Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

showdown-at-congress-corral-as-gun-control-debate-begins.si

Nguồn:Congress’s influence over foreign policy”, The Economist, 20/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu, đề xuất Quốc Hội đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được với Iran; còn Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã quyết định rằng Quốc Hội nên bỏ phiếu “thuận hoặc không thuận” (up-or-down vote) về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.

Hầu hết người nước ngoài, và khá nhiều người Mỹ, vẫn cho rằng Tổng thống Mỹ là người điều hành chính sách đối ngoại của quốc gia. Điều đó là không đúng. Nhưng Quốc Hội cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực đối ngoại. Điều mà Quốc Hội thường muốn là có được tiếng nói [trong vấn đề] trong khi lại từ chối chấp thuận các thỏa hiệp mà chính sách đối ngoại thường đòi hỏi. Vậy cơ quan lập pháp thực sự có ảnh hưởng gì lên các hoạt động đối ngoại của nước Mỹ? Continue reading “Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan

image (1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình. Continue reading “Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.

Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác. Continue reading “Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?”

Địa chính trị (Geopolitics)

??????????????????

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.

Khái niệm “địa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjillen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia. Kjellen đặc biệt chú ý tới tác động của các đặc điểm địa lý như núi non và đại dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia. Continue reading “Địa chính trị (Geopolitics)”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”

#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn

??????????????????????????

Nguồn: Harsh V. Pant (2012). “The Pakistan Thorn in China—India—U.S. Relations”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No.1, pp. 83-95.

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lâm Vũ

Tại thời điểm vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố bị đặt một dấu hỏi lớn, cả thế giới đang theo dõi quyết định của Bắc Kinh về quan hệ với Islamabad. Mặc dù trong những tháng trở lại đây, Pakistan đang ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao nhưng sự ủng hộ của Trung Quốc vẫn không hề bị dao động, ít nhất là về mặt ngôn luận. Hai tuần sau cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm 2011 của Mỹ, thủ tướng Pakistan Yousef Raza Gilani thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc trong bốn ngày nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Tất nhiên, có rất nhiều thứ để chúc mừng trong một mối quan hệ song phương mà đại sứ Pakistan ở Trung Quốc đã miêu tả là “cao hơn cả núi, sâu thẳm hơn biển cả, rắn rỏi hơn sắt thép tôi luyện, dịu dàng hơn ánh mắt trìu mến, ngọt ngào hơn mật ong, v.v.”[1] Continue reading “#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn”

Đại Nhảy vọt (Great Leap Forward)

199_lg

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Đại nhảy vọt là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958 -1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao Trạch Đông, nhằm huy động quần chúng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và công nghiệp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại, dẫn tới một trong những nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử.

Mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) theo mô hình Xô-viết đạt được một số thành công nhưng nền kinh tế vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, khiến Trung Quốc không bảo đảm được sản lượng xuất khẩu và cung cấp thực phẩm cho lực lượng lao động thành thị đang gia tăng. Cảm thấy không hài lòng với mô hình phát triển kiểu Xô-viết vốn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Mao Trạch Đông cho rằng việc huy động lực lượng quần chúng có thể cho phép Trung Quốc phát triển công nghiệp và nông nghiệp một cách song song. Continue reading “Đại Nhảy vọt (Great Leap Forward)”

Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?

spi

Nguồn: Michael Porter, “Why Social Progress Matters,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào sự tiến bộ của nền kinh tế không thôi là chưa đủ. Một xã hội mà thất bại trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công. Tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả người dân (inclusive growth) đòi hỏi cả tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Những cạm bẫy của việc chỉ tập trung vào một mình GDP là rõ ràng nếu nhìn vào các phát hiện của Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) năm 2015 được đưa ra vào ngày 9 tháng 4. Continue reading “Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”

Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu

?

Nguồn: Javier Solana, “China and Global Governance”, Project Syndicate, 30/3/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rõ ràng biến động địa chiến lược nổi bật nhất trong hai thập niên vừa qua là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy vậy, phương Tây lại không thể chấp nhận việc Trung Quốc có một tầm ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh của nước này trong hệ thống quản trị toàn cầu ngày nay, chưa nói đến các nền kinh tế lớn mới nổi khác. Nhưng điều này có khả năng sẽ phải thay đổi.

Hiện nay, Trung Quốc dựa vào các dàn xếp song phương để tăng cường can dự vào các quốc gia khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Được hậu thuẫn bởi lượng dự trữ ngoại hối 3,8 nghìn tỉ USD, Trung Quốc đã cung cấp các khoản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để đổi lấy hàng hóa, qua đó biến mình trở thành nước cung cấp tài chính lớn nhất cho các nước đang phát triển, với việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hiện đã cho vay nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới. Continue reading “Cần thừa nhận vai trò Trung Quốc trong quản trị toàn cầu”

Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp

?

Nguồn: Manfred Ertel, Katrin Kuntz and Walter Mayr, “Nazi Extortion: Study Sheds New Light on Forced Greek Loans”, Spiegel Online International, 21/03/2015.

