Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2Phần 3; Phần 4

4. MỞ RA THỜI ĐẠI MỚI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tiến sang một thời đại mới. Nhiệm vụ chính mà Đảng phải đối mặt là thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, bắt đầu thực hiện một hành trình mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, tiếp tục tiến tới mục tiêu hùng vĩ là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua,  nhấn mạnh thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai, nối nghiệp tiền nhân, mở đường tương lai, tiếp tục giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)”

Thế giới hôm nay: 03/01/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm biến thể omicron của SARS-CoV-2 tiếp tục lan rộng ở nhiều nước trên thế giới. New York thông báo có hơn 85.000 ca nhiễm covid-19 mới chỉ trong đêm giao thừa ở bang này, cao nhất từ ​​trước đến nay. Trong khi đó Pháp trở thành quốc gia thứ sáu ghi nhận hơn 10 triệu ca mắc covid. Một số thành phố của Ấn Độ cũng báo cáo số ca tăng mặc dù thị trưởng Delhi trả lời trước báo giới rằng số ca nhiễm ở thủ đô không cao và tỷ lệ nhập viện thấp.

Kênh đào Suez, chuyên chở khoảng 12% thương mại thế giới tính theo khối lượng, ghi nhận doanh thu 6,3 tỷ đô la trong năm 2021, cao nhất lịch sử và tăng 12,8% so với 2020. Ngành vận tải biển đang chật vật để phục hồi từ tác động của covid-19. Hồi tháng 3, kênh đào bị phong tỏa sáu ngày khi con tàu mang cờ Panama Ever Given mắc cạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/01/2022”

Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới

Nguồn: Chinas Wandel – die neue Doktrin und ihre Folgen für die Welt”, WELT, 29/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Chế độ Trung Quốc đang thay đổi sâu rộng mô hình kinh tế của mình. Phương châm là “Thịnh vượng chung”. Nhưng đằng sau việc tạo ra sự bình đẳng lớn hơn, chính quyền cộng sản còn có một mục tiêu thực sự khác. Kế hoạch này có tác động toàn cầu.

Người khổng lồ đã lung lay từ nhiều tháng nay. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande đang gồng mình, rên siết vì gánh nặng nợ nần, điều này làm cho cả thế giới phải nín thở vì lo lắng. Đầu tháng 12, các khoản thanh toán cho các chủ nợ đã đến hạn, nhưng thanh toán thì không thấy đâu. Continue reading “Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới”

02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật

Nguồn: First censuring of a U.S. senator, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1811, Thượng nghị sĩ Timothy Pickering, một thành viên của Đảng Liên bang đại diện cho bang Massachusetts, đã trở thành thượng nghị sĩ Mỹ đầu tiên bị kỷ luật (censure) khi Thượng viện thông qua một đề xuất chống lại ông sau cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 20: 7. Pickering đã bị buộc tội vi phạm luật Quốc hội vì dám công khai các tài liệu mật mà Tổng Thống giao cho Thượng viện. Continue reading “02/01/1811: Lần đầu tiên một thượng nghị sĩ Mỹ bị kỷ luật”

Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”

01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc

Nguồn: Several Japanese soldiers surrender after learning Pacific War has ended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, một người lính Mỹ đã chấp nhận đề nghị đầu hàng từ khoảng 20 lính Nhật – những người vừa mới biết rằng chiến tranh đã kết thúc, sau khi đọc tin trên báo. Continue reading “01/01/1946: Lính Nhật đầu hàng sau khi biết Thế chiến II đã kết thúc”

Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông.

Tại sao miếu hiệu của vua Tự Đức không xưng “tổ” như ba vị vua tiền nhiệm mà lại xưng “tông”?

Vua Tự Đức lên ngôi năm 1848 và mất năm 1883. Trong thời gian trị vì đất nước, vào tháng 8/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã đem quân tấn công Đà Nẵng, sau đó đem quân vào đánh chiếm vùng đất Nam Kỳ. Continue reading “Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?”

Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường toàn cầu đích thực duy nhất. Điều này có nghĩa là sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta là vô cùng to lớn. Bất kỳ một nghiên cứu nào có tính chất dự báo về Trật tự Thế giới trong tương lai mà không xét đến vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta thì đều không cập nhật với thực tiễn. Vì thế, đại chiến lược của Hoa Kỳ — với tính cách là chiến lược cao nhất của quốc gia này — là vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì cách hành xử của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác trên thế giới sẽ chịu sự chi phối của chiến lược cao nhất này. Bài viết này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xác định đại chiến lược của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và cố gắng giải đáp các vấn đề liên quan đến quốc gia này. Continue reading “Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)”

30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM

Nguồn: Sit-down strike begins in Flint, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lúc 8 giờ tối, trong một trong những cuộc đình công đầu tiên ở Mỹ, các công nhân lắp ráp xe hơi đã chiếm Nhà máy Fisher Body I của hãng General Motors (GM) ở Flint, Michigan. Nhóm nhân viên này đang đình công nhằm giành được sự công nhận cho Liên đoàn Công nhân Xe hơi (United Auto Workers, UAW), vốn là đại diện thương lượng duy nhất của công nhân GM. Họ cũng muốn công ty ngừng chuyển công việc cho các nhà máy không thuộc công đoàn, đồng thời thiết lập thang lương tối thiểu công bằng, cũng như thiết lập một hệ thống khiếu nại và một bộ quy trình giúp bảo vệ công nhân trong dây chuyền lắp ráp khỏi bị thương. Tổng cộng, cuộc đình công này kéo dài 44 ngày. Continue reading “30/12/1936: Biểu tình ngồi bắt đầu ở nhà máy của GM”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2; Phần 3

III. TIẾN HÀNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, Đảng đứng trước nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục tìm ra con đường đúng đắn để Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu có càng sớm càng tốt, và cung cấp các bảo đảm thể chế đầy sức sống mới và các điều kiện vật chất phát triển nhanh chóng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi kết thúc “Đại Cách mạng Văn hóa”, vào lúc Đảng và Nhà nước đứng trước thời điểm lịch sử quan trọng về phuong hướng, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng chỉ có thực hành cải cách mở cửa mới là lối thoát duy nhất, nếu không thì công cuộc hiện đại hóa và sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)”

Một giả thuyết khác về Loa Thành

Tác giả: Tô Như

Loa Thành hay thành Cổ Loa vẫn mặc định được coi là tọa lạc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đó là kinh đô của An Dương Vương từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cương mục chép: “Bấy giờ nhà vua đã lấy được Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê” và sử thần chua thêm “Phong Khê: Bây giờ là thành Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh”[1]. Ngày nay, di tích thành Cổ Loa vẫn còn và được cấp bằng Di tích Quốc gia. Nhưng căn cứ vào nền móng cung điện cũ, có lẽ kinh đô trước đó không phải là Loa Thành.

Di tích Cổ Loa với giếng ngọc đã có từ rất lâu rồi. Cuối thời Lê Trung Hưng đầu thời Nguyễn, trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục – Truyện ông Nguyễn Công Hãng, tác giả đã viết: “Lệ cống phải có hũ nước để rửa ngọc trai, lấy ở cái giếng tại Loa Thành. Ông đổ đi, múc nước giếng Ba Sơn đem theo. Họ thử, không thấy nghiệm, kỳ kèo. Ông nói: ‘Vì khí mạch lâu ngày nó biến đổi đi.’ Hai thứ đồ cống ấy được miễn là bắt đầu từ ông vậy”. Continue reading “Một giả thuyết khác về Loa Thành”

28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã

Nguồn: South Vietnamese win costly battle at Binh Gia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc giành lại Bình Giã trong một chiến dịch rất nhiều thương vong. Trước đó, vào ngày 04/12, Việt Cộng đã phát động một đợt tấn công lớn và chiếm được Bình Giã, nằm cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông nam. Continue reading “28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã”

Taliban sẽ là lực lượng cứu châu Âu khỏi nạn khủng bố?

