Thế giới hôm nay: 03/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giao tranh gia tăng trên khắp Ukraine hôm thứ Tư khi quân đội Nga tiếp tục bắn phá các thành phố lớn nhất đất nước. Có tin cho thấy sẽ có vòng đàm phán thứ hai ​​ giữa các phái đoàn Ukraine và Nga. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã giành quyền kiểm soát thành phố cảng Kherson bên bờ Biển Đen. Song thị trưởng thành phố bác bỏ, nói rằng nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Trước đó, các quan chức Ukraine xác nhận lính dù Nga đã đổ bộ vào Kharkiv và giết chết ít nhất 21 dân thường. Một hàng dài xe tăng và khí tài Nga vẫn đang tiếp tục di chuyển chậm rãi về hướng thủ đô Kyiv.

Nga cho biết gần 500 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi nước này bắt đầu “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Con số này nhỏ hơn nhiều mức 6.000 lính Nga mà tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đã tiêu diệt. Cho đến nay có hơn 2.000 thường dân được cho là đã thiệt mạng. Trong khi đó Liên Hợp Quốc tính toán gần 875.000 người đã rời khỏi Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/03/2022”

Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine

Ngày 1-3 (theo giờ địa phương), tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam – Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có phát biểu, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về tình hình Ukraine.

Báo Pháp Luật TP HCM giới thiệu toàn văn bản dịch tiếng Việt:

“Thưa Ngài Chủ tịch,

1. Hơn 70 năm trước, những nhà sáng lập Liên hợp quốc đã gửi gắm trong Hiến chương bao hy vọng và khát vọng mong thế hệ tương lai tránh được hiểm họa chiến tranh. Họ đã đưa vào Hiến chương các nguyên tắc cơ bản, nay đã trở thành nền tảng cho luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Continue reading “Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine”

Thế giới hôm nay: 02/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo sắp tấn công các mục tiêu ở Kyiv, thủ đô Ukraine. Cách đây vài giờ người ta quan sát được một lượng lớn xe tăng và khí tài Nga đổ về thành phố này. Trong khi đó ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của đất nước, Nga cho bắn tên lửa vào tòa nhà chính phủ hôm sáng thứ Ba, gây ra một vụ nổ lớn. Ngoài ra giao tranh cũng xuất hiện trên đường phố thành phố Kherson ở miền nam sau khi nơi này bị quân đội Nga bao vây. Cuối cùng, điện đang bị cắt tại nhiều nơi của thành phố miền đông Mariupol, nơi xảy ra giao tranh ác liệt trong gần một tuần qua.

Một công tố viên tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã thông báo mở điều tra về tội ác chiến tranh trong xung đột Ukraine từ năm 2014 cho đến nay. Ukraine không phải thành viên ICC nên không thể trình đơn kiện, mặc dù tổng thống nước này cáo buộc Nga phạm tội khi ném bom Kharkiv. Còn Nga, bản thân không phải thành viên ICC, chắc chắn sẽ không hợp tác với tòa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/03/2022”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

01/03/1971: Điện Capitol bị đánh bom

Nguồn: Bomb explodes in Capitol building, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, một quả bom đã phát nổ tại Điện Capitol ở Washington, D.C., gây thiệt hại ước tính 300.000 USD, nhưng không có ai bị thương. Một nhóm tự xưng là Weather Underground đã thừa nhận gây ra vụ đánh bom, nhằm phản đối cuộc xâm lược Lào do Mỹ hỗ trợ.

Weathermen thực chất là một nhánh cực đoan của phong trào Sinh viên vì Xã hội Dân chủ (Students for a Democratic Society, SDS). Nhóm này ủng hộ sử dụng biện pháp bạo lực để thay đổi xã hội Mỹ. Nền tảng triết học của các thành viên Weathermen mang bản chất Marxist; họ tin rằng đấu tranh vũ trang là chìa khóa để chống lại nhà nước, từ đó xây dựng ý thức cách mạng trong tầng lớp thanh niên, đặc biệt là giai cấp công nhân da trắng. Công cụ chính của họ để đạt được những mục đích này là đốt phá và đánh bom. Continue reading “01/03/1971: Điện Capitol bị đánh bom”

Volodymyr Zelensky: Từ diễn viên hài thành tổng thống thời chiến

Nguồn: How Volodymyr Zelensky found his roar, The Economist, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người từng mua vui cho cả nước nay đã trở thành tiếng nói của họ.

