đơn vị tình báo và cảnh sát đặc nhiệm để ngăn chặn các phần tử khủng bố và phòng ngừa các cuộc tấn công, đồng thời bổ sung những nỗ lực này bằng cách tham gia các điều ước quốc tế và khu vực, cũng như các thỏa thuận song phương. Continue reading “Cần thành lập Tòa án Quốc tế về chống Khủng bố”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”

Lý thuyết trò chơi (Game theory)

chess

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết trò chơi là một cách tiếp cận để hiểu và phân tích hành vi hay quyết định của mỗi cá nhân và các nhóm cá nhân trong một tình huống mâu thuẫn. Bắt nguồn từ cơ sở toán học ứng dụng và sau đó là ngành kinh tế, lý thuyết trò chơi theo đuổi hai giả định căn bản. Thứ nhất, nó giả định mỗi cá nhân hay các nhóm cá nhân là một người tham gia trong một cuộc chơi và mục tiêu của họ là làm thế nào để giành lợi ích (có thể là chiến thắng hay giảm sự thiệt hại). Thứ hai, nó xem mỗi hành động của con người được dẫn dắt dựa trên nguyên tắc lý tính theo ý nghĩa là trước mỗi quyết định, cá nhân đều cố gắng tính toán xem lợi ích/thiệt hại của bản thân mình khi đưa ra quyết định đó như thế nào. Continue reading “Lý thuyết trò chơi (Game theory)”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)

Harry-Dexter-White-cropped-for-home-page

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: Phần 1

“Tín điều của tôi chính là tín điều của nước Mỹ”

Vào mùa hè năm 1948, Bentley và Chambers đã công khai buộc tội White làm gián điệp cho Liên Xô, lời buộc tội mà White đã hoàn toàn phủ nhận trước Ủy ban Hạ Viện điều tra hoạt động chống phá nước Mỹ (HUAC).[1] Vào sáng ngày 13 tháng Tám, White bước vào phòng ủy ban chật kín người với những ánh đèn flash nhấp nhoáng. Đối mặt với ủy ban đằng sau một rừng microphone, ông giơ tay phải lên và đọc lời thề. Trong lời mở đầu, ông bắt đầu với tuyên bố mình là một người Mỹ trung thành theo truyền thống tiến bộ: Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P2)”

Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)

white

Nguồn: Benn Steil, “Red White: Why a Founding Father of Postwar Capitalism Spied for the Soviets”, Foreign Affairs, March/April 2013.

Biên dịch: Nguyễn Chi Lan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đến lúc cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra và dẫn theo đó là thời kì suy thoái kinh tế toàn cầu, các chính trị gia, học giả và các nhà kinh tế học lại bắt đầu tưởng nhớ đến hệ thống Bretton Woods. Vào tháng Bảy năm 1944, ngay giữa Thế chiến II, đại diện của 44 quốc gia đã tề tựu ở thị trấn hẻo lánh thuộc New Hampshire này để gây dựng nên một thứ chưa từng có trước đây: một hệ thống tiền tệ toàn cầu được điều hành bởi một cơ quan quốc tế. Bản vị vàng hồi cuối thế kỉ 19 – nền tảng được tạo dựng một cách tự nhiên của quá trình toàn cầu hóa kinh tế lần thứ nhất – đã sụp đổ trong cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Các nỗ lực để hồi sinh nó vào những năm 1920 chỉ toàn gặp phải những thất bại thảm hại. Các nền kinh tế và việc trao đổi thương mại sụp đổ; căng thẳng biên giới ngày càng tăng. Continue reading “Ngài White đỏ: Tại sao cha đẻ IMF làm gián điệp cho Liên Xô? (P1)”

Về vai trò của người nước ngoài đầu thời Nguyễn Ánh – Gia Long

VuaGiaLongNguyenAnh-500x300_zpszoqx4nxv

Tác giả: Nguyễn Mạnh Dũng

Vấn đề đánh giá lại nhiều nhân vật, triều đại lịch sử đã và đang gặp những khó khăn trong giới sử học Việt Nam. Sự khác biệt và tồn tại các quan điểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải nói đến nguồn tư liệu chính sử nhà Nguyễn và góc nhìn của sử gia.