Nguồn: “Afghanistan: Taliban sollen die Welt vor islamistischem Terrorismus bewahren?”, WELT, 21/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Những lời đe dọa từ phương Tây không còn lại bao nhiêu. Bên cạnh nước Đức, Hoa Kỳ cũng đang từng bước thiết lập quan hệ với nhà cầm quyền mới ở Kabul. Chính họ sẽ là những người có nhiệm vụ kiểm soát các phần tử Hồi giáo khác. Cái giá phải trả là khá cao.

Trong những tuần qua, các đại diện từ khắp nơi trên thế giới đã đến Doha, chi nhánh duy nhất của Taliban bên ngoài Afghanistan để tiến hành các cuộc đàm phán. Những người khác lại bay thẳng đến Kabul. Ví dụ, đại sứ Đức đi cùng người đồng cấp Hà Lan cũng như một số quan chức khác. Continue reading “Taliban sẽ là lực lượng cứu châu Âu khỏi nạn khủng bố?”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

II. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÚC TIẾN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt tiền đề chính trị căn bản và nền móng chế độ cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng hàng loạt thử thách gay gắt về chính trị, kinh tế, quân sự, quét sạch các lực lượng vũ trang còn lại của bọn phản động Quốc Dân Đảng và bọn thổ phỉ, hòa bình giải phóng Tây Tạng, thực hiện hoàn toàn thống nhất đại lục Tổ quốc; bình ổn giá cả, thống nhất công tác tài chính kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách dân chủ trên các mặt trong xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi, trấn áp bọn phản cách mạng, triển khai các phong trào “Tam phản” và  “Ngũ phản”, gột rửa sạch mọi vết tích bẩn thỉu do xã hội cũ để lại, làm cho bộ mặt xã hội sáng sủa, mới mẻ. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)”

26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda

Nguồn: World-renowned primatologist Dian Fossey is found murdered in Rwanda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, người ta đã tìm thấy nhà linh trưởng học kiêm nhà bảo tồn nổi tiếng, Tiến sĩ Dian Fossey, bị sát hại trong cabin của mình tại Karisoke, một địa điểm nghiên cứu ở vùng núi Rwanda. Nhiều người tin rằng cái chết của bà có liên quan đến thái độ kiên quyết chống lại nạn săn trộm.

Là một người yêu động vật từ khi còn rất nhỏ, nhưng Fossey đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà tư vấn nghề nghiệp. Sau này, bà nói rằng quãng thời gian làm việc cùng với trẻ nhỏ đã giúp bà nhanh chóng giành được sự tin tưởng của những con khỉ đột núi mà bà nghiên cứu. Năm 1963, bà vay tiền để thực hiện một chuyến đi kéo dài tới châu Phi. Chuyến đi này đã giúp bà có cơ hội tiếp xúc với nhà khảo cổ học Louis và Mary Leakey, cũng như nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Alan và Joan Root, đồng thời còn biết đến công trình của nhà linh trưởng học Jane Goodall. Fossey đã xuất bản một số bài báo về chuyến đi của mình và quay trở lại Mỹ, nhưng vào năm 1966, Leakeys đã giúp bà xin được quỹ tài trợ để nghiên cứu khỉ đột ở Congo. Continue reading “26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda”

Về nhân vật Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979

Tác giả: Balazs Szalontai

Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt – Trung, có tới 300.000 đảng viên thân TQ bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.

Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức. Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiện của khủng hoảng kinh tế – xã hội ăn sâu ở VN. Continue reading “Về nhân vật Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng sau 1979”

25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey

Nguồn: Six-year-old JonBenét Ramsey is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, JonBenét Ramsey, sáu tuổi, đã bị sát hại ngay tại chính ngôi nhà của mình ở Boulder, Colorado. John và Patsy Ramsey, cha mẹ của cô bé, đã gọi điện cho cảnh sát lúc 5:52 sáng hôm sau để báo rằng con gái họ đã mất tích. Mặc dù cảnh sát tìm thấy một thư đòi 118.000 đô la tiền chuộc, nhưng thi thể của JonBenét đã được tìm thấy dưới một tấm chăn ở tầng hầm ngay buổi chiều hôm đó. Tội ác nhanh chóng gây chấn động khắp nước Mỹ.

Bị đánh đập và bóp cổ, JonBenét được tìm thấy trong tình trạng băng dính dán kín miệng và hai tay bị trói bằng dây, đồng thời còn có một số dấu hiệu của việc bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, các thám tử Boulder đã quá kém cỏi trong khâu bảo vệ bằng chứng và thực tế đã cho phép John Ramsey phá hỏng hiện trường vụ án bằng cách đưa thi thể con gái ông ta ra khỏi tầng hầm. Continue reading “25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey”

Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991

Tác giả: Nguyễn Giang

Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô- Viết tan rã, việc xác định ngày cụ thể của sự sụp đổ vẫn là đề tài tranh luận của các sử gia.

Trên mạng xã hội ngày hôm nay, và trong các sách lịch sử từ 30 năm qua, ngày Liên Xô chính thức giải thể vẫn được ghi là 25, hoặc 26 tháng 12 năm 1991.

Về mặt kỹ thuật, cả hai ngày 25 và 26 đều có thể coi là ngày Liên Xô chấm dứt tồn tại, tuy cũng chỉ là về mặt hình thức.

Vì ngày 8/12/1991, lãnh đạo ba quốc gia châu Âu là thành viên chủ chốt của Liên Xô: Nga, Belarus và Ukraine, đã cùng ra tuyên bố “Liên Xô, với tư cách là một chủ thể của quan hệ quốc tế và thực thể địa chính trị (geopolitical reality) nay chấm dứt tồn tại.”

Continue reading “Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991”

Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh

Nguồn: Laurence Blair, “Gabriel Boric’s triumph puts wind in the sails of Latin America’s resurgent left”, The Guardian, 20/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chiến thắng mang tính quyết định này của Gabriel Boric là sự phản kháng của người Chile đối với một hệ thống phúc lợi nghèo nàn và một xã hội thiên vị một cách có hệ thống cho người giàu.

Ở tuổi 14, Gabriel Boric – chắt của một người nhập cư gốc Croatia và là một người hâm mộ các trước tác của Marx và Hegel – đã thành lập một liên đoàn học sinh toàn thành phố ở Punta Arenas.

Ở tuổi 21, khi đang là một sinh viên luật, Boric đã lãnh đạo một buổi tọa kháng trong khuôn viên trường ở thủ đô Santiago kéo dài 44 ngày để loại bỏ một giáo sư cao cấp với các cáo buộc về đạo văn và tham nhũng. Hai năm sau, vào năm 2011, Boric được bầu làm thủ lĩnh biểu tượng cho cuộc nổi dậy quy mô lớn của sinh viên nhằm chống lại các trường đại học tư có mục tiêu trục lợi, và trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực quê nhà xa xôi vào năm 2013. Continue reading “Bầu cử Tổng thống Chile: củng cố sự hồi sinh của cánh tả Mỹ Latinh”

23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất

Nguồn: Voyager completes global flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau chín ngày bốn phút bay trên bầu trời, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards ở California, hoàn thành chuyến bay không dừng vòng quanh Trái Đất đầu tiên, chỉ với một lần nạp nhiên liệu. Cầm lái bởi hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager, Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng, mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của nó khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards vào ngày 14/12. Khi quay trở lại sau hành trình 25.012 dặm vòng quanh Trái Đất, nó chỉ còn lại năm gallon xăng trong bình chứa. Continue reading “23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất”