Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden

Nguồn: Ingrid Burke Friedman, “Kazakhstan Exposes the Central Flaw of Biden’s Foreign-Policy Doctrine”, Foreign Policy, 13/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những luận điệu dân chủ trên trời không thể cạnh tranh với những người lính của chế độ chuyên chế trên mặt đất. Điều này hẳn khiến Washington khó chịu.

Kazakhstan đang chìm trong khủng hoảng. Vài ngày sau khi các cuộc biểu tình về vấn đề giá nhiên liệu tăng vọt biến thành một cuộc nổi dậy bạo lực tại nhiều thành phố, quân đội Nga và đồng minh từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Collective Security Treaty Organization, CSTO) đã được triển khai tới Kazakhstan theo yêu cầu của Tổng thống nước này, Kassym-Jomart Tokayev.

Trong khi đó, phía Mỹ lại “cam kết sẽ xem xét liệu có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề về mặt ngoại giao thông qua đối thoại hay không”, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói về tình hình hỗn loạn tại Kazakhstan hôm Chủ nhật (09/01). Khi được hỏi về việc Tokayev đã ra lệnh cho lực lượng của mình có thể “nổ súng bắn giết mà không cần cảnh báo trước” khi đối phó với các cuộc biểu tình, Blinken trả lời rằng mệnh lệnh đó là sai và cần phải bị bãi bỏ, và rằng quyền của những người biểu tình ôn hòa phải được tôn trọng. Continue reading “Kazakhstan cho thấy thiếu sót lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Biden”

Thế giới hôm nay: 19/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban Hạ viện Mỹ về Giao thông và Cơ sở hạ tầng và Chủ tịch Tiểu ban Hàng không đã kêu gọi AT&TVerizon hoãn ra mắt các dịch vụ 5G mới, vốn sẽ hòa sóng vào thứ Tư. Trước đó các CEO ngành hàng không đã lên tiếng phản đối vì cho rằng công nghệ mới làm nhiễu sóng máy bay cũ, khiến chúng không thể sử dụng được. “Hàng chục nghìn người Mỹ” có thể bị mắc kẹt ở nước ngoài, theo một bức thư chung của họ.

Microsoft sẽ mua hãng game Activision Blizzard với giá gần 70 tỷ USD. Đây là một thương vụ béo bở. Activision có gần 400 triệu người chơi hàng tháng và được biết đến với các tựa game nổi tiếng như “Call of Duty,” “Candy Crush” hay “World of Warcraft.” Đây là vụ mua lại lớn nhất từ ​​trước đến nay của Microsoft, và sẽ đưa ông chủ Xbox trở thành công ty trò chơi lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/01/2022”

Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch này đã dẫn đến việc truy tố và bỏ tù hàng trăm quan chức cấp cao, tướng lĩnh quân đội và công an, cũng như nhiều giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước. Chiến dịch được ghi nhận là đã góp phần làm giảm mức độ tham nhũng được cảm nhận trong khu vực công. Tuy nhiên, một vụ bê bối tham nhũng gần đây liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á cho thấy, bất chấp tất cả những thành tựu đạt được, chiến dịch đã thất bại trong sứ mệnh răn đe tham nhũng. Continue reading “Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN”

18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy

Nguồn: Washington, D.C. mayor Marion Barry arrested on drug charges, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, trong giai đoạn cuối của một chiến dịch chung giữa các đặc vụ FBI và cảnh sát Hạt Columbia, Thị trưởng Marion Barry đã bị bắt và bị buộc tội tàng trữ và sử dụng ma túy đá (crack), một dạng tinh thể của cocaine. Tại khách sạn quốc tế Vista ở trung tâm Washington, camera đã quay lại được cảnh Barry hút chất kích thích cùng Rahsheeda Moore, một phụ nữ đã đồng ý gài bẫy Barry để được giảm án trong vụ án ma túy của mình trước đó. Continue reading “18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy”

Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lên cầm quyền. Đây là dịp để tổng kết một năm quan hệ Mỹ – Việt dưới thời vị tổng thống Dân Chủ này.  Nhìn chung, trong một năm qua, quan hệ giữa Hà Nội và Washington vẫn tiếp tục phát triển. Tổng thống Biden đã không thay đổi một cách căn bản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump đối với Việt Nam, kể từ nay được xem là đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Quan hệ Việt-Mỹ một năm qua đã được đánh dấu bằng hai chuyến viếng thăm quan trọng đến Việt Nam: Chuyến thăm của phó tổng thống Kamala Harris trong tháng 8/2021 và chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin trước đó một tháng. Continue reading “Nhìn lại một năm quan hệ Việt – Mỹ dưới thời tổng thống Biden”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

Đỗ Hữu Vị: Phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công

Tác giả: Chi Phương

Phi công Việt Nam đầu tiên, Đỗ Hữu Vị cũng là người lính dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Maroc, trong hàng ngũ quân đội Pháp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bay qua chiến tuyến của kẻ thù và truyền thông tin cần thiết. Ông nằm trong số 58 vĩ nhân hải ngoại được Pháp ghi ơn tại triển lãm Những chân dung của Pháp ở bào tàng Con Người tại Paris. Continue reading “Đỗ Hữu Vị: Phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản

Nguồn: Groundbreaking novel “Don Quixote” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1605, El ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha của Miguel de Cervantes, thường được biết đến với cái tên Don Quixote, đã được xuất bản. Cuốn sách được nhiều người coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại.

Nhân vật chính trong tác phẩm là một tiểu quý tộc, Alonso Quixano, người phát điên sau khi đọc quá nhiều những chuyện tình kiếm hiệp. Ông tự xưng là Don Quixote và cùng với cận vệ Sancho Panza, đi lang thang khắp La Mancha, miền trung Tây Ban Nha, đương đầu với những thử thách vốn dĩ luôn tồn tại trong tâm trí ông. Quixote từng tấn công một nhóm thầy tu, một đàn cừu, và nổi tiếng nhất, là tấn công những chiếc cối xay gió mà ông tin chắc là người khổng lồ. Cốt truyện có chủ đích gây cười và việc cố tình sử dụng ngôn ngữ cổ là nhằm châm biếm những câu chuyện xa xưa về các hiệp sĩ và những việc làm của họ. Continue reading “16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông

Tác giả: Trần Trọng Trung

Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 3, chúng tôi – những chiến sỹ Thuỷ quân sông Lô năm xưa – lại họp mặt kỷ niệm ngày Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân.

Mặc dù đã trên dưới nấc thang “thất thập cổ lai hy” (có người như anh Ngô Hương đã ngoại bát tuần), nhưng xem ra số đông vẫn giữ được phong thái thời lính trẻ, nhất là mấy nhân vật đã vang bóng nghịch ngợm một thời, như Lê Quang Loát, Đỗ Sâm, Nguyễn Thọ Sơn… Cứ mỗi lần họp mặt là một lần cùng nhau ôn lại những giai thoại về những chàng “lính thuỷ nước ngọt” 50 năm trước, cùng nhau hát lại những bài hát của thời trai trẻ và trao đổi tâm tình về cuộc sống đời thường của tuổi già bên cạnh con cháu nội ngoại. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông”

Thế giới hôm nay: 14/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lệnh yêu cầu nhân viên của các doanh nghiệp trên 100 người phải xét nghiệm covid-19 hoặc xét nghiệm thường xuyên của chính quyền Biden đã bị Tòa án Tối cao Mỹ bác với tỉ lệ 6-3. Tuy nhiên tòa ủng hộ bắt buộc tiêm vắc-xin đối với nhân viên y tế của các cơ sở có nhận tài trợ liên bang. Trong phe ủng hộ có ba thẩm phán thiên hướng tự do và hai thẩm phán bảo thủ, John Roberts và Brett Kavanaugh.

