Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Israel Has a Choice to Make: Rafah or Riyadh,” New York Times, 26/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hoạt động ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza và xây dựng quan hệ mới với Ả Rập Saudi trong những tuần gần đây đã hội tụ thành một sự lựa chọn khổng lồ duy nhất đối với Israel và Thủ tướng Benjamin Netanyahu: Các vị muốn gì hơn – Rafah hay Riyadh?

Các vị muốn tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Rafah để tiêu diệt Hamas – nếu điều đó là khả thi – mà không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để Israel rút khỏi Gaza, hoặc bất kỳ chân trời chính trị nào cho giải pháp hai nhà nước với những người Palestine không do Hamas lãnh đạo? Nếu các vị đi theo con đường này, nó sẽ chỉ làm tăng thêm sự cô lập toàn cầu của Israel và cắt đứt quan hệ với chính quyền Biden. Continue reading “Israel phải lựa chọn: Tấn công Rafah hay quan hệ với Ả-rập Saudi?”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1, Phần 2

NGÕ CỤT CỦA LỤC ĐỊA GIÀ

Tương lai còn thiếu vắng ở đây chính là kịch bản tương lai phổ biến trong số những người phát ngôn của chế độ Putin, cũng như những nhà phê bình cực hữu của chế độ này: Moscow trở thành một cực riêng trong phiên bản của nước này về một thế giới đa cực, thống trị khắp Á-Âu và hoạt động như một trọng tài chính trong các vấn đề thế giới. “Chúng ta cần tìm lại chính mình và hiểu được mình là ai,” một nhân vật trung thành với Điện Kremlin, Sergei Karaganov đã chia sẻ vào năm ngoái. “Chúng ta là một cường quốc Á-Âu, Bắc Á-Âu, người giải phóng các dân tộc, người bảo vệ hòa bình, và là hạt nhân chính trị-quân sự của Đa số Thế giới. Đây là định mệnh hiển nhiên của chúng ta.” Cái gọi là phương Nam toàn cầu – hay như lời Karaganov là “Đa số Thế giới” – còn không tồn tại như một thực thể thống nhất, chứ chưa nói đến một thực thể với Nga là hạt nhân. Dự án biến nước Nga trở thành một siêu lục địa tự lực, trải dài khắp châu Âu và châu Á, đã thất bại. Mọi nỗ lực của Liên Xô để xây dựng một đế chế bên trong ở Biển Baltic và Biển Đen cùng một đế chế các nước vệ tinh bên ngoài cuối cùng đều vô ích. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P3)”

Thế giới hôm nay: 08/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Israel cho biết họ đã giành quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah ở biên giới giữa Gaza và Ai Cập. Chiến dịch này có thể sẽ mở ra cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah, nơi có khoảng 1 triệu người Palestine đang trú ẩn. Israel trước đó đã ra lệnh cho hơn 100.000 thường dân rời Rafah và đi đến một “khu vực nhân đạo” gần bờ biển Gaza. Các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được nối lại sau khi thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết thỏa thuận mà Hamas đã chấp nhận “không đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của Israel.”

Stormy Daniels ra hầu tòa trong phiên tòa xét xử hình sự Donald Trump ở Manhattan. Từng là một ngôi sao phim khiêu dâm, cô kể lại rằng đã ngủ với ông Trump tại một giải đấu golf dành cho người nổi tiếng vào năm 2006. Sau đó, ông Trump tiếp tục gọi điện cho cô và đưa ra viễn cảnh về một suất tham gia chương trình truyền hình “The Apprentice” của ông. Năm 2016, cô dùng câu chuyện này để đòi tiền bịt miệng từ Michael Cohen, cựu luật sư của ông Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/05/2024”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

NGA TRỞ THÀNH NƯỚC CHƯ HẦU

Giới tinh hoa Nga ủng hộ Putin thường khoe khoang rằng họ đã phát triển được một lựa chọn tốt hơn phương Tây. Quả thật, quan hệ Trung-Nga đã gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích biết về lịch sử chông gai giữa Bắc Kinh và Moscow, bao gồm cả sự chia rẽ Trung-Xô nổi tiếng hồi những năm 1960, lên đến đỉnh điểm là một cuộc chiến biên giới. Dù xung đột đã chính thức được giải quyết bằng việc phân định biên giới, Nga vẫn là quốc gia duy nhất đang kiểm soát phần lãnh thổ chiếm được từ Nhà Thanh nhờ những gì Trung Quốc gọi là những hiệp ước bất bình đẳng. Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cản Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ song phương, bao gồm cả việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn, vốn đã gia tăng về tần suất và phạm vi địa lý suốt 20 năm qua. Hai nước cũng chia sẻ về những bất bình của Nga liên quan đến việc NATO mở rộng và phương Tây can thiệp vào Ukraine, nơi sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga vẫn đóng vai trò quan trọng. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P2)”

07/05/1896: Kẻ giết người hàng loạt H.H. Holmes bị treo cổ

Nguồn: Serial killer H.H. Holmes is hanged in Philadelphia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1896, “Bác sĩ” H. H. Holmes, một trong những kẻ giết người hàng loạt khét tiếng đầu tiên của nước Mỹ, đã bị treo cổ ở Philadelphia, Pennsylvania.

Sinh ra với cái tên Herman Mudgett ở New Hampshire, Holmes đã bắt đầu tra tấn động vật từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, hắn vẫn là một sinh viên rất thông minh, tốt nghiệp Đại học Michigan với bằng y khoa. Holmes đã kiếm tiền đi học bằng một loạt các vụ lừa đảo bảo hiểm, trong đó hắn yêu cầu chi trả bảo hiểm cho những người thực chất không tồn tại, rồi sau đó đưa xác chết đến làm người được bảo hiểm. Continue reading “07/05/1896: Kẻ giết người hàng loạt H.H. Holmes bị treo cổ”

Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?

Nguồn:Desmond Shum on how Xi Jinping beat down China’s red aristocrats”, The Economist, 24/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quý tộc đỏ của Trung Quốc Cộng sản hiện đại cư xử rất giống với các quý tộc máu xanh của thế giới phương Tây thời trung cổ. Nhóm ưu tú này khác biệt bởi dòng máu di truyền: họ bao gồm hậu duệ của những nhà cách mạng đã chiến đấu bên cạnh Mao Trạch Đông và con cái của các lãnh đạo Trung Quốc sau khi Đảng Cộng sản lên tiếp quản vào năm 1949. Vì địa vị xã hội cao của họ, những quý tộc đỏ này đôi khi được gọi là “thái tử” — được hưởng đặc quyền tiếp cận và ảnh hưởng trong mọi khía cạnh của xã hội Trung Quốc. Nhận thức về địa vị của mình đôi khi có thể khiến họ có ý thức về nghĩa vụ quý tộc. Continue reading “Giới ‘quý tộc đỏ’ Trung Quốc đã bị thanh trừng như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 07/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cho biết nội các chiến tranh của nước này đã “nhất trí quyết định” “tiếp tục hoạt động” tại Rafah, một thành phố ở miền nam Gaza. Trước đó, Israel đã yêu cầu hơn 100.000 người trong khu vực sơ tán đến nơi mà nước này tuyên bố là vùng nhân đạo. Trong khi đó Hamas cho biết họ đã thông qua một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza do Ai Cập và Qatar đề xuất và “quả bóng [hiện] đang trong chân Israel.” Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, ông Netanyahu nói đề xuất này “không đáp ứng được các yêu cầu cốt lõi của Israel” nhưng đàm phán sẽ tiếp tục. Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ Israel và lãnh đạo Hamas đạt được thỏa thuận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/05/2024”

Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)

Nguồn: Stephen Kotkin, “The Five Futures of Russia,” Foreign Affairs, 18/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ nên chuẩn bị thế nào cho những gì sẽ xảy đến?