Sáng ngày 26/02, Volodymyr Zelensky đăng một đoạn video lên Twitter. Sau đêm giao tranh tồi tệ nhất mà Kyiv từng chứng kiến kể từ Thế chiến 2, và sau lời tuyên truyền từ Moscow rằng ông đã trốn chạy khỏi thủ đô vì sợ hãi, Tổng thống Ukraine xuất hiện từ văn phòng, với đôi mắt đỏ hoe và bộ râu chưa cạo. Tay phải ông cầm chiếc điện thoại thông minh, quay lại cảnh mình đi qua “House with Chimaeras,” một địa danh nổi tiếng của Kyiv, đang được dùng làm dinh thự của tổng thống. Ông mỉm cười trước ống kính và tuyên bố: “Chào buổi sáng tất cả người dân Ukraine! Đang có rất nhiều tin giả … [nhưng] tôi vẫn ở đây.” Continue reading “Volodymyr Zelensky: Từ diễn viên hài thành tổng thống thời chiến”

Thế giới hôm nay: 01/03/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền thông nhà nước Nga đưa tin các cuộc đàm phán giữa UkraineNga đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Hai phái đoàn sẽ trở về thủ đô để tham vấn trước khi tổ chức vòng đàm phán thứ hai. Ukraine trước đó cho biết họ yêu cầu ngừng bắn và Nga rút quân ngay lập tức.

Nga ban hành các biện pháp kiểm soát vốn nhằm giảm bớt thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cụ thể, điện Kremlin cấm người Nga chuyển ngoại tệ ra nước ngoài hoặc trả các khoản nợ bằng ngoại tệ. Ngân hàng trung ương cũng được cho là đã ra lệnh cho các tổ chức tài chính chặn khách hàng nước ngoài bán chứng khoán Nga. Trước đó, ngân hàng tăng lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20% trong nỗ lực nâng đỡ đồng rúp, vốn giảm tới 30% so với đồng đô la. Hiện sàn chứng khoán Moscow vẫn đóng cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/03/2022”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”

Thế giới hôm nay: 28/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân Nga trong tình trạng báo động “đặc biệt,” tức mức độ sẵn sàng cao nhất cho hoạt động răn đe hạt nhân của Nga. Ông Putin nói điều này là để đáp lại “những tuyên bố gây hấn” từ các nước NATO. Chính phủ Mỹ miêu tả động thái của Nga là “một bước leo thang hoàn toàn không cần thiết.” Trong khi đó Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói những lời đe dọa của ông Putin là “giọng điệu nguy hiểm.”

Các quan chức Ukraine tuyên bố lực lượng của họ đã đẩy lùi cuộc tấn công của Nga vào Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine. Cụ thể, thống đốc Oleh Synyehubov đã đăng trên Facebook “Quyền kiểm soát Kharkiv hoàn toàn là của chúng tôi!” Song Kyiv lại bị bao vây. Thị trưởng thành phố này cho biết tất cả các lối ra đã bị quân đội Nga phong tỏa. Lệnh giới nghiêm tại đây được áp dụng cho đến sáng thứ Hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/02/2022”

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga. Continue reading “Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?”

27/02/1844: Cộng hòa Dominica tuyên bố độc lập

Nguồn: Dominican Republic declares independence as a sovereign state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1844, ngọn lửa cách mạng đã bùng lên ở phía đông của đảo Hispaniola, Caribbean. Một nhóm lấy tên là La Trinitaria (Bộ Ba), sau nhiều năm lên kế hoạch bí mật, đã chiếm được thành công pháo đài Puerta del Conde ở thành phố Santo Domingo và bắt đầu Chiến tranh Giành Độc lập của người Dominica.