Tòa án Đức kết án tù chung thân một cựu sĩ quan quân đội Syria vì tội ác chống lại loài người. Anwar Raslan, người trước đây xin tị nạn ở Đức, bị bắt vào năm 2019 và bị buộc tội tra tấn 4.000 người, giết 58 người, cũng như cưỡng hiếp và tấn công tình dục trong thời gian làm cán bộ nhà tù Al-Khatib ở Syria giai đoạn 2011 và 2012. Đây là vụ án hình sự đầu tiên trên thế giới nhắm vào các vụ tra tấn do nhà nước chỉ đạo ở Syria. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/01/2022”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt

Nguồn: The Manuel Massacres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Peter Manuel đã bị bắt ở Glasgow, Scotland, sau khi thực hiện một loạt các vụ tấn công trong vòng hai năm, khiến cho khoảng 7- 15 người thiệt mạng. Manuel, sinh ra ở Mỹ, có cha mẹ là người Anh, đã trở thành ‘tội phạm chuyên nghiệp’ từ khi còn trẻ. Hắn bị kết tội trộm cắp lần đầu tiên ở tuổi 12. Đến năm 15 tuổi, hắn đã ‘chuyển sang’ hành hung và sau còn nhận một bản án 8 năm tù vì tội tấn công tình dục. Continue reading “13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt”

Thế giới hôm nay: 13/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 7% trong năm tính đến tháng 12, đồng nghĩa lạm phát tính theo năm cao nhất kể từ tháng 6 năm 1982 — dù tốc độ theo tháng có chậm lại nhờ giá năng lượng giảm. Nếu không tính thực phẩm và năng lượng, lạm phát ở mức 5,5%, cao nhất kể từ tháng 2 năm 1991. Nhiều nhà kinh tế dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất vào tháng 3. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tái khẳng định quyết tâm này trong cuộc điều trần hôm thứ Ba ở Thượng viện.

Boris Johnson thừa nhận đã tham dự bữa tiệc ở phố Downing vào tháng 5 năm 2020, ngay giữa đợt phong tỏa covid-19 đầu tiên. Ông ” chân thành xin lỗi” quốc hội về hành vi của mình. Giữa những lời kêu gọi từ chức của lãnh đạo phe đối lập Keir Starmer, ông Johnson nói các nghị sĩ hãy chờ đến khi có bản điều tra chính thức về việc ông vi phạm quy định phong tỏa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/01/2022”

Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s ex-Washington envoy resurfaces with an important message”, Nikkei Asia, 13/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng nửa năm trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã bất ngờ xuất hiện vào tháng trước tại Bắc Kinh, trình bày một bài phát biểu quan trọng được bàn tán rộng rãi.

Vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Bắc Kinh hiện không có khả năng đối phó đầy đủ với các biện pháp chiến lược và sâu rộng của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Đây là một sự chỉ trích gián tiếp “chính sách ngoại giao chiến lang” gần đây của Trung Quốc, ám chỉ rằng nước này đang bị kích động bởi các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ. Nhắc tới những từ như “bất cẩn” và “kém cỏi”, những bình luận của ông đã thu hút được sự quan tâm lớn trong giới chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Continue reading “Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải”

Thế giới hôm nay: 12/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ và Nga đồng ý đàm phán thêm về vấn đề Ukraine, sau khi cuộc họp hôm thứ Hai giữa các nhà ngoại giao hai nước không đạt được nhiều kết quả. Người Nga muốn NATO, mà họ sẽ gặp vào thứ Tư, cam kết không kết nạp Ukraine và Georgia. Mỹ khẳng định Nga phải giảm leo thang bằng cách rút quân khỏi biên giới với Ukraine – trong khi Nga khẳng định không có kế hoạch vượt qua biên giới này.

Joe Biden khi phát biểu tại bang Georgia đã bày tỏ tán thành một điều chỉnh có giới hạn đối với luật filibuster của Thượng viện, nhằm từ đó thông qua luật về quyền bầu cử. Filibuster – một thủ pháp cho phép đảng thiểu số chặn luật nếu bên đa số không đủ 60 phiếu bầu – đã cản trở chương trình lập pháp của đảng Dân chủ. Ông Biden muốn một “thay đổi ngắn hạn” để ban hành cải cách bầu cử. Song mục tiêu này khá xa vời: một số thượng nghị sĩ Dân chủ đã bày tỏ phản đối. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/01/2022”

Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”