Một cách tình cờ, Vladimir Putin đã bước sang tuổi 71 vào ngày 7/10 năm ngoái, cũng là ngày mà Hamas tấn công Israel. Tổng thống Nga chắc hẳn đã xem vụ tấn công như quà sinh nhật cho mình – nó đã làm thay đổi bối cảnh xung quanh chiến dịch quân sự của ông ở Ukraine. Có lẽ là nhằm thể hiện thái độ của mình, ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Nga mời các đại diện cấp cao của Hamas tới Moscow vào cuối tháng 10, theo đó làm nổi bật sự liên kết về lợi ích. Vài tuần sau, Putin tuyên bố ý định tranh cử nhiệm kỳ thứ năm trong một cuộc bầu cử không có lựa chọn vào tháng 3/2024, rồi sau đó tổ chức cuộc họp báo thường niên, trao cho một nhóm nhà báo dễ bảo đặc quyền được nghe ông tự mãn nói về sự mệt mỏi của phương Tây trước cuộc chiến ở Ukraine. “Gần như trên toàn bộ chiến tuyến, các lực lượng vũ trang của chúng ta, nói một cách khiêm tốn, là đang cải thiện vị thế của mình,” Putin khoe trong buổi phát sóng trực tiếp. Continue reading “Năm kịch bản cho nước Nga tương lai (P1)”

Tại sao Việt Nam cần đánh giá lại chiến lược mua sắm vũ khí?

Nguồn: Khang Vu, “Why Vietnam Needs to Reevaluate its Weapons Procurement Strategy”, The Diplomat, 30/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các lo ngại ngày càng gia tăng về dự án kênh đào Campuchia do Trung Quốc tài trợ nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển hướng từ an ninh hàng hải sang an ninh lục địa.

Continue reading “Tại sao Việt Nam cần đánh giá lại chiến lược mua sắm vũ khí?”

Thế giới hôm nay: 06/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà đàm phán của Hamas rời Cairo sau ngày đàm phán thứ hai với Israel. Có vẻ như cuộc hòa giải do Ai Cập và Qatar làm trung gian sẽ không dẫn đến lệnh ngừng bắn vĩnh viễn để đổi lấy trao trả các con tin Israel, vì Israel cho biết họ sẽ chỉ đồng ý tạm ngừng bắn. Trong khi đàm phán đang diễn ra vào Chủ nhật, Israel đã đóng cửa một cửa khẩu với Gaza sau khi lực lượng vũ trang Israel tuyên bố bị trúng tên lửa bắn từ Rafah, một thành phố ở phía nam dải đất. Bộ trưởng quốc phòng Israel lại đe dọa sẽ tấn công lớn vào Rafah nếu không đạt được thỏa thuận.

Trong khi đó, nội các Israel bỏ phiếu đình chỉ các hoạt động địa phương của Al Jazeera, một hãng thông tấn có trụ sở tại Qatar, theo báo chí Israel. Vào tháng 4, Quốc hội Israel đã thông qua luật cho phép đóng cửa tạm thời các đài truyền hình nước ngoài bị coi là đe dọa an ninh quốc gia. Al Jazeera – vốn luôn chỉ trích các hành động của Israel ở Gaza – sẽ phải ngừng hoạt động tại quốc gia này trong vòng 45 ngày. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/05/2024”

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping sends a message but no flowers to Antony Blinken,” Nikkei Asia, 02/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cách hành xử của Trung Quốc cho thấy quan hệ với Mỹ đang ngày càng xấu đi.

Chỉ trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có hai chuyến thăm đến Trung Quốc, và cả hai đều bao gồm một cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái, còn chuyến đi lần thứ hai là vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Dù địa điểm vẫn được giữ nguyên, bầu không khí – cụ thể là cách dùng hoa trang trí và thái độ khó chịu của Tập – là một thay đổi đủ lớn để báo hiệu rằng quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào vùng biển giông bão dữ dội. Continue reading “Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken”

05/05/1919: Phái đoàn Ý trở lại Hội nghị Hòa bình Paris

Nguồn: Italian delegates return to Paris peace conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, phái đoàn Ý—do Thủ tướng Vittorio Orlando và Ngoại trưởng Sidney Sonnino dẫn đầu— đã trở lại Hội nghị Hòa bình Versailles ở Paris, Pháp, sau khi đột ngột rời đi 11 ngày trước đó sau các cuộc đàm phán gây tranh cãi về lãnh thổ mà Ý sẽ nhận được sau Thế chiến I.