Lược dịch: Trần Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liệu nước Đức hiện đại có trách nhiệm phải chi trả khoản tiền mà Đức Quốc xã đã ép buộc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp phải cống nạp cho nó trong suốt thời kỳ Thế chiến II hay không? Một nghiên cứu mới vừa được xuất bản ở Hy Lạp hé lộ những bằng chứng mới đủ để gia tăng áp lực lên Berlin phải thanh toán khoản nợ thời chiến này.

Cách thủ đô Athens hai tiếng đi ô tô, nằm nép mình dưới những ngọn đồi nhỏ xung quanh, thị trấn Distomo là chứng nhân lịch sử cho một trong những tội ác tàn bạo nhất của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Loukas Zizis, phó thị trưởng 48 tuổi của thị trấn, nói rằng dù được sinh ra rất lâu sau khi Thế chiến II kết thúc, nhưng ông vẫn thường xuyên bị ám ảnh bởi những gì người Đức đã làm đối với tổ tiên của mình trong cuộc thảm sát Distomo ngày 10/6/1944, cướp đi sinh mạng của 218 người dân thị trấn này, bao gồm cả nhiều trẻ nhỏ. Continue reading “Món nợ thế kỷ của Đức với người Hy Lạp”

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)

cois

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (viết tắt theo tiếng Nga là SNG và theo tiếng Anh là CIS – Commonwealth of Independent States) là tổ chức khu vực bao gồm các quốc gia thành viên cũ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1991. CIS ra đời trong bối cảnh sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ mặc dù đã tuyên bố độc lập nhưng vẫn có nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, chính sách đối ngoại…. Continue reading “Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)”

Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể

Hanoi,_The_uprising_on_August_19,_1945

Nguồn: David G. Marr, “A moment when everything seemed possible”, Inside Story, 10/10/2013.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

David G. Marr mô tả sự ra đời tác phẩm mới của mình, một cái nhìn chi tiết về bước ngoặt trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam vào những năm 1960, tự hỏi vì sao có quá nhiều người kể về nơi họ đã ở và những việc họ làm trong giai đoạn 1945-46 với một vẻ hào hứng đến vậy. Nhưng những tài liệu của Việt Nam về thời kỳ này quả thật rất khó tìm kiếm. Những thư viện hay tiệm sách ở Sài Gòn hầu như chẳng có gì. Tôi tìm được một hiệu sách thiên tả tại Hồng Kông có bán những ấn phẩm xuất bản định kì từ Hà Nội, đáng chú ý là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1964, một ngày nọ, hai đặc vụ FBI tới ký túc xá sinh viên sau đại học trường Berkeley của chúng tôi và hỏi lý do tôi đặt nhận những ấn phẩm tuyên truyền của kẻ thù qua đường bưu điện. Continue reading “Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể”

Công ty đa quốc gia (Multinational corporations)

multinational-corporations-mncs-2-638

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các công ty đa quốc gia, hoặc công ty xuyên quốc gia (transnational corporations), là những công ty có hoạt động diễn ra tại hai quốc gia trở lên. Các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thương mại thế giới, trong đó phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm khoảng một phần ba tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân bổ của các công ty đa quốc gia không đồng đều, với phần lớn trong tổng số hơn 63.000 công ty đa quốc gia trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu hoặc Nhật Bản. Continue reading “Công ty đa quốc gia (Multinational corporations)”

Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?

capitol-building-capitol-hill-washington-dc-usa_main

Nguồn: Ana Palacio, “The Indispensable American Partner,” Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước Mỹ đang chuẩn bị cho sự kiện chính trị sôi động nhất (và cũng gây mệt mỏi nhất): cuộc đua giành ghế Tổng thống. Với việc nhiệm kỳ tám năm của Tổng thống Barack Obama sắp kết thúc, và Phó Tổng thống Joe Biden có vẻ sẽ không tham gia tranh cử, cuộc đua sẽ diễn ra mà không có một ứng viên đương nhiệm nào. Bởi thế, cuộc bầu cử sẽ không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về tình hình 8 năm vừa qua mà là một cuộc cạnh tranh về những ý tưởng, với chủ đề chính đang nổi lên là chính sách đối ngoại.

Các ứng cử viên tiềm năng đã khẳng định lập trường của họ về các vấn đề chính sách đối ngoại, chẳng hạn như ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa là Jeb Bush (em trai cựu Tổng thống George W. Bush – ND) đã dành hẳn một bài phát biểu về chủ đề này. Việc phía Đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ đề cử cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (bất chấp những tiết lộ gần đây về việc bà đã sử dụng tài khoản email cá nhân để xử lý các công việc của chính phủ) đã củng cố vị trí trung tâm của chính sách đối ngoại trong cuộc bầu cử. Continue reading “Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?”

Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)

us-wilson-desk

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày trong một phiên họp tại Quốc hội Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 1918. Nội dung bài diễn văn bàn về mục đích chiến tranh và phương cách duy trì hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù ra đời 10 tháng trước khi quân Đức đưa ra thỏa thuận ngừng chiến nhưng Chương trình 14 điểm vẫn được xem như là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được sử dụng rất nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như Hiệp ước Versailles – đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Continue reading “Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)”

Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”