Phần lớn Cộng hòa Dominica ngày nay thực ra đã giành được quyền tự trị thực tế (de factor) ngay từ đầu những năm 1800, khi mà người Tây Ban Nha còn bận rộn chống lại cuộc xâm lược của Napoléon, còn người Haiti ở phía tây thì mải chống lại thực dân Pháp. Bị ảnh hưởng và được khuyến khích mạnh mẽ bởi Haiti, quốc gia đã giành được độc lập vào năm 1804, người Dominica đã tuyên bố độc lập với tên gọi Cộng hòa Haiti thuộc Tây Ban Nha vào năm 1821. Dù trở thành một đất nước tự do trên danh nghĩa, nhưng Dominica – phần đảo nghèo đói và dân cư thưa thớt hơn – vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Haiti, và đã chính thức liên minh với nước láng giềng vào năm 1822. Continue reading “27/02/1844: Cộng hòa Dominica tuyên bố độc lập”

Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch bản tin phát lúc 07h12 ngày 26/2/2022 (giờ Bắc Kinh) của Huanqiu.com.

Ngày 25/2/2022 Uỷ viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần lượt nói chuyện trên điện thoại với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, Cao ủy về chính sách ngoại giao và an ninh của EU Henrique Borrell, và Cố vấn Tổng thống Pháp Bernard Bona, trọng điểm là đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình Ukraine. Vương Nghị đã trình bày lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine, khái quát gồm 5 điểm sau đây: Continue reading “Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay”

26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua

Nguồn: Sandinistas are defeated in Nicaraguan elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một năm sau khi đồng ý tổ chức bầu cử tự do, chính phủ Sandinista cánh tả của Nicaragua đã thua trong cuộc bỏ phiếu. Đợt bầu cử đã chấm dứt hơn một thập niên nỗ lực của người Mỹ nhằm lật đổ chính phủ Sandinista.

Phe Sandinista lên nắm quyền khi họ lật đổ nhà độc tài lâu năm Anastacio Somoza vào năm 1979. Ngay từ đầu, các quan chức Mỹ đã phản đối chế độ mới, cho rằng nó có định hướng theo chủ nghĩa Marx. Trước sự phản đối này, Sandinista đã quay sang khối cộng sản để được hỗ trợ kinh tế và quân sự. Năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã chấp thuận để Mỹ hỗ trợ bí mật cho tổ chức gọi là Contras — phiến quân chống Sandinista chủ yếu ở Honduras và Costa Rica. Các viện trợ này đã được duy trì trong phần lớn nhiệm kỳ của Reagan, mãi cho đến khi công chúng Mỹ hay tin và lên tiếng phản đối, đồng thời các báo cáo về hành động vi phạm của Contra đã khiến Quốc Hội phải cắt nguồn tài trợ. Continue reading “26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What if Russia Wins?”, Foreign Affairs, 18/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một Ukraine do Điện Kremlin kiểm soát sẽ thay đổi hoàn toàn châu Âu.

Mùa hè năm 2015, khi Nga tham gia cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, họ đã gây chấn động cho Mỹ và các đối tác. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó tuyên bố rằng Syria sẽ trở thành một “vũng lầy” đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Syria sẽ là Việt Nam của Nga, hay Afghanistan của Putin, một sai lầm đáng tiếc mà cuối cùng sẽ phản lại lợi ích của Nga.

Nhưng Syria đã không là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi thất bại nhãn tiền, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao. Họ giữ cho chi phí và thương vong ở mức chấp nhận được, và giờ đây, Nga trở thành tiếng nói không thể bị bỏ qua ở Syria. Không có một dàn xếp ngoại giao nào. Thay vào đó, Moscow đã gầy dựng được tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, trải rộng từ Israel đến Libya, và tìm được đối tác trung thành – Assad – cho việc phát huy sức mạnh của Nga. Ở Syria, điều mà chính quyền Obama không lường trước được là khả năng sự can thiệp của Nga sẽ thành công. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Nga thắng ở Ukraine?”

Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s war will shake the world”, Financial Times, 24/02/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Nga dự định thành lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Phương Tây giờ đây phải phản ứng.

Cuộc chiến giả vờ đã kết thúc. Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu. Trong vài tuần qua, chính phủ Mỹ và Anh đã tin rằng Vladimir Putin có ý định thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Điều này hiện đang xảy ra.

Các mục tiêu chính xác của quân đội Nga vẫn đang dần lộ diện. Nhưng rõ ràng đây không phải là một cuộc tấn công hạn chế, chỉ giới hạn trong các khu vực tranh chấp ở miền đông Ukraine. Các vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô Kiev của Ukraine. Và có nhiều báo cáo về việc quân đội Nga đã vượt qua biên giới từ Belarus – con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất dẫn tới Kiev. Continue reading “Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới”

Thế giới hôm nay: 25/02/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giới chức Ukraine cho biết quân đội Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, làm dấy lên lo ngại về các chất thải hạt nhân ở đó. Có tin cho thấy nhân viên Chernobyl đang bị bắt làm con tin. Từ rạng sáng hôm qua theo giờ địa phương, quân đội Nga đã tiến vào Ukraine từ Nga ở phía đông, từ Crimea ở phía nam và Belarus ở phía bắc, với tin đồn cho thấy quân đội Belarus cũng tham chiến. Chính phủ Ukraine nói Nga đã tấn công hơn 200 lượt chỉ trong ngày thứ Năm. Người ta còn nhìn thấy quân đội Nga gần Hostomel, một sân bay gần Kyiv, mặc dù dường như Ukraine đã đẩy lùi cuộc tấn công.

Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu nghiêm khắc lên Nga vì “nhất định phải đáp trả động thái xâm lược” của nước này. Theo đó, Mỹ sẽ đóng băng tài sản của 4 ngân hàng Nga, bao gồm VTB, ngân hàng lớn thứ hai đất nước, và đặt ra nhiều hạn chế nhắm vào giới tinh hoa Nga. Ngoài ra công nghệ cao cũng bị hạn chế xuất khẩu sang Nga. Ông Biden nói cuộc xâm lược phản ánh “tham vọng đế quốc của Putin” và “tầm nhìn xấu xa của ông ta về tương lai của thế giới, một nơi mà các nước dùng vũ lực để đoạt được điều mình muốn.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/02/2022”

24/02/1988: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền châm biếm người nổi tiếng

Nguồn: Supreme Court defends right to satirize public figures, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Tối cao Pháp viện Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 8-0 để đảo ngược dàn xếp bồi thường trị giá 200.000 đô la được trao cho Mục sư Jerry Falwell, vì tổn thất tinh thần mà ông phải chịu đựng khi bị đưa vào câu chuyện chế (parody) trên Hustler, một tạp chí khiêu dâm. Continue reading “24/02/1988: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền châm biếm người nổi tiếng”

Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch Bản tin phát lúc 15h13 (giờ Bắc Kinh) ngày 24/2/2022 của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc):

Tình hình Donbass căng thẳng leo thang. Sáng sớm ngày 24/2 Tổng thống Putin phát biểu trước toàn quốc Nga, quyết định triển khai “Hành động quân sự đặc biệt’ tại vùng Donbass.

“Tình hình yêu cầu chúng ta lập tức áp dụng hành động quyết đoán. Hai ‘nước Cộng hoà’ Donbas đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga. Vì thế, căn cứ điều 51 chương 7 ‘Hiến chương Liên Hợp Quốc’, sau khi được Hội đồng Liên bang Nga phê chuẩn, và để thực hiện hiệp ước hữu hảo tương trợ với ‘Cộng hoà nhân dân Donetsk’ và ‘Cộng hoà nhân dân Luhansk’ đã được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi quyết định áp dụng hành động quân sự đặc biệt.” Continue reading “Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine”

Putin xâm lược Ukraine: Con đường nào phía trước cho Nga và châu Âu?

Nguồn: “Putin goes to war in Ukraine”, The Economist, 24/2/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một cuộc xung đột mà nhiều người nghĩ rằng khó có thể xảy ra đã được bắt đầu. Nó sẽ định hình lại an ninh châu Âu.

Khi Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc vào năm 1968 để lật đổ một chế độ ương ngạnh đã tuột khỏi quỹ đạo của Điện Kremlin, họ lo lắng về việc binh sĩ “bắn nhầm”. Cả hai quốc gia đều sử dụng các thiết bị quân sự giống nhau, khiến chúng khó có thể phân biệt được là của bên này hay bên kia trong bối cảnh chiến trường khốc liệt. Cách mà Liên Xô sử dụng là vẽ một sọc sơn màu trắng phủ lên xe tăng Liên Xô từ trước ra sau, để phân biệt đồng đội với quân thù. Continue reading “Putin xâm lược Ukraine: Con đường nào phía trước cho Nga và châu Âu?”