Tháng 5/1915, Ý tham gia Thế chiến I và về cùng phe với Anh, Pháp và Nga, dựa trên Hiệp ước London được ký một tháng trước, trong đó quân Đồng minh Hiệp ước hứa hẹn giao cho Ý quyền kiểm soát một lãnh thổ lớn sau chiến tranh. Continue reading “05/05/1919: Phái đoàn Ý trở lại Hội nghị Hòa bình Paris”

Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan

Nguồn: Thompson Chau, “Taiwan’s Sunflower protest legacy looms large for incoming president Lai,” Nikkei Asia, 30/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thế hệ mới đã bắt đầu hình thành áp lực đòi thay đổi chỉ 10 năm sau khi phong trào mở đường cho chiến thắng của Đảng Dân Tiến.

Tháng 2 vừa qua, Ngô Bội Y chính thức đặt chân vào Lập pháp Viện Đài Loan để đảm nhận nhiệm vụ của một nhà lập pháp mới được bầu. Gần 10 năm trước, Ngô đã lẻn vào chính tòa nhà này trong đợt chiếm đóng của hàng trăm thanh niên đã phát động một phong trào biểu tình kêu gọi quần chúng phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm ràng buộc Đài Loan và nền kinh tế của nước này với Trung Quốc. Continue reading “Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan”

04/05/1961: Chuyến xe Tự do đầu tiên khởi hành từ Washington, D.C.

Nguồn: The first Freedom Ride departs from Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, một nhóm 13 thanh niên đã khởi hành từ Bến Xe buýt Greyhound ở Washington, D.C., đi về miền Nam nước Mỹ. Hành trình ban đầu khá yên bình, nhưng nhóm này sẽ gặp phải bạo lực kinh hoàng trên đường đến New Orleans, và cuối cùng buộc phải sơ tán khỏi Jackson, Mississippi. Tuy nhiên, họ vẫn giành được một vị trí trong lịch sử với tư cách là những người tham gia Chuyến xe Tự do (Freedom Riders) đầu tiên. Continue reading “04/05/1961: Chuyến xe Tự do đầu tiên khởi hành từ Washington, D.C.”

Nhà Minh tranh luận việc chinh thảo An Nam, trừng phạt nhà Mạc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ 8 [10/2-10/3/1537], tức Lê Trang Tông Nguyên Hòa năm thứ 5, Minh Gia Tĩnh năm thứ 16, Mạc Đăng Doanh đến trường Thái học làm lễ tế tiên thánh tiên sư.

Tháng 4 [9/5-7/6/1537], gió to, gãy cây, tốc nhà, nước biển dâng tràn; làm chết nhiều người và súc vật.

Trước đây vào tháng 10 năm Đại Chính thứ 3 [1532], Tây An hầu Lê Phi Thừa được nhà Mạc giao cho quản lĩnh 7 huyện tại Thanh Hóa, nay khởi binh cướp lấy của cải của ba ty, rồi chạy vào nước Ai Lao đầu hàng vua Lê Trang Tông. Continue reading “Nhà Minh tranh luận việc chinh thảo An Nam, trừng phạt nhà Mạc”

Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?

Nguồn: Gideon Rachman, “How long can Japan remain a haven from China?,” Financial Times, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con người, tiền bạc, và thương mại đang hướng tới Nhật Bản nhưng cơ hội ngắn hạn có thể trở thành vấn đề dài hạn.

Trung Đông đang chìm trong biển lửa. Châu Âu đang có chiến tranh. Còn Mỹ thì đang hỗn loạn. May mắn thay, tôi đang ở Nhật Bản, nơi mà mùa hoa anh đào đang kết thúc một cách nhẹ nhàng.

Rõ ràng, có một số người xem Nhật Bản là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ khó khăn. Jack Ma, tỷ phú sáng lập Alibaba, đã chuyển đến Nhật sau khi không còn được ủng hộ ở quê nhà Trung Quốc. Ngay sau khi đến Tokyo, tôi cũng vô tình đi ngang qua Roman Abramovich – nhà tài phiệt Nga đang dính nhiều lệnh trừng phạt – trên một con phố nhỏ ở Omotesando, một khu mua sắm thời trang. (Chỉ là thoáng qua thôi, nhưng nét mặt bơ phờ, râu ria rậm rạp ấy rất khó nhầm lẫn.) Continue reading “Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?”

Thế giới hôm nay: 03/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden lên án bạo lực trong biểu tình đang lan rộng khắp các trường đại học Mỹ. Ông nói: “Có quyền biểu tình nhưng không có quyền gây hỗn loạn.” Trước đó, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 200 người tại Đại học California, Los Angeles, sau khi những người biểu tình ủng hộ Palestine phớt lờ lệnh giải tán. Theo thống kê của hãng tin AP, số người biểu tình đại học bị bắt trên toàn quốc đã vượt quá 2.000 người.

Gazprom, gã khổng lồ khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Nga, báo cáo khoản lỗ ròng 629 tỷ rúp (6,9 tỷ USD) trong năm 2023, khoản lỗ theo năm đầu tiên sau khoảng hai thập niên. Công ty đã báo cáo lợi nhuận ròng 1,2 nghìn tỷ rúp vào năm trước. Châu Âu đã mua 40% lượng khí đốt từ Nga vào năm 2021, nhưng mùa đông không quá lạnh và chiến tranh ở Ukraine đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga, dự kiến sẽ giảm hơn nữa trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/05/2024”

Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin

Nguồn: Stephen M. Walt, “Appeasement Is Underrated,” Foreign Policy, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biện hộ cho việc gạt bỏ hoạt động ngoại giao bằng cách viện dẫn thỏa thuận của Neville Chamberlain với Đức Quốc Xã là cố tình vận dụng sai lịch sử một cách thiếu hiểu biết.

Tôi phản đối việc kiểm duyệt, nhưng các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại ở Mỹ sẽ cải thiện đáng kể nếu các chính trị gia và học giả ngừng bảo vệ các khuyến nghị của mình bằng cách liên tục viện dẫn Neville Chamberlain và cái gọi là “bài học Munich.” Bất cứ khi nào ai đó nói với tôi rằng một sự kiện lịch sử nào đó chính là lý do tại sao Mỹ phải làm một điều gì đó ngày hôm nay, tôi lại có xu hướng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Continue reading “Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin”

02/05/1918: Tranh cãi về cách Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: Allies argue over U.S. troops joining battle on Western Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại một hội nghị của các nhà lãnh đạo quân sự thuộc phe Đồng minh Hiệp ước tại Abbeville (Pháp), Mỹ, Anh và Pháp tranh cãi đã về cách quân đội Mỹ tham gia Thế chiến I.

Ngày 23/03, hai ngày sau khi Đức mở một chiến dịch tấn công lớn ở miền bắc nước Pháp, Thủ tướng Anh David Lloyd George đã gửi điện cho Đại sứ Anh ở Washington, Lord Reading, yêu cầu ông giải thích với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson rằng nếu không có sự giúp đỡ từ Mỹ, “chúng tôi không thể cung cấp cho các sư đoàn của mình trong một thời gian ngắn với tỷ lệ tổn thất hiện tại. Tình hình chắc chắn là rất nghiêm trọng và nếu Mỹ trì hoãn thì có thể sẽ quá muộn.” Continue reading “02/05/1918: Tranh cãi về cách Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây”

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc thất nghiệp?

Nguồn:Why so many Chinese graduates cannot find work.” The Economist, 18/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào khoảng thời gian này hàng năm, giới doanh nghiệp sẽ đến các trường đại học Trung Quốc để săn tìm nhân viên tiềm năng. Nhưng tâm trạng năm nay thật tệ. Mới đây tại một hội chợ việc làm ở Vũ Hán, một công ty đăng tin thuê thực tập sinh quản lý nhưng chỉ muốn những sinh viên tốt nghiệp loại ưu và chỉ trả 1.000 nhân dân tệ (140 USD) mỗi tháng, theo một bài đăng trên mạng xã hội. Tại một hội chợ ở Cát Lâm, hầu hết các vị trí đăng tuyển đều yêu cầu bằng cấp cao, theo lời một sinh viên sắp tốt nghiệp. “Lần sau đừng có mời chúng tôi nữa.” Một người khác phàn nàn rằng các công ty không tuyển người. Cô viết: Quá trình tuyển dụng là “một trò lừa dối.” Continue reading “Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc thất nghiệp?”