Nguyễn Ánh (Gia Long) là một nhân vật lớn, vị vua khai triều của nhà Nguyễn triều đại phong kiến cao nhất và cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Lịch sử đã trao cho vị khai triều này số phận đặc biệt, nên việc khó khăn trong khi nhìn nhận, đánh giá về nhà Nguyễn nói chung, về Nguyễn Ánh – Gia Long nói riêng vẫn đang là thách thức cho giới sử học trong nước và quốc tế. Continue reading “Về vai trò của người nước ngoài đầu thời Nguyễn Ánh – Gia Long”

Lý thuyết quan hệ quốc tế (International relations theories)

international-relations_0

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết quan hệ quốc tế (LTQHQT) là một tập hợp các góc nhìn, cách tiếp cận, mô hình, cũng như những cách lý giải về các hiện tượng diễn ra trong nền chính trị thế giới.

Chia sẻ những đặc tính một lý thuyết khoa học phải có, các học giả của bộ môn quan hệ quốc tế đề cập đến ba phạm trù chính khi bàn về LTQHQT. Một là bản thể luận (ontology), hai là nhận thức luận (epistemology) và ba là phương pháp luận (methodology). Trong khi bản thể luận bàn về những gì trong thế giới khách quan mà con người có thể nhận thức được (thế giới quan), nhận thức luận tập trung vào phương thức mà con người nhận thức thế giới, hay nói cách khác là phương thức mà qua đó tri thức được tạo ra. Còn phương pháp luận đề cập đến các phương thức tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng độ đúng sai của lý thuyết đó. Continue reading “Lý thuyết quan hệ quốc tế (International relations theories)”

Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên

1227522713

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hongkong 1/1996). Nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.

Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi. Continue reading “Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên”

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 

viettrung

Nguồn: Xiaoming Zhang, “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”, The China Quarterly, Vol. 184 (12/2005), pp. 851-874.

Biên dịch: Thời Đại Mới

Lời người dịch: Thấm thoát đã hơn 30 năm từ ngày cuộc chiến Việt-Trung nổ ra năm 1979, và mặc dù cả hai nước đều cho là mình đã thắng, số lượng tài liệu được Trung Quốc và Việt Nam công bố về cuộc chiến tranh này vẫn còn rất ít. Bài viết dưới đây của một học giả gốc người Trung Quốc (hiện giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Chiến (Air War College) thuộc Bộ Không Quân Mỹ) được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín xuất bản tại Anh, là một công trình học thuật đáng chú ý về cuộc chiến tranh này. Để giữ sự trung thực so với nguyên bản, người dịch đã cố gắng truyền đạt cách diễn tả của tác giả. Khi đọc bài này, nhiều độc giả Việt Nam có thể sẽ cho rằng một số nhận xét của tác giả là rất chủ quan và nhiều vấn đề là khá nhạy cảm. Tuy nhiên bài viết này, ở mức độ nào đó, cung cấp nhiều thông tin đã được kiểm chứng và có giá trị sử liệu. Hy vọng bài viết này cũng tạo nên một sự thôi thúc để Trung Quốc, và đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cung cấp thêm nhiều thông tin và bằng chứng để các nhà sử học cũng như thế hệ tương lai có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu này. Continue reading “Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 “

8 điều có thể bạn chưa biết về bộ cổ luật Hammurabi

dioriet-stella-hammurabi-E

Nguồn:8 Things You May Not Know About Hammurabi’s Code“, History.com, 17/12/2013.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Gần 2000 năm trước Công Nguyên, Hoàng đế thứ 6 của Babylon là Hammurabi đã ban hành một đạo luật gồm 282 điều luật, thiết lập nên những tiêu chuẩn về đạo đức và công lý cho đế chế của mình ở vùng Lưỡng Hà. Được khắc trên một cột đá diorite cao khoảng 7,5 feet (2,4 m), những điều luật quy định hầu hết mọi vấn đề từ quyền sở hữu, hành vi phạm tội cho đến chế độ nô lệ và ly hôn, cũng như đưa ra những hình phạt tàn bạo đối với những ai làm trái. Bộ luật “tiền Kinh thánh” nổi tiếng này được xem là đã giúp đưa cuộc sống của người Babylon thời Hammurabi vào khuôn khổ, nhưng không dừng lại ở đó, sức ảnh hưởng của nó đã lan tỏa khắp thế giới cổ đại trong suốt hơn một thiên niên kỷ. Sau đây là những sự thật lịch sử thú vị đằng sau Bộ luật quan trọng nhất nhì thời cổ đại này. Continue reading “8 điều có thể bạn chưa biết về bộ cổ luật Hammurabi”

Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh

slide-tuongdaiquangtrung

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc vua Quang Trung nước ta chuẩn bị đánh nhà Thanh không còn nằm trong huyền thoại; chính vua Gia Khánh đã có những bằng cớ như: giấy tờ, ấn triện do vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền: Continue reading “Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh”

Liên minh (Alliance)

sigla_nato_1

Tác giả: Đào Minh Hồng

Liên minh là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung. Mục tiêu lớn nhất của liên minh là kết hợp nguồn lực và phối hợp hành động nhằm nâng cao vị thế của các quốc gia thành viên trong hệ thống quốc tế và nâng cao sức mạnh của các thành viên so với các quốc gia không tham gia liên minh. Liên minh có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Trong quan hệ quốc tế, liên minh chính trị-quân sự giữa các quốc gia mang tính phổ biến nhất bởi khả năng tác động to lớn đến quyền lực. Continue reading “Liên minh (Alliance)”

Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?

16th_Century_Artillerie

Nguồn: Philip T. Hoffman, “How Europe Conquered the World: The Spoils of a Single-Minded Focus on War,” Foreign Affairs, 07/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1492 đến năm 1914, người châu Âu đã chinh phục 84% thế giới, thiết lập nên các thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tới mọi lục địa có người ở. Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trong nhiều thập niên, các nhà sử học, khoa học xã hội, và sinh học đã trăn trở: vì lẽ gì và làm thế nào châu Âu có thể vươn lên vị trí dẫn đầu, ngay cả khi các xã hội ở châu Á và Trung Đông đã phát triển hơn nhiều?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng câu hỏi này là vô cùng quan trọng do sức mạnh của châu Âu đã định đoạt mọi thứ từ những người buôn bán nô lệ cho tới những người đã giàu lên hay những người vẫn sa lầy trong nghèo đói. Continue reading “Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?”

Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?

2015-10-27-1

Nguồn: “Did the Aztecs really practice human sacrifice?”, History.com (truy cập ngày 27/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có. Giết người để hiến tế thần linh là một phần không thể thiếu trong tôn giáo của người Aztec – cũng như của nhiều xã hội khác trên châu Mỹ, trong đó có người Maya. Một trong những niềm tin chủ đạo trong tín ngưỡng của người Aztec là thần mặt trời Huitzilopochtli cần phải được thường xuyên bồi bổ bằng máu người – được coi là một dạng lực sống linh thiêng – để có thể đưa mặt trời đi từ đông sang tây trên bầu trời. Những người bị giết để tế thần gồm những người tình nguyện, coi rằng lựa chọn của họ là vô cùng cao quý và vinh dự, và cả những tù binh mà người Aztec bắt được trong những cuộc chiến tranh liên miên của họ. Continue reading “Người Aztec có thực sự giết người để tế thần?”

#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế

globalization-edudemic

Nguồn: Helen V. Milner, “Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics: Research Frontiers”, in Helen V. Milner & Andrew Moravcsik (eds), Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2009), pp. 3-27.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh & Nguyễn Lương Đức | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Vào giữa những năm 1970 một mô hình lý thuyết mới đã nổi lên trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế (QHQT). Tuy nhiều luận điểm của mô hình này đã từng được thảo luận từ trước, Keohane và Nye đã tập hợp chúng lại với tư cách một lối tiếp cận mới đầy hứa hẹn có thể cạnh tranh được với chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực.[1] Xuất hiện lần đầu trong cuốn Power and Interdependence, mô hình lý thuyết này hiện nay được gọi là “thuyết tân tự do thể chế”. 30 năm sau sự xuất hiện của tác phẩm Power and Interdependence, mô hình lý thuyết tân tự do đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một lối tiếp cận khác, bên cạnh thuyết hiện thực, đối với QHQT. Công trình xuất sắc của Keohane, After Hegemony, hòn đá tảng của thuyết tân tự do thể chế, đóng vai trò là lời biện hộ về mặt lý luận thuyết phục nhất cho sự tồn tại và vai trò của các thể chế quốc tế trong nền chính trị thế giới.[2] Continue reading “